[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Nhà trắng: Một xe tăng Nga sẽ phải đối mặt 90 vũ khí chống tăng Ukraine


Vậy theo tỉ lệ này 90 Javelin mới tiêu diệt được 1 T72 Nga
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Tên lửa siêu thanh của Trung Quốc có thể mang lại lợi thế lớn trong chiến tranh hạt nhân
Minh Quang
Thứ bảy, ngày 09/04/2022 - 08:39Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Vũ khí siêu thanh mới của Trung Quốc có thể được sử dụng cho một cuộc tấn công đầu tiên nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí chiến lược của Mỹ.
Tên lửa siêu thanh của Trung Quốc có thể mang lại lợi thế lớn trong chiến tranh hạt nhân (Ảnh: Military Watch Magazine)
Tên lửa siêu thanh của Trung Quốc có thể mang lại lợi thế lớn trong chiến tranh hạt nhân (Ảnh: Military Watch Magazine)
Vào ngày 4/4, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, Đô đốc Charles Richard cảnh báo rằng Trung Quốc đang có những đột phá lớn trong việc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân chiến lược của mình. Đô đốc Charles Richard nhấn mạnh việc Trung Quốc thử nghiệm một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang theo phương tiện bay siêu thanh vào tháng 7/2021, điều này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề an ninh của Mỹ.
Theo báo cáo, phương tiện này có thể bay được 40.000 km trong hơn 100 phút, được ông Charles Richard cho biết là "khoảng cách lớn nhất và thời gian bay dài nhất trong số các hệ thống vũ khí tấn công trên bộ của bất kỳ quốc gia nào cho đến nay”. Trung Quốc đã triển khai các phương tiện bay siêu thanh trên tên lửa đạn đạo tầm xa DF-17 được đưa vào trang bị vào năm 2019, được các chuyên gia đánh giá cao hơn so với tên lửa tầm xa liên lục địa với hệ thống Avangard của Nga.
Tên lửa siêu thanh của Trung Quốc có thể mang lại lợi thế lớn trong chiến tranh hạt nhân ảnh 1
Tên lửa DF-17 của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)
Các phương tiện bay siêu thanh được đánh giá cao nhờ khả năng cơ động đi cùng với tốc độ cực cao và khả năng tấn công mục tiêu từ hầu hết mọi hướng, điều này khiến cho việc đánh chặn gần như không thể thực hiện được và tăng độ tin cậy của chúng lên đáng kể.
Đô đốc Richard cảnh báo rằng việc Trung Quốc đạt được sẽ có "tác động nghiêm trọng đối với sự ổn định chiến lược” và có thể vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ. Điều này trước đây đã được Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ John Hyten đề cập. Ông John Hyten nhấn mạnh rằng vũ khí siêu thanh mới của Trung Quốc có thể được sử dụng cho một cuộc tấn công đầu tiên nhằm vô hiệu hóa kho vũ khí chiến lược của Mỹ.
Đô đốc Richard chia sẻ thêm: Lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ được hiện đại hóa đáng kể bằng một loạt vũ khí mới, bao gồm máy bay ném bom tầm xa xuyên lục địa đầu tiên của nước này, chiếc H-20 tàng hình sẽ đi vào hoạt động vào cuối những năm 2020, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Lớp Type 96 được nhiều người đồn đoán là tàu ngầm "yên tĩnh" nhất thế giới và tàu ngầm JL-3 phóng ICBM được công bố vào năm 2019.
Theo Military Watch Magazine
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí để tiêu diệt máy bay không người lái của Nga
Minh Quang
Thứ sáu, ngày 08/04/2022 - 12:15Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Quân đội Mỹ được cho là đang tìm cách cung cấp cho Ukraine các hệ thống máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí để tiêu diệt máy bay không người lái của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)
Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí để tiêu diệt máy bay không người lái của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)
Khi cuộc chiến ở Ukraine đang bước sang tháng thứ hai, Mỹ, NATO và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Trước đó, các nước phương Tây đã chuyển cho Ukraine số vũ khí trị giá hàng tỷ USD, trong đó có tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không, súng máy, súng trường, lựu đạn, mũ bảo hiểm và áo chống đạn.
Hiện giao tranh giữa các lực lượng của Nga và Ukraine vẫn diễn ra dữ dội tại nhiều khu vực, bao gồm bao gồm cả các thành phố nơi quân đội Nga đang sử dụng rocket, tên lửa và đạn pháo để đàn áp. Quân đội Mỹ được cho là đang tìm cách cung cấp cho Ukraine các hệ thống máy bay không người lái cỡ nhỏ - thiết bị tiêu diệt máy bay không người lái để loại bỏ các máy bay không người lái của Nga ra khỏi bầu trời Ukraine.
Máy bay không người lái
Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí để tiêu diệt máy bay không người lái của Nga ảnh 1
Các sĩ quan cảnh sát Ukraine kiểm tra một máy bay không người lái của Nga bị bắn rơi ở khu vực phía tây bắc Kiev (Ảnh: Business Insider)
Máy bay không người lái (UAV) đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong chiến tranh hiện đại. Các cơ quan tình báo Mỹ và Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát triển nhiều loại máy bay không người lái, bắt đầu bằng những loại thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát.
UAV được sử dụng trong nhiều chiến dịch quân sự của NATO. Trong cuộc chiến chống khủng bố, các máy bay không người lái như MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động tình báo và quân sự.
Việc được trang bị những loại vũ khí tối tân như tên lửa AGM-114 Hellfire giúp UAV ngày càng được sử dụng rộng rãi cho các nhiệm vụ không kích tầm gần và tấn công chính xác. Tuy nhiên các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái thường dẫn đến thiệt hại nặng nề, bao gồm cả thương vong đối với dân thường.
Máy bay không người lái có thể bay trên đầu mục tiêu trong nhiều giờ và theo dõi tình hình trên mặt đất, cung cấp thông tin tình báo chiến thuật và tình hình thực địa cho các chỉ huy trên mặt đất và các sở chỉ huy ở vị trí xa hơn.
Một thành viên trong lực lượng tinh nhuệ của Lục quân Mỹ cho biết: “UAV có giá thành rẻ nhưng lại có tính sát thương cao. Chúng có thể hạ gục chỉ huy hoặc trung tâm kiểm soát của đối phương, gây ra sự hỗn loạn. Một phi đội UAV thậm chí có thể chặn đứng một đoàn xe bọc thép”.
Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí để tiêu diệt máy bay không người lái của Nga ảnh 2
Quân nhân Ukaine ngắm bắn máy bay không người lái của Nga
từ một chiến hào ở chiến tuyến phía đông Kharkiv (Ảnh: Business Insider)
Nga được cho là đã triển khai UAV cảm tử KUB-BLA trên chiến trường. Loại UAV này mang đầu đạn nặng 7 pound, và đã được người dân nhìn thấy trên bầu trời ở Ukraine. Để đối phó với UAV của Nga, Ukraine đã sử dụng các vũ khí chống máy bay không người lái, chẳng hạn như Bukovel-AD - một hệ thống tác chiến điện tử gắn trên xe tải hay các thiết bị gây nhiễu Nota và EDM45-UA.
Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, tính đến ngày 1/4, các lực lượng Ukraine đã bắn hạ 85 hệ thống máy bay không người lái của Nga.
Có 2 cách để đánh chặn máy bay không người lái. Phương pháp cơ bản nhất là sử dụng hỏa lực không đối không hoặc hệ thống phòng không. Nhìn chung UAV hoạt động tương đối chậm vì thế chúng dễ dàng bị bắn hạ bằng các loại vũ khí dưới mặt đất, thậm chí là cả vũ khí nhỏ.
Những máy bay không người lái tiên tiến hơn, chẳng hạn như MQ-9 và RQ-4 của quân đội Mỹ, thường bay rất cao, trên 15.000 m - ngoài tầm bắn của các loại vũ khí có hỏa lực nhỏ.
Cách thứ hai để bắn hạ máy bay không người lái là can thiệp vào thiết bị điện tử của nó, chủ yếu thông qua năng lượng tần số vô tuyến.
Vũ khí chống máy bay không người lái
Mỹ cung cấp cho Ukraine vũ khí để tiêu diệt máy bay không người lái của Nga ảnh 3
Lính Mỹ sử dụng vũ khí chống UAV - Dronebuster trong cuộc tập trận tại Căn cứ Không quân Erbil ở vùng Kurdistan, Iraq (Ảnh: Business Insider)
Việc sử dụng phổ biến UAV trên chiến trường đã khiến các hệ thống chống UAV dần trở nên quan trọng.
Theo Politico, Mỹ đang xem xét cung cấp cho Ukraine 2 vũ khí chống UAV là Dronebuster của hãng Flex Force và Dronekiller của hãng IXI.
Dronebuster là một vũ khí chống máy bay không người lái nhỏ gọn, chuyên dùng để chống lại máy bay không người lái thương mại. Nó sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để áp đảo tần số điều khiển của máy bay không người lái, khiến UAV dừng hoạt động quay trở lại trạm điều khiển. Nó cũng có thể lấn át GPS của máy bay không người lái, khiến nó bay lơ lửng, hạ cánh hoặc rơi.
Dronebuster là vũ khí chống máy bay không người lái cầm tay duy nhất được phép sử dụng cho quân đội Mỹ. Nó có thể được sử dụng ở một địa điểm cố định hoặc được đưa đến các địa điểm khác nhau giống như thiết bị cầm tay, tạo ra sự linh hoạt cho người sử dụng.
Dronekiller có kích cỡ tương đương với khẩu súng trường, sử dụng năng lượng tần số vô tuyến để làm gián đoạn các tín hiệu điều khiển và ra lệnh của máy bay không người lái, khiến nó hạ cánh hoặc quay trở lại trạm điều khiển. Nó có phạm vi hoạt động trong khoảng 1 km và có thể phát hiện ra máy bay không người lái bằng dấu hiệu tần số vô tuyến của nó.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Mỹ sắp "cạn vốn" biện pháp trừng phạt Nga?
Phạm Nghĩa | 09/04/2022 09:52 AM

