Em có mấy ngu ý thế này ạ:
Tiền là vật quy đổi, là công cụ lưu thông hàng hóa và vận hành thi trường. Do đó hỏi tiền đi đâu thì khó trả lời quá vì nó đi lung tung, từ túi ông này sang túi ông khác, chỗ nọ sang chỗ chai nhưng túm lại là nó chẳng mất đi đâu cả. Đặc biệt là tiền VNd vì ra khỏi VN nó ko có giá trị giề.
Các cụ nói tiền việt khan hiếm, thực ra không phải, nó cũng giống như giao thông ở HN hay TP HCM. khi kinh tế ổn định và tăng trưởng tốt thì tiền lưu thông trên thị trường tấp nập, đông đúc giống như giao thông giờ cao điểm: chật trội, đông đúc, vui nhộn. Các cụ sẽ nhìn thấy nhiều tiến và không thấy khan hiếm. Khi kinh tế khủng hoảng, trì trệ thì tiền nằm ở Ngân Hàng, trong dân, trong khắp nơi nhưng mà không lưu chuyển giống như giao thông ngày Tết: vắng tanh. Vì thế các cụ sẽ thấy nó hiếm, khan hiếm.
Tại sao kinh tế thế giới khủng hoảng (khủng hoảng tín dụng Mỹ, khủng hoảng nợ công châu âu) lại ảnh hưởng đến VN như vậy: Vì đặc thù nền kinh tế của ta là nền kinh tế tiêu dùng (Sản xuất, dịch vụ, tài chính yếu kém) chỉ giỏi đào bới tí tài nguyên (dầu, than, quặng...và một ít nông sản) mang bán và mua về oto, máy bay, thiết bị sinh hoạt. Ngoài ra trông mong vào viện trợ và tài trợ FDI, ODA...cùng với lượng kiều hối nhất định. Như vậy, thử nhìn đầu vào và đầu ra các cụ sẽ thấy ngay vấn đề ạ. Xả thịt ra bán để mua về đồ trang sức. Trông đợi vào nguồn sữa cho bú từ bên ngoài (như cụ Richter nói) thì chẳng cần khủng hoảng KT rồi cũng tèo dần thôi.
Em nhớ 1 bài post của mợ Smee arpril thì phải: Đại loại là công ty mợ ấy đi khắp việt nam để tìm ra một sản phẩm công nghiệp nào đó 100% VN sản xuất để làm chưng trình tài trợ với nước bạn Lào. Cuối cùng ko có, phải quy ra tiền.
Túm lại là nền KT của ta em thấy phù du lém, cứ tập trung hết sức vào Nông nghiệp và làm cho tốt có khi hay.