Bài này viết chỗ khác nhưng thôi copy vào đây không có tham gia diễn đàn này hơn 10 năm rồi mà chưa có đủ 100 bài để "vào chợ".
Mình nghĩ là quan trọng nhất vẫn là hoạt động cho vay và định giá thế nào, có tử tế không hay là ăn gian.
Khi một ngân hàng phá sản thì:
1. Đầu tiên thì có cái bảo hiểm của nhà nước, ở VN hình như là 50 triệu... tức là nếu gửi 50 triệu thì ko phải lo gì. Nước ngoài thì vài trăm ngàn, bên Úc thì giờ là 250k.
2. Tất nhiên là phần lớn gửi trên 50 triệu, nên lúc này đến đoạn bán tài sản của ngân hàng (bank asset) để trả nợ tiền cho khách. Để đơn giản hãy giả thiết là toàn bộ asset là cho vay bất động sản, và thế chấp bằng chính bất động sản đó.
2.1. Nếu như định giá chuẩn (và giả thiết thị trường đi lên hoặc ít nhất là ko sập) và cho vay chuẩn (ví dụ 70%, người vay có việc làm tử tế trả nợ đều), thì rất dễ bán các tài sản này cho các ngân hàng khác, hoặc thuê các tổ chức tài chính package cái đám mortgage này thành Mortgage backed security rồi bán ra debt market để thu tiền về trả nợ cho khách hàng (người gửi tiền). Trong trường hợp này thì người gửi tiền không lo gì cả vì khả năng cao là sẽ lấy lại được hết tiền. Tất nhiên là ở cái link thứ 2 trên kia thì nó lại có cái ý là tiền nợ thuế nhà nước mới là "most senior debt"... ko hiểu cái này ở đâu ra vì nếu đã làm ăn thua lỗ thì lấy đ,éo đâu ra thuế mà nộp cho nhà nước mà có debt. Thường thì tiền gửi của khách hàng sẽ là most senior debt.
2.2. Định giá bố láo, và cho vay cũng bố láo nốt, nhưng ko chứng minh được dấu hiệu hình sự (tức là thua lỗ là do ngu dốt). Trong trường hợp này thì trừ khi thị trường đi lên ào ào ổn định, còn đâu thì khả năng bán được tài sản thu tiền về đủ để trả cho khách hàng là rất thấp. Tuy vậy thấp thì vẫn cứ bán đã, trả cho khách hàng và Thuế (theo link ở trên), sau đấy thiếu bao nhiêu thì nhà nước bù thêm mỗi khách hàng 50 triêu??
2.3. Định giá bố láo, cho vay bố láo và chứng minh được dấu hiệu hình sự. Trong trường hợp này thì sau khi bán hết tài sản của ngân hàng đi vẫn chưa đủ trả cho khách hàng thì mấy thằng đầu trò của ngân hàng có thể phải mang tài sản cá nhân ra đền vào cho đủ nếu ko muốn đi tù. Nhà nước chỉ nôn phần 50 triệu ra khi ko còn chỗ nào để vặt?
Nói chung nếu như ngân hàng làm ăn tử tế và có trách nhiệm thì kể cả trong trường hợp phá sản người dân cũng ko dễ mất tiền vì tiền gửi là most senior debt. Tuy vậy nó là bài toán con gà quả trứng vì nếu làm ăn tử tế và có trách nhiệm ngay từ đầu thì đã không phá sản.
Nếu sau khi bán hết tài sản, trả cho người gửi tiền đầy đủ rồi mà vẫn còn thừa thì sẽ đến lượt những loại debt mà kém senior hơn, ví dụ như cổ đông, rồi đến cổ đông lớn, chủ ngân hàng etc...
Ngày xưa thì dễ hơn, cứ làm bố láo ăn cắp các kiểu rồi sau đấy sẽ có nhà nước đứng ra "mua với giá 0 đồng", hiểu nôm na là nhà nước đứng ra mua lại hết asset với giá đủ để trả lại tiền cho người gửi, còn cổ đông chủ ngân hàng thì mất hết vốn góp vào đấy, nhưng có mất thật không thì còn phải xét. Ví dụ giờ chủ ngân hàng bỏ ra 1 đồng lập ngân hàng, huy động 20 đồng tiền gửi. Cho vay 20 đồng này thì bằng cách nào đấy lấy lại 5 đồng ỉm đi để chia nhau nhau hoặc "thôn tính" ngân hàng khác, tức là 20 đồng cho vay này trên danh nghĩa chỉ cầm được số asset trị giá 15 đồng. Bây giờ nếu lăn ra ăn vạ nhà nước mua với giá 0 đồng... thì trong trường hợp này thì kể cả có mất 1 đồng vốn bỏ ra, vẫn còn lãi 4 đồng mà thực chất là rút ruột tiền của nhà nước, tiền của dân.
Tất cả là nằm ở quản lý nhà nước, mà nhà nước cũng chả cần phải nhìn đâu xa cứ sách lịch sử và biên bản Toà án của Tây mà phang. Thực tế thì VN mình chưa sáng tạo ra được cái gì mới, kể cả những trò lưu manh, đều là cóp nhặt và "vận dụng sáng tạo trong điều kiện Việt nam" hết. Với việc cho phá sản ngân hàng thì hy vọng là các hoạt động cho vay sẽ được kiểm soát tốt hơn, định giá tài sản cẩn thận hơn, bớt nợ xấu (đánh giá người vay chặt chẽ hơn)... thường thì với thị trường bất động sản ở nước ngoài khi mà tín dụng bị siết lại thì thị trường sẽ đi xuống, hoặc sập theo dây chuyền nếu nợ xấu quá lớn. Nhưng VN thì chịu ko đánh giá được.
