[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực

NÓNG: Nhóm vũ trang tự xưng quân đội nước ngoài tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ Nga ở Ukraine!

View attachment 6958446 View attachment 6958447

Trên Tw nói cả thế giới ủng hộ Ukr, vậy mà quân đoàn quốc tế có lác đạc mấy chục mạng, trong khi Nga kêu gọi thì cả ngàn quân ở khắp nơi tề tựu, vậy ai mới là chính nghĩa ?
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Bộ quốc phòng Nga đã xuất bản hướng dẫn sử dụng Javelin và NLAW vì số lượng bắt được khá lớn.

1647083542922.png
1647083547668.png
1647083552360.png
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
"Ký, nhận súng và áo giáp" - Nga hé lộ quân Syria đã vũ trang đầy đủ, sẵn sàng tới Ukraine


View attachment 6960369

Báo Nga: Quân tình nguyện Syria ư - họ sẽ tới Ukraine bằng cách nào và giúp ích gì?

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ động cơ máy bay chiến đấu với Mỹ
Minh Quang
Thứ bảy, ngày 12/03/2022 - 09:26Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Động cơ WS-15 có khả năng đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới về hiệu suất của động cơ máy bay chiến đấu.
Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ động cơ máy bay chiến đấu với Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)
Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ động cơ máy bay chiến đấu với Mỹ (Ảnh: Military Watch Magazine)
Từ giữa những năm 1950, lĩnh vực hàng không quân sự của Trung Quốc đã sản xuất nhiều loại động cơ cho các mẫu máy bay chiến đấu phản lực khác nhau như máy bay chiến đấu J-7 và máy bay ném bom H-6. Hai mẫu máy bay trên của Trung Quốc nhận được nhiều đơn đặt hàng xuất khẩu trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian cuối Chiến tranh Lạnh, với việc nền kinh tế chưa phát triển đã khiến Trung Quốc đi chậm hơn so với Liên Xô và Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không quân sự. Trung Quốc bắt đầu thu hẹp khoảng cách công nghệ vào những năm 1990, nhờ những khoản đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển thông qua việc chuyển giao công nghệ từ Nga và Ukraine, những quốc gia kế thừa ngành công nghiệp động cơ phản lực của Liên Xô. Thành quả đáng chú ý đầu tiên đối với ngành hàng không quân sự của Trung Quốc là việc chế tạo động cơ WS-10, được đưa vào sử dụng từ năm 2000. Mặc dù WS-10 gặp một số vấn đề về hiệu suất trong khoảng thời gian đầu, nhưng sau một vài lần sửa đổi nó đã dần hoàn thiện và trở thành động cơ đáng tin cậy nhất được trang bị trên các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Ban đầu động cơ WS-10 được lắp cho các máy bay chiến đấu dòng J-11, đến cuối những năm 2010, động cơ này được trang bị trên 5 lớp máy bay riêng biệt. Phiên bản mới nhất của động cơ, WS-10C, được lắp trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đầu tiên của Trung Quốc là J-20.
Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ động cơ máy bay chiến đấu với Mỹ ảnh 1
Máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)
Chia sẻ về những tiến bộ đang đạt được trong quá trình phát triển động cơ máy bay chiến đấu của đất nước, thành viên Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Li Zhiqiang, đã nói rõ trong một báo cáo của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc rằng Trung Quốc có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp của động cơ máy bay chiến đấu. Ông Li nhấn mạnh rằng khoảng cách khoảng cách công nghệ của Trung Quốc với các quốc gia hàng đầu về công nghệ động cơ phản lực đã được thu hẹp. Việc có thể cung cấp độc lập động cơ phản lực là rất quan trọng vì nếu phụ thuộc vào nhập khẩu chắc chắn sẽ làm hạn chế khả năng của máy bay Trung Quốc, ông Li chia sẻ thêm.
Tuyên bố của ông Li được đưa ra sau khi máy bay chiến đấu J-20 (trang bị động cơ WS-10C được phát triển trong nước) thực hiện chuyến bay đầu tiên tại Airshow China 2021, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong ngành hàng không quân sự Trung Quốc, tạo điều kiện sản xuất quy mô lớn hơn nhiều cho máy bay phản lực.

Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ động cơ máy bay chiến đấu với Mỹ ảnh 2
J-20 sử dụng động cơ WS-15 trong chuyến bay thử nghiệm (Ảnh: Military Watch Magazine)
J-20 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới được sản xuất hàng loạt và được trang bị ở cấp độ phi đội. Những phiên bản J-20 đầu tiên sử dụng động cơ AL-31FM2 do Nga cung cấp. J-20 được đầu tư rất nhiều từ vũ khí, cảm biến mới cho đến động cơ mới, với một biến thể hai chỗ ngồi được cho ra mắt vào tháng 10 năm 2021. Mỹ hiện đang là quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực chế tạo động cơ máy bay chiến đấu phản lực với động cơ F135 được trang bị trên tiêm kích F-35. Trung Quốc cũng không kém cạnh khi đang phát triển một loại động cơ có sức mạnh tương tự F135 là WS-15, loại động cơ này đã được lắp trên máy bay chiến đấu J-20 và bay thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2022. Dự kiến động cơ WS-15 sẽ chính thức được Trung Quốc đưa vào sử dụng trong năm 2024. Động cơ WS-15 có khả năng đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới về hiệu suất của động cơ máy bay chiến đấu.
Theo Military Watch Magazine
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
NATO viện trợ cả ngàn tên lửa phòng không (2000 Stinger + 2500 các loại khác của Anh, Đức) manpad, nhưng chỉ có 4 máy bay Mi-24P, Mi-8 và Mi-35 bị bắn hạ, tỉ lệ tiêu diệt mục tiêu quá kém, cũng ko chắc có phải bị Stinger, manpad nato bắn hạ hay ko, hay bị manpad gốc liên xô cũ của Ukr (SA-7, Igla) bắn hạ, vậy tức là bắn 1125 quả đạn, tiêu diệt được 4 chiếc máy bay trực thăng Nga

1647093195670.png
1647093297289.png
 
Chỉnh sửa cuối:

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Hơn 17000 ATGM NATO Javelin, NLAW....viện trợ, theo thống kê của Ukr tiêu diệt khoảng hơn 460 xe tank Nga, vậy tỉ lệ chỉ có khoảng hơn 36 quả đạn cho 1 tank Nga, mà cũng chưa chắc là ATGM NATO, trong khi Ukr có nhiều ATGM các loại, AT-5, các biến thể của nó do Ukr độ, RPG các loại

1647093944130.png
1647093946966.png
 
Chỉnh sửa cuối:

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Báo Mỹ: Ukraine yêu cầu NATO viện trợ S-300 - Báo Nga: Đó là "mục tiêu quân sự hợp pháp"
Hoài Giang | 12/03/2022 20:30



BÁO NÓI - 1:30

Báo Mỹ: Ukraine yêu cầu NATO viện trợ S-300 - Báo Nga: Đó là mục tiêu quân sự hợp pháp

Hình minh họa.
The Washington Post dẫn lời một quan chức cấp cao của Châu Âu cho biết Ukraine đã yêu cầu hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ các nước phương Tây.


