[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Pravda: Đặc nhiệm Nga tiêu diệt tay súng bắn tỉa "giỏi nhất thế giới" ở Ukraine
PV | 16/03/2022 13:06



BÁO NÓI - 1:06


Wali được truyền thông phương Tây và một số nhà báo tự do ở Nga ca ngợi, thậm chí gọi là "xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất thế giới".



Tờ pravda.ru đưa tin, tay lính bắn tỉa "đánh thuê" người Canada – được truyền thông phương Tây tán dương là "chết chóc nhất" và là "mối đe dọa lớn" của Nga – đã bị quân đội Nga tiêu diệt ở Ukraine.
TIN LIÊN QUAN
Theo kênh truyền hình tsargrad, tay súng này có tên là Vali, 40 tuổi, từng là lính bắn tỉa thuộc Trung đoàn Hoàng gia số 22 của Canada và đã có kinh nghiệm chiến đấu ở Afghanistan, cũng như Iraq.
Thời gian qua Wali đã chuyển sang một nghề nghiệp mới, nhưng theo lời kêu gọi của Tổng thống Zelensky, ông ta đã quyết định đi đến Ukraine.
Đáng nói, Wali được truyền thông phương Tây và một số nhà báo tự do ở Nga ca ngợi, thậm chí gọi là "xạ thủ bắn tỉa giỏi nhất thế giới".
Các nguồn thạo tin cho biết, tay súng bắn tỉa Canada đã chạm trán lực lượng đặc nhiệm của Nga chỉ 20 phút sau khi họ đổ bộ vào Mariupol.
"Bất chấp tất cả những ‘khí chất’ mà truyền thông phương Tây gán ghép cho Wali, ông ta đã nhanh chóng bị loại bỏ trong một trận chiến thoáng qua" – Pravda viết.
Trước đó, tờ Independent (Anh) và CBC News (Canada) xác nhận, Wali – lính bắn tỉa kỳ cựu của lực lượng vũ trang Canada đã gia nhập hàng ngũ quân đoàn nước ngoài ở Ukraine. Wali đã nhập cảnh vào Ukraine từ Ba Lan cùng với một nhóm cựu chiến binh Anh và Canada.

Trả lời hãng tin BBC News (Anh), Wali cho biết ông đã phải "bỏ lỡ sinh nhật đầu tiên của con trai mình". Đây là điều khiến ông băn khoăn nhiều nhất khi quyết định lên đường tới Ukraine.

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tại sao Mỹ ko dùng F-22, B-2, F-35 tàng hình vào ném bom quân Nga, hỗ trợ quân Ukr nhỉ ? nếu thực sự chúng tàng hình thì đâu có sợ Nga biết ? cứ cho là bị UAV, pháo Ukr đánh thôi

Hoặc thực tế là chúng ko hề tàng hình như quảng cáo


1647426999138.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nhiều hãng ô tô phải dừng sản xuất vì thiếu nguồn cung linh kiện
NGUYỄN THÚC HOÀNG LINHdientu@hanoimoi.com.vn
Đánh giá tác giả:

15:01 thứ hai ngày 07/03/2022



Nhiều bước tiến gây bất ngờ về ô tô điện từ các nhà sản xuất Nhật Bản và Hàn QuốcÔ tô điện chiếm trọn bảng xếp hạng ''Xe của năm tại châu Âu''Việt Nam năm thứ hai liên tiếp là thị trường ô tô lớn thứ tư tại ASEAN
(HNMO) - Giới chuyên môn dự báo sản lượng ô tô toàn cầu năm 2022 sẽ hao hụt ít nhất 1,5 triệu xe do xung đột nổ ra tại Ukraine.

