[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Su-25 Nga đổi chiến thuật, bay theo cặp hi-low, nhả flares & chaff để bảo vệ lẫn nhau, gây rối loạn pk ukr, tức là radar hoặc optical có thể lock được Su-25 này, nhưng lại bị chiếc khác làm nhiễu phải đo lại tọa độ, mất dấu phạm vi, vì radar hoặc cảm biến cần 1 khoảng thời gian để cập nhập vị trí tọa độc mục tiêu, ko phải cứ thấy là lock ngay lập tức

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
T72 và BMP2 phối hợp, hiện BTR82, BMP2 phối hợp T72 rất đồng bộ, ko như những ngày đầu đi lẻ tẻ bị phục kích
BMP2, BTR82 sẽ bắn áp chế bằng súng đại liên, trung liên, khiến đối thủ ko thể nào ngắm bắn chính xác đội hình tank giáp,, sau đó Tank sẽ bồi 1 quả nổ lớn vào vị trí quân địch, khiến chúng ko kịp dùng RPG, ATGM

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Giữa chiến sự Ukraine nóng bỏng, tên lửa Iskander Nga gửi "tín hiệu đặc biệt" tới châu Âu
Trịnh Ngọc Tiến | 05/04/2022 07:16 AM

1

Giữa chiến sự Ukraine nóng bỏng, tên lửa Iskander Nga gửi tín hiệu đặc biệt tới châu Âu



Ảnh minh họa.


Trong các vũ khí mà Nga sử dụng tở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tên lửa Iskander tỏ ra đặc biệt nguy hiểm và là tín hiệu Nga gửi đến châu Âu.

Vũ khí chứng minh tính hiệu quả tại chiến trường Ukraine
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã nhiều lần thông tin về việc sử dụng hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật (OTRK) Iskander, để phá hủy cơ sở hạ tầng của Quân đội Ukraine.
Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M, theo phân loại của NATO là SS-26 Stone, được thiết kế để thực hiện các cuộc tấn công nhanh, nhằm vào các mục tiêu quy mô nhỏ và đặc biệt quan trọng, nằm sâu trong đội hình tác chiến của đối phương.
TIN LIÊN QUAN
Chuyên gia quân sự Nga, Thiếu tướng về hưu Leonid Artemyev nói với tờ Gazeta.Ru: "Là một phần của Lực lượng Vũ trang, Quân đội Nga có 13 lữ đoàn tên lửa được trang bị Iskander OTRK; cùng một tiểu đoàn Iskander độc lập, của Trung tâm thử nghiệm Chiến đấu số 60, tại trường bắn Kapustin Yar.
Theo số liệu chính thức, tổng số bệ phóng tên lửa Iskander phiên bản M (phiên bản hiện đại hóa) là hơn 150 đơn vị; số lượng tổ hợp "K" có thể phóng tên lửa hành trình, vẫn chưa được biết chắc chắn".
Ông Artemyev cũng cho biết thêm, tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander, là một tổ hợp bao gồm một số phương tiện cho các mục đích khác nhau. Ngoài bệ phóng tự hành 9P78-1, hệ thống bao gồm một xe tải đạn 9T250 với hai tên lửa bổ sung.
Hệ thống được trang bị một xe chỉ huy 9S552, có trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến ở khoảng cách lên đến 350 km; một xe bảo đảm kỹ thuật và bảo dưỡng (MRTO); một xe đo tọa độ (PPI) và bảo đảm khí tượng, cung cấp tọa độ của trận địa và mục tiêu, cũng như các điều kiện phóng cho tên lửa.
Giữa chiến sự Ukraine nóng bỏng, tên lửa Iskander Nga gửi tín hiệu đặc biệt tới châu Âu - Ảnh 2.