Mình nghĩ là quan trọng nhất vẫn là hoạt động cho vay và định giá thế nào, có tử tế không hay là ăn gian.
Khi một ngân hàng phá sản thì:
1. Đầu tiên thì có cái bảo hiểm của nhà nước, ở VN hình như là 50 triệu... tức là nếu gửi 50 triệu thì ko phải lo gì. Nước ngoài thì vài trăm ngàn, bên Úc thì giờ là 250k.
2. Tất nhiên là phần lớn gửi trên 50 triệu, nên lúc này đến đoạn bán tài sản của ngân hàng (bank asset) để trả nợ tiền cho khách. Để đơn giản hãy giả thiết là toàn bộ asset là cho vay bất động sản, và thế chấp bằng chính bất động sản đó.
2.1. Nếu như định giá chuẩn (và giả thiết thị trường đi lên hoặc ít nhất là ko sập) và cho vay chuẩn (ví dụ 70%, người vay có việc làm tử tế trả nợ đều), thì rất dễ bán các tài sản này cho các ngân hàng khác, hoặc thuê các tổ chức tài chính package cái đám mortgage này thành Mortgage backed security rồi bán ra debt market để thu tiền về trả nợ cho khách hàng (người gửi tiền). Trong trường hợp này thì người gửi tiền không lo gì cả vì khả năng cao là sẽ lấy lại được hết tiền. Tất nhiên là ở cái link thứ 2 trên kia thì nó lại có cái ý là tiền nợ thuế nhà nước mới là "most senior debt"... ko hiểu cái này ở đâu ra vì nếu đã làm ăn thua lỗ thì lấy đ,éo đâu ra thuế mà nộp cho nhà nước mà có debt. Thường thì tiền gửi của khách hàng sẽ là most senior debt.
2.2. Định giá bố láo, và cho vay cũng bố láo nốt, nhưng ko chứng minh được dấu hiệu hình sự (tức là thua lỗ là do ngu dốt). Trong trường hợp này thì trừ khi thị trường đi lên ào ào ổn định, còn đâu thì khả năng bán được tài sản thu tiền về đủ để trả cho khách hàng là rất thấp. Tuy vậy thấp thì vẫn cứ bán đã, trả cho khách hàng và Thuế (theo link ở trên), sau đấy thiếu bao nhiêu thì nhà nước bù thêm mỗi khách hàng 50 triêu??
2.3. Định giá bố láo, cho vay bố láo và chứng minh được dấu hiệu hình sự. Trong trường hợp này thì sau khi bán hết tài sản của ngân hàng đi vẫn chưa đủ trả cho khách hàng thì mấy thằng đầu trò của ngân hàng có thể phải mang tài sản cá nhân ra đền vào cho đủ nếu ko muốn đi tù. Nhà nước chỉ nôn phần 50 triệu ra khi ko còn chỗ nào để vặt?
Nói chung nếu như ngân hàng làm ăn tử tế và có trách nhiệm thì kể cả trong trường hợp phá sản người dân cũng ko dễ mất tiền vì tiền gửi là most senior debt. Tuy vậy nó là bài toán con gà quả trứng vì nếu làm ăn tử tế và có trách nhiệm ngay từ đầu thì đã không phá sản.
Nếu sau khi bán hết tài sản, trả cho người gửi tiền đầy đủ rồi mà vẫn còn thừa thì sẽ đến lượt những loại debt mà kém senior hơn, ví dụ như cổ đông, rồi đến cổ đông lớn, chủ ngân hàng etc...
Ngày xưa thì dễ hơn, cứ làm bố láo ăn cắp các kiểu rồi sau đấy sẽ có nhà nước đứng ra "mua với giá 0 đồng", hiểu nôm na là nhà nước đứng ra mua lại hết asset với giá đủ để trả lại tiền cho người gửi, còn cổ đông chủ ngân hàng thì mất hết vốn góp vào đấy, nhưng có mất thật không thì còn phải xét. Ví dụ giờ chủ ngân hàng bỏ ra 1 đồng lập ngân hàng, huy động 20 đồng tiền gửi. Cho vay 20 đồng này thì bằng cách nào đấy lấy lại 5 đồng ỉm đi để chia nhau nhau hoặc "thôn tính" ngân hàng khác, tức là 20 đồng cho vay này trên danh nghĩa chỉ cầm được số asset trị giá 15 đồng. Bây giờ nếu lăn ra ăn vạ nhà nước mua với giá 0 đồng... thì trong trường hợp này thì kể cả có mất 1 đồng vốn bỏ ra, vẫn còn lãi 4 đồng mà thực chất là rút ruột tiền của nhà nước, tiền của dân.
Tất cả là nằm ở quản lý nhà nước, mà nhà nước cũng chả cần phải nhìn đâu xa cứ sách lịch sử và biên bản Toà án của Tây mà phang. Thực tế thì VN mình chưa sáng tạo ra được cái gì mới, kể cả những trò lưu manh, đều là cóp nhặt và "vận dụng sáng tạo trong điều kiện Việt nam" hết. Với việc cho phá sản ngân hàng thì hy vọng là các hoạt động cho vay sẽ được kiểm soát tốt hơn, định giá tài sản cẩn thận hơn, bớt nợ xấu (đánh giá người vay chặt chẽ hơn)... thường thì với thị trường bất động sản ở nước ngoài khi mà tín dụng bị siết lại thì thị trường sẽ đi xuống, hoặc sập theo dây chuyền nếu nợ xấu quá lớn. Nhưng VN thì chịu ko đánh giá được.