Cháu đánh dấu, cái này rất hay đấy ạ!
Em lo quá trình này đang bắt đầu,nói chung nếu luật này mà ra thì, người dân sẽ rút hết tiền gửi vào ngân hàng to nhất cho đảm bảo ah.
dẫn đến sẽ có 1 số ngân hàng phá sản luôn
Điều đó (kiểu chia) khó có thể xảy ra. Nó sẽ diễn ra theo kịch bản sau:Tiền ăn em cũng đang thiếu nói chi tiền gửi NH, nhưng chắc chắn có nhiều cụ gửi cực nhiều, đặc biệt cụ nhé
Mời các cụ "ngâm cứu"
Tiền gửi người dân sẽ ra sao khi phá sản ngân hàng?
24/10/2016 06:25 | Kình Dương
Tiền gửi người dân sẽ được chi trả bao nhiêu, từ nguồn nào nếu như ngân hàng phá sản?
(VNF) – Tiền gửi người dân sẽ được chi trả bao nhiêu, từ nguồn nào nếu như ngân hàng mà họ gửi tiền lâm vào tình trạng phá sản?
Phát biểu tại phiên thảo luận Quốc hội sáng ngày 22/10, Phó thủ tướng ************** đã nhấn mạnh rằng, Chính phủ đã đề xuất giải pháp mạnh hơn trong tái cơ cấu ngân hàng, cụ thể là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém.
Trước đó một ngày, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, khi đề cập đến các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Chính phủ sẽ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, nhưng còn những ngân hàng bê bết quá thì không thể tồn tại được”.
Thông điệp ở đây rất rõ ràng, là Chính phủ sẽ thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém, nhưng đồng thời sẽ đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.
Vậy cụ thể tiền gửi của người dân tại các ngân hàng bị cho phá sản sẽ ra sao?
Theo Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, nghị định này giữ nguyên quy định về chi phí bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP trước đó.
Cụ thể, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhận hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu đồng.
Nói nôm na là, cho dù người gửi tiền có gửi 1 tỷ đồng tại một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ chỉ chi trả cho người gửi tiền trên tối đa là 50 triệu đồng.
Con số 50 triệu đồng này quá ít và được quy định từ hơn 10 năm trước, vì vậy, nếu chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, rõ ràng người dân gửi tiền sẽ không được đảm bảo quyền lợi.
Tất nhiên tiền gửi của người dân không chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, mà phần nhiều trông chờ vào tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản ngân hàng khi phá sản.
Tiền gửi người dân tại các ngân hàng phá sản được chi trả từ nguồn bảo hiểm tiền gửi và nguồn tiền thu từ thanh lý tài sản ngân hàng, có thể thêm nguồn tiền từ Nhà nước
Theo trình tự ưu tiên, ngân hàng sẽ tiến hành chi trả cho chủ nợ là cơ quan thuế đầu tiên, tiếp đến chính là người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, thứ tư là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.
Chẳng hạn, một ngân hàng A tại một thời điểm sau khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thanh toán đầy đủ tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, theo sổ sách, có tổng tài sản là 20.000 tỷ đồng, được hình thành từ nguồn nợ phải trả là 21.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là âm (-) 1.000 tỷ đồng, tiến hành phá sản.
Giả sử 21.000 tỷ đồng nợ phải trả bao gồm: 500 tỷ đồng nợ thuế, 12.000 tỷ đồng nợ tiền gửi khách hàng, 7.500 tỷ đồng nợ các tổ chức tín dụng, 1.000 tỷ đồng nợ các nhà cung cấp dịch vụ.
Trường hợp 1, khi tiến hành thanh lý toàn bộ 20.000 tỷ đồng tài sản (theo sổ sách) trên, ngân hàng A thu về 15.000 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ thu hồi là 75%.
Theo trình tự, ngân hàng A sẽ tiến hành chi trả toàn bộ 500 tỷ đồng cho cơ quan thuế, chi trả toàn bộ 12.000 tỷ đồng cho người gửi tiền, nhưng chỉ chi trả được 2.500 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng (trong số 7.500 tỷ đồng tiền nợ) và không thể chi trả một đồng nào trong số 1.000 tỷ đồng nợ các nhà cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, các cổ đông cũng không nhận được một đồng nào.
