[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
2S19 Nga bắn trong đêm. lại bảo Nga dùng pháo kéo D30 lỗi thời đi ?

Trận địa Msta-S ở Kharkov.

1647518500885.png
1647518505210.png
1647518508587.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
T-64B Nga vs T-64B Ukr có những điểm khác biệt rõ rệt, về vỏ giáp thì T-64 Nga chắc chắn tốt hơn T-64 Ukr dù quảng cáo được nâng cấp chuẩn nato

Nga

1647523136942.png

1647521587568.png


Ukr

1647523128244.png

1647521594132.png


Có thể thấy giáp T-64BV Nga nhìn rất cứng cáp, đồng bộ, kích thước tháp pháo còn được kéo dài, ko lộn xộn và mỏng như lá giống T-64 Ukr

T-64 Nga chống chịu với đạn javelin, nlaw cực kì tốt, ăn tới 4-5 phát đạn mới hỏng chịu dừng xe


1647521668761.png
1647521673952.png
 
Chỉnh sửa cuối:

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Thêm bằng chứng xe tank cũ của Nga chịu đựng được đạn ATGM NATO

T-72B cũ (ko phải T-72B3, B3M) cũng thể hiện được khả năng bền bỉ, khi chống chịu được javelin, nlaw


1647522118149.png
1647522147886.png


T-72B3 và B3M cũng tương tự, javelin nlaw phải rất tốn đạn mới vô hiệu hoá được


1647522198303.png

1647522158877.png


T-80 cũng tương tự sau khi ăn cả rổ đạn javelin nlaw

1647522217050.png


T-90 ăn vài loạt đạn javelin mới chịu dừng

1647522226627.png
1647522231396.png
1647522236081.png


Rõ ràng có thể thấy, xe tank Nga có tổn thất, nhưng những tổn thất này thường trải qua hàng loạt đạn atgm nato mới bị vô hiệu hoá, chứ chưa hẳn bị tiêu diệt hoàn toàn
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
5 quả atgm javelin nlaw để vô hiệu hoá tank T-64 Nga

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Sau 2 ngày 5 và 6-3 liên tiếp bắn hạ 1 số máy bay Nga, thì hiện tại PKKQ Ukr đã tắt điện toàn bộ trước Su-25SM3, Nga đưa hàng mới trang bị mồi bẫy là tắt điện ngay

Su-25SM3 đánh tan tác căn cứ Ukr

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Máy bay Nga (chưa rõ loại gì có thể là Su-35) bắn hạ 2 Su-25

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Thêm Su-25 Ukr bị bắn hạ, máy bay Ukr cứ bay lên là rụng

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nguồn quốc tế

Kể từ đầu cuộc chiến tới nay, Nga đã mất bao nhiêu xe tăng?

Theo tờ iNews của Anh, Nga đã thiệt hại hơn 400 xe tăng các loại kể tư khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt cho tới nay.


Còn theo nguồn độc lập oryxspioenkop (tuy cũng giọng điệu thân phương tây, chống Nga), thì Nga mất hơn 200 tank trực tiếp


Cứ cho là đúng theo các nguồn phương tây, NATO thống kê, Nga mất 200-400 xe tăng các loại vì đủ lý do từ bỏ lại hết xăng, bị hỏng, bị bắn hạ, dính mìn....thì con số đó cũng quá nhỏ so với hơn 2100 xe tank các loại, của Ukr bị tiêu diệt, vô hiệu hoá hoàn toàn


So sánh với số tank bị tiêu diệt trong chiến tranh Iraq chống khủng bố 2006, hơn 530 chiếc bị vô hiệu hoá, loại khỏi vòng chiến, phải quay về Mỹ (theo ngôn từ giảm nhẹ của Mỹ)


Rõ ràng số xe tank Nga nếu có thiệt hại đúng như các nguồn PT thống kê giao động 200-400 chiếc, thì cũng quá đỗi bình thường, xét về tiềm lực quân sự, vũ khí chống tank của Ukr hiện đại, tốt hơn hẳn phiến quân trung đông
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Philippines xác nhận mua thành công 17 trực thăng từ Nga

Bộ Quốc phòng Philippines (DND) đã ký kết thành công hợp đồng mua 17 chiếc trực thăng vận tải Mil Mi-17 Hi từ Nga bất chấp ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận.
Bộ Quốc phòng Philippines (DND) vừa qua đã xác nhận với báo chí địa phương rằng họ đã ký kết thành công hợp đồng mua 17 chiếc trực thăng vận tải Mil Mi-17 Hip từ Nga.