Nhà máy Porsche tại Leipzig (Đức) là nơi cung cấp SUV Macan và sedan Panamera cho toàn cầu.
Porsche trở thành cái tên mới nhất công bố tạm dừng việc sản xuất các mẫu xe ăn khách nhất của mình là Macan và Panamera tại nhà máy chính ở đại bản doanh Leipzig (Đức), do thiếu linh kiện. Tình hình tại Ukraine đã khiến thương hiệu xe thể thao hạng sang này bị cắt đứt nguồn nhập dây điện, đồng nghĩa việc hoàn thiện sản phẩm trở nên bất khả thi. Như thế, khách hàng tại nhiều khu vực trên thế giới phải chờ đợi trước khi có thể nhận được chiếc Porsche mơ ước.
Cùng với Porsche, việc sản xuất của Mercedes-Benz, Volkswagen, Audi, Skoda… đều đình trệ. Do thiếu vật tư từ Ukraine, Volkswagen phải tạm dừng hai nhà máy ở phía Đông nước Đức, trong đó có nhà máy Zwickau chuyên lắp ráp xe điện ID.4. Mercedes-Benz cũng phải cắt giảm sản lượng tại nhiều nhà máy trên khắp châu Âu trong tuần này. Hãng xe sang hàng đầu thế giới cho biết, đang làm việc với các nhà cung ứng để tìm nguồn cung thay thế.
Về phần mình, BMW đã tạm dừng hoạt động tại nhà máy chính ở Dingolfing (Đức). Theo Phát ngôn viên của hãng xe xứ Bavaria, các dây chuyền tại đây xuất xưởng khoảng 1.600 xe mỗi ngày, bao gồm các dòng sedan cao cấp Series 5/7/8. Cùng với đó, nhà máy BMW tại Munich, nhà máy Mini (hiện thuộc BMW) tại Hà Lan và Anh, cũng sẽ dừng nhiều quãng ngắn do thiếu linh kiện liên quan tới chiến sự Ukraine.
Ukraine là một trong những nguồn cung ứng vật tư quan trọng của ngành công nghiệp ô tô, đặc biệt là cho các nhà máy tại châu Âu. Một số tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đang vận hành các dây chuyền sản xuất tại quốc gia Đông Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể tới như Leoni AG (Đức), Fujikura (Nhật Bản), Aptiv (Đan Mạch), Nexans SA (Pháp)… Ngoài dây điện, Ukraine cũng là nơi xuất khẩu khí neon phục vụ sản xuất vi chip, palladium phục vụ sản xuất bộ trung hoà khí thải, quặng nikel cho pin lithium-ion… Trong khi đó, Nga là nhà xuất khẩu nhôm lớn nhất thế giới. Đây là nguyên liệu quan trọng để chế tạo khung, gầm, vỏ ô tô.

Nhiều hãng xe cũng phải dừng nhà máy tại Nga do không thể nhập khẩu vật tư.
Bên cạnh khó khăn nguồn cung, một số nhà máy tại Nga của các hãng ô tô lớn cũng phải tạm dừng các dây chuyền lắp ráp. Trong số này có nhà máy của Toyota và Hyundai tại thành phố St. Petersburg; nhà máy của Mercedes-Benz nằm gần Mátxcơva; nhà máy của Skoda (thuộc Volkswagen) tại Nizhny Novgorod và Kaluga… Tình trạng tương tự cũng diễn ra với các nhà máy của Great Wall và Chery (Trung Quốc) tại Xứ Bạch dương.
Bên cạnh những khó khăn liên quan tới vật tư, chi phí mà các nhà sản xuất ô tô phải gánh còn tăng cao do các tuyến vận chuyển – đặc biệt là đường hàng không – giờ đây trở nên dài và vòng vèo hơn.
Những bất cập mới nảy sinh khiến hoạt động sản xuất ô tô trên toàn cầu – vốn đã chật vật với tình trạng thiếu linh kiện suốt năm 2021 - càng trở nên vất vả. Theo ước tính ban đầu, sản lượng ô tô toàn cầu sẽ hao hụt khoảng 1,5 triệu xe – tương đương 2% so với mức sản lượng 84,2 triệu xe theo dự báo do hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit đưa ra trước khi xảy ra tình hình ở Ukraine.
Ở kịch bản xấu nhất, mức hao hụt có thể lên tới 3 triệu xe.

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tàu tuần tra Vasily Bykov vẫn hoạt động bình thường và quay về Sevastopol sau hành trình dài tới ngó nghiêng Odessa.

