[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Video: Từ độ cao hơn 3.000 mét - UAV Nga ra đòn diệt gọn pháo phản lực Ukraine
Hoài Giang | 13/03/2022 09:31 PM

1

Video: Từ độ cao hơn 3.000 mét - UAV Nga ra đòn diệt gọn pháo phản lực Ukraine

RIA Novosti mới đây đã đăng tải video do Quân đội Nga cung cấp cho thấy một máy bay không người lái (UAV) tiêu diệt tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) của Ukraine.

Được biết chiếc UAV đã tiến hành trinh sát và khai hỏa đạn dẫn đường chính xác từ độ cao hơn 3.000 mét.
Cùng với video nói trên, Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng các UAV hiện đang tham gia vào nhiều hoạt động trong chiến dịch quân sự ở Ukraine bao gồm trinh sát, điều chỉnh hỏa lực cũng như sử dụng vũ khí trực tiếp nhằm vào các mục tiêu.





00:00:33


Đoạn video về cuộc tấn công của UAV ở Ukraine được BQP Nga công bố ít giờ trước (Nguồn: RIA Novosti).
Căn cứ vào video chỉ vỏn vẹn 33 giây, có thể thấy chiếc máy bay có hình dáng tương tự UAV "Forpost".
TIN LIÊN QUAN
UAV Forpost do Nga lắp ráp và chế tạo là một bản sao được cấp phép dựa trên UAV IAI Searcher của Israel - ước tính Quân đội Nga hiện đang trang bị khoảng 34 tổ hợp (1 tổ hợp bao gồm 1 trạm điều khiển mặt đất và 3 UAV) tương ứng với 102 UAV lại này.
Được biết biến thể UAV tấn công (UCAV) Forpost-R đã được Quân đội Nga đưa vào trang bị vào năm 2020, mỗi UAV loại này nặng trên dưới 500 kg, độ bền lên tới 18 giờ và có khả năng bay ở độ cao lên tới 6.000 mét.
Theo Sputnik, lần đầu tiên Quân đội Nga sử dụng Forpost-R trong nhiệm vụ tấn công - yểm trợ bộ binh cơ giới là trong cuộc tập trận "Zapad-2021".
Video: Từ độ cao hơn 3.000 mét - UAV Nga ra đòn diệt gọn pháo phản lực Ukraine - Ảnh 3.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Chiến sự Ukraine nóng bỏng, vì sao Nga vẫn chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào tham chiến?
Văn Minh | 13/03/2022 07:52 PM

2

Chiến sự Ukraine nóng bỏng, vì sao Nga vẫn chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào tham chiến?



Xe tăng Nga bị phá hủy ở Ukraine


Mặc dù đã chinh thức sản xuất loạt và đưa vào biên chế nhưng hiện nay Quân đội Nga vẫn chưa điều siêu xe tăng T-14 Armata tới tham chiến ở Ukraine.

Siêu tăng cực kì hiện đại ...
Chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga tiến hành ở Ukraine đã bước sang tuần thứ ba, với những diễn biến hết sức phức tạp.
Mặc dù không thể phủ nhận được những ưu thế của Nga trên chiến trường, nhưng lực lượng cơ giới của Nga nói chung, xe tăng Nga nói riêng đang phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ.
Theo số liệu từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, từ ngày 24/02 đến ngày 11/03, phía Nga đã bị mất 353 xe tăng và 1.165 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Con số này này có thể là sự phóng đại do yếu tố tuyên truyền. Tuy nhiên, trong một cuộc chiến tranh thời công nghệ số, không khó để tìm thấy những hình ảnh xe tăng và cơ giới Nga bị bắn cháy, bị phá hủy.
Tình huống đó khiến không ít người đặt ra câu hỏi: Tại sao Nga không đưa các xe tăng hiện đại nhất T-14 Armata vào chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine?
Chiến sự Ukraine nóng bỏng, vì sao Nga vẫn chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào tham chiến? - Ảnh 1.