"Theo quan chức này, các cuộc đàm phán về khả năng như vậy đang diễn ra", tờ báo Mỹ cho biết.
Được biết các loại vũ khí mà các nước NATO có thể cung cấp cho Kiev khá hạn chế - chủ yếu là do Quân đội Ukraine tập trung vận hành khí tài và vũ khí do Liên Xô (cũ) sản xuất.
Cũng theo nguồn tin nói trên, Mỹ và một số nước NATO ở Đông Âu vẫn còn trang bị các tổ hợp phòng không Buk và S-300 với số lượng nhỏ (Bulgaria, Hy Lạp, Slovakia) mà quân đội Ukraine biết cách kiểm soát.
Báo Mỹ: Ukraine yêu cầu NATO viện trợ S-300 - Báo Nga: Đó là mục tiêu quân sự hợp pháp - Ảnh 1.
Hôm 9/3, Bộ Quốc phòng Nga thông qua Telegram đã bác bỏ tin đồn rằng hình ảnh một xe phóng S-300 bị cháy tại Kherson là của họ và lưu ý rằng ngụy trang "pixel" cho thấy nó thuộc trang bị của Ukraine - mà cụ thể là S-300PS.

TIN LIÊN QUAN
Có vẻ như sau nỗ lực bất thành khi yêu cầu NATO cung cấp máy bay chiến đấu, Kiev đã tìm ra thứ có thể bù đắp những thiệt hại về phòng không gần đây.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng cũng chỉ ít giờ trước hãng tin Sputnik dẫn tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Sergei Ryabkov cảnh báo với Phương Tây rằng các đoàn xe của họ - chở theo vũ khí nước ngoài tới Ukraine - là "mục tiêu quân sự hợp pháp".
Tối 11/3 giờ địa phương, các tên lửa chính xác của Nga đã san phẳng một khách sạn và làm mất điện ở Thành phố Chernihiv đông bắc Kiev. Hiện các kênh truyền thông Phương Tây đang cáo buộc Quân đội Nga tấn công mục tiêu dân sự.
Tuy nhiên theo một số nguồn tin chưa xác thực, không loại trừ khả năng khách sạn này là căn cứ của cái gọi là "Quân đoàn Quốc tế" mà Kiev mới thành lập và đã có một số người nước ngoài ở trong khách sạn này ở thời điểm vụ tấn công xảy ra.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
NÓNG: QĐ Nga nã đạn chính xác Krasnopol vào Kiev - Tình báo Anh hé lộ nỗ lực bao vây
Hoài Giang | 12/03/2022 19:30



BÁO NÓI - 1:37

NÓNG: QĐ Nga nã đạn chính xác Krasnopol vào Kiev - Tình báo Anh hé lộ nỗ lực bao vây

Quân đội Nga khai hỏa đạn pháo Krasnopol tiêu diệt xe cơ giới Ukraine ở Kiev (Nguồn: BQP Nga).
UNIAN dẫn nguồn tin tình báo Anh cho biết rằng bên cạnh việc khai hỏa đạn chính xác, các lực lượng Nga đang cơ động và nhiều khả năng nhằm khép lại vòng vây ở Kiev.


Ít giờ trước, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Ukraine cho biết các lực lượng Nga đang nỗ lực xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Ukraine ở Kukhari, 56 km về phía tây bắc và Demidov, 25 km về phía bắc của Kiev.
Còn kênh Telegram của Bộ Quốc phòng Nga cho biết các đơn vị pháo binh của họ đang sử dụng đạn pháo dẫn đường bằng laser 152 mm "Krasnopol" nhằm triệt hạ cơ giới và các mục tiêu quan trọng của Quân đội Ukraine ở Kiev.
NÓNG: QĐ Nga nã đạn chính xác Krasnopol vào Kiev - Tình báo Anh hé lộ nỗ lực bao vây - Ảnh 1.
Bản đồ chiến dịch quân sự của Nga ở Thủ đô Kiev của Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, tờ Ukrinform dẫn tuyên bố của Tham mưu trưởng Quân đội Ukraine ông Valeriy Zaluzhny cho biết máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 của họ vừa tiêu diệt một hệ thống tác chiến điện tử của Nga ở vùng Kiev.
Trước đó vào ngày 11/3, Không quân Ukraine tuyên bố họ đã phá hủy một điểm kiểm soát của đối phương trong khu vực Kiev.