Trước đó Ukraine tuyên bố bắn chìm tàu này bằng pháo phản lực Grad. Vậy mà fan Ukr bốc phét như đúng rồi =))


1647446536562.png
1647446544412.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
RPG nhái của Mỹ gây hoạ cho Ukr, giúp Nga

Trong ảnh là loại PSRL-1 , được Mỹ nhái RPG-7 của Liên Xô,
Nhà sản xuất AirTronic xạo lồng rằng PSRL-1 được chế tạo bằng vật liệu và quy trình cao cấp, có thể nâng tầm bắn hiệu quả lên 900 mét, so với 500 mét của RPG-7 Liên Xô. Tuy nhiên, độ chính xác của RPG-7 lại phụ thuộc chủ yếu vào đạn chứ không phải súng.

Tuyên bố tầm bắn hiệu quả 900 mét nhưng nhà sản xuất vẫn khuyên xạ thủ chỉ nên bắn mục tiêu 500 mét đổ xuống cho chuẩn. Những ai mua PSRL-1 sẽ phải mua đạn từ bên thứ ba vì AirTronic chỉ copy được đạn PG-7VL, không làm được các phiên bản nhiệt áp TBG, phá mảnh OG hoặc liều đúp PG-7VR.

Trong thực tế quân đội Ukr nhận được món này từ rất sớm ,sau năm 2014, là món vk NATO đầu tiên mà Ukr nhận được, nhưng gần như ko sử dụng trong cuộc chiến lần này, kể cả ở miền đông những năm trước đó bởi nó quá kém thua xa cả RPG-7

1647446899443.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Mồi bẫy có thể khiến Ukraine khó chặn tên lửa đạn đạo Nga
Tên lửa đạn đạo Iskander-M Nga phóng ra thiết bị màu trắng, đuôi màu cam, có thể là mồi bẫy để đánh lừa radar và hệ thống phòng không Ukraine.

Các quan chức tình báo Mỹ cho biết một số tên lửa đạn đạo mà Nga dùng để tập kích mục tiêu tại Ukraine gần đây đều giải phóng thiết bị hình phi tiêu, dài khoảng 30 cm, có thân màu trắng và đuôi màu cam. Thiết bị đặc biệt này được phóng ra khi cảm biến trên tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M nhận thấy chúng đang bị tổ hợp phòng không Ukraine ngắm mục tiêu.

Mỗi thiết bị được trang bị hệ thống điện tử tạo ra tín hiệu vô tuyến để gây nhiễu hoặc đánh lừa radar đối phương đang xác định vị trí tên lửa đạn đạo Iskander-M, đồng thời tạo ra nguồn nhiệt cao để thu hút tên lửa tầm nhiệt đang lao tới. Một quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho hay thiết bị mồi bẫy này là lý do phòng không Ukraine khó đánh chặn tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga.

1647478500569.png


Thiết bị được cho là mồi bẫy trên tên lửa đạn đạo Nga tập kích Ukraine trong ảnh công bố ngày 5/3. Ảnh: Twitter/CatUxo.

Ảnh chụp thiết bị mồi bẫy bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội cách đây hai tuần, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine" hôm 24/2. Một số chuyên gia ban đầu nhầm chúng với bom chùm vì kích thước và hình dạng của mồi bẫy.

Nga chưa bình luận về thông tin trên.

Quan chức tình báo Mỹ cho biết mồi bẫy trên tên lửa đạn đạo Nga tương tự thiết bị "hỗ trợ xâm nhập" được dùng trong Chiến tranh Lạnh, đi kèm cùng đầu đạn hạt nhân từ thập niên 1970.

Loại thiết bị này được thiết kế để đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương và cho phép đầu đạn tiếp cận mục tiêu. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho hay chưa loại vũ khí thông thường nào được tích hợp mồi bẫy tương tự tên lửa đạn đạo Iskander-M của Nga.

Tiến sĩ Jeffrey Lewis, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, California, nhận định mồi bẫy trên tên lửa đạn đạo là một bí mật quân sự, bởi khi đối phương biết về nó, họ sẽ nghiên cứu cách ứng phó.