Xe tăng T-80 của Sư đoàn xe tăng cận vê 4, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 Nga bị phá hủy ở Ukraine
Ngày 23/02/2022, nghĩa là chỉ một ngày trước khi Nga tiến quân vào Ukraine, trang mạng National Interest (Mỹ) đã đặt câu hỏi: Liệu Nga có sử dụng xe tăng T-14 Armata hiện đại vào cuộc chiến với Ukraine không?
Tác giả bài viết - biên tập viên Kris Osborn, chuyên gia quân sự Mỹ, đã bình luận: Lực lượng quân sự Nga hiện diện gần biên giới Ukraine (thời điểm trước khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt) lên đến 150.000 người, kèm theo đó là số lượng xe tăng lên đến hàng nghìn chiếc, bao gồm loại T-72, T-90, và có thể có một số lượng nhỏ T-14 Armata.
TIN LIÊN QUAN
T-14 Armata được đánh giá là vượt trội hầu hết các loại xe tăng hiện có. Xe chỉ nặng hơn 48 tấn, được trang bị động cơ diesel 1.500 mã lực, có thể đạt tốc độ lên đến 90km/h, vượt xa các xe tăng của phương Tây.
Trọng lượng vừa phải của T-14 Armata cũng sẽ giúp xe tăng này hoạt động tốt trong khu vực đô thị, dễ dàng di chuyển qua nhiều cầu mà không cần công binh trợ giúp.
Tuy nhiên, theo Kris Osborn, ưu điểm lớn nhất của T-14 Armata là tháp pháo không người lái, cho phép các xạ thủ nhắm mục tiêu chính xác mà không lo bị ảnh hưởng bởi hỏa lực của đối phương.
Còn theo trang Military Watch Magazine, T-14 Armata từ lâu đã hứa hẹn sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về khả năng tác chiến của Quân đội Nga. Đây là một trong những mẫu xe tăng nguy hiểm nhất hành tinh hiện nay, và nếu xét trên một số phương diện thì nó chính là chiếc xe tăng thế hệ thứ tư duy nhất trên thế giới.
Có thể kể đến một số tính năng đáng chú ý của xe tăng T-14 Armata, bao gồm tháp pháo điều khiển từ xa, khoang lái bọc thép bảo vệ tối đa tổ lái, hệ thống radar và camera toàn cảnh 360 độ cho khả năng nhận biết tình huống cao.
Lớp giáp bảo vệ vượt xa bất kỳ loại xe tăng nào từng xuất hiện trên thế giới, đó là còn chưa kể đến giáp phản ứng nổ (ERA) Malachit thế hệ mới nhất.
Pháo chính 2A82-1M của T-14 Armata có tốc độ bắn rất nhanh, và với đạn Vacuum-1 có thể xuyên phá các loại giáp xe tăng dày 1000mm. Hỏa lực mạnh cho phép T-14 Armata chiếm lợi thế trước các đối thủ phương Tây.
Chiến sự Ukraine nóng bỏng, vì sao Nga vẫn chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào tham chiến? - Ảnh 3.

Xe tăng T-14 Armata
... lỡ hẹn với chiến dịch quân sự ở Ukraine?
Vậy câu hỏi đơn giản là tại sao Nga lại không đưa con "át chủ bài" của mình vào chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine?
Sức mạnh của T-14 Armata là không phải bàn cãi, nhưng việc Quân đội Nga đưa "siêu xe tăng" của mình tham chiến có lẽ xuất phát từ những lí do sau đây:
Thứ nhất, T-14 Armata mặc dù đã qua giai đoạn thử nghiệm và triển khai sản xuất hàng loạt, nhưng sản lượng xe đang quá ít. Nhà sản xuất Uralvagonzavod (UVZ) liên tục chậm tiến độ thử nghiệm và hoàn thiện xe.
Theo thông tin chính thức của thông tấn xã nhà nước Nga TASS, đến cuối năm 2021, ngành công nghiệp quốc phòng Nga chỉ mới giao cho quân đội được 20 chiếc T-14 Armata.
Con số này thậm chí chưa đủ biên chế một tiểu đoàn xe tăng Nga.
Việc chậm sản xuất kéo theo chậm biên chế. Các đơn vị chiến đấu của Nga đơn giản là chưa kịp chuyển loại khí tài mới, nên không thể "đánh liều" đưa vào tham chiến ở Ukraine, mà vẫn phải sử dụng các loại xe tăng cũ.



