Cụ ấy ra đảo lúc nào ấy cụ nhể
Hôm qua thì phải ạ.
---------------
Cá nhân em thì "Dù có đi 4 phương trời, lòng vẫn hướng về Hà Nội... Hà Nội của ta, thủ đô yêu dấu..."
Hay "Từ thủa mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long"

nói gì thì Hà Nội vẫn là thủ đô. [Em Fun]
Nếu đánh giá về tiềm năng thì Hà Nội vẫn là đô thị nằm trong giai đoạn đang phát triển bởi dư địa quy hoạch, nhưng chậm mà chắc em cảm nhận 2 vùng đô thị này [HN-HCM] cũng đang đi cùng định hướng chứ không phải lệch. Tuy nhiên, khác ở đây có thể là khác thời điểm.
Nôm na với Hà Nội và các tỉnh phía Đông Tây Bắc Bộ thì cần phát triển còn HCM thì cần sửa lại và phát triển tiếp.
Trong khi đó Hồ Chí Minh, vốn đã bước qua giai đoạn tp.đang phát triển ban đầu, em nghĩ mục tiêu hướng đến giai đoạn là tp phát triển, nên lần gộp tỉnh lần này tạo điều kiện & cơ hội phát triển cho tp HCM.
Bởi tốc độ đô thị hóa cao của TpHCM, khiến cho quy hoạch không theo kịp. Cần một nguồn lực lớn cho phương án GPMB. Chính bởi vậy, Bình Dương có thể [dự đoán] sẽ kéo dãn mật độ dân cư những khu vực GPMB của TP HCM tạo điều kiện phát triển quy hoạch hạ tầng trung tâm cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong khi đó, về kinh tế sẽ hướng hạn chế dần cảng trung tâm tp và mở rộng xuống vùng cảng biển Cái Mép thuộc BR-VT.
Cc để ý việc quy hoạch xây dựng sân bay Long Thành còn triển khai trước cả việc sát nhập [Nó giống như Bắc Ninh có sân bay Gia Bình liên kết với vùng thủ đô vậy], thì có thể thấy đã có sự tính toán trong từng giai đoạn rồi và cũng không dưng mà Vins gấp rút triển khai quy mô quỹ đất của đô thị Cần Giờ.
Hiện có thể thấy gống như tắc đường, tp HCM đang đối mặt với giảm tốc buộc/cần thành phố có động lực. Nên các yếu tố [gộp tỉnh, luận chuyển, giảm mật độ] là cần phải có đóng vai trò quan trọng.
Tiềm năng đô thị TP. HCM có thể hình thành chuỗi siêu đô thị thành phố. Hướng lấy điểm phát triển phía Đông. [Nên các cụ để ý đến siêu đô thị lấn biển Cần Giờ nhé]
Tuy nhiên, bất lợi ở đây là khối lượng và công việc sẽ gặp không ít khó khăn khi vùng quá tải lớn. Cần vốn lớn trong phát triển hạ tầng và gpmb.
Vậy còn vùng thủ đô Hà Nội thì sao?
Nếu nói như tp HCM thì có thể nói tuy to mà nhỏ, còn Hà Nội thì tuy nhỏ mà to. [Mất thời gian phát triển hơn]
Lấy trọng tâm là vùng thủ đô, phát triển kinh tế Hà Nội có dư địa quy hoạch, có thể tăng tốc tốc độ đô thị hóa, nhưng Hà Nội phải thu hút hài hòa trục hành lang Đông - Tây Bắc Bộ cũng như điểm thiếu của Hà Nội - bởi nằm ở trái tim vùng đồng bằng gần sông nhưng thiếu cảng biển.
Nên Hải Phòng từ lâu là hướng giải quyết trong bài toán cảng biển của vùng thủ đô. [Thành phố Cảng] chính bởi vậy, tập trung từ trước đến nay của Thủ đô là đầu tư về thúc đẩy hạ tầng giao thông tuyến hành lang từ Bắc xuống Nam [Lạng Sơn, Cao Bằng... - Thủ đô - Hải Phòng, Móng Cái - Hải Phòng...hay và hiện từ Tây sang Đông như Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.]
Nên trục phát triển tương lai vùng thủ đô về Hướng Đông cũng là tầm nhìn như tiểm năng phát triển siêu đô thị giống như HCM có thể cần thời gian hơn. Giai đoạn này có thể sẽ lại giống HCM xưa, cc sẽ thấy rằng Hà Nội và có thể là cả Hải Phòng sẽ tăng tốc độ đô thị hóa lên nhanh không ngờ. Chính bởi tính chất là đô thị đang phát triển.
Ngoài ra, điểm khác với HCM đó là HCM sau sát nhập thì các vùng Brvt, bình dương thuộc HCM sẽ tạo thành quy hoạch kết nối liên kết đô thị thành phố HCM.
Nhưng quy hoạch kết nối vùng thủ đô thành đại đô thị sẽ không thể áp dụng như vậy bởi yếu tố địa lý. Thế nên tiềm năng phát triển sẽ hướng đến không chỉ là kết nối riêng cho Hà Nội, mà liên kết vùng xung quanh vùng thủ đô như Bắc Ninh, Hưng Yên, xuống đến vùng Hải Dương-Hải Phòng tạo thành liên kết các thành phố thông qua việc tập trung phát triển hạ tầng giao thông. [Nên lưu ý 1 vùng thủ đô thì cứ vành đai 4 trở vào [lưu ý 2 hướng trở vào chứ đừng trở ra, vành đai đến đâu thì tính đến đó] - vành đai 5 là liên kết vùng tỉnh lân cận thì không tính tiền, vì toàn đường cao tốc và cỏ thôi.
Hiện tại, trong tương lai tới.
- Tiềm năng cơ hội đầu tư cho chu kì phát triển vươn mình [10 năm có 1]. Nhưng cần đãi cát tìm vàng.
- Hiện ngoài một số khu vực ra, thì còn lại cần quan sát, và xem xét tình hình kinh tế chung, tránh dính chưởng. [Đô thị Hòa Lạc vẫn định hình là trung tâm ptt CN CNC, nhưng 10 năm nay vẫn chưa thấy rõ vai trò của thung lũng Silicon ở VN này - là 1 ví dụ]
Bài viết mang tính chất tham khảo dựa trên quan điểm cá nhân - không khuyến nghị.