Cấu hình của một tổ hợp tên lửa Iskander (phiên bản M và phiên bản K).
Khả năng cơ động khi di chuyển của tổ hợp Iskander, được cung cấp bởi khung gầm việt dã bốn trục MZKT-7930 "Astrolog" do Belarus sản xuất; các xe công tác khác sử dụng khung gầm xe KamAZ.
Tất cả các nền tảng khung gầm này, cho phép phương tiện di chuyển trên đường cao tốc với tốc độ tối đa là 70 km/ h, trên đường đất là 40 km / h.
Do bệ phóng đa năng OTRK Iskander-M có thể sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau. Loại tên lửa 9M723 có tầm bắn lên tới 500 km; điều đặc biệt của tên lửa này, đó là đường bay không giống với tên lửa đạn đạo thông thường, mà là được điều khiển trên toàn hành trình.
Tổ hợp OTRK Iskander-M, cũng có thể sử dụng tên lửa hành trình 9M728 với tầm bắn đến 1.000 km. Đây đã trở thành lý do, để Mỹ chấm dứt Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (Hiệp ước INF), vào tháng 8/2019.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, tầm bắn của tên lửa 9M728, đã vượt quá giới hạn dưới 500 km, mà Hiệp ước INF quy định. Các tuyên bố lần đầu tiên được lên tiếng vào năm 2014, dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Các chuyên gia Lầu Năm Góc tin rằng, tầm bắn chính thức của tên lửa hành trình 9M728, đã bị đánh giá thấp "một cách hư cấu"; nhằm che giấu việc vi phạm Hiệp ước INF và tầm bắn thực của tên lửa là 2.000-2.600 km.
Bà Andrea L. Thompson, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên trách Kiểm soát vũ khí và An ninh Quốc tế, đã đưa ra yêu cầu với Điện Kremlin từ năm 2018; tuy nhiên Matxcơva kiên quyết phủ nhận các cáo buộc và đồng thời lưu ý rằng, Washington đã không cung cấp được bằng chứng.

Giữa chiến sự Ukraine nóng bỏng, tên lửa Iskander Nga gửi tín hiệu đặc biệt tới châu Âu - Ảnh 3.

Tên lửa Iskander khai hỏa
Lời cảnh báo đối với châu Âu
Chuyên gia quân sự Boris Dzherelievsky nói với tờ Gazeta.Ru: "Trong các đoạn video mới nhất của Bộ Quốc phòng Nga, người ta đã thấy được hoạt động của tổ hợp Iskander với tên lửa 9M723, có khả năng mang loại đầu đạn nhiệt áp.
TIN LIÊN QUAN
Điểm đặc biệt là đường bay của tên lửa 9M723 không theo một quỹ đạo nhất định, mà thực hiện cơ động lắt léo, thay đổi quỹ đạo bay liên tục; làm cho các vũ khí đánh chặn, khó có thể đáp trả"; hết lời dẫn.
Theo quan điểm của Thiếu tướng Artemiev, bằng cách chứng minh hiệu quả của tên lửa Iskanders trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga đã gửi "một tín hiệu" tới phương Tây rằng, "bất kỳ mục tiêu quân sự nào trên lãnh thổ của họ, đều nằm trong tầm bắn của Iskander".
"Trước hết, đây là một tín hiệu không phải giành riêng cho Ukraine, NATO nói chung hay Mỹ, mà cụ thể là cho châu Âu. Nên nhớ tên lửa Iskander là không thể đánh chặn; ngoài hiệu suất chiến đấu cao, Iskander còn có tác dụng tâm lý đối với kẻ thù tiềm tàng";
Ví dụ, một tên lửa thông thường của tổ hợp này từ vùng Kaliningrad sẽ bắn tới Vilnius, Riga và Tallinn (thủ đô của 3 quốc gia khu vực Baltic), hay có thể bắn tới Warsaw hoặc các vùng ngoại ô của Berlin hoặc Stockholm;
Nhưng đó là với loại tên lửa có tầm bắn chỉ trong phạm vi 500 km. Và nếu cần thiết, toàn bộ châu Âu sẽ nằm trong tầm bắn của Iskander; Thiếu tướng Artemiev kết luận.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
RIA: Trừ hạt nhân, Nga đã sử dụng gần như toàn bộ vũ khí tối tân nhất ở Ukraine - Rồi sao?
Hoài Giang | 04/04/2022 06:28 PM

13

RIA: Trừ hạt nhân, Nga đã sử dụng gần như toàn bộ vũ khí tối tân nhất ở Ukraine - Rồi sao?

Trong bài viết được RIA Novosti đăng tải, nhà phân tích Andrey Kots đã đánh giá hiệu quả của các loại vũ khí được Nga sử dụng ở Ukraine.