Current Time0:02
/
Duration5:57





Auto


Chương trình The Kalashnikova Show - Tập 6: T-90, xe tăng "cháy hàng" trên thị trường thế giới
Thứ hai, việc sản lượng T-14 Armata còn quá thấp, dẫn đến hệ quả thứ hai: Đó là việc hiện đại hóa quân đội, bắt kịp với chiến tranh hiện đại của Nga sẽ không thể chỉ trông đợi vào các xe tăng kiểu mới, mà chủ yếu vẫn dựa trên việc nâng cấp các xe tăng T-72 cũ.
Hiện nay, đa phần các đơn vị xe tăng và bộ binh cơ giới Nga vẫn sử dụng phổ biến loại T-72B3, nhưng được nâng cấp và hiện đại hóa sâu, không kém gì các xe tăng thế hệ mới.
TIN LIÊN QUAN
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, Nga cũng chủ yếu triển khai các loại xe tăng T-72B3 này như lực lượng chính.
Ngoài ra, một số đơn vị mũi nhọn được trang bị các loại xe tăng mới hơn, tiêu biểu là Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 1 triển khai trên hướng Kharkov. Cụ thể: Sư đoàn xe tăng cận vệ 4 Kantemirovskaya được trang bị các phiên bản xe tăng T-80, còn Sư đoàn bộ binh cơ giới cận vệ 2 Tamanskaya được trang bị các phiên bản xe tăng T-90.
Vì vậy, một số ít ỏi T-14 Armata sẽ không tạo ra hiệu quả đáng kể về chiến lược - chiến dịch, trong khi nước Nga vẫn phải trông cậy chủ yếu vào các xe tăng kiểu cũ.
Thứ ba, mặc dù phần lớn các xe tăng của Nga tham chiến là phiên bản T-72B3, tuy nhiên chỉ như vậy cũng là đủ để vượt trội và áp đảo các xe tăng T-64 và T-72A lỗi thời của quân đội Ukraine.
Theo đánh giá của Military Watch Magazine, xe tăng của Ukraine thiếu các cảm biến hiện đại, lại có lớp giáp mỏng, pháo chính sử dụng đạn BM42 Mango đã lỗi thời, chỉ có thể xuyên 450mm giáp đồng nhất (RHA) ở cự li 2.000m.
Điều này đơn giản là không đủ để đối đầu với các xe tăng của Nga, dù là phiên bản T-72B3 hiện đại hóa. Vì vậy, quân đội Nga không cần đến T-14 Armata để chiếm ưu thế trong đấu tăng với quân đội Ukraine.
1647246835961.png

Xe tăng T-64BV của Ukraine bị bắn hạ. Tăng thiết giáp Ukraine không phải là đối thủ xứng tầm với Nga.
Thứ tư, nhiều người sẽ đặt câu hỏi: Nếu vậy, sao không đưa T-14 Armata sang Ukraine để đối đầu với các cuộc chiến tranh đô thị, và các loại tên lửa chống tăng (ATGM) hiện đại mà phương Tây đã viện trợ cho chính phủ Kiev, tiêu biểu là Javelin và NLAW?
Không thể phủ nhận những thiệt hại mà các loại vũ khí chống tăng của Mỹ và NATO trong tay quân đội Ukraine đã gây ra cho các xe tăng Nga nói riêng, và các xe cơ giới quân sự của Nga nói chung.
Về lí thuyết, xe tăng T-14 Armata được thiết kế để có khả năng sống sót và đề kháng cao hơn trước các loại hỏa lực chống tăng ATGM của bộ binh.
Tuy nhiên, cần thấy rằng: Những thiệt hại mà hỏa khí chống tăng của bộ binh Ukraine gây ra cho xe tăng Nga không phải do chúng quá hiện đại, mà phần lớn là do tác chiến đô thị luôn là hết sức khó khăn với xe tăng, thiết giáp.
Các tổ săn tăng của Ukraine có thể dễ dàng ẩn nấp, chờ cơ hội để khai hỏa vào xe tăng Nga ở cự li gần.
Chỉ sau khi xạ thủ chống tăng Ukraine khai hỏa, quân đội Nga mới có thể nhận diện được hỏa điểm đối phương để bắn trả. Vì vậy, những thiệt hại của tăng thiết giáp Nga không chỉ do vũ khí, mà phần lớn là do môi trường tác chiến.
Chiến sự Ukraine nóng bỏng, vì sao Nga vẫn chưa đưa xe tăng T-14 Armata vào tham chiến? - Ảnh 9.

