Mua đất nhanh giầu hơn, chứ sxkd 5 ăn 5 thua, e thấy bảo thế
Quốc gia khởi nghiệp, hôm nay ta kinh doanh đất đai trong nước, mai kia có nghề có kinh nghiệm rồi ta đi kinh doanh đất đai của các cường quốc năm châu. Há không phải là lợi nhuận đó saohttps://vnexpress.net/y-kien/tien-lai-do-dat-dai-dem-lai-qua-lon-chang-ai-thiet-tha-kinh-doanh-san-xuat-3935871.html
E thấy cái ý kiến này có lý nên lôi lên cho các cụ và cò vạc vào chém
Có bao nhiêu tiền chúng ta lại đổ vào đầu tư bất động sản, ít ai chịu nghiên cứu, sáng tạo.
Không ít người trong chúng ta biết rõ nguyên lý cấu tạo của động cơ xe hơi hay động cơ đốt trong nói chung. Chúng ta đều biết buồng đốt của động cơ được cấu thành từ nắp quy lát và đỉnh pít tông. Cái buồng đốt này phải chịu áp suất và nhiệt độ bao nhiêu để động cơ có công suất xác định? Và, buồng đốt phải được làm bằng loại vật liệu gì để chịu được áp suất nhiệt độ ấy?
Để biết được các thông số kỹ thuật ấy chúng ta phải tính toán lý thuyết và thực hành thí nghiệm. Chi phí cho thí nghiệm là không hề nhỏ. Thí nghiệm ra kết quả với các thông số gần đúng với lý thuyết, chúng ta có nền công nghiệp chế tạo cơ khí. Những quốc gia công nghiệp hóa xây dựng các ngành công nghiệp như vậy đó.
Tính toán lý thuyết và thí nghiệm ứng dụng chỉ có nhiêu đó thôi. Số tiền bỏ ra cho thí nghiệm ứng dụng càng ngày càng lớn (từ hàng tỷ cho đến hàng trăm tỷ đô la một năm tùy theo khả năng tài chính của quốc gia). Công thức để làm ra loại vật liệu nào đó dùng cho việc gì đó cũng là bí mật của họ. Họ làm ra cái gì, họ có thể cho ta biết nguyên lý, cấu tạo, vận hành nhưng làm thế nào để có loại vật liệu có những thông số kỹ thuật ấy họ không bao giờ cho.
Họ cũng đi từ gia công lắp ráp xuất khẩu hàng hóa giá rẻ đi lên như chúng ta. Thặng dư kinh tế bao nhiêu họ đổ vào nghiên cứu khoa học. Từ thành tựu khoa học họ bắt đầu nội địa hóa sản xuất.
Thay vì nhập khẩu sợi về để dệt vải thì họ nhập bông thô về để làm ra sợi, đại loại như vậy. Hầu hết máy móc công nghiệp họ tự làm ra. Cuối cùng, nền kinh tế của họ là chỉ nhập khẩu nguyên liệu thô và làm ra mọi loại hàng hóa cần thiết (tức là mua rẻ - bán đắt và chênh lệch giữa chúng là giá trị chất xám bỏ ra trong tính toán lý thuyết cũng như thí nghiệm ứng dụng).
Chúng ta cũng gia công lắp ráp đến nay đã hơn 20 năm nhưng lại không thể nội địa hóa sản xuất. Có bao nhiêu tiền lời chúng ta đổ vào bất động sản, chứng khoán kinh doanh lòng vòng không tạo ra được vật chất gì cụ thể. Nền kinh tế của chúng ta thuần túy là nền kinh tế dịch vụ nhỏ lẻ với ngần ấy nghề nghiệp không thể mở rộng hơn nữa được.
Năm 1997, khủng hoảng tài chính chấu Á nổ ra ở Thái Lan với bong bóng chứng khoán và bong bóng bất động sản. Hản Quốc bị thiệt hại nặng nề và họ phải chịu nhiều điều khoản ngặt ngèo để vay 60 tỷ đô la của World Bank nhằm giải cứu ngành tài chính ngân hàng có nguy cơ sụp đổ hàng loạt.