Các khí tài quân sự tham chiến trên mặt đất
Tính tới thời điểm hiện tại của chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nga đã sử dụng gần như tất cả các vũ khí mà họ sở hữu - bao gồm cả những thứ hoàn toàn mới - ngoại trừ "bộ ba hạt nhân" (các vũ khí hạt nhân phóng từ trên không, biển và mặt đất).
Là chủ lực của lục quân, xe tăng yểm trợ cho bộ binh tiến công, phá hủy các cứ điểm - đột phá các tuyến phòng ngự kiên cố. Có thể thấy gần như toàn bộ xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) đã tham chiến từ T-72B Obr 1989, T-72B3, T-80BVM và T-90M.
Cho đến nay những chiếc T-14 Armata vẫn chưa được sử dụng - tuy nhiên những gì đang có đã quá đủ để chống lại T-64 và T-72 cải tiến của Ukraine. Các tên lửa chống tăng Javelin và NLAW do Phương Tây sản xuất được tung hô hóa ra không thực sự giúp ích cho phía Ukraine.
Có rất nhiều bằng chứng xe tăng Nga vẫn tiếp tục chiến đấu sau một vài phát đạn chống tăng trực diện của đối phương.





00:00:11


Đoạn video về vụ phục kích xe tăng Nga ở Mariupol (Nguồn: UNIAN).
Các xe chiến đấu bộ binh - chủ yếu là BMP-1 - đã tham gia vào tất cả các cuộc xung đột vũ trang của những thập kỷ gần đây. Xe bọc thép chở quân BTR-82A, xe tải "Typhoon-U" và "Typhoon-K", cũng như xe SUV "Tiger" đã hoạt động triệt để ở Syria.
Nhưng ở Kiev chúng được thay thế bằng xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M với "con át chủ bài" là pháo 2A70 100 mm - thứ mà trong một số điều kiện nhất định, thậm chí có thể chống lại xe tăng.
Về hỏa lực pháo binh - rõ ràng đây là một danh sách dài từ súng cối 120 mm đến pháo tự hành hạng nặng 2S7M Malka 203 mm.
Hỏa lực hiện được hiệu chỉnh bằng máy bay không người lái (UAV/Drone) trinh sát và đối với những mục tiêu quan trọng - chúng sẽ được đáp ứng với đạn dẫn đường bằng lazer.
Pháo phản lực phóng loạt (MLRS) được sử dụng rộng rãi, có thể kể đến MLRS "Tornado-G" và "Tornado-S", pháo phản lực nhiệt áp TOS-1 "Pinocchio" và TOS-1A "Solntsepek".
Và một khí tài mới chỉ được trình diễn ở Moscow vào năm 2020 là tổ hợp "Zemledeliye" cũng đã được thực chiến - đây là thứ có thể gài một bãi mìn ở khoảng cách từ 5 đến 15 km chỉ trong nửa phút.





00:00:04


Pháo phản lực nhiệt áp tự hành TOS-1A di chuyển tại khu vực Mariupol.
Trên không và trên biển
Đối với các mục tiêu nằm ở khoảng cách xa - chúng đã bị đánh trúng bởi tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander và trong một số trường hợp là hệ thống tên lửa bờ Bastion.
Trong những ngày đầu tiên của chiến dịch, Không quân Vũ trụ Nga (VKS) đã "băm nhỏ" năng lực phòng không của đối phương - chiếm hoàn toàn ưu thế trên không.
Như tạp chí Military Watch Magazine của Mỹ đã viết, Su-27 và MiG-29 Ukraine không thể chống lại Su-30SM và Su-35 hiện đại hơn của Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga, họ không để mất bất kỳ máy bay nào trong các trận không chiến và đã bắn rơi hàng chục máy bay đối phương.
Các nhà báo phương Tây lưu ý rằng mặc dù cả hai bên đều có các khí tài tương tự được phát triển dưới thời Liên Xô, nhưng những thứ mà Nga sở hữu được trang bị các thiết bị điện tử hàng không và vũ khí tiên tiến hơn.
Trực thăng Ka-52 và Mi-28N đang sử dụng tên lửa chống tăng "Vikhr" và "Ataka" để săn lùng tăng - thiết giáp và gần như không gặp cản trở - các hệ thống phòng thủ của chúng giúp bảo vệ máy bay khỏi MANPADS (tên lửa phòng không vác vai).