T-14 Armata cũng rất khó tạo ra thay đổi ở chiến trường Ukraine
Vì thế, dù có đưa T-14 Armata xuất trận, thì quân đội Nga vẫn khó chiếm ưu thế trong các trận đánh đô thị với phía Ukraine.
Trong một môi trường dày đặc các loại tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM), thì dù T-14 Armata có hiện đại đến máy cũng khó mà có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối.
TIN LIÊN QUAN
Tệ hơn nữa, nếu T-14 Armata bị bắn hạ, thậm chí bị bắt sống, thì đó có thể là thảm họa cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Nước Mỹ và đồng minh NATO đang rất mong chờ một phiên bản T-14 Armata để nghiên cứu.
Chỉ cần tin tức hay hình ảnh siêu xe tăng Nga bị bắn hạ, cũng có thể làm tổn hại uy tín của nó trên chiến trường và cả thương trường.
Trong khi đó, phía Nga không giấu giếm ý định có thể xuất khẩu T-14 Armata cho những khách hàng nào rủng rỉnh hầu bao, sẵn sàng "chi đậm".
Vì vậy, rất có thể T-14 Armata sẽ không được "thử lửa" ở Ukraine.
Rõ ràng Quân đội Nga không thể liều lĩnh đưa những chiếc xe tăng hiện đại nhưng vốn còn ít ỏi của mình vào một cuộc chiến đầy rủi ro, khi mà T-14 Armata vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
"Phi tiêu" bí ẩn Nga sử dụng ở Ukraine - Chuyên gia hoang mang: Chưa thấy thứ này bao giờ!
Mạnh Kiên | 15/03/2022 11:32 AM

2

1647341815361.png

Quân đội Nga vừa để lộ một thiết bị có vẻ như rất quan trọng ở Ukraine. Điều này khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu: Vì sao nước này lại bất cẩn như vậy?

Thiết bị bí ẩn
Các quan chức tình báo Mỹ phát hiện ra loạt tên lửa đạn đạo mà Nga khai hỏa ở Ukraine mang theo một điều bất ngờ, đó là một loại thiết bị có thể là mồi nhử đánh lừa radar phòng không và tên lửa tầm nhiệt.
Theo một quan chức tình báo Mỹ giấu tên, các thiết bị này dài khoảng 30cm, hình dạng như phi tiêu, thân màu trắng với phần đuôi màu cam.
Quan chức này cho biết chúng được phóng đi từ các bệ phóng di động mang tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M mà Nga đang triển khai dọc biên giới, sau đó bị các hệ thống phòng không khóa mục tiêu.
Các bức ảnh chụp lại những quả đạn hình phi tiêu bí ẩn bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội cách đây hai tuần, gây ra các cuộc tranh luận. Nhiều chuyên gia đã nhầm chúng với các bom con văng ra từ bom chùm dựa trên kích thước và hình dạng của chúng.
Richard Stevens, kỹ thuật viên xử lý chất nổ có kinh nghiệm 22 năm trong quân đội Anh cho biết đã "tiếp xúc với rất nhiều loại bom đạn của Trung Quốc và Nga nhưng chưa bao giờ thấy loại đạn này".
TIN LIÊN QUAN
Stevens đã đăng các bức ảnh về loại phi đạn mồi nhử của Nga lên trang web dành cho các chuyên gia xử lý bom quân sự và dân sự nhưng dường như không ai trong số đó từng nhìn thấy thứ tương tự trước đó.
Suy đoán hợp lý nhất cho rằng đây là các thiết bị mồi nhử. Mỗi chiếc mồi nhử đều được trang bị các thiết bị điện tử, tạo ra các tín hiệu vô tuyến làm nhiễu hoặc giả mạo mục tiêu trước các radar của đối phương đang xác định vị trí của Iskander-M, đồng thời có nguồn nhiệt để thu hút các tên lửa đang lao tới.
Sử dụng mồi nhử có thể giúp giải thích tại sao vũ khí phòng không Ukraine gặp khó khăn trong việc đánh chặn tên lửa Iskander của Nga, theo New York Times.
Được trang bị động cơ đẩy nhiên liệu rắn, Iskander có thể tiếp cận các mục tiêu ở khoảng cách hơn 200 km, theo các tài liệu của chính phủ Mỹ.
"Nga sử dụng Iskander-M, đó là lý do tại sao chúng ta đang thấy thứ này", Stevens nói thêm. "Chỉ là, hậu xung đột trong 10 đến 15 năm qua, không nhiều người có cơ hội nhìn thấy chúng".
Phi tiêu bí ẩn Nga sử dụng ở Ukraine - Chuyên gia hoang mang: Chưa thấy thứ này bao giờ! - Ảnh 2.