Philippines xac nhan mua thanh cong 17 truc thang tu Nga
Mẫu trực thăng Mil Mi-17. Ảnh: Asia Pacific Defense Journal
Trong cuộc họp báo, Thư ký Bộ quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana xác nhận đã ký kết hợp đồng thành công vào tháng 11 năm 2021. Ngoài ra, Chính phủ Philippines cũng đã thanh toán khoản đặt cọc đã thỏa thuận vào đầu tháng 1 năm 2022. Lực lượng Phòng không Philippines (PAF) dự kiến sẽ nhận đợt trực thăng đầu tiên trong vòng 24 tháng, vào khoảng tháng 1 năm 2024.

ADVERTISING

Đã có những thắc mắc về khả năng hoàn thành hợp đồng từ phía Nga bởi hiện tại nước này đang bị cấm vận bởi Mỹ thông qua điều luật CAATSA của nước này, ngoài ra Nga cũng đang bị cấm vận về quân sự và kinh tế bởi phần lớn các nước phương Tây và các nước Châu Á – Thái Bình Dương vì xung đột với Ukraine vào tháng 2 vừa qua.
Lorenzana xác nhận rằng hợp đồng sẽ được phía Nga đảm bảo hoàn thiện theo các điều khoản giữa hai bên, bởi hợp đồng này đã được ký kết 3 tháng trước khi Nga tấn công Ukraine.





Đơn vị PAF đã lựa chọn mẫu Mil Mi-17 Hip bởi khả năng nâng vật nặng và chi phí hợp lý, khoảng 256 triệu USD.
Mẫu trực thăng Nga được cho là phù hợp và có giá thành rẻ hơn mẫu CH-47F Chinook do Boeing, Mỹ sản xuất với kích cỡ lớn và giá thành cao hơn khá nhiều.
Trang Philippine Defense Resource xác nhận khoản thanh toán đầu tiên với giá trị 15% hợp đồng đã được thanh toán từ tháng Năm năm 2021, tuy nhiên việc hoàn thành hợp đồng đã bị đẩy lùi do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Sau khi hoàn thành hợp đồng, đây sẽ là những chiếc máy bay đầu tiên được sản xuất từ Nga do PAF sở hữu và là thiết bị quân sự đầu tiên do Nga sản xuất được Philippines sử dụng. Trước đó AFP chỉ sử dụng một số xe vận chuyển từ URAL và GAZ, cũng như súng AKM được trao tặng bởi Chính phủ Nga.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
2 Su-25 Ukr này có tin bị Su-30SM bắn hạ chứ ko phải Su-35, dù là su nào thì cũng tốt :D

Chả hiểu pilot Ukr được NATO đào tạo gần 10 năm, mà để 1 Su-35 bắn hạ 4 Su-27, rồi 1 Su-30 bắn hạ 2 Su-25 là ntn nhỉ ?

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nga tung tài liệu 'Mỹ giúp Ukraine nghiên cứu vũ khí sinh học'
Nga công bố tài liệu mới liên quan đến các phòng thí nghiệm tại Ukraine bị nghi tham gia chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học do Mỹ tài trợ.

Trung tướng Igor Kirillov, chỉ huy Lực lượng Phòng hóa, sinh hóa, phóng xạ của quân đội Nga, trong cuộc họp báo ngày 17/3 cho biết các phòng thí nghiệm tại Ukraine do quân đội Mỹ tài trợ đang sản xuất thành phần vũ khí sinh học, song nhân viên bị giấu kín về mục đích của hoạt động nghiên cứu.