Đoạn video chiếc trực thăng Ka-52 của Nga liên tiếp nã tên lửa vào sở chỉ huy Ukraine (Nguồn: RIA Novosti / BQP Nga).
Chỉ có một số phương tiện bị thiệt hại do cháy trên mặt đất. Thực tế là mặc dù cả Ka-52 và Mi-28N đều từng tham chiến ở Syria, nhưng việc sử dụng hàng loạt như ở Ukraine là chưa có tiền lệ.
Vào tháng 3/2022, tiêm kích tầm xa MiG-31K đã khai hỏa tên lửa siêu thanh Kinzhal vào kho vũ khí ngầm của phía Ukraine ở khu vực Ivano-Frankivsk. Đây được cho là kho đạn nơi chứa đạn tên lửa Tochka-U.
Vụ phóng được thực hiện từ khoảng cách cả nghìn km. Kinzhal đã xuyên thủng nhiều mét bê tông cốt thép và phát nổ bên trong kho vũ khí, tiêu diệt hoàn toàn đối phương
Các video về hoạt động chiến đấu của UAV Inohodet đã xuất hiện - việc sản xuất chúng sẽ sớm được khởi động tại Dubna gần Moscow. UAV với tên lửa dẫn đường đang săn lùng xe bọc thép Ukraine.
UAV Bayraktar TB-2 do Thổ sản xuất đã không thể đóng vai trò quan trọng ở Ukraine. Chiến dịch đã chứng minh rằng các UAV không còn là "siêu vũ khí" ngay khi chúng bắt gặp một hệ thống phòng không được xây dựng tốt và có chiều sâu với S-400, Tor-M2, Buk, Pantsir-S.






UAV Nga tiêu diệt cứ điểm, xe bọc thép của Ukraine (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga).
Hải quân Nga hoạt động tích cực nhất trong những ngày đầu tiên của hoạt động.
Các tàu của Hạm đội Biển Đen đã phá hủy căn cứ hải quân ở Ochakovo, làm hư hại và làm ngập phần lớn các tàu chiến Ukraine đồng thời hỗ trợ hỏa lực cho thủy quân lục chiến trong trận đánh chiếm đảo Zmeiny.
Giờ đây, Hạm đội Biển Đen tiếp tục đóng vai trò hỏa lực hỗ trợ cho lực lượng trên mặt đất. Hầu như ngày nào Kalibr cũng được khai hỏa vào các kho vũ khí, nhiên liệu và những nơi tập trung binh lính, sở chỉ huy và các khu công sự của Ukraine.
Tuy nhiên quân đội Ukraine đã đáp trả mạnh mẽ - vào ngày 24/3 họ đã bắn đạn phản lực vào cảng Berdyansk, gây thiệt hại cho hai tàu đổ bộ lớn. Thực tế là cuộc pháo kích này đã thành công ít nhiều - hành động có ý nghĩa duy nhất của Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga.

RIA: Ngoại trừ hạt nhân, QĐ Nga đã sử dụng gần như toàn bộ kho vũ khí ở Ukraine - Rồi sao? - Ảnh 7.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Báo Mỹ: kho UAV Ukr đang cạn kiệt

Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 7 tháng 3 tuyên bố đã tiêu diệt được 78 máy bay không người lái của Ukraine kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Theo số liệu công bố của Điện Kremlin, quân đội Nga chỉ phá hủy thêm 300 máy bay không người lái của Ukraine trong vòng một tháng. Nếu được xác nhận, các số liệu mới nhất của Konashenkov về các vụ tiêu diệt bằng máy bay không người lái có thể chỉ ra rằng các lực lượng xâm lược của Nga đang dần điều chỉnh các chiến thuật sử dụng máy bay không người lái của Ukraine khi họ tìm cách củng cố quyền kiểm soát ở phía đông và đông nam của Ukraine. Vào giữa tháng 3, lực lượng ly khai thân Nga Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) thông báo rằng Nga đang thiết lập vùng cấm bay ở khu vực phía đông Donbas. Máy bay không người lái của Nga — bao gồm cả Eleron-3 và Orlan-10 — phần lớn vắng mặt trong giai đoạn mở đầu của cuộc xâm lược, nhưng chúng đang đóng vai tròvai trò tình báo, giám sát và trinh sát ngày càng quan trọng khi cuộc chiến tiếp diễn.