1

Mỹ sắp cạn vốn biện pháp trừng phạt Nga?



Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (phải) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne tại Brussels - Bỉ, ngày 6-4. Ảnh: Reuters


Reuters nhận định Mỹ và các đồng minh phương Tây đã "cạn kiệt" những lựa chọn dễ dàng nhất để trừng phạt Nga trong khi đối mặt với tác động kinh tế tiêu cực.

Sau một loạt biện pháp trừng phạt ban đầu đối với Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng ít mang lại hiệu quả, Liên minh châu Âu (EU) nhắm mục tiêu vào lĩnh vực năng lượng của Nga, qua đó cấm nhập khẩu than từ nước này. Tuy nhiên, theo Reuters, các nước EU vẫn bị chia rẽ về việc làm thế nào để hạn chế lĩnh vực dầu khí của Nga vốn có tác động quan trọng đến nền kinh tế của họ.
Mỹ và nhóm G7 đã công bố lệnh trừng phạt mới đối với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp nhà nước, nhiều quan chức chính phủ Nga và các thành viên trong gia đình. Mỹ cũng cấm công dân mình đầu tư mới vào Nga và không cho Moscow dùng tiền tại các ngân hàng Mỹ để trả nợ.
Mỹ sắp cạn vốn biện pháp trừng phạt Nga? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (phải) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne tại Brussels - Bỉ, ngày 6-4. Ảnh: Reuters
Các nhà phân tích lệnh trừng phạt của Mỹ cho rằng những biện pháp trên không đủ khả năng làm giảm doanh thu năng lượng của Nga. Nguồn thu này đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế Nga.
Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên cho EU, đồng thời chiếm 1/3 lượng dầu mỏ nhập khẩu hằng ngày (tương đương 700 triệu USD) của khối này.
Ngày 4-4, Bộ trưởng Tài chính Áo Magnus Brunner lên tiếng phản đối lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực dầu khí của Nga vì "sẽ làm tổn thương Áo nhiều hơn Nga". Cách đó vài giờ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh sự cần thiết của lệnh trừng phạt nhắm vào dầu mỏ và than đá của Nga. Lithuania cuối tuần trước cũng tuyên bố sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt và chấm dứt "mối quan hệ năng lượng với Nga".
TIN LIÊN QUAN
Cựu nhân viên Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ Daniel Tannebaum nói với Reuters rằng Mỹ và phương Tây có thể tiến hành các biện pháp như mở rộng lệnh cấm các tổ chức tài chính Nga giao dịch bằng đồng USD và euro, qua đó đưa ngân hàng Gazprombank của Nga vào danh sách trừng phạt.
Theo Reuters, Mỹ đang cố gắng thúc đẩy các đồng minh châu Âu gây áp lực mạnh hơn lên Nga song song với việc đảm bảo liên minh chống Moscow không bị chia rẽ nội bộ. Điều này được đánh giá là khó có thể cân bằng.
Giám đốc Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group (Mỹ) Clayton Allen nhận định nếu muốn chuyển sang vòng trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga, Mỹ cần đảm bảo với các nước châu Âu rằng họ có thể ổn định thị trường năng lượng và vật tư để tránh tác động xấu về kinh tế. "Nếu Tây Âu rơi vào suy thoái, sự hỗ trợ dành cho Ukraine sẽ bị hạn chế nghiêm trọng" - ông Allen lưu ý.
Trong tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trình bày về các bước đi mới đối với Nga tại các cuộc họp của NATO và G7 ở Brussels - Bỉ. Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo đã tổ chức các cuộc họp tương tự ở London, Brussels, Paris và Berlin hồi tuần trước, nội dung thảo luận về biện pháp trừng phạt Nga trong khi giảm thiểu tác động cho các bên áp đặt trừng phạt.
Hiện tại, vẫn còn nhiều lỗ hổng mà Mỹ và các đồng minh phải lấp đầy, chẳng hạn như các công ty Đức và Pháp tiếp tục bán hàng hóa cho Nga và duy trì cuộc săn lùng du thuyền cùng tài sản giá trị của giới tài phiệt Nga.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Ukraine vừa nhận vũ khí mới lạ khiến Trung Quốc phải "chăm chú ngắm nhìn": Đó là thứ gì?
Mạnh Kiên | 09/04/2022 07:30 AM

6

Ukraine vừa nhận vũ khí mới lạ khiến Trung Quốc phải chăm chú ngắm nhìn: Đó là thứ gì?

Cuộc xung đột Ukraine là nơi nhiều vũ khí mới lạ được đưa ra chiến trường. Đây là cơ hội lớn để những thế lực quân sự mới nổi như Trung Quốc có dịp quan sát.