"Chúng tôi tin rằng các thành phần vũ khí sinh học đã được chế tạo trên lãnh thổ Ukraine", tướng Kirillov nói và đưa ra các tài liệu cùng hình ảnh cho thấy lý do quân đội Nga đi đến kết luận này. Tướng Kirillov cho biết các tài liệu ông đưa ra "có chữ ký của quan chức thật và con dấu chứng thực của tổ chức".

Một tài liệu đề ngày 6/3/2015 xác nhận "Lầu Năm Góc tham gia trực tiếp trong tài trợ các dự án sinh học quân sự ở Ukraine", tướng Kirillov nói.

Theo tài liệu này, Mỹ tài trợ các dự án thông qua Thỏa thuận về Các hoạt động sinh học chung ký với Bộ Y tế Ukraine, song bằng chứng cho thấy bên nhận khoảng 32 triệu USD tiền tài trợ là các phòng thí nghiệm của Bộ Quốc phòng Ukraine ở Kiev, Odessa, Lviv và Kharkov.

Vị trí các phòng thí nghiệm và ổ dịch tại Ukraine được Nga công bố trong cuộc họp báo ngày 17/3. Ảnh: BQP Nga.


Vị trí các phòng thí nghiệm và ổ dịch tại Ukraine được Nga công bố trong cuộc họp báo ngày 17/3. Ảnh: BQP Nga.

Các cơ sở này được Cục Giảm thiểu Đe dọa (DTRA) của Lầu Năm Góc và nhà thầu Black and Veatch chọn để thực hiện dự án UP-8, nghiên cứu các mầm bệnh sốt xuất huyết Crimea-Congo, bệnh xoắn khuẩn vàng da và bệnh liên quan virus Hanta, Kirillov cho biết.

"Các chuyên gia sinh học quân sự Mỹ quan tâm đến những mầm bệnh này do có các ổ dịch tự nhiên liên quan đến chúng ở cả Ukraine và Nga, có thể ngụy trang việc sử dụng chúng thành các đợt bùng dịch tự nhiên", tướng Nga nói.

Nga cũng đưa ra tài liệu cho thấy hoạt động vận chuyển 5.000 mẫu huyết thanh lấy từ các công dân Ukraine tới trung tâm Richard Lugar ở Tbilisi, Gruzia, cơ sở do Lầu Năm Góc hậu thuẫn. 773 mẫu vật được chuyển đến Anh, trong khi có một thỏa thuận được ký về chuyển giao "số lượng không giới hạn" các mẫu vật cho Viện Friedrich Loeffler, trung tâm về bệnh động vật hàng đầu của Đức.

Chuyên gia Ukraine dường như "không nhận thức được rủi ro tiềm ẩn" khi chuyển các mẫu vật ra nước ngoài và có thể bị giấu mục tiêu thật sự của nghiên cứu đang diễn ra, Kirillov nói.

Vị trí giao tranh giữa quân đội Nga và Ukraine. Bấm để xem chi tiết.

Vị trí giao tranh giữa quân đội Nga và Ukraine. Bấm để xem chi tiết.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các bằng chứng và thông báo cho cộng đồng thế giới về các hoạt động bất hợp pháp của Lầu Năm Góc và những cơ quan chính phủ Mỹ khác ở Ukraine", tướng Kirillov khẳng định.

Mỹ và Ukraine chưa bình luận về thông tin này. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga hôm 9/3 cho biết quân đội nước này thu được tài liệu cho thấy hoạt động sinh học quân sự tại Ukraine với mục đích "xây dựng cơ chế để bí mật phát tán các mầm bệnh chết người".

Bộ Quốc phòng Mỹ, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ đều bác bỏ cáo buộc, cho rằng Nga kiếm cớ để sử dụng vũ khí sinh học tại Ukraine. Phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Ukraine phủ nhận cáo buộc của Nga.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 10/3 xác nhận đã hợp tác cùng nhiều phòng thí nghiệm công tại Ukraine trong vài năm qua nhằm nâng cao mức an ninh sinh học, ngăn các sự cố "phát tán mầm bệnh do vô tình hoặc cố ý", nhưng không công bố chi tiết các mầm bệnh hoặc yếu tố độc hại được những phòng thí nghiệm nước này nghiên cứu.