Bởi vậy, Lewis cho rằng các chỉ huy Nga quyết định khai hỏa tên lửa Iskander-M trang bị mồi bẫy, dù nguy cơ bị lộ bí mật công nghệ là rất cao, cho thấy tính cấp thiết của nhu cầu tiêu diệt mục tiêu.

"Phiên bản Iskander trang bị mồi bẫy này nhiều khả năng không được Nga xuất khẩu sang các nước khác, mà giữ công nghệ quý giá này cho riêng mình", Lewis nói. "Điều đó cho thấy chiến dịch này đủ quan trọng để họ từ bỏ bí mật đó".

1647478494873.png

Bên trong thiết bị được cho là mồi bẫy trên tên lửa đạn đạo Nga tập kích Ukraine trong ảnh công bố ngày 13/3. Ảnh: Twitter/CatUxo.

Nga phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn 9K720 Iskander nhằm thay thế tên lửa chiến thuật OTR-21 Tochka. Quân đội Nga biên chế tên lửa Iskander từ năm 2006.

Xe phóng của biến thể Iskander-M mang hai tên lửa 9M723 với tầm bắn khoảng 400-500 km, có thể mang theo đầu đạn thông thường, đầu đạn hạt nhân hoặc thiết bị tạo xung điện từ.

Biến thể Iskander-K sử dụng tên lửa hành trình 9M728 và 9M729. Tên lửa 9M728 có trần bay 6.000 m, tầm bắn 500 km, có thể tự động điều chỉnh đường bay theo địa hình và tương thích với xe phóng của biến thể Iskander-M.

9M729 được cho là phát triển trên cơ sở tên lửa hành trình 3M14 Caliber-NK với tầm bắn 480-5.470 km và tên lửa hành trình Kh-101 với tầm bắn hơn 5.500 km.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tiêu chuẩn kép của 1 số trang tin tự nhận trung lập, nhưng thực ra là phe Ukr, đặc biệt nhất là trang oryx chuyên đưa tin 1 chiều về Iran Nga TQ TT


Đưa tin tổn thất của Nga lúc nào cũng nhiều hơn Ukr, xào đi xào lại nhiều ảnh, nhiều góc của thiết bị bị cháy nổ, rồi nhân nó lên vài lần thành ra tổn thất của Nga nhiều, trong khi lờ đi những tổn thất thực sự có video bằng chứng hẳn hoi của Ukr

Ghi nhận tổn thất 1 Su-30SM bị tên lửa đạn đạo Ukr bắn trúng trên mặt đất

1647484445146.png


Nhưng lại lờ đi hàng đống MiG-29 Ukr bị tiêu diệt ngay trên sân bay bởi tên lửa hành trình Nga

1647484527117.png


 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Javelin , nlaw bắn 3-4 trái mới hỏng xe, chưa phá nổ dc xe, quá tệ hại, hèn gì ukr tin dùng atgm gốc Nga xô cũ, bắn xa còn mạnh hơn đám at nato

T72AV đời cũ ăn 3-4 quả javelin nlaw mới hỏng

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
1 Mig 29 khác của Ukr bị bắn hạ

1647501306337.png


Sau khi 2 chiếc Su-34 bị bắn hạ, Su-34 đã lắp đặt hệ thống Khibiny nhằm bảo vệ tích cực, từ sau 2 vụ bị Buk, S300 bắn hạ, Su-34 đã hoạt động an toàn hơn, cũng là kinh nghiệm mà Nga cần học hỏi, nhất là ko được khinh địch

1647501317694.png
1647501322847.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
UCAV, pháo, tên lửa, máy bay Nga hiệp đồng tấn công Ukr








UCAV Nga tiếp tục hoả thiêu căn cứ Ukr, UCAV Nga ko thiếu hoả lực để đánh lẻ tẻ như UCAV Ukr, đánh 1 lần cả cụm, cả căn cứ, kho tàng, vật chất luôn :D
 
Chỉnh sửa cuối:

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Ăn quả at của nato viện trợ mà xe tải Nga vẫn chạy bon bon, ko tan xác , at do nato viện trợ quá kém

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
F-4E với bom laser.
Nhiều người lầm tưởng rằng cứ sử dụng bom thông minh là sẽ miễn nhiễm với hoả lực mắt đất. Trái lại bom thông minh mục đích của nó là tăng độ chính xác của ngắm bắn, giảm số máy bay tham gia đánh phá, do đó có thể giảm được thiệt hại trên tổng thể lực lượng.