Nga quá bất cẩn?
Quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết, các thiết bị của Nga tương tự như mồi nhử thời Chiến tranh Lạnh, được gọi là "thiết bị hỗ trợ thâm nhập", đi kèm với đầu đạn hạt nhân từ những năm 1970, được thiết kế để tránh các hệ thống chống tên lửa, giúp các đầu đạn đơn lẻ tiếp cận mục tiêu.
Việc kết hợp các thiết bị này vào vũ khí như Iskander-M có đầu đạn thường chưa được ghi nhận trước đây trong các kho vũ khí quân sự.
"Trong giây phút thấy tên lửa đang đến, tất cả sẽ nỗ lực để bắn hạ chúng, và trong lúc cố gắng bắn hạ chúng, họ sẽ bắt đầu nhận ra rằng đó có thể là các phương tiện hỗ trợ thâm nhập," Jeffrey Lewis, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, California, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
TIN LIÊN QUAN
"Nhưng chúng tôi không bao giờ nhìn thấy chúng vì đây là loại thiết bị rất bí mật - nếu biết cách hoạt động, bạn có thể chống lại thứ này".
Theo Lewis, việc sử dụng các mồi nhử có thể chỉ ra hai lý do, hoặc giới lãnh đạo quân đội Nga đang bất cẩn hoặc tình hình khẩn cấp cần sử dụng, vì Nga biết rằng chúng chắc chắn sẽ bị các cơ quan tình báo phương Tây thu thập và nghiên cứu để hệ thống phòng không của NATO có thể được lập trình để đánh bại Iskander.
Chuyên gia này lưu ý thêm rằng sẽ khó có chuyện phiên bản Iskander mà Nga bán cho các nước khác sẽ chứa những mồi nhử này.
"Điều đó gợi ý cho ta thấy rằng người Nga coi trọng một số giá trị của việc giữ bí mật công nghệ cho riêng mình và cuộc chiến này đủ quan trọng để họ từ bỏ điều đó", Lewis nói. "Họ đang tiến sâu, và có thể không còn quan tâm nữa, nhưng tôi sẽ lưu ý nếu là người Nga".
"Có lẽ một số người trong cộng đồng tình báo Mỹ lúc này đang rất hào hứng", ông nói thêm.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tên lửa "thiên thạch" có thể giúp Châu Âu bắt kịp Nga, Mỹ và Trung Quốc?
Minh Quang
Thứ hai, ngày 14/03/2022 - 18:46Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Châu Âu tỏ ra thụt lùi hơn so với các đối thủ như Mỹ, Nga và Trung Quốc khi chỉ sở hữu loại tên lửa dẫn đường MICA có tầm bắn hạn chế 80 km.
1647342026101.png

Tên lửa "sao băng" có thể giúp Châu Âu bắt kịp Nga, Mỹ và Trung Quốc? (Ảnh: Military Watch Magazine)
Tên lửa không đối không tầm xa Meteor của châu Âu được dự đoán là sẽ là yếu tố thay đổi cục diện các cuộc chiến trên không, đây là loại tên lửa dẫn đường chủ động bằng radar được các nước Châu Âu phát triển. Trên thực tế, việc tích hợp công nghệ radar dẫn đường trên tên lửa không phải là một công nghệ mới. Vào năm 1974, Mỹ đã cho ra mắt loại tên lửa dẫn đường AIM-54 được trang bị trên tiêm kích F-14, đây là loại tên lửa dẫn đường bằng radar đầu tiên trên thế giới.
AIM-54 có tầm bắn cực lớn lên tới 195km. Sau đó vào năm 2014, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cho ra đời những mẫu tên lửa dẫn đường tiên tiến hơn, cụ thể là AIM-120D và PL-15. Hai loại tên lửa trên có tầm bắn lần lượt là 160-180km và 200-300km. Châu Âu tỏ ra thụt lùi hơn so với các đối thủ như Mỹ, Nga và Trung Quốc khi chỉ sở hữu loại tên lửa dẫn đường MICA có tầm bắn hạn chế 80km. Vào thời điểm đó, các nước Châu Âu như Thụy Điển, Đức và Ý buộc phải phụ thuộc vào tên lửa dẫn đường AIM-120C mua từ Mỹ để cung cấp khả năng không đối không tầm xa cho các tiêm kích của mình.
Tên lửa thiên thạch có thể giúp Châu Âu bắt kịp Nga, Mỹ và Trung Quốc? ảnh 1
Máy chiến đấu Gripen được trang bị tên lửa Meteor (Ảnh: Military Watch Magazine)