WHO cũng đã khuyến nghị Bộ Y tế Ukraine tiêu hủy các mầm bệnh nguy cơ cao nhằm ngăn rủi ro phát tán, nhưng không xác nhận liệu phía Ukraine đã thực hiện đúng theo khuyến nghị hay chưa.

Tuy nhiên, WHO cho hay họ không nhận thấy hoạt động nào của Ukraine vi phạm các hiệp ước quốc tế, trong đó có lệnh cấm vũ khí sinh học. Cao ủy Liên Hợp Quốc về giải trừ vũ khí Izumi Nakamitsu cũng xác nhận Liên Hợp Quốc không phát hiện bất kỳ chương trình vũ khí sinh học nào ở Ukraine.

Nga mở chiến dịch quân sự nhằm "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine" ngày 24/2. Sau 22 ngày chiến sự, các cuộc oanh kích vẫn tiếp diễn ở những thành phố Ukraine bị lực lượng Nga bao vây. Liên Hợp Quốc cho biết hơn 3,2 triệu người đã phải rời bỏ Ukraine để tránh chiến sự.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Công việc hằng ngày của Ka-52, Su-25 tại Ukr

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực

UAV Forpost của Nga ở Ukraine. Tiếp tục nã đạn vào đầu phát xít
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
2 loại UCAV chính của Nga tại Ukr Forpost-P, Orion-E

1647590799254.png
1647590821315.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tổ săn tăng theo kinh nghiệm chiến trường Syria. Bắt đầu đưa quân kinh nghiệm từ Syria sang Ukr rồi, bọn phát xít đánh được quân nghĩa vụ thôi, gặp quân chính quy từ Syria sang là tắt điện :))

1647600700505.png
1647600704679.png
1647600708715.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nhiều nước NATO đang quá phụ thuộc vào máy bay thời Soviet?

Theo tờ Insider, các quốc gia Đông Âu dù đã gia nhập NATO, vẫn phụ thuộc rất nhiều vào dàn máy bay từ thời Liên Xô để lại.
Tuần rồi, chính phủ Ba Lan đã bất ngờ đề nghị vận chuyển toàn bộ các máy bay chiến đấu MiG-29 – tổng cộng 23 chiếc – tới Mỹ để nước này vận chuyển chúng tới Ukraine.





Đổi lại, Ba Lan đề nghị Mỹ cùng cung cấp các máy bay cũ với công nghệ tương đương, cũng như kêu gọi các nước thành viên NATO đang sở hữu MiG-29 làm điều tương tự.
Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?
Ảnh: Reuters
Chính phủ Mỹ được cho là đã từ chối đề nghị này, tuy nhiên các nhà lãnh đạo cho biết đề nghị này vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Mặc dù không phải một cuộc mua – bán, nhưng vụ việc này cho thấy việc tiếp tục sử dụng những chiếc máy bay thời Soviet MiG-29 đang dần trở thành những mối lo toan cho lãnh đạo các nước.
Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?-Hinh-2
Ảnh: Reuters
Một đối thủ xứng tầm

Máy bay chiến đấu MiG-29 vốn là loại phi cơ được thiết kế bởi Liên Xô từ những năm 1970 với mục đích đối trọng mẫu phi cơ F-16 do Mỹ sản xuất.
Chiếc MiG-29 đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1982, và theo đó là hàng loạt mẫu MiG với các mục đích khác nhau được sản xuất.
MiG-29 có thể đạt tốc độ Mach 2.3, tương đương 1,750 dặm/giờ. Với tầm bay 900 dặm tiêu biểu cho loại phi cơ đối không. Mẫu F-15 có tốc độ 1,875 dặm/giờ và tầm bay 3,450 dặm và chiếc F-16 có tốc độ 1,345 dặm/giờ và tầm bay 1,400 dặm.
Chiếc MiG có một khẩu pháo 30mm, có thể gắn tới sáu loại tên lửa đối không. Với cấu hình tùy chỉnh, mẫu phi cơ này cũng có thể mang bom tên lửa đối đất. Đặc biệt, mẫu phi cơ này được trang bị hệ thống tên lửa định vị gắn trên mũ phi công, cho phép nhắm và dẫn tên lửa chỉ bằng cách nhìn thằng vào mục tiêu.
1647601110979.png
Ảnh: Reuters
Chiếc phi cơ của thời đại khác