Họ đi trước, họ sụp hố. Chúng ta đi sau, lẽ ra phải né được cái hố ấy thì chúng ta vẫn lọt vào. Thậm chí lọt vào xong còn không muốn thoát ra với rất nhiều người có tư tưởng buôn đất làm giàu. Dễ hiểu vì sao chúng ta học Toán Lý Hóa chỉ để thi cử. Có dùng chúng để tính toán thí nghiệm cái gì đâu?
Giáo dục đào tạo nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Nền giáo dục đào tạo tiên tiến mà nền khoa học kỹ nghệ không tiên tiến chả phải là mâu thuẫn sao? Khoa học kỹ nghệ tiên tiến là do kinh tế đòi hỏi. Kinh tế của chúng ta có đòi hỏi khoa học kỹ nghệ phải tiên tiến không khi mà cái đinh con ốc cũng phải nhập khẩu?
Cái đinh con ốc bắt vào đâu là phải có thông số kỹ thuật khác nhau cũng như làm bằng vật liệu khác nhau chứ đâu phải đinh ốc nào cũng giống đinh ốc nào. Tính toán để làm gì, thí nghiệm để làm gì (xác suất thành công rất thấp), không bằng mua miếng đất bỏ đó mấy năm ăn lời bạc tỷ?
Điển hình là bụ bơm thổi Thanh Hà. Dự án em đến mua chỉ cái hợp đồng góp vốn.tìm hiểu thấy các nhà ở 3-4 năm sổ đỏ không có. Chủ đầu tư năm nào cũng thuộc diện khởi tố. Vậy mà cò vạc vẫn đồn thổi lấp liếm kiếm lời.Cụ chủ lái thớt này chuẩn quá.
Bơm thổi đầu cơ, lãi ghê gớm, có người lãi thì phải có người mất.
Ai mất, đó là tầng lớp thấp nhất trong nền kinh tế, là những người có nhu cầu mua để dùng, họ phải chắt chiu cả đời để mua được 1 mảnh đất để ở.
Bọn chóp càng đẩy giá BĐS cao bao nhiêu thì càng làm bần cùng hóa cần lao, gia tăng chênh lệch giàu nghèo.
Không chỉ có vậy, bong bóng BĐS còn tạo ra các con đường nghìn tỷ. Những chi phí xã hội bị đẩy lên bởi bong bóng BĐS làm cho cuộc sống của người dân thêm bần cùng khi thu nhập không được cải thiện.Vâng cụ nói ý này thì chuẩn và logic quá. Trước e cũng ko nhìn đc khía cạnh này.
Tất cả cơ sở để phát triển kinh tế xã hội chính là nền tảng pháp luật. Luật như căng củ cọt thì kinh tế dặt dẹo có vậy thôi.Đánh thuế căn nhà thứ 2, dân đầu cơ chạy mất dép
Nhưng làm thế khác nào "ta đánh ta"
Luật chặt chẽ minh bạch thì làm ăn chân chính mới có điều kiện phát triển, kinh tế mới khỏe mạnh chứ cụ. Có phải ngăn sông cấm chợ đâu mà sợ dặt dẹoTất cả cơ sở để phát triển kinh tế xã hội chính là nền tảng pháp luật. Luật như căng củ cọt thì kinh tế dặt dẹo có vậy thôi.
Có người móm thì có người ăn cụ ạ. Như e phân tích tổng tài sản không đổi, chỉ có giá bds bị đẩy lên cao, kéo theo các hậu quả liên quanCứ nói nhà nhà buôn đất người người buôn đất. Ngó xung quanh anh em trong nhà được mấy người cụ ơi.
Vì nó nhiều tiền. Và phải hiểu biết có chút duyên mới làm được .
Loạng quạng cứ bảo mua 1 bán 2 vài năm kên đời, nhẩy vào là móm.