Trong trường hợp này, người gửi tiền thu hồi lại được toàn bộ số tiền của mình.
Trường hợp 2, ngân hàng A chỉ thu về 10.000 tỷ đồng sau thanh lý, tương đương với tỷ lệ thu hồi là 50%.
Theo trình tự, ngân hàng A sẽ tiến hành chi trả toàn bộ 500 tỷ đồng cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, ngân hàng này chỉ có thể chi trả 9.500 tỷ đồng cho người gửi tiền trong tổng số 12.000 tỷ đồng tiền nợ, nghĩa là còn thiếu 2.500 tỷ đồng. Tất nhiên, các đối tượng còn lại không được chi trả một đồng nào.
Vậy 2.500 tỷ đồng còn thiếu này (hoặc có thể lớn hơn trong những trường hợp khác) sẽ bù cho người gửi tiền từ đâu? Điều này phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ, có thể được Chính phủ bù một phần, bù toàn bộ hoặc người gửi tiền phải chấp nhận mất trắng số tiền này, coi như là rủi ro phải gánh chịu khi đầu tư.
Nhiều trường hợp khác ít khi xảy ra, chẳng hạn như ngân hàng A thu về tới 21.000 tỷ đồng sau thanh lý (tương đương tỷ lệ thu hồi 105%), do đó thanh toán được hết nợ cho các chủ nợ. Điều này vẫn có thể xảy ra bởi 20.000 tỷ đồng tổng tài sản là giá trị trên sổ sách, thực tế vẫn có thể lớn hơn.
Thậm chí, nếu thu về được trên 21.000 tỷ đồng sau thanh lý, cổ đông ngân hàng A còn có thể nhận lại được một phần tiền nhất định.
Tất nhiên, đây chỉ là một ví dụ giả định mang tính trực quan, nhưng về cơ bản, người gửi tiền được đảm bảo quyền lợi theo hướng như trên nếu ngân hàng phá sản.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quá trình tiến hành phá sản ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh lý tài sản, có thể mất một khoảng thời gian dài, gây ra tâm lý tiêu cực cho người gửi tiền. Với vai trò điều phối, Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh thanh toán trước cho người gửi tiền nếu như các thỏa thuận thanh lý tài sản với các đối tượng mua đã hoàn tất.
nguồn: “vietnamfinance.vn”
Ý em là cụ nào hô "thiệt cho người gửi tiền cho ngân hàng đó, lợi cho mọi người" là cụ đó đạo đức giả. Không có ai vì mọi người đâu ạ, mà ai cũng vì mình. Người gửi tiền có lỗi gì? Bảo rằng họ tham vì đa cấp, vì chơi họ thì đi một nhẽ. Ở đây vì các ngân hàng tmcp được nhà nước cấp phép nên dân tin, dân gửi.Cái này em cũng ủng hộ,thiệt cho những bác hay gửi tiền vào trong nhiều còn lợi cho mọi người.Chứ cứ để mấy con sâu nó làm bừa ,lợi ichs đút túi vài ngàn toi ,người gửi thì mất toàn dân thì è cổ gánh cho chúng nó.Kinh doanh lãnh đạo đứng ra mở nh đầu đầy sỏi ra 10 cái nh gioi lắm 1 cái vỡ nợ thật sự còn 9 cái tiền nó chạy đi đâu ai chả biết ,lấy c.. mà lỗ,nó chỉ chạy từ bên này vào bên kia thôi
Cho phá sản ngân hàng thì dân (người gửi tiền) chết, nhân viên ngân hàng chết. Đám chủ ngân hàng vẫn béo. (Và khả năng lớn thì sụp đổ dây chuyền, các ngân hàng thi nhau chết.)Tất cả là nằm ở quản lý nhà nước, mà nhà nước cũng chả cần phải nhìn đâu xa cứ sách lịch sử và biên bản Toà án của Tây mà phang. Thực tế thì VN mình chưa sáng tạo ra được cái gì mới, kể cả những trò lưu manh, đều là cóp nhặt và "vận dụng sáng tạo trong điều kiện Việt nam" hết. Với việc cho phá sản ngân hàng thì hy vọng là các hoạt động cho vay sẽ được kiểm soát tốt hơn, định giá tài sản cẩn thận hơn, bớt nợ xấu (đánh giá người vay chặt chẽ hơn)... thường thì với thị trường bất động sản ở nước ngoài khi mà tín dụng bị siết lại thì thị trường sẽ đi xuống, hoặc sập theo dây chuyền nếu nợ xấu quá lớn. Nhưng VN thì chịu ko đánh giá được.