1649297022621.png


Không rõ có bao nhiêu máy bay không người lái Ukraine vẫn bay trong hơn một tháng tham chiến ở Ukraine; tuy nhiên, phương Tây đã cam kết bổ sung kho máy bay không người lái bị cho là đang cạn kiệt của quân đội Ukraine. Vào tháng 3, Washington đã thông báo rằng họ sẽ cung cấp cho Kyiv ít nhất 100 máy bay không người lái chiến đấu Switchblade như một phần của gói viện trợ gây chết người sắp tới trị giá 300 triệu USD. Biến thể Switchblade 600 di động có thể đe dọa các nhóm phương tiện của Nga bằng đầu đạn chống giáp và có khả năng lảng vảng qua các mục tiêu trong hơn bốn mươi phút.

1649297029884.png


 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Máy bay JL-10 Trung Quốc lần đầu tiên ném bom 500 kg: Hé lộ tham vọng của Bắc Kinh
Anh Tú | 07/04/2022 20:56



BÁO NÓI - 3:55

Máy bay JL-10 Trung Quốc lần đầu tiên ném bom 500 kg: Hé lộ tham vọng của Bắc Kinh

Quân đội Trung Quốc đã khiến nhiều nhà quan sát trên thế giới không khỏi ngạc nhiên khi tổ chức cuộc tập trận phức tạp với máy bay chiến đấu JL-10 thời gian gần đây.


CUỘC TẬP TRẬN ĐÁNG CHÚ Ý VỚI JL-10
Theo Global Times, trong cuộc tập trận trên, dòng máy bay phản lực huấn luyện tiên tiến JL-10, hay còn được biết tới với tên gọi L-15 trong phiên bản xuất khẩu, lần đầu tiên đã thả một quả bom hàng không nặng 500 kg.
Ngoài việc hé lộ phần nào kế hoạch đào tạo của Không quân Quân đội Trung Quốc (PLAAF) dành cho học viên trong các bài tập tấn công mặt đất và ném bom thì theo một số nhà phân tích, sự kiện cũng là dịp để PLAAF thể hiện khả năng vượt trội của dòng máy bay này.
Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), một lữ đoàn từ Học viện Không quân Thạch Gia Trang của Không quân PLA đã chọn ra một nhóm các giảng viên bay giỏi nhất và thực hiện bài tập bắn đạn thật với hai quả bom hàng không nặng 500 kg trên máy bay huấn luyện JL-10 hồi đầu mùa Xuân năm nay.
Máy bay JL-10 Trung Quốc lần đầu tiên ném bom 500 kg: Hé lộ tham vọng của Bắc Kinh - Ảnh 1.
Máy bay Hongdu JL-10
HÉ LỘ THAM VỌNG XUẤT KHẨU CỦA BẮC KINH?
Cuộc tập trận diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) công bố kế hoạch mua phiên bản xuất khẩu của JL-10 - máy bay huấn luyện tiên tiến L-15.
Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có Zambia là quốc gia duy nhất đã mua và tổ chức huấn luyện với L-15 mặc dù Uruguay và Venezuela cũng bày tỏ sự quan tâm.
Cuối tháng 2 vừa qua, có thông tin cho biết Bộ Quốc phòng UAE sẽ ký hợp đồng với Tổng công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc (CATIC) để mua máy bay huấn luyện và chiến đấu hạng nhẹ L-15 với tùy chọn sẽ mua thêm 36 chiếc nữa sau này.
Năm 2020, PLAAF đã khởi động một chương trình huấn luyện mới dựa trên JL-10 thế hệ thứ ba với nỗ lực giảm thiểu thời gian huấn luyện cho các học viên phi công và tăng cường khả năng làm quen với các phương tiện để chuẩn bị cho các cuộc chiến trong tương lai.
Theo giới phân tích, các khả năng không chiến cơ bản và chi phí đỡ tốn kém hơn của JL-10 khiến nó phù hợp với các quốc gia có môi trường phòng không ít bị đe dọa.
Theo Global Times, đây là lần đầu tiên máy bay JL-10 thực hiện một nhiệm vụ huấn luyện như vậy (thả bom hàng không) kể từ khi được biên chế vào Lực lượng Không quân PLA.
“Chúng tôi chưa bao giờ thả một quả bom 500 kg trong các cuộc huấn luyện trước đây, vì vậy đây là lần đầu tiên. Tôi rất vui mừng khi hoàn thành nhiệm vụ này và chúng tôi sẽ thực hành bất cứ điều gì được yêu cầu trên chiến trường”, Li Liang - giảng viên bay của Lữ đoàn Không quân PLA nói với CCTV.
Điều này cho thấy Trung Quốc đang tập trung vào khả năng chiến đấu và có một lực lượng sẵn sàng chiến đấu nhằm đối đầu với kẻ thù trong trường hợp xảy ra xung đột.
Máy bay JL-10 Trung Quốc lần đầu tiên ném bom 500 kg: Hé lộ tham vọng của Bắc Kinh - Ảnh 3.
KAI T-50 của Hàn Quốc