Giống như nhiều chương trình hàng không quân sự của châu Âu, Meteor phải đối mặt với một quá trình phát triển kéo dài trong khoảng hai thập kỷ. Tên lửa này bắt đầu được phát triển ngay sau khi các biến thể đầu tiên của tên lửa AIM-120 do Mỹ sản xuất được đưa vào sử dụng trong những năm 1990, và vào thời điểm Không quân Nga đang trang bị tên lửa R-27ER / ET với radar bán chủ động có khả năng bắn mục tiêu ở phạm vi 130 km được trang bị trên các máy bay chiến đấu mới của họ.
Tên lửa Meteor được cho là có khả năng vượt trội hơn AIM-120 do Mỹ sản xuất. Anh, Đức, Thụy Điển, Pháp, Ý và Tây Ban Nha đều tham gia vào quá trình phát triển của nó với một số báo cáo chỉ ra rằng việc chuyển giao công nghệ của Mỹ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển tên lửa Meteor. Meteor có một số tính năng độc đáo giúp nó có khả năng thực hiện tốt các cuộc giao tranh tầm xa. Tên lửa này mang lại tầm bắn và hiệu suất động học tổng thể vượt trội hơn so với AIM-120 của Mỹ. Ưu điểm chính của Meteor là hệ thống đẩy, gần giống với tên lửa hành trình do nó phụ thuộc vào ống dẫn dòng biến đổi (ramjet) thay cho động cơ tên lửa. Điều này cho phép tên lửa điều chỉnh động cơ của nó khi bay, thay vì tiêu hao năng lượng của nó trong một chu kỳ đốt cháy không điều chỉnh. Điều này khiến Meteor khó né hơn đáng kể so với AIM-120 và tăng đáng kể kích thước vùng 'không có lối thoát' của nó.
Tên lửa thiên thạch có thể giúp Châu Âu bắt kịp Nga, Mỹ và Trung Quốc? ảnh 2
Tên lửa AIM-120C được trang bị trên tiêm kích F-16 của Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)

Khả năng điều chỉnh lực đẩy của Meteor cho phép tên lửa tìm ra đường bay hiệu quả nhất để tấn công mục tiêu. Ngoài ra, để bù đắp cho radar băng tần X tương đối nhỏ của tên lửa, Meteor sẽ có thể nhận các thông tin mục tiêu từ các máy bay khác như máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW & C), tàu khu trục trên biển và các đơn vị chiến đấu cơ khác. Liên kết dữ liệu của tên lửa cũng cho phép máy bay chiến đấu xác định lại mục tiêu trong quá trình bay và xem lượng nhiên liệu còn lại để xác định các mục tiêu khả thi. Với việc các máy bay được sản xuất ở Châu Âu như Gripen, Rafale và Eurofighter chưa bao giờ được đánh giá cao về mặt hiệu suất, thì tên lửa Meteor sẽ trở thành một giải pháp khả thi để bù đắp những thiếu sót này. Tuy nhiên giá thành của tên lửa Meteor cao hơn tương đối so với AIM-120, nên việc trang bị rộng rãi tên lửa Meteor cho các máy bay chiến đấu của Châu Âu là một điều bất khả thi ở thời điểm hiện tại.
Tên lửa thiên thạch có thể giúp Châu Âu bắt kịp Nga, Mỹ và Trung Quốc? ảnh 3
Tên lửa Meteor (Ảnh: Military Watch Magazine)