Nhiều người càng lầm tưởng nếu áp dụng bom thông minh nhiều như ở Iraq hay Nam Tư thì Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ thua chiến tranh đường không của Mỹ.
Bom laser Paveway và Walleye là hai loại vũ khí chính xác cao Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Tuy miễn nhiễm một phần với pháo và hoả lực tầm thấp nhưng để thả bom máy bay ở độ cao trung bình lại rất dễ dính tên lửa vác vai và S-75. Vì thời điểm này tốc độ của máy bay và độ cao rất ổn định và ít thay đổi nếu như so với việc bổ nhào hay kéo cao bỏ bom.
Ngoài ra khi trời xấu dù có bom laser hay truyền hình máy bay phải xuống dưới mây và vẫn rơi vào túi lửa của các loại pháo Phòng không.
Hoạt động đánh phá của Không Quân Mỹ và Hải quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại lần hai chính xác hơn nhưng độ nguy hiểm cho máy bay không ít hơn việc A-6 Intrunder hay F-111 bay thấp thả bom thông thường.

Liên Xô đã đi trước Phương Tây trong việc trang bị tên lửa hành trình cho máy bay chiến thuật. Đó là sự ra đời của tên lửa Kh-59 và máy bay Su-24. Su-24 ra đời vừa phải thực hiện bay thấp thả bom và sử dụng tên lửa hành trình Kh-59 ở cự ly xa.
Sau Kh-59 hoạt động Mỹ mới cho ra đời SLAM-ER, dựa trên thân máy tên lửa Harpoon.

Hiện nay, ba loại đầu dẫn chính cho bom là vệ tinh, laser, truyền hình. Bom vệ tinh nhược điểm là không đánh được mục tiêu di động và rất dễ bị tác chiến điện tử phá sóng định vị, bom laser nhược điểm là phải vào thật gần quan sát được mục tiêu.

Thế giới văn minh đã tiến lên việc sử dụng đầu dò radar, có nghĩa là radar sẽ vẽ lại bản đồ khu vực, căn cứ vào hình ảnh trinh sát vệ tinh đối chiếu với những gì radar vẽ được phi công chọn mục tiêu công kích. Đó là xu hướng của F-35 với bom lượn SBD II và Su-35 với việc dùng radar Irbis-E vẽ lại bản đồ khu vực để xác định toạ độ mục tiêu.

1647514868079.png


Phóng sự sau chiến dịch Bão Táp Sa Mạc đề cập về tổn thất của máy bay Tornado IDS của Không quân Anh.
Cũng giống như Anh và Mỹ, việc sử dụng từng quả bom laser hay tên lửa hành trình quá lãng phí khi diệt từng công sự hay ụ bom. Do đó để giảm thiệt hại và hiệu quả thì các máy bay có tính năng bay thấp, tính toán phần tử bằng radar/ quang điện được sử dụng phá hoại các mục tiêu diện phân tán.
Thương vong vì hoả lực của Tornado IDS trong biên chế Anh và Ý phản ánh phần nào tính nguy hiểm của nhiệm vụ này. Vì đặc trưng nhiệm vụ nên Tornado IDS ghi nhận là máy bay mất nhiều nhất trong Bão Táp Sa Mạc với số lượng 7 chiếc.
Hai vụ Su-34 bị rơi ở Chernigev và Kharkov qua phân tích cũng cho thấy máy bay mang số lượng lớn bom, mục đích tấn công vào từng ụ đạn và nhà kho của Ukraine theo hình thức này.