Trong thời Chiến tranh Lạnh, các mẫu MiG-29 đã được xuất khẩu sang các nước thuộc Hiệp ước Warsaw. Các quốc gia thân Liên Xô khác sẽ được cung cấp một phiên bản ít chức năng hơn.
Sau khi mở rộng lãnh thổ về phía tây hậu Chiến tranh Lạnh, NATO cũng kết nạp một số nước thuộc Soviet cũ cũng như các nước thuộc Hiệp định Warsaw, các nước này đã mang theo phi đội MiG-29 của mình.
Các nước đồng minh NATO này cũng được đề nghị cung cấp trang thiết bị do Mỹ sản xuất, bao gồm máy bay, dẫn tới việc dần loại bỏ các máy bay do Soviet sản xuất vì cả mục đích chính trị và yêu cầu đồng bộ trong vận hành.
Từ các năm 1990 tới các năm 2000, số lượng các nước NATO sử dụng MiG-29 tiếp tục giảm sút. Cộng hòa Séc đã bán phi đội MiG-29 của mình sang Ba Lan vào 1995. Đức tặng toàn bộ sang Ba Lan vào 2004, Romania thông báo dừng sử dụng phi đội của mình vào 2003 và Hungary cũng tiếp bước vào 2010.





Hiện tại chỉ còn 3 nước NATO đang sử dụng MiG-29: Slovakia, Bulgari và Ba Lan - với phi đội lớn nhất trong ba nước. Đồng thời, các nước này cũng đang gặp khó khăn trong việc bảo dưỡng phi đội này.
Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?-Hinh-4
Ảnh: Reuters
Ít hỗ trợ từ phương Tây

Bởi mẫu MiG-29 do Liên Xô sản xuất, mẫu phi cơ này không tương thích với tiêu chuẩn NATO.
Các mẫu phi cơ này không được trang bị thiết bị xác định thù hay bạn (IF), khiến chúng không thể xác định các máy bay NATO khác là đồng minh và cũng không thể thông tin rằng mình là máy bay đồng minh.
Nhà sản xuất từ Nga mang tên “MiG,” có thể bảo dưỡng và nâng cấp phi cơ này nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng, tuy nhiên việc dựa vào Nga để có thể đang là một mối quan ngại của Bulgari và Slovakia.
Nhieu nuoc NATO dang qua phu thuoc vao may bay thoi Soviet?-Hinh-5
Ảnh: Reuters
Hiện tại, đơn vị duy nhất ngoài Nga có thể hỗ trợ cho mẫu phi cơ này là Polska Grupa Zbrojeniowa thuộc Ba Lan. Đơn vị này đã bảo dưỡng và nâng cấp phi đội MiG-29, cho phép Ba Lan có phần nào bớt phụ thuộc vào Nga.

Tuy vậy, PGZ vẫn chưa có sự cho phép của đơn vị sản xuất để bảo dưỡng hay sản xuất động cơ MiG-29. Thêm vào đó, quyết định ký kết hợp đồng bảo dưỡng MiG-29 của Bulgari trao cho Ba Lan đã làm Nga phật ý.
Slovakia, Bulgari và Ba Lan vốn đã khó khăn để có thể tìm các linh kiện thay thế cho phi đội MiG-29 của mình. Với hàng loạt lệnh cấm từ Nga vào năm 2014, các nước NATO này đang phải đối mặt với tình huống bắt buộc ngừng sử dụng mẫu MiG-29 khi mối quan hệ với Nga cũng dần trở nên căng thẳng.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Vũ khí mật Nga dùng ở Ukraine khiến phương Tây "đau đầu"

Tình báo Mỹ nhận định rằng, Lực lượng Nga đang sử dụng một hệ thống vũ khí bẫy mồi chưa từng biết đến nhằm tấn công Ukraine.
Hệ thống phòng không Ukraine đang gặp khó khăn với các đợt tên lửa đạn đạo từ Nga, nguyên nhân gây ra thiệt hại của nhiều thường dân tại Kyiv và Kharkiv.