Thì đúng vậy chứ sao. Luật căng củ cọt sáng đúng chiều sai mai lại đúng thì DN chạy sao nổi theo luật.Luật chặt chẽ minh bạch thì làm ăn chân chính mới có điều kiện phát triển, kinh tế mới khỏe mạnh chứ cụ. Có phải ngăn sông cấm chợ đâu mà sợ dặt dẹo
Trong sự phát triển mọi thứ dịch vụ sản phẩm đều tăngCó người móm thì có người ăn cụ ạ. Như e phân tích tổng tài sản không đổi, chỉ có giá bds bị đẩy lên cao, kéo theo các hậu quả liên quan
Bác đã làm sản xuất chưa mà các bác nói như nó dễ làm ấy, cực khổ và rủi ro. Sx chu kỳ đầu tư 3-5 năm là bt trong thời gian đó 1 năm rủi ro là tịt luôn. Đầy nhà máy sx đầu tư 100 tỷ lúc thanh lý còn 50 tỷ là may.https://vnexpress.net/y-kien/tien-lai-do-dat-dai-dem-lai-qua-lon-chang-ai-thiet-tha-kinh-doanh-san-xuat-3935871.html
E thấy cái ý kiến này có lý nên lôi lên cho các cụ và cò vạc vào chém
Có bao nhiêu tiền chúng ta lại đổ vào đầu tư bất động sản, ít ai chịu nghiên cứu, sáng tạo.
Không ít người trong chúng ta biết rõ nguyên lý cấu tạo của động cơ xe hơi hay động cơ đốt trong nói chung. Chúng ta đều biết buồng đốt của động cơ được cấu thành từ nắp quy lát và đỉnh pít tông. Cái buồng đốt này phải chịu áp suất và nhiệt độ bao nhiêu để động cơ có công suất xác định? Và, buồng đốt phải được làm bằng loại vật liệu gì để chịu được áp suất nhiệt độ ấy?
Để biết được các thông số kỹ thuật ấy chúng ta phải tính toán lý thuyết và thực hành thí nghiệm. Chi phí cho thí nghiệm là không hề nhỏ. Thí nghiệm ra kết quả với các thông số gần đúng với lý thuyết, chúng ta có nền công nghiệp chế tạo cơ khí. Những quốc gia công nghiệp hóa xây dựng các ngành công nghiệp như vậy đó.
Tính toán lý thuyết và thí nghiệm ứng dụng chỉ có nhiêu đó thôi. Số tiền bỏ ra cho thí nghiệm ứng dụng càng ngày càng lớn (từ hàng tỷ cho đến hàng trăm tỷ đô la một năm tùy theo khả năng tài chính của quốc gia). Công thức để làm ra loại vật liệu nào đó dùng cho việc gì đó cũng là bí mật của họ. Họ làm ra cái gì, họ có thể cho ta biết nguyên lý, cấu tạo, vận hành nhưng làm thế nào để có loại vật liệu có những thông số kỹ thuật ấy họ không bao giờ cho.
Họ cũng đi từ gia công lắp ráp xuất khẩu hàng hóa giá rẻ đi lên như chúng ta. Thặng dư kinh tế bao nhiêu họ đổ vào nghiên cứu khoa học. Từ thành tựu khoa học họ bắt đầu nội địa hóa sản xuất.
Thay vì nhập khẩu sợi về để dệt vải thì họ nhập bông thô về để làm ra sợi, đại loại như vậy. Hầu hết máy móc công nghiệp họ tự làm ra. Cuối cùng, nền kinh tế của họ là chỉ nhập khẩu nguyên liệu thô và làm ra mọi loại hàng hóa cần thiết (tức là mua rẻ - bán đắt và chênh lệch giữa chúng là giá trị chất xám bỏ ra trong tính toán lý thuyết cũng như thí nghiệm ứng dụng).
Chúng ta cũng gia công lắp ráp đến nay đã hơn 20 năm nhưng lại không thể nội địa hóa sản xuất. Có bao nhiêu tiền lời chúng ta đổ vào bất động sản, chứng khoán kinh doanh lòng vòng không tạo ra được vật chất gì cụ thể. Nền kinh tế của chúng ta thuần túy là nền kinh tế dịch vụ nhỏ lẻ với ngần ấy nghề nghiệp không thể mở rộng hơn nữa được.
Năm 1997, khủng hoảng tài chính chấu Á nổ ra ở Thái Lan với bong bóng chứng khoán và bong bóng bất động sản. Hản Quốc bị thiệt hại nặng nề và họ phải chịu nhiều điều khoản ngặt ngèo để vay 60 tỷ đô la của World Bank nhằm giải cứu ngành tài chính ngân hàng có nguy cơ sụp đổ hàng loạt.