Vị trí vững chắc hiện tại của Meteor dự kiến sẽ không thể kéo dài lâu. Đối thủ của Meteor là PL-15 của Trung Quốc được cho là có khả năng tương tự nếu không muốn nói là vượt trội hơn Meteor. Trong khi tên lửa AIM-260 của Mỹ được cho là lợi thế hơn và có khả năng sử dụng cùng một loại hệ thống đẩy phản lực. Quy mô kinh tế và sức mua ở Trung Quốc và Mỹ cao hơn các nước Châu Âu đồng nghĩa với việc các thiết kế tên lửa trong tương lai của họ có thể sẽ không chỉ tiên tiến hơn mà còn ít tốn kém hơn.
Mặc dù bị tụt lại phía sau do thiếu kinh phí, Nga đã bắt đầu trang bị tên lửa R-37M cho các máy bay chiến đấu của mình từ khoảng thời gian Meteor đi vào hoạt động. Tên lửa này có tầm bắn 400km, tốc độ Mach 6 và đầu đạn nặng 60kg, vượt trội hơn hẳn tên lửa châu Âu, mặc dù trọng lượng cao khiến các máy bay chiến đấu của Nga không thể đem theo số lượng lớn tên lửa R-37M. Nga cũng đang nghiên cứu và phát triển loại tên lửa dẫn đường nhẹ hơn là K-77M. Giống như PL-15, K-77M sẽ sử dụng radar AESA để dẫn đường, cho tầm bắn 200km, hệ thống dẫn đường APAA đem đến độ chính xác cao hơn. Tên lửa K-77M dự kiến sẽ được Nga đưa vào sử dụng trước năm 2024. Tuy nhiên giống như Meteor, chi phí cao khiến K-77M khó có khả năng được triển khai rộng rãi trên các tiêm kích của Nga.
Theo Military Watch Magazine
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Trước sức mạnh của Không quân Nga, Ukraine đang dần cạn kiệt máy bay chiến đấu
Minh Quang
Thứ hai, ngày 14/03/2022 - 16:42Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng một máy bay chiến đấu Su-24 cùng với 11 máy bay chiến đấu không người lái của Không quân Ukraine đã bị bắn hạ.
1647342012729.png

Trước sức mạnh của Không quân Nga, Ukraine đang dần cạn kiệt máy bay chiến đấu (Ảnh: Military Watch Magazine)
Vào ngày hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng một máy bay chiến đấu Su-24 cùng với 11 máy bay chiến đấu không người lái của Không quân Ukraine đã bị bắn hạ. Máy bay chiến đấu bị bắn hạ được cho là một trong 14 chiếc Su-24 được Không quân Ukraine đưa vào phục vụ khi chiến sự giữa Nga và Ukraine nổ ra vào ngày 24 tháng 2. Hiện Su-24 là loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất của Ukraine trong các hoạt động không đối đất. Hai chiếc Su-24 cũng đã bị bắn rơi ở ở miền Đông Ukraine, gần biên giới với Nga trong ngày đầu tiên của cuộc xung đột. Thông tin trên được đưa ra trong hoàn cảnh các phi đội bay Ukraine đang gặp phải những tổn thất nặng nề từ cuộc chiến. Những máy bay bị bắn hạ chủ yếu là các máy bay không người lái và máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27 của Ukraine. Tổn thất đáng chú ý nhất bên phía Không quân Ukraine là vụ việc 4 máy bay chiến đấu Su-27 bị bắn hạ tại thành phố Zhytomir ở miền tây Ukraine vào ngày 5 tháng 3, đây được coi là cuộc không chiến lớn nhất thế kỷ 21. Thủ phạm của các vụ việc trên được cho là hệ thống tên lửa S-400 và máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Trước sức mạnh của Không quân Nga, Ukraine đang dần cạn kiệt máy bay chiến đấu ảnh 1
Máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)