1647601396259.png
Ảnh: Reuters
Các chuyên gia Mỹ cho rằng, tên lửa Iskander-M của Nga, được phòng từ Belarus và lãnh thổ Nga, đang được sử dụng kèm những tên lửa bẫy mồi nhằm đánh lừa và vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Ukraine.
Hình ảnh của những tên lửa mồi này đã được chụp lại ở nhiều nơi trên chiến trường Ukraine trong vài ngày qua. Những quả tên lửa mồi trước đó được tình nghi là những quả bom bi dựa trên hình dạng và kích cỡ của chúng.
Tuy nhiên, các chuyên gia vũ khí cho biết rất có thể các vật này là tên lửa mồi đi kèm hệ thống tên lửa Iskander-M mà Nga đã không tiết lộ với các quốc gia khác để chúng không bị phát hiện và phân tích bởi các nước phương Tây.


Richard Stevens, một cựu chuyên gia bom mìn cho biết ông chưa từng thấy các vật thể tương tự vậy trước đây. “Chưa một ai có cơ hội nhìn thấy thứ này,” ông trả lời The New York Times.
1647601405518.png
Vật thể nghi là bẫy mồi Nga dùng ở Ukraine. Ảnh: Bolnews
Những tên lửa mồi này có màu trắng, dài khoảng 3.3m và có phần đuôi màu cam, Cục Tình báo Mỹ cho biết. Chúng được thiết kế nhằm bảo về những quả tên lửa đạn đạo thực thụ khỏi bị bắn phá bởi hệ thống phòng không sử dụng hệ thống tầm nhiệt hoặc định vị qua radar.





























Những quả mồi này cũng được trang bị các thiết bị điện tử có thể phát sóng radio, khiến hệ thống phòng không cho rằng chúng chính là những quả tên lửa thật. Điều này sẽ khiến các hệ thống phòng không bắn hạ những quả mồi trong khi những quả tên lửa thực thụ tiến tới mục tiêu.
Nếu không thể bảo vệ những quả tên lửa Iskander, quả mồi sẽ phát sóng radio nhằm làm nhiễu tín hiệu của radar đối phương, khiến những quả tên lửa phòng không định hướng sai lệch, từ đó không thể đánh chặn đòn tấn công.
Ngoài ra, trong các quả mồi cũng phát ra các sóng nhiệt cao – được cho là từ việc đốt nóng ma-giê – thu hút các tên lửa phòng không sử dụng hệ thống dò nhiệt. Trong khi đó các tên lửa Iskander, được đưa vào sử dụng từ 2006, lại dùng động cơ nhiên liệu thể rắn, sản sinh ra nhiệt lượng thấp hơn.
Tên lửa đạn đạo được quân đội Nga sử dụng có tầm bắn lên tới gần 500km, tuy nhiên những tên lửa do Nga bán ra nước ngoài lại chỉ có tầm bắn bằng một nửa. Ngoài ra, với việc không bán kèm những quả mồi, rất có thể Nga đang quyết tâm không tiết lộ những vũ khí bí mật của mình với phương Tây.
Jeffrey Lewis, một giáo sư tại Học viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Montana, California cho biết việc sử dụng những quả mồi này cho thấy Nga đang “mong kết thúc xung đột nhanh chóng”, bởi nước này biết những vũ khí của mình sẽ bị phương Tây thu thập và nghiên cứu.
NATO hiện muốn nghiên cứu những quả mồi này nhằm phát triển các biện pháp đối phó nhằm vô hiệu hóa chúng trong trường hợp chính họ cũng bị tấn công bởi các phương pháp tương tự.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top