Nó tính theo 1 ID khách hàng chứ không theo số lượng sổ x 50tr. Cụ đừng có tưởng bở.Thé thì cụ loách 1 tỏi cụ làm thành 20 sổ thôi
Rõ rồi. Quả chanh đã vắt xong nước rồi màCó khi nào việc phá sản NH được nêu ra vào thời điểm này là một tính toán chứ không ngẫu nhiên không, cccm?
Cụ yên tâm toàn tướng tá cùng hội cùng thuyền với nhau nát quá nó mới phải bêu chứ có phải doanh nghiệp vớ vỉn đâu mà cụ bảo no tung tin được.Còn nếu cái này nó phát triên rộng rãi ra thì tiền mình mình phải biết giữ biết gửi đúng chỗ chứ tin gì cái báo cáo gì của mấy thằng giám sát,nó cũng na ná với mấy cái thằng cấp phép chung cư với bọn thẩm định tín dụng.Dúi cho vào mồm 1 ít thì lại toàn tốt với ok trong khi no xây vượt chục tầng hay luồn tín dụng ra cửa sau toàn người nhà với nhau.Đợi vào cái báo cáo đấy thì làm gì có yếu kém mà nát mẹ nó rồi, chỉ còn cái xơ mít cho dân thôi.Cuối cùng thì lại 1,2 con tốt thì điểm chứ làm gìÝ em là cụ nào hô "thiệt cho người gửi tiền cho ngân hàng đó, lợi cho mọi người" là cụ đó đạo đức giả. Không có ai vì mọi người đâu ạ, mà ai cũng vì mình. Người gửi tiền có lỗi gì? Bảo rằng họ tham vì đa cấp, vì chơi họ thì đi một nhẽ. Ở đây vì các ngân hàng tmcp được nhà nước cấp phép nên dân tin, dân gửi.
Đây là lỗi của nhà nước cho họ thành lập nhưng không giám sát hoạt động của họ.
Ngân hàng tmcp làm ăn kém có lỗi giám sát của nhà nước.
Tung tin ra thế này ngày mai dân họ ùn ùn đi rút tiền từ các ngân hàng tmcp để gửi vào các anh big four.
Cụ ạ. Đây là tiền em gửi ngân hàng. Cụ có hiểu không ạ? Chứ không phải là em đánh bạc hay chơi chứng khoán. Không biết ý cụ có phải là: gửi tiền ngân hàng cũng giống như đánh bạc với chơi chứng khoán? Thế thì một đống ban bệ đẻ ra để quản lí ngân hàng, giám sát ngân hàng vứt miẹ nó đi, cụ nhỉ.Cụ yên tâm toàn tướng tá cùng hội cùng thuyền với nhau nát quá nó mới phải bêu chứ có phải doanh nghiệp vớ vỉn đâu mà cụ bảo no tung tin được.Còn nếu cái này nó phát triên rộng rãi ra thì tiền mình mình phải biết giữ biết gửi đúng chỗ chứ tin gì cái báo cáo gì của mấy thằng giám sát,nó cũng na ná với mấy cái thằng cấp phép chung cư với bọn thẩm định tín dụng.Dúi cho vào mồm 1 ít thì lại toàn tốt với ok trong khi no xây vượt chục tầng hay luồn tín dụng ra cửa sau toàn người nhà với nhau.Đợi vào cái báo cáo đấy thì làm gì có yếu kém mà nát mẹ nó rồi, chỉ còn cái xơ mít cho dân thôi.Cuối cùng thì lại 1,2 con tốt thì điểm chứ làm gì
Có cái con kẹ mà bở thế ạ. Thanh toán bh tiền gửi max 50củ chứ ko phải đều mỗi món 50 củ ạCác cụ chia ra gửi mỗi ngân hàng 40 củ thôi. Nó phá sản lại được đền 50 củ, ngon choét ạ.