1647514933170.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Sức bền của tank Nga so với tank NATO, tank Nga phải ăn 3-4 quả đạn ATGM hạng nặng mới bị vô hiệu hoá, hỏng, dừng, trong khi tank NATO ăn 1 quả ATGM loại trung bình thời Liên Xô cũ là tan xác

1647515759404.png
1647515765159.png
1647515770198.png


T-90 ăn TOW 2B và Javelin + NLAW, nhưng ko hề tung tháp pháo, chỉ bị cháy nhẹ ở bên ngoài, mà phải bắn mấy phát mới bắn hỏng được T90, trong khi Abram, Leopard 2 chỉ cần 1 phát AT là lên bàn thờ, điểm khác biệt nằm chỗ đó, tổ lái vẫn an toàn thoát ly tốt

1647515778625.png
1647515783412.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực


Ka-52 tiêu diệt tank pháo bọc thép Ukr
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nga sử dụng vũ khí nào để áp chế hệ thống phòng không Ukraine?

Tên lửa R-27, Kh-59ME, Kh-31P của Nga tại Triển lãm Hàng không MAKS 1999
Tên lửa R-27, Kh-59ME, Kh-31P của Nga tại Triển lãm Hàng không MAKS 1999
Kh-31P là tên lửa siêu thanh trang bị cho không quân. Để tiêu diệt được hệ thống radar điều khiển của đối phương, kể cả những tổ hợp radar tầm ngắn và tầm trung Patriot, Improved Hawk và Nike Hercules, tên lửa Kh-31P được trang bị đầu dò radar bị động. Tên lửa Kh-31P có tốc độ bay 1000km/h. Tầm bắn tối đa 110 km.
Những ưu điểm vượt trội so với những phiên bản trước
So với những tên lửa diệt radar của những phiên bản trước, tên lửa Kh-31P có tầm bắn xa hơn, tốc độ bay cao hơn. Hệ thống dẫn đường hoạt động ổn định kể cả trong trường hợp bị đối phương gây nhiễu tích cực và mục tiêu tạm thời ngắt sóng vô tuyến.
Đặc tính kỹ thuật của tên lửa Kh-31P
Tên lửa Kh-31P được thiết kế dạng khí động học, với cánh lái và cánh điều khiển có hình chữ thập. Tên lửa có ba tầng, mỗi tầng được thiết kế riêng, có chức năng riêng. Trên thân, có bốn cửa hút gió siêu âm, hình tròn. Khi bay, những cửa hút gió này được đóng lại bằng nắp hình nón. Tên lửa Kh-31P được trang bị đầu đạn phân mảnh có, sức công phá lớn.
Lịch sử phát triển của tên lửa Kh-31P
Tên lửa Kh-31P được phòng thiết kế Zvezda, dưới sự chỉ đạo của thiết kế trưởng G.I.Khokhlov phát triển từ năm 1975. Lí do phải đưa ra phiên bản Kh-31P là vì phiên bản tên lửa chống radar trước đó Kh-27PS không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về tầm bắn và tốc độ.
Dự tính tên lửa mới có khối lượng 400kg, tốc độ cao (khoảng 750m/s với tầm bắn 25 km, bay ở tầm thấp) cho phép nó có thể hạ gục radar I.Hawk trước khi hệ thống này phóng tên lửa đất đối không. Đối với hệ thống radar Nike Hercules, tên lửa Kh-31P thực hiện tấn công từ ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không của đối phương.

Tên lửa chống radar sẽ được trang bị cho máy bay tấn công thế hệ 3, như Mig-27, Su-17M, Su-24. Để đảm bảo yêu cầu về tốc độ, tên lửa Kh-31P được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng. Nhưng trước đó là động cơ đẩy chạy bằng nhiên liệu rắn.

Quá trình thử nghiệm

Hoạt động thử nghiệm nhà máy đầu tiên đối với tên lửa chống radar Kh-31P được tiến hành vào năm 1982. Cuộc thử nghiệm diễn ra đối với máy bay Su-27M. Mục đích của đợt thử nghiệm đầu tiên là để đánh giá ảnh hưởng của kích thước, khối lượng đối với độ an toàn của tên lửa.

Năm 1986, Kh-31P được tiến hành thử nghiệm cấp quốc gia.

Năm 1987, tên lửa chống radar Kh-31P được đưa vào sản xuất hàng loạt tại Tổ hợp sản xuất và nghiên cứu Kaliningrad.

Theo AIF
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top