00:00:14


Cảnh quay UAV Bayraktar TB2 tiêu diệt thứ được cho là 1 tổ hợp EW của Nga gần Kiev (Nguồn: Ukrinform).
Còn Tình báo Anh thì lưu ý rằng đoàn cơ giới khổng lồ của Nga hiện cách trung tâm thủ đô Ukraine khoảng 25 km về phía bắc và các đơn vị trong đó đang tiến hành phân tán. Hành động này nhiều khả năng là để tiến hành một nỗ lực bao vây Kiev.

TIN LIÊN QUAN
Tuy nhiên cũng có thể đây là quyết định của các chỉ huy Nga nhằm làm giảm khả năng bị tổn thương do các cuộc phản công của phía Ukraine.
Trong bối cảnh giao tranh vẫn đang tiếp diễn ở Kiev, Cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vadym Denysenko lưu ý rằng thủ đô của Ukraine hiện chưa bị bao vây, việc cung cấp các nhu yếu phẩm, thuốc men và nhiên liệu vẫn được tiến hành.
NÓNG: QĐ Nga nã đạn chính xác Krasnopol vào Kiev - Tình báo Anh hé lộ nỗ lực bao vây - Ảnh 4.
Đoàn cơ giới Nga gần Kiev (Nguồn: Maxar Technology.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Trung Quốc chuyển lô tiêm kích J-10 đầu tiên cho Pakistan
Không quân Pakistan nhận lô J-10C đầu tiên trong số 36 chiếc đặt mua từ Trung Quốc, tuyên bố đây là số tiêm kích giúp nước này "tự vệ".

Quân đội Pakistan ngày 11/3 tổ chức lễ tiếp nhận các tiêm kích J-10C mua của Trung Quốc tại căn cứ không quân Minhas ở tỉnh Punjab, với sự chứng kiến của Thủ tướng Imran Khan và đại sứ Trung Quốc.

"Một quốc gia có chủ quyền chỉ có thể đảm bảo chủ quyền khi họ tự bảo vệ được mình", Thủ tướng Khan nói trong buổi lễ. "Những chiếc máy bay mới này gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng chúng tôi có thể tự vệ".

Đây là lô tiêm kích J-10C đầu tiên nằm trong 36 chiếc được Pakistan đặt hàng từ Trung Quốc. Pakistan chưa công bố số lượng J-10C tiếp nhận hôm 11/3, nhưng hình ảnh được không quân nước này công bố cho thấy ít nhất 6 tiêm kích được bàn giao trong buổi lễ.

Tiêm kích J-10C của Pakistan tại căn cứ không quân Minhas ngày 11/3. Ảnh: Không quân Pakistan.


Tiêm kích J-10C của Pakistan tại căn cứ không quân Minhas ngày 11/3. Ảnh: Không quân Pakistan.

Pakistan lên kế hoạch mua tiêm kích J-10 của Trung Quốc từ năm 2009, khi Tổ hợp Hàng không Pakistan và Tổng công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Trung Quốc đang sản xuất loạt tiêm kích JF-17 tại quốc gia Nam Á. Không quân Pakistan khi đó cho biết dự kiến biên chế tiêm kích J-10 tiên tiến hơn của Trung Quốc vào năm 2014-2015.

Trung Quốc bắt đầu chương trình phát triển J-10 từ những năm 1980, có thể dựa trên nguyên mẫu chiến đấu cơ Lavi của Israel hoặc F-16A/B. Tiêm kích J-10 cất cánh lần đầu tháng 3/1998, được sản xuất từ năm 2002 với hơn 480 chiếc đã xuất xưởng.

J-10 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 1,8, (gấp 1,8 lần vận tốc âm thanh), trần bay 17.000 m, tầm bay 2.950 km và bán kính chiến đấu 1.240 km. Tiêm kích được trang bị một pháo GSh-23 23 mm, 11 giá treo vũ khí có thể mang tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, bom thường và bom dẫn đường.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top