Vụ bắn hạ Su-24 diễn ra sau khi Nga gửi đi thông báo 90% sân bay quân sự của Ukraine đã bị vô hiệu hóa, đi kèm với thông báo là một đoạn video cho thấy máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine bị phá hủy trên đường băng bởi một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Nga. Hiện vẫn chưa rõ liệu Ukraine có thể chống cự trong bao lâu với kho khí tài dần cạn kiệt. Với việc Ukraine chỉ sử dụng các loại máy bay chiến đấu được kế thừa từ Liên Xô những năm 1980 và không có bất cứ một nâng cấp đáng kể nào, khiến cho nước này thất thế hoàn toàn ở mặt trận trên không. Quân đội Ukraine hiện đang phải dựa vào các loại tên lửa vác vai đất đối không để chống lại các máy bay chiến đấu tiên tiến của Nga.
Theo Military Watch Magazine
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
UAV và pháo Nga tiếp tục tiêu diệt quân Ukr, cách tấn công của UAV Nga khác hoàn toàn UAV Ukr, ko phải đánh lẻ tẻ từng khí tài, mà theo dõi cho tới khi khí tài Ukr quay về căn cứ rồi gọi pháo đánh tan căn cứ

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Javelin, panzerfaut 3, igla và 1 súng chống tank k rõ là AT4 hay M141 và 1 số igla manpads bị vdv thu dữ sau 1 cuộc giao tranh với lính đánh thuê và đv cực hữu ukr.

1647392904113.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Su-25 gừng càng già càng cay

Trải qua rất nhiều cuộc chiến toàn cầu, Iraq-Iran, apga, checsnia, georgia, Ukr....đã chứng minh khả năng chống chịu hoả lực cực kì tốt


1647393883120.png
1647393887829.png
1647393932607.png
1647393893654.png
1647393900805.png
1647394128943.png
1647393906519.png


 
Chỉnh sửa cuối:

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
KQ Ukr tiếp tục bị phá huỷ, máy bay các loại của Ukr bị tiêu diệt hoàn toàn khi chưa kịp cất cánh

1647405067622.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Xe tank Ukr tiếp tục bị tiêu diệt Volnovakha

1647405143459.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Su25 Ukr tiếp tục bị bắn hạ

1647405298471.png
1647405303998.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
UAV mới tinh, pháo binh Nga hợp đồng tác chiến nghiền nát các đợt phản công của Ukraine!
Hoài Giang | 16/03/2022 14:59



BÁO NÓI - 1:36

UAV mới tinh, pháo binh Nga hợp đồng tác chiến nghiền nát các đợt phản công của Ukraine!

RIA Novosti và Topwar vừa đăng tải loạt video cho thấy máy bay không người lái (UAV) của Nga không kích và chỉ thị pháo kích loạt mục tiêu quân sự của Ukraine.

Ít giờ trước RIA Novosti dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một video về việc phá hủy các thiết bị quân sự và kho đạn của phía Ukraine tại vùng Chernihiv đông bắc Kiev.
Đoạn ghi âm cho thấy chiếc Máy bay không người lái (UAV) trinh sát giúp điều chỉnh hỏa lực cũng như hậu quả của cuộc tấn công.
Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng trong vụ tấn công đơn vị pháo binh Nga đã phá hủy kho vũ khí chứa đạn pháo, đạn phản lực cùng 20 thiết bị quân sự bằng chỉ một đòn đánh chính xác.



Current Time0:17
/
Duration0:21








UAV Nga chỉ thị cho pháo binh tiêu diệt kho đạn của Ukraine (Nguồn: BQP Nga).
Trong diễn biến liên quan, tờ Topwar.ru đăng tải một video khác và lưu ý rằng Quân đội Ukraine đang nỗ lực tiến hành các cuộc phản kích vào các vị trí của Nga ở Kherson, Chernihiv, Kharkiv (Kharkov), Sumy (Sumi), Zaporozhye, Nikolaev (Mykolaiv).

Phản ứng lại, Quân đội Nga tiến hành tác chiến tập trung vào khí tài hạng nặng của đối phương.
Bộ Quốc phòng Nga cũng đã công bố dữ liệu về việc sử dụng máy bay không người lái tấn công (UCAV) nhằm vào công sự và xe bọc thép.
Trong video tiếp theo này, UCAV Inokhodets/Orion đã không kích một số đơn vị khí tài bọc thép cũng như các vị trí kiên cố của phía Ukraine đã bị phá hủy.
Topwar.ru lưu ý rằng điều kiện thời tiết khó khăn hiện tại không trở thành trở ngại nghiêm trọng đối với việc sử dụng UCAV Inokhodets/Orion do nó có khả năng hoạt động ở độ cao lên tới 7.500 mét, phạm vi chiến đấu 300 km và mang theo 300 kg vũ khí.


 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top