Mỹ vừa gửi thứ gì đến Ukraine?
Mỹ đang gửi 10 "máy bay không người lái tự sát" - còn được gọi là sát thủ xe tăng - tới Ukraine trong gói vũ khí mới nhất dành cho quốc gia Đông Âu trong cuộc xung đột với Nga.
Máy bay không người lái Switchblade-600 mới đến là sản phẩm tích hợp của cả công nghệ máy bay không người lái (UAV) lẫn tên lửa, được bổ sung sau khi 100 chiếc Switchblade-300 phiên bản thấp hơn được người Mỹ cung cấp vào tháng trước.
Switchblade hoạt động theo cơ chế bao quát trên chiến trường và tìm kiếm mục tiêu, chúng có thể tấn công bằng đầu đạn tích hợp tương tự như tên lửa, với cách vận hành đa dạng.
Phiên bản 300 chỉ nặng 2,5kg và vừa vặn trong ba lô, trong khi Switchblade-600 lớn hơn và nặng hơn, mang đầu đạn đủ mạnh để tiêu diệt một chiếc xe tăng, nhưng giá thành chỉ bằng một phần so với loại tên lửa có sức mạnh tương tự.
TIN LIÊN QUAN
Theo nhà sản xuất AeroVironment, hai mẫu máy bay này có thời gian hoạt động lần lượt là 15 và 40 phút, tầm bay 10km và 40km.
Động cơ điện giúp mẫu UAV hoạt động thầm lặng, không gây ra tiếng ồn và cả hai mẫu đều có thể chuyển từ chế độ bay được lập trình sang điều khiển bằng tay thông qua máy tính bảng. Kíp vận hành cũng có thể hủy tấn công và nhắm mục tiêu lại ngay ở giây cuối cùng.
Switchblade-300 lần đầu tiên được triển khai ở Afghanistan vào năm 2010, nơi được sử dụng để nhắm vào các mục tiêu Taliban.
Nhà bình luận quân sự Zhou Chenming ở Bắc Kinh cho biết việc sử dụng Switchblade-600 trong cuộc xung đột Ukraine là cơ hội để Trung Quốc quan sát màn trình diễn của chúng trước các xe tăng Nga.
"Switchblade nhỏ gọn dễ mang theo, cơ động và cất giấu dễ dàng. Vì vậy, chúng có thể cải thiện đáng kể hỏa lực và phạm vi tấn công của các tiểu đội bộ binh, nhất là trong các mục đích chiến thuật đặc biệt", Zhou nói với SCMP.
"Nhưng giống như các máy bay không người lái nhỏ khác, chúng không khó để gây nhiễu. Trong kịch bản triển khai hàng loạt, độ tin cậy trong khả năng kiểm soát và truyền dữ liệu vẫn còn là dấu hỏi".
Ukraine vừa nhận vũ khí mới lạ khiến Trung Quốc phải chăm chú ngắm nhìn: Đó là thứ gì? - Ảnh 2.

Trung Quốc có gì?
Trung Quốc có ít nhất 5 máy bay không người lái tương tự như Switchblade, được phát triển bởi cả các tập đoàn nhà nước và công ty tư nhân. Đáng chú ý nhất là CH-901 đã được trưng bày tại một số triển lãm quốc phòng từ năm 2016.
Là sản phẩm của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc, CH-901 giống với Switchblade về ngoại hình, với cánh và đuôi gấp vào ống phóng và mở ra khi khai hoả.
So với Switchblade-600 dài 1,3m nặng 22kg, CH-901 nhẹ hơn, vào khoảng 9kg, nhưng chỉ ngắn hơn một chút, với chiều dài 1,2m. Máy bay không người lái của Trung Quốc có tốc độ bay 70km/h và có thể đạt tối đa 150km/h.
Ngược lại, Switchblade-600 có vận tốc 110km/h của và tốc độ tối đa 185km/h.
Nhưng trong khi Switchblade-600 chỉ có thể được sử dụng một lần, CH-901 có thể được tái sử dụng tới 20 lần, khiến khả năng của nó gần giống với một chiếc máy bay không người lái thông thường. UAV này cũng có thời gian hoạt động lâu hơn, đến 2 giờ, với khả năng trinh sát trên 2km.
TIN LIÊN QUAN
Một ví dụ khác về công nghệ máy bay không người lái tiên tiến của Trung Quốc là mẫu Guide S570, được trình diễn vào năm 2018 tại triển lãm hàng không Chu Hải nổi tiếng của nước này.
Được phát triển bởi Wuhan Guide Infrared Co, S570 có bề ngoài tương tự như mẫu UAV Hero-30 của Israel. Nó có tầm hoạt động 10km và tầm sát thương 8m.
S570 nặng 7kg, rất dễ mang theo và có thể triển khai cả môi trường ngày lẫn đêm, trang bị hệ thống dẫn đường quang học và hồng ngoại, hoạt động tối đa 25 phút.
ZT-25, được phát triển bởi Shaanxi Zhongtian Rocket Techonology Co, cũng có kiểu dáng và thông số kỹ thuật tương tự như Hero-30, nhưng có khả năng phóng từ một máy bay không người lái chiến đấu cỡ lớn.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Xe tăng Nga bị phá hủy hàng loạt trên chiến trường Ukraine: Vì đâu nên nỗi?
Anh Tú | 08/04/2022 07:44 PM

12

Xe tăng Nga bị phá hủy hàng loạt trên chiến trường Ukraine: Vì đâu nên nỗi?

Liệu Nga để mất hàng trăm xe tăng ở Ukraine có đồng nghĩa với việc những phương tiện bọc thép này đang trở nên lỗi thời trong chiến tranh hiện đại?

NƯỚC NHIỀU XE TĂNG NHẤT THẾ GIỚI THIỆT HẠI NẶNG NỀ
Mặc dù quân đội chỉ lớn thứ tư thế giới nhưng Nga lại là siêu cường về xe tăng, với 12.950 chiếc vào năm 2020 - nhiều hơn gấp đôi so với Mỹ, nước đứng thứ hai với 6.333 xe tăng.
Khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang tuần thứ bảy, nhiều tổn thất về xe tăng đã được ghi nhận. Hình ảnh về những chiếc xe tăng Nga bị phá hủy đã được đăng tải và chia sẻ trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội kể từ đầu cuộc chiến.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ukraine, tính đến ngày 24/3, Quân đội Nga đã mất hàng trăm xe tăng kể từ khi chiến sự mở màn cách đó một tháng.
Một trong số các lý do khiến phương tiện chiến đấu bọc thép của Nga bị tổn thất nặng nề là do Quân đội Ukraine được trang bị các hệ thống tên lửa chống tăng do phương Tây cung cấp như NLAW của Anh và Javelin của Mỹ.
Thực tế này khiến một số chuyên gia cho rằng chiến tranh hiện đại đã thay đổi, trong đó xe tăng và xe bọc thép chở quân giờ đây đã lỗi thời.
Xe tăng Nga bị phá hủy hàng loạt trên chiến trường Ukraine: Vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.

Hình ảnh cắt từ video được BQP Ukraine công bố ghi lại tình huống một chiếc xe tăng Nga bị tiêu diệt. Ảnh: BQP Ukraine
Anders Aslund, một chuyên gia về Nga, Ukraine và Đông Âu, viết trên Twitter: “Chúng quá đắt và dễ bị tiêu diệt bằng vũ khí chống tăng hạng nhẹ hoặc máy bay không người lái”.
Theo tổ chức tình báo nguồn mở Oryx, Nga đã mất tổng cộng 450 xe tăng: 221 chiếc bị phá hủy, 6 xe bị hư hại, 41 chiếc bị bỏ lại và 182 chiếc bị thu giữ.
Nga có thể sẽ còn thiệt hại nhiều hơn thế khi Mỹ đưa máy bay không người lái tấn công tự sát Switchblade vào tham chiến ở Ukraine. Đây là loại UAV được Mỹ thiết kế để tấn công binh lính và phương tiện bọc thép hạng nhẹ.
Hôm thứ Ba, các quan chức Lầu Năm Góc thông báo họ đang huấn luyện cho binh sĩ Ukraine tại Mỹ về cách sử dụng loại vũ khí này để tấn công xe tăng và xe bọc thép của đối phương. 100 máy bay không người lái Switchblade nằm trong gói viện trợ quân sự trị giá 800 triệu USD Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Xe tăng Nga bị phá hủy hàng loạt trên chiến trường Ukraine: Vì đâu nên nỗi? - Ảnh 2.