Họ đi trước, họ sụp hố. Chúng ta đi sau, lẽ ra phải né được cái hố ấy thì chúng ta vẫn lọt vào. Thậm chí lọt vào xong còn không muốn thoát ra với rất nhiều người có tư tưởng buôn đất làm giàu. Dễ hiểu vì sao chúng ta học Toán Lý Hóa chỉ để thi cử. Có dùng chúng để tính toán thí nghiệm cái gì đâu?
Giáo dục đào tạo nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Nền giáo dục đào tạo tiên tiến mà nền khoa học kỹ nghệ không tiên tiến chả phải là mâu thuẫn sao? Khoa học kỹ nghệ tiên tiến là do kinh tế đòi hỏi. Kinh tế của chúng ta có đòi hỏi khoa học kỹ nghệ phải tiên tiến không khi mà cái đinh con ốc cũng phải nhập khẩu?
Cái đinh con ốc bắt vào đâu là phải có thông số kỹ thuật khác nhau cũng như làm bằng vật liệu khác nhau chứ đâu phải đinh ốc nào cũng giống đinh ốc nào. Tính toán để làm gì, thí nghiệm để làm gì (xác suất thành công rất thấp), không bằng mua miếng đất bỏ đó mấy năm ăn lời bạc tỷ?
E là dân sx mà cụ cn nặng cn nhẹ hàng tiêu dùng e đều làm qua cảBác đã làm sản xuất chưa mà các bác nói như nó dễ làm ấy, cực khổ và rủi ro. Sx chu kỳ đầu tư 3-5 năm là bt trong thời gian đó 1 năm rủi ro là tịt luôn. Đầy nhà máy sx đầu tư 100 tỷ lúc thanh lý còn 50 tỷ là may.
Cơ bản nhất là nguồn lực con người có hạn, ko giỏi để làm sx thế thôi, uhm thì chúng ta nói do thể chế, do vốn, do abc... nhưng nói trắng ra là chúng ta, dân việt "not good enough", hiểu thế cho nhanh.
Đừng giáo dục nhau là chúng ta dân việt thông minh chịu khó nữa, tạo kỳ vọng quá lớn từ bé rồi thực tế ko thế lại quay ra trách móc nhau. Là người có quyền làm giàu nhiều cách miễn ko làm hại tới lợi ích người khác.
Quay lại câu chuyện đất đai và sản xuất thì nó sẽ tự có cách điều chuyển phù hợp để về điểm cân bằng như con lật đật. Trong quá trình về cân bằng thì có ông nghèo đi và ông giàu lên, cũng là chuyện diễn ra 100 năm nay.
Ruộng đất cho dân càyCụ chủ lái thớt này chuẩn quá.
Bơm thổi đầu cơ, lãi ghê gớm, có người lãi thì phải có người mất.
Ai mất, đó là tầng lớp thấp nhất trong nền kinh tế, là những người có nhu cầu mua để dùng, họ phải chắt chiu cả đời để mua được 1 mảnh đất để ở.
Bọn chóp càng đẩy giá BĐS cao bao nhiêu thì càng làm bần cùng hóa cần lao, gia tăng chênh lệch giàu nghèo.
Lợi nhuận lên cả trăm phần trăm thì k phải là an toàn, mà là " lãi lớn rồi. An toàn đã có ngân hàng, lãi suất hơn lạm phát. Chẳng quá tâm lí đầu cơ làm ít hưởng nhiều của dân và quan . tất cả cùng ăn lớn, cơ mà tiền thặng dư thì ít, chủ yếu chuyển từ thằng dân nghèo và trung sang thằng giàu có tiền.bản chất moc túi là ở chỗ đấy.Người ta vứt tiền vào bds là do ko có kênh đầu tư an toàn.
Tạo môi trường kinh doanh tự do lành mạnh thì tự dòng tiền nó sẽ chảy sang kinh doanh sản xuất thôi. Chả ai thích đầu tư vào nơi rủi ro cao cả.
Vâng cụ. Nhiều người thích sản xuất hoặc thấy có cơ hội nhưng khởi nghiệp không có nhiều vốn đành phải chui rúc, thuê hoặc liều mua đất nông nghiệp để xây xưởng. Vất vả tìm mặt bằng lắm.Chuẩn cụ, Nhu cầu về các xưởng nhỏ rất nhiều nhưng ko đáp ứng khiến cho các xưởng nhỏ chui rúc trong dân, ảnh hưởng đến môi trường sống. Chi phí lại cao.