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng Hàn Quốc - nước láng giềng và đối thủ nặng ký của Trung Quốc, cũng đã phát triển máy bay huấn luyện tiên tiến cho riêng mình - T-5O Golden Eagle mà Seoul đang rất tích cực tiếp thị để xuất khẩu.
UAE được cho là đã thể hiện sự quan tâm đến máy bay phản lực của Hàn Quốc vài tuần sau khi thông báo mua L-15.
Một trong những đối thủ khác nữa của Trung Quốc ở bên kia biên giới là Ấn Độ cũng đang trong quá trình phát triển biến thể máy bay huấn luyện dựa trên dòng LCA Tejas của mình.
Yak-130 của Nga, MB.346 của Ý, K-8 cận âm của Trung Quốc, T-50 Golden Eagle và có thể là T-X của Boeing đều là những đối thủ trên thị trường máy bay huấn luyện/máy bay tấn công hạng nhẹ hiện nay.
Còn quá sớm để khẳng định liệu L-15 có thành công về mặt xuất khẩu hay không nhưng doanh số bán máy bay huấn luyện/máy bay chiến đấu siêu thanh giá rẻ có thể trở thành một dấu hiệu hấp dẫn cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh trong những năm tới.
Nguồn vốn khổng lồ, ảnh hưởng kinh tế và khả năng tiếp cận chính trị của Trung Quốc là nền tảng cũng như lợi thế đáng kể trong chính sách xuất khẩu quốc phòng của nước này.
Hơn nữa, chi phí thấp và sự tương đồng của máy bay Trung Quốc với máy bay thế hệ thứ tư khiến nó trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều quốc gia.
L-15 không chỉ thực hiện các hoạt động chiến đấu cơ bản mà còn có thể đảm trách nhiều nhiệm vụ và tấn công đường không cũng là lợi thế bán hàng độc đáo của dòng máy bay này so với các đối thủ cạnh tranh của nó.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Sản xuất tên lửa kiểu thủ công, Mỹ đang thiếu Stinger để cấp cho Ukraine
Thái An | 07/04/2022 11:42 AM

0

Sản xuất tên lửa kiểu thủ công, Mỹ đang thiếu Stinger để cấp cho Ukraine



FIM-92 Stinger là hệ thống phòng không không điều khiển, hoạt động như một tên lửa đất đối không hồng ngoại. Ảnh: Defensehere.


Quan chức số hai của Lầu Năm Góc hôm 5/4 cho biết, các bộ phận lỗi thời và lực lượng lao động thiếu hụt đang là vấn đề đối với Mỹ khi nước này xem xét việc đẩy mạnh sản xuất tên lửa phòng không vác vai Stinger nhằm tăng cường vũ khí cho Ukraine và bổ sung kho dự trữ của Mỹ.

Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine cuối tháng 2, những loại vũ khí do Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cung cấp như Stinger (do hãng Raytheon sản xuất) đã trở thành vật không thể thiếu đối với các lực lượng Ukraine khi họ cố gắng duy trì quyền kiểm soát không phận của mình trước quân Nga.
Tuy nhiên, các nghị sĩ Mỹ lo lắng quân đội nước này đang cạn kiệt kho dự trữ vũ khí, đạn dược. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks cho biết Lầu Năm Góc vẫn đang tìm cách giải quyết, đặc biệt là đối với Stinger.
“Có một số vấn đề rất cụ thể liên quan đến Stinger và một số vấn đề lỗi thời mà chúng ta phải khắc phục”, bà Hicks nói với báo chí hôm 5/4.
TIN LIÊN QUAN
Bà Hicks cho rằng, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã tập trung chế tạo những loại vũ khí tiên tiến hơn, trong khi việc sản xuất vũ khí cũ hơn như Stinger của những năm 70 của thế kỷ trước đòi hỏi những kỹ năng khác nhau.
“Việc chuyển đổi lực lượng lao động sang sản xuất vũ khí phù hợp với cuộc chiến Ukraine đòi hỏi một số sự thay đổi ưu tiên và đào tạo”, bà nói.
Trong phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Hạ viện hôm 5/4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với các nghị sĩ rằng, Lầu Năm Góc đang làm việc với ngành công nghiệp quốc phòng để tìm cách đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhằm bổ sung kho vũ khí đã cạn kiệt do phải cung cấp cho Ukraine.
Các phát biểu của bà Hicks và ông Austin được đưa ra chỉ vài giờ trước khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo bổ sung 100 triệu USD cho tên lửa chống tăng Javelin dành cho Ukraine. Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nói rằng, việc tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine hiện là một nhu cầu cấp bách.
Kể từ chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu hôm 24/2 đến nay (ngày 6/4), Mỹ đã cung cấp 1,7 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine. Kể từ khi chính quyền Biden bắt đầu hoạt động năm 2021, con số này là hơn 2,4 tỷ USD.
Sản xuất tên lửa kiểu thủ công, Mỹ đang thiếu Stinger để cấp cho Ukraine - Ảnh 2.

Thủy quân lục chiến Mỹ bắn tên lửa Stinger trong quá trình huấn luyện tại bang California. Nguồn: Breaking Defense.
Khởi động lại dây chuyền sản xuất Stinger?
Trong khi tên lửa chống tăng Javelin (do liên doanh Lockheed Martin-Raytheon sản xuất) vẫn được chế tạo cho quân đội Mỹ, Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã dừng mua tên lửa phòng không Stinger trong nhiều thập kỷ qua.
Ngày nay, dây chuyền sản xuất Stinger chỉ phục vụ một khách hàng quốc tế duy nhất. Khách hàng này đã tìm nguồn cung cấp và cung cấp nhiều bộ phận lỗi thời cần thiết để chế tạo Stinger của riêng mình.
Vì Stinger được chế tạo với một số bộ phận không còn được sản xuất, nên có một số lượng hữu hạn Stinger có thể được sản xuất cùng với các bộ phận hiện có trên thị trường.
TIN LIÊN QUAN
Cũng có lo ngại rằng Ukraine có thể cần Stinger nhanh hơn so với việc Mỹ có thể bổ sung kho dự trữ của mình, dẫn đến thâm hụt. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine khoảng 2.000 tên lửa Stinger, nhưng hiện phải mất 18-24 tháng để sản xuất một lô tên lửa Stinger duy nhất, CNN đưa tin ngày 28/3.
Một nguồn tin nói với Breaking Defense rằng, quá trình sản xuất gần như không có tự động hóa; các công nhân chế tạo Stinger theo kiểu thủ công.
Hồi tháng 3, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, ông Adam Smith, cùng một số quan chức khác đề nghị Lầu Năm Góc bắt đầu nghiên cứu một hệ thống phòng không tầm ngắn hiện đại có thể thay thế Stinger.
Họ gọi vấn đề này là “vấn đề cấp bách nhất” và cho rằng hệ thống mới phải có chi phí thấp, có thể xuất khẩu và sẵn sàng xuất xưởng trong 36 tháng.
Ngân sách tài khóa 2022 dành 3,5 tỷ USD cho Lầu Năm Góc để bổ sung vũ khí cho Ukraine. Số tiền đó nên được sử dụng để tìm các bộ phận và phương pháp sản xuất mới có thể thu hẹp khoảng cách giữa Stinger và một hệ thống hiện đại, một phụ tá cấp cao của Quốc hội Mỹ nói với Breaking Defense hồi tuần trước.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top