Một binh sĩ Ukraine kiểm tra chiếc xe tăng Nga bị bắn cháy hôm 2/4 ở vùng Dmytrivka, Kyiv
VÌ ĐÂU NÊN NỖI?
Liệu Nga để mất hàng trăm xe tăng ở Ukraine có đồng nghĩa với việc những phương tiện bọc thép này đang trở nên lỗi thời trong chiến tranh hiện đại?
Theo Scott Boston, nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation - một tổ chức tư vấn chính sách toàn cầu thì “chưa hẳn là như vậy”.
Chuyên gia Boston chia sẻ trên Yahoo News: “Bằng chứng đầu tiên và rõ ràng nhất mà tôi có được là Quân đội Ukraine vẫn đang yêu cầu cung cấp nhiều xe bọc thép hơn. Họ rất muốn nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ và phương Tây với nhiều xe bọc thép và nhiều xe tăng hơn”.
Theo ông Boston, một lý do khiến xe tăng Nga bị phá hủy với số lượng lớn là do Nga đang đóng vai trò là bên tấn công, nghĩa là Ukraine đang ở thế phòng thủ vì vậy họ phải tiêu diệt nhiều phương tiện của đối phương hơn.
Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi và nhiều xe tăng của Ukraine sẽ bị phá hủy khi nước này chuyển sang giai đoạn tấn công.
Xe tăng Nga bị phá hủy hàng loạt trên chiến trường Ukraine: Vì đâu nên nỗi? - Ảnh 3.

Các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine kiểm tra hệ thống tên lửa chống tăng NLAW, tại Kyiv vào ngày 9 tháng 3. Ảnh: AFP
Một lý do khác nữa giải thích cho “nghĩa địa” xe tăng Nga là Ukraine đang tấn công một cách thông minh vào nguồn hậu cần của Nga, nên khả năng cung cấp nhiên liệu ra tiền tuyến gặp nhiều khó khăn.
Theo chuyên gia Boston, một sư đoàn xe tăng nào đó của Nga bị thiệt hại nhiều phương tiện, phần lớn là do bị bỏ rơi chứ không phải do đối phương trực tiếp tấn công.
Nicholas Drummond, một cựu sĩ quan Quân đội Anh và hiện là nhà phân tích quân sự quốc phòng cho biết: “Mọi người nên cẩn thận để tránh đưa ra kết luận sai lầm về xe tăng”.
Nhà phân tích Nicholas Drummond viết trên Twitter: “Chiến thuật tai hại của Nga là màn quảng cáo tệ hại dành cho xe tăng. Họ không có pháo binh yểm trợ, không có bộ binh yểm trợ và cũng không có cả sự yểm trợ từ trên không”.
“Đây không phải là cách thức hoạt động của binh chủng hợp thành trong thời đại tác chiến đa miền”, chuyên gia Drummond nhấn mạnh.
Thế nhưng vì sao mà Nga lại không có hoạt động hỗ trợ nào cho những chiếc xe tăng này?
Theo chuyên gia Boston, “dường như Nga phát động cuộc chiến này với nhận định rằng rất ít người Ukraine sẽ thực sự muốn đứng lên chiến đấu với họ. Người Nga có thể cũng tin rằng họ sẽ không gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía Ukraine. Dường như họ đã xây dựng kế hoạch chiến tranh của mình dựa trên những giả định cực kỳ sai lầm đó”.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
J-20 chạm trán F-35 trên biển: Tướng Mỹ tuyên bố điều đáng kinh ngạc về máy bay Trung Quốc
Vy Lam | 08/04/2022 04:00 PM

4


Việc tướng Wilsbach xác nhận cuộc chạm trán giữa F-35 và J-20 mang ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ-Trung vẫn đang gia tăng.


J-20 lần đầu 'chạm trán' F-35

Đã có một số cuộc chạm trán "không vui vẻ" giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh hai nước tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Tuy nhiên trong số này không có nhiều cuộc chạm trán trên không, cho tới gần đây.
Theo tiết lộ của Tướng cấp cao Không quân Mỹ Kenneth Wilsbach, tiêm kích tàng hình F-35 đã có ít nhất một lần chạm trán với chiến đấu cơ thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên tình huống chạm trán giữa hai loại máy bay này được công bố.
Ông Wilsbach – Chỉ huy lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ - không tiết lộ cuộc chạm trán giữa F-35 và J-20 diễn ra khi nào hay có đụng độ không. Tuy nhiên, ông đã đề cập ngắn gọn tới tính năng của mẫu máy bay chiến đấu tàng hình do Trung Quốc sản xuất trong một dịp tương tác hiếm hoi.
"Còn hơi sớm để nói về những gì họ (Trung Quốc) dự định làm với J-20, tất cả những gì chúng tôi hiện thấy là ‘ưu thế trên không’" – Ông Wilsbach nói – "Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy họ đang vận hành nó khá tốt.
Gần đây, chúng tôi đã có một tình huống…, tôi sẽ không gọi hẳn là ‘một cuộc chạm trán’, trong đó các tiêm kích F-35 của chúng tôi đã tiếp cận tương đối gần với J-20 ở Biển Hoa Đông, chúng tôi tương đối ấn tượng với khả năng chỉ huy và kiểm soát liên kết với J-20".

Theo tờ EurAsian Times, việc tướng Wilsbach xác nhận cuộc chạm trán giữa F-35 và J-20 mang ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh căng thẳng giữa hai đối thủ truyền kiếp đang gia tăng. Sự gay gắt giữa hai bên đã trở nên trầm trọng hơn trong thời gian gần đây liên quan tới tình hình về Đài Loan và Ukraine.
J-20 chạm trán F-35 trên biển: Tướng Mỹ tuyên bố điều đáng kinh ngạc về máy bay Trung Quốc - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình J-20.
Mỹ đánh giá cao J-20
"Chúng tôi đang chứng kiến khả năng bay tương đối chuyên nghiệp [của J-20] và vẫn còn quá sớm để xác định chính xác xem họ [Trung Quốc] định làm gì với nó- Liệu mẫu máy bay này sẽ giống một chiếc F-35, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, hay giống như F-22 với khả năng cơ bản là chiếm ưu thế đường không, nhưng có thêm khả năng tấn công không-đối đất" - Ông Wilsbach nói.
Máy bay chiếm ưu thế trên không là loại máy bay được thiết kế chủ yếu để kiểm soát không phận của đối phương bằng cách giành ưu thế chiến thuật trước họ. Loại máy bay này thường được giao nhiệm vụ tấn công các máy bay vũ trang hạng nhẹ, cơ động cao của đối phương trong các trận không chiến, loại bỏ bất cứ mối đe dọa nào đối với quyền kiểm soát không phận. Chúng còn có thể giữ vai trò thứ yếu trong các cuộc tấn công không-đối-đất.
Ngoài việc thừa nhận khả năng của J-20, Tướng Wilsbach còn đề cập đến KJ-500, mẫu máy bay chỉ huy & cảnh báo sớm chủ lực của Trung Quốc trong những năm gần đây.
J-20 chạm trán F-35 trên biển: Tướng Mỹ tuyên bố điều đáng kinh ngạc về máy bay Trung Quốc - Ảnh 2.

Máy bay chỉ huy & cảnh báo sớm KJ-500
KJ-500 được phát triển dựa trên máy bay vận tải chiến thuật Y-9, trang bị 4 động cơ phản lực cánh quạt. Ông Wilsbach nói: "KJ-500 đóng vai trò quan trọng ở một phần nào đó trong năng lực khai hỏa tầm xa mà Trung Quốc đang hướng tới. Một số loại tên lửa không-đối-không tầm bắn rất xa của họ đang được KJ-500 hỗ trợ. Do vậy, khả năng làm gián đoạn ‘chuỗi tiêu diệt’ (của họ) là điều gì đó rất thu hút tôi".
Một phân tích trước đây của tờ EurAsian Times giải thích rằng, tiêm kích J-20 rất có thể sẽ không được sử dụng trong các cuộc không chiến tầm gần, mà sử dụng ở "chế độ bắn tỉa", hạ gục máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu, hệ thống phòng không, các trạm radar trên bộ và những công sự chủ lực của đối phương.
Do vậy, theo quan sát của Tướng Mỹ, KJ-500 có thể trở thành công cụ hỗ trợ để J-20 tiêu diệt chính xác các mục tiêu của đối phương bằng tên lửa không-đối-không PL-15 tầm xa.
PL-15 được cho là có tầm bắn hơn 200km. Ngoài J-20, mẫu tên lửa này còn được trang bị trên các tiêm kích J-10C, J-11B, J-15, J-16 của Trung Quốc và JF-17 Block-3 (do Trung Quốc-Pakistan hợp tác sản xuất).
J-20 chạm trán F-35 trên biển: Tướng Mỹ tuyên bố điều đáng kinh ngạc về máy bay Trung Quốc - Ảnh 3.

Tên lửa PL-15 trên tiêm kích J-20.
Theo Tướng Wilsbach, KJ-500 có thể xác định và chỉ thị mục tiêu cho các máy bay chiến đấu của Trung Quốc để chúng bắn tên lửa PL-15 từ một khoảng cách đáng kể.
TIN LIÊN QUAN
Những nhận xét đáng ngạc nhiên của Tướng Wilsbach về máy bay Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng, bởi các quan chức cấp cao trong cơ quan an ninh Mỹ đang có tâm lý chung là: Trung Quốc có thể chấm dứt ưu thế quân sự Mỹ vào năm 2035.
Trong một cuộc họp của Hiệp hội Không quân Mỹ vào tháng 9 năm ngoái, Tổng tham mưu trưởng Không quân Mỹ Charles Brown Jr. tuyên bố PLA có "lực lượng hàng không lớn nhất ở Thái Bình Dương". Ông Brown cũng cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ làm lu mờ ưu thế trên không của Mỹ vào năm 2035.
Sau khi Nhật Bản ký hợp đồng mua F-35, sự hiện diện của các máy bay thế hệ 5 này có thể sẽ tăng lên trong tương lai. Giới chuyên gia cảnh báo các "tình huống chạm trán" (với máy bay Trung Quốc) có thể sẽ trở thành thông lệ.
Đáng lưu ý, trong khi Tướng Mỹ lên tiếng (dù ngắn gọn) về cuộc chạm trán được cho là giữa F-35 và J-20, Không quân Trung Quốc tới nay vẫn giữ im lặng.
F-35 vs J-20
F-35 là máy bay chiến đấu tàng hình đa nhiệm được thiết kế để thực hiện cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và tấn công. Đây là máy bay chiến đấu tàng hình 1 chỗ ngồi, 1 động cơ, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. F-35 cũng có khả năng tác chiến điện tử, tình báo, giám sát và trinh sát.
J-20 chạm trán F-35 trên biển: Tướng Mỹ tuyên bố điều đáng kinh ngạc về máy bay Trung Quốc - Ảnh 5.

Tiêm kích F-35A của Mỹ
Trong khi đó, J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình đa nhiệm được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, ngay cả trong điều kiện khó khăn. Thiết kế cánh delta của máy bay cho phép nó đạt độ cao bay cao hơn, và tốc độ siêu thanh.
Tính đến năm 2021, Trung Quốc được cho là đã chế tạo 150 chiếc J-20. Trả lời câu hỏi về năng lực sản xuất J-20, thiết kế phó của chương trình này cho biết, lĩnh vực hàng không của Trung Quốc có thể đáp ứng bất cứ mức độ nhu cầu nào từ lực lượng Không quân PLA. Theo cam kết đó, Trung Quốc hiện đang tăng cường sản xuất đáng kể các máy bay J-20.
Mặc dù J-20 vẫn vấp phải những ý kiến chê bai nhưng việc một Tướng Mỹ hiếm hoi thừa nhận khả năng bay của nó là một điều thực sự gây tò mò, EurAsian Times nhận định.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Trì hoãn viện trợ 100 xe tăng cho Ukraine, Đức nói 'không muốn vội vàng đi trước'
Thu Hằng | 08/04/2022 03:21 PM

15

Trì hoãn viện trợ 100 xe tăng cho Ukraine, Đức nói 'không muốn vội vàng đi trước'

Thủ tướng Đức Olaf Scholz trì hoãn quyết định viện trợ 100 xe tăng tiên tiến cho Ukraine vì "không muốn vội vàng đi trước".

Theo trang Politico, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang trì hoãn quyết định cuối cùng về việc có cung cấp xe tăng tiên tiến cho Ukraine hay không, bất chấp sức ép từ một số quan chức hàng đầu khác.
"Đức không nên vội vàng đi trước"
Theo kế hoạch được thúc đẩy bởi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck và Ngoại trưởng Annalena Baerbock - đều là thành viên cấp cao của đảng Xanh, Đức sẽ viện trợ cho Ukraine khoảng 100 xe tăng hiện đại.
Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh Berlin và các nước phương Tây cho rằng chiến dịch của Nga ở Ukraine có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, và khi Kiev trực tiếp yêu cầu các thiết bị như vậy.
Ban đầu dự kiến sẽ có quyết định cuối cùng về vấn đề này trong tuần này. Tuy nhiên, Thủ tướng Scholz của Đảng Dân chủ Xã hội vẫn đang do dự, khiến các đối tác liên minh cầm quyền của ông thất vọng.
Ông Scholz lập luận rằng trước tiên Đức nên đạt được một lập trường chung với các đồng minh phương Tây về vấn đề này trước khi cung cấp các thiết bị quân sự hạng nặng như vậy cho Ukraine.
"Chúng tôi đang thiết lập mọi thứ cho đúng và hợp lý", Thủ tướng Scholz phát biểu trước Quốc hội Đức hôm 6/4 khi được hỏi về việc chuyển giao xe tăng. Ông nói thêm rằng điều quan trọng là Đức phải phối hợp với các đối tác EU và NATO để đảm bảo "chúng ta cung cấp hỗ trợ quân sự theo cách tương tự và không có ai đang vội vàng đi trước - kể cả Đức".
Người đứng đầu nội các Đức nói thêm: "Tôi tin rằng sẽ là một sai lầm nghiêm trọng đối với Đức khi nhận một vai trò đặc biệt và đi một con đường đặc biệt."
Trì hoãn viện trợ 100 xe tăng cho Ukraine, Đức nói không muốn vội vàng đi trước - Ảnh 1.

Sự do dự của Thủ tướng Đức đã gây ra phản ứng dữ dội từ các đối tác của ông. Ảnh: Getty
Trong khi đó, các ngoại trưởng NATO đã thảo luận về hỗ trợ quân sự cho Ukraine vào ngày 6 và 7/4 nhưng không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể nào liên quan đến việc cung cấp xe tăng.
Ban đầu, các quan chức Đức đã loại trừ việc chuyển giao các thiết bị quân sự phức tạp hơn của phương Tây như xe tăng cho Kiev, cho dù hồi tháng 2 Berlin đã có quyết định lịch sử - giao tên lửa chống tăng và phòng không cho Ukraine. Lý do mà giới chức Đức đưa ra là sẽ mất vài tuần hoặc vài tháng để huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng các thiết bị quân sự phức tạp như xe tăng.
Tuy nhiên, khi có vẻ như cuộc chiến sẽ còn kéo dài, các quan chức Đức cho biết họ bắt đầu xem xét các nguồn cung cấp quân sự mà Ukraine có thể sử dụng ở giai đoạn sau. Họ cho rằng Nga đang tập hợp lại, rút lực lượng khỏi Kiev và có khả năng tấn công lớn ở miền đông Ukraine trong những tuần tới.
Sự do dự của Thủ tướng Scholz đã gây ra phản ứng dữ dội từ các đối tác liên minh của ông, Đảng Xanh và Đảng Dân chủ Tự do (FDP).
Ông Anton Hofreiter, người đảng Xanh và là Chủ tịch Ủy ban các vấn đề châu Âu của Quốc hội Đức, cho biết điều quan trọng là Đức phải thể hiện "vai trò lãnh đạo" trong EU và NATO và không nấp sau các nước khác.
"Tôi ủng hộ việc bãi bỏ quyết định của Nội các Đức không cung cấp vũ khí hạng nặng càng sớm càng tốt", ông Hofreiter nói với Politico.
Bà Marie-Agnes Strack-Zimmermann của FDP, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Quốc hội Đức, cũng kêu gọi Thủ tướng Scholz "nhanh chóng" phê duyệt việc giao xe tăng. Các nhà lập pháp hàng đầu từ Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trung hữu, đảng đối lập chính, cũng tham gia nỗ lực thúc đẩy việc chuyển giao xe tăng cho Ukraine.
Những vấn đề hậu cần
Trong khi chính phủ Séc được cho là đã gửi cho Ukraine các xe tăng và thiết giáp chở quân từ thời Liên Xô, giống hệt với các mẫu mà quân đội Ukraine đã sử dụng, các xe tăng của Đức nếu được chuyển cho Kiev sẽ đánh dấu một cấp độ vũ khí hạng nặng mới của phương Tây trong cuộc chiến.
Đức đang xem xét gửi xe tăng hạng nhẹ "Marder" và các xe bọc thép trang bị tên lửa chống tăng. Giới chức cho biết, công ty quốc phòng Rheinmetall của Đức đã phát tín hiệu rằng họ có thể cung cấp 100 xe tăng như vậy.
Trì hoãn viện trợ 100 xe tăng cho Ukraine, Đức nói không muốn vội vàng đi trước - Ảnh 2.

Xe tăng Leopard 2A6 (trái) và Leopard 2 PSO của quân đội Đức. Ảnh: Reuters
Các chính trị gia Đức cũng đang thảo luận về việc liệu Berlin có thể cung cấp xe tăng chiến đấu hạng nặng, đẳng cấp thế giới cho Ukraine hay không. "Bà Rheinmetall được báo cáo không chỉ có Marder mà còn có vũ khí nặng hơn,", nghị sĩ Hofreiter nói.
Đại sứ Ukraine tại Đức, Andriy Melnyk, nói với đài phát thanh Deutschlandfunk hôm 7/4 rằng Kiev đang "mong đợi" Berlin cung cấp các xe tăng Marder và Leopard, cũng như xe tăng Gepard phòng không.
Tuy nhiên còn có những vấn đề về hậu cần, như Đức sẽ cần huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng những chiếc xe tăng này, đào tạo thợ máy cách bảo dưỡng và đảm bảo nguồn cung cấp đạn dược và phụ tùng thay thế.
Bà Strack-Zimmermann cảnh báo rằng những hoạt động như vậy không thể được thực hiện trên đất Ukraine "bởi vì theo luật pháp quốc tế, [khi đó] chúng ta sẽ là một bên trong cuộc chiến".
TIN LIÊN QUAN
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Đức Baerbock cho biết Berlin đang tìm cách giải quyết "các vấn đề kỹ thuật trong việc chuyển giao và sử dụng" các loại vũ khí tiên tiến hơn cho Kiev.
Một vấn đề thực tế khác: Do các xe tăng tại căn cứ Rheinmetall phần lớn đã ngừng hoạt động, chúng sẽ phải được kiểm tra, tân trang lại trước khi được gửi đến Ukraine. Một giải pháp thay thế có thể là gửi các mẫu xe tương tự của quân đội Đức đến Ukraine và sau đó thay thế xe tăng của quân đội bằng những chiếc xe cũ đã tân trang lại.
Tuy nhiên, một quan chức thuộc Bộ Quốc phòng Đức, dẫn đầu là bà Christine Lambrecht thuộc Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền, cảnh báo rằng bước đi như vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng quân sự tức thời của Đức trong liên minh NATO.
Trong khi đó, Thorsten Benner, giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách công toàn cầu ở Berlin, lập luận rằng, nước Đức - vốn đã vấp phải chỉ trích vì phản đối các biện pháp trừng phạt năng lượng cứng rắn hơn đối với Nga - nên bù đắp điều này bằng cách giao xe tăng cho Ukraine.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Trận vượt sông lừng lẫy Chiến trường K: Màn hỏa lực chưa từng có khiến Khmer Đỏ khiếp sợ!
Nguyễn Đình Thi - Nguyên Đại úy, Tuyên huấn Sư đoàn 10, QĐ3 | 08/04/2022 11:39 AM

1

Trận vượt sông lừng lẫy Chiến trường K: Màn hỏa lực chưa từng có khiến Khmer Đỏ khiếp sợ!
Chiến trường Máu và Hoa



Xe tăng PT-76 của Lữ đoàn Tăng - thiết giáp 206 huấn luyện bơi nước - Ảnh: Giang Lam.


Hiếm có trận đánh nào của quân đội ta trên Chiến trường K lại tập trung được mật độ hỏa lực lớn như vậy: Toàn bộ phòng tuyến địch bị dìm trong mịt mù khói lửa!

Vượt sông bằng sức mạnh ...
Trở lại với diễn biến chiến trường K những ngày đầu năm 1979: Sau khi tuyến phòng thủ Mặt trận đường 7 của quân Polpot ở phía Đông thị xã Kampong Chàm bị phá vỡ, tàn quân Khmer Đỏ buộc phải rút lui.
Lũ đầu sỏ của tập đoàn Polpot biết rằng nếu để Quân đoàn 3 và các lực lượng khác của Quân tình nguyện Việt Nam tiếp tục phát triển tiến công, không sớm thì muộn con đường số 6 - con đường rút chạy của chúng về hướng biên giới Thái Lan - sẽ bị cắt đứt.
Vì vậy, để giữ lại con đường tháo lui, Polpot đã chỉ thị cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Khmer Đỏ là Son Sen tập trung lực lượng về hướng thị xã Kampong Chàm, gấp rút lập phòng tuyến để chặn đứng cuộc tiến công của ta ở đây.
Trận vượt sông lừng lẫy Chiến trường K: Màn hỏa lực chưa từng có khiến Khmer Đỏ khiếp sợ! - Ảnh 1.

Tác giả - CCB Nguyễn Đình Thi, nguyên Đại úy, sĩ quan tuyên huấn Sư đoàn 10
Ngay trong ngày 04/01/1979, Son Sen và Bộ Tổng Tham mưu của hắn đã đưa 2.000 quân cùng nhiều vũ khí, súng đạn đến bờ tây sông Mekong, ở thị xã Kampong Chàm để lập tuyến phòng thủ mới.
Lực lượng địch phòng ngự khu vực thị xã Kampong Chàm lúc này có Sư đoàn 520, thêm 2.000 quân tăng cường, và tàn quân địch ở các nơi khác chạy về. Quân Khmer Đỏ còn bắt thêm 700 người dân, trang bị vũ khí để gia tăng quân số.
Thị xã Kampong Chàm lúc này trở thành một cứ điểm quân sự lớn của địch. Để ngăn chặn cuộc tiến công vượt sông của ta, quân Khmer Đỏ đã tung ra một lực lượng, liên tục theo dõi giám sát mặt sông.
Phòng tuyến của địch được xây dựng khá vững chắc, kéo dài tới 20km dọc theo suốt bờ sông phía tây thị xã Kampong Chàm, với hơn 500 ụ súng, công sự, hỏa điểm.
Các hỏa điểm được bố trí các loại vũ khí tương đối mạnh như súng ĐKZ, súng cối 60mm, súng máy 12,7mm, súng đại liên, B40, B41, M79 …
Phía sau các ụ súng, công sự, và hỏa điểm, là tuyến hào dài chạy dọc theo bờ sông. Dưới mép sông chúng gài mìn và lựu đạn.
TIN LIÊN QUAN
Phía sau phòng tuyến, tại các ngã ba, ngã tư, địch có cả xe tăng và xe bọc thép chốt chặn.
Với lực lượng đông, hỏa lực mạnh, có công sự vững chắc, lại được ngăn cách bởi một con sông rộng tới hơn 1km, Son Sen và các cấp chỉ huy quân Khmer Đỏ tin tưởng rằng chúng sẽ chặn đứng được cuộc tiến công của ta.
Với lực lượng địch phòng thủ đông như vậy, lại phải vượt sông, bên tấn công phải sử dụng binh lực tối thiểu là 3 sư đoàn.
Nhưng trên thế thắng như chẻ tre của Quân tình nguyện Việt Nam trên Chiến trường K, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã giao cho Sư đoàn bộ binh 320 (được tăng cường binh khí kĩ thuật) thực hiện vượt sông bằng sức mạnh.
Trong lúc này, trên các hướng tấn công khác của toàn mặt trận, Quân tình nguyện Việt Nam cũng thu được nhiều kết quả: Các mũi tiến công của Quân đoàn 4 và Quân khu 7 đã phá vỡ các phòng tuyến của địch. Những mũi tên đỏ trên bản đồ chỉ huy đều đang nhích dần về hướng Phnom Penh.
Nhưng nếu như Quân đoàn 3 không thể thọc về sào huyệt của chế độ Polpot, khép chặt vòng vây, thì sẽ chừa ra một hướng rút chạy cho tập đoàn Polpot. Trách nhiệm này đè nặng lên vai Sư đoàn 320.
Vì vậy, trận vượt sông đánh chiếm thị xã Kampong Chàm có ý nghĩa chiến lược, quyết định toàn bộ hướng phát triển của mặt trận: Nếu Sư đoàn bộ binh 320 không thành công thì toàn bộ đội hình của Quân đoàn 3 không có cách nào tiến về giải phóng Phnom Penh.
Hiểu rõ tầm quan trọng của trận đánh, Quân đoàn 3 đã tập trung một khối lượng hỏa lực và phương tiện kĩ thuật tăng cường cho Sư đoàn 320 hoàn thành nhiệm vụ:
Ngoài hỏa lực có trong biên chế, Sư đoàn được Quân đoàn tăng cường 6 khẩu pháo 155mm, 4 khẩu pháo 105mm, 4 khẩu pháo cao xạ 57mm, 4 khẩu pháo cao xạ 37mm, 4 xe tăng T-54, 6 xe tăng lội nước PT-76.
Bảo đảm vượt sông cho Sư đoàn 320 là Lữ đoàn công binh 249 - đơn vị dự bị chiến lược của Bộ Quốc phòng. Đích thân đồng chí Lê Minh - Tham mưu trưởng Quân đoàn trực tiếp cùng ban chỉ huy Sư đoàn 320 chỉ huy trận đánh.
Trận vượt sông lừng lẫy Chiến trường K: Màn hỏa lực chưa từng có khiến Khmer Đỏ khiếp sợ! - Ảnh 3.

Quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K - Ảnh minh họa
Về phía Sư đoàn bộ binh 320, ngay sau khi thực hiện xong giai đoạn 1 của chiến dịch A88, đồng chí Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến đã giao Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 48 đánh chiếm ngay bến phà phía Đông Kampong Chàm để tạo thế, chuẩn bị vượt sông.
Suốt từ ngày 01 đến ngày 04/01/1979, địch liên tiếp dùng pháo binh bắn phá, và xua quân tấn công nhằm tiêu diệt Tiểu đoàn 1, chiếm lại bến phà, "xóa bàn đạp" của quân ta.
Trong tình thế bị áp đảo về quân số, hỏa lực địch cày nát các công sự, hầm hố, nhưng các chiến sĩ của Tiểu đoàn 1 vẫn kiên cường chiến đấu, đánh lui tất cả các đợt phản kích của địch , giữ vững được trận địa.
Trưa ngày 4/1/1979, Tư lệnh Quân đoàn 3 Kim Tuấn chính thức giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 320: Nhanh chóng tổ chức vượt sông Mekong, giải phóng thị xã Kampong Chàm, mở đường cho lực lượng Sư đoàn 10 tiến về giải phóng thủ đô Phnom Penh.
TIN LIÊN QUAN
Ban đầu, thời gian tấn công Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 giao cho Sư đoàn 320 là "ngay trong đêm ngày 04 rạng ngày 05/01/1979, Sư đoàn phải tổ chức vượt sông".
Tuy nhiên, để chuẩn bị cho một trận đánh cấp sư đoàn trên một địa hình khó khăn, phải vượt con sông rộng đến hơn 1km, có quân địch phòng ngự khá mạnh, thì thời gian chuẩn bị chỉ có một đêm là quá ngắn.
Vì vậy, đến 20 giờ đêm ngày 04/01/1979, thời gian vượt sông tấn công được thay đổi, chuyển sang đêm ngày 05 rạng ngày 06/01/1979.
Thời gian lúc này chính là lực lượng. Tận dụng từng phút, từng giây, suốt chiều ngày 04 và cả ngày 05/01/1979, toàn Sư đoàn khẩn trương bắt tay vào làm công tác chuẩn bị.
Ngay trong đêm ngày 04/01, lợi dụng ánh sáng đèn dù của địch, các đồng chí Tham mưu trưởng Quân đoàn Lê Minh, Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64 Vũ Cối, cùng cán bộ tác chiến, công binh, trinh sát của Sư đoàn, của Trung đoàn 64, và Lữ đoàn công binh 249 đã ra tận bờ sông Mekong khảo sát, nghiên cứu địa hình, tình hình địch.
Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng, Sư đoàn 320 quyết định sử dụng hai phương án vượt sông:
Phương án thứ nhất: Dùng một lực lượng bí mật vượt sông đánh chiếm bàn đạp, sau khi lực lượng này chiếm được bàn đạp thì nhanh chóng đưa lực lượng tiếp theo vượt sông.
Phương án thứ hai: Nếu phương án thứ nhất không thực hiện được thì tổ chức vượt sông bằng sức mạnh.
Lực lượng chủ yếu vượt sông sẽ là Trung đoàn bộ binh 64, chia làm hai tuyến vượt:
Tuyến vượt chủ yếu do Tiểu đoàn 7 đảm nhiệm, tại bến phà chính ở thị xã Kampong Chàm.
Tuyến vượt thứ hai do Tiểu đoàn 9 đảm nhiệm ở khu vực thượng lưu, cách bến vượt của Tiểu đoàn 7 chừng 2km. Tuyến vượt này nhằm phân tán lực lượng địch, hỗ trợ cho tuyến vượt chính của Tiểu đoàn 7.
Đồng chí Tham mưu phó Trung đoàn 64 Khuất Duy Hoan đi trực tiếp chỉ đạo mũi tấn công vượt sông. Có thể nói, đây là một trận đánh cảm tử để mở đường cho đồng đội tiến lên của Sư đoàn 320.
Trong đêm ngày 05/01/1979, bất chấp hỏa lực của địch ở bên kia sông bắn sang liên tục, các đơn vị của ta vẫn bí mật tiến ra bờ sông triển khai đội hình tấn công.
Công binh đưa các xuồng máy xuống mép sông. Xe tăng, các loại pháo mặt đất 105mm, pháo cao xạ 57mm, 37mm cũng được đưa ra tận bờ sông, lập trận địa, sẵn sàng nhả đạn.
4h30 ngày 06/01/1979, dù trời còn tối, nhưng lợi dụng ánh đèn pháo sáng của địch, đồng chí Khuất Duy Hoan tổ chức thực hiện phương án vượt sông bí mật.
4 chiếc xuồng máy của Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, mỗi chiếc chở theo một trung đội bộ binh, cùng bộ phận hỏa lực của tiểu đoàn nổ máy rất nhẹ để âm thầm qua sông.
Tuy nhiên ra gần đến giữa sông thì quân ta bị địch phát hiện, chúng dùng hỏa lực bắn rất dữ dội vào đội hình. Chiếc xuồng máy đi đầu trúng đạn, gần chục chiến sĩ thương vong.
Bộ đội ta không hề hoảng loạn, vừa đánh trả địch, vừa cấp cứu thương binh, vừa cởi áo, quần bịt lỗ thủng, ngăn nước không cho chảy vào.
Nhận thấy yếu tố bí mật không còn nữa, Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến quyết định cho các xuồng máy của Đại đội 9 quay về bờ, đồng thời báo cáo Quân đoàn đề nghị chuyển sang phương án hai: Vượt sông bằng sức mạnh!
Đồng chí Phó Tư lệnh Quân đoàn Nguyễn Quốc Thước (được giao theo dõi, chỉ đạo trận đánh) nhất trí cao với đề xuất của Sư đoàn 320.
Trận vượt sông lừng lẫy Chiến trường K: Màn hỏa lực chưa từng có khiến Khmer Đỏ khiếp sợ! - Ảnh 5.

Xe tăng dẫn dắt bộ binh xung phong - Ảnh minh họa
... mở toang cánh cửa vào Phnom Penh!
5h45 ngày 06/01/1979, Sư đoàn trưởng Khuất Duy Tiến phát lệnh khai hỏa: Các trận địa hỏa lực của ta từ bờ đông sông Mekong đồng loạt nã những quả đạn chính xác vào quân địch ở bên kia sông.
Ngay cả pháo phòng không 37mm và 57mm cũng được lệnh hạ nòng bắn thẳng sang bờ bên kia. Những chiếc xe tăng T-54 như những con "cua thép", lầm lũi tiến ra sát mép nước, đĩnh đạc dùng pháo tăng 100mm bắn vào công sự địch ở bờ sông.
Đứng tại chỗ bắn nên những chiếc T-54 khai hỏa rất chuẩn xác, cứ mỗi phát bắn là một hỏa điểm của quân Khmer Đỏ tắt lịm.
TIN LIÊN QUAN
Có thể nói hiếm có trận đánh vượt sông nào của ta lại tập trung được mật độ hỏa lực lớn như vậy. Màn hỏa lực phủ đầu của ta đã gây tổn thất lớn cho địch: Nhiều trận địa pháo của chúng bị phá hủy, nhiều ụ súng, hỏa điểm bị xóa sổ, các công sự, hầm hào bị tổn thất …
Phía trong thị xã, một kho đạn lớn của địch phát nổ kinh hoàng, một kho xăng cũng bốc cháy, khói đen trùm lên một vùng rộng lớn.
Cả khúc sông vang rền tiếng nổ đinh tai, nhức óc của các cỡ đạn pháo cối. Toàn bộ tuyến phòng thủ của địch chìm trong mịt mù khói lửa. Ba chiếc sà lan của chúng đỗ dưới sông cũng trúng đạn bốc cháy dữ dội.
Đúng 6h30, đạn khói được bắn sang bờ tây để tạo ra một màn "sương" mờ che mắt quân thù. Nhân lúc bọn Khmer Đỏ còn chưa kịp hoàn hồn, quân ta bắt đầu vượt sông Mekong lần thứ hai.
Thay thế cho Đại đội 9, Đại đội 3 của Tiểu đoàn 7 đảm nhiệm lần qua sông này. Đồng chí Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 7 Nguyễn Văn Điều và Đại đội trưởng Đại đội 3 Nguyễn Đức Thại chỉ huy bộ đội đi trên 4 xuồng máy, mở hết tốc lực, dàn đội hình rẽ sóng sông Mekong, thẳng hướng thị xã Kampong Chàm.
Một chiếc xuồng máy vừa chạy được chừng 100m thì chết máy, loay hoay mãi không khắc phục được, bộ đội ta phải dùng tay bơi quay lại vào bờ. Ba chiếc còn lại như những mũi tên xuyên dưới làn đạn địch nhằm thẳng bên kia sông tiến tới.
Càng tiến gần bờ sông phía tây, quân ta càng vấp phải sự chống trả quyết liệt của địch. Hỏa lực ĐKZ, súng cối 60mm, súng máy 12,7mm, súng đại liên của địch từ trên bờ bắn như vãi trấu vào ba chiếc xuồng máy của ta. Cả Sở chỉ huy Sư đoàn và Trung đoàn 64 nín thở, dán mắt vào các ống nhòm theo dõi ba chiếc xuồng máy của đại đội 3.
Trận vượt sông lừng lẫy Chiến trường K: Màn hỏa lực chưa từng có khiến Khmer Đỏ khiếp sợ! - Ảnh 7.

Xe tăng Việt Nam khai hỏa - Ảnh minh họa.
Chiếc xuồng thứ hai tiến cách bờ chừng 100m thì một chiến sỹ trúng đạn hi sinh, Tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Điều cũng bị thương. Nhưng bất chấp hiểm nguy, các xuồng máy của đại đội 3 vẫn dũng mãnh lao thẳng vào bờ.
Khi gần tới bờ, xuồng của đại đội trưởng Thại bị địch bắn thủng, bản thân đồng chí cũng bị thương. Binh nhất Vũ Mạnh Tuấn phải cởi áo để bịt lỗ thủng trên thuyền.
Như vậy là khi chưa đến bờ thì cả hai cán bộ chỉ huy bộ phận vượt sông đầu tiên đều đã bị thương, nhưng các chiến sĩ ta không có ai nao núng, mà chỉ càng thêm quyết tâm trả thù cho đồng đội.
Xuồng máy đã vào gần bờ, vừa tầm các loại hỏa lực của bộ binh ta. Các chiến sĩ đại đội 3 tập trung bắn dữ dội vào quân địch ở vị trí đổ bộ.
Một toán địch định nhảy xuống khe đá sát mép sông, giá súng máy 12,7mm để bắn vào quân ta, nhưng chưa kịp khai hỏa thì đã bị hỏa lực trên xuồng máy của ta tiêu diệt.
Xuồng vừa vào sát bờ, các chiến sỹ đại đội 3 đã ào ạt nhảy xuống mép nước, dùng AK, B40, B41 nhằm thẳng các ụ súng của địch để khai hỏa. Bị đánh mạnh, bọn địch hoảng hốt tháo chạy, không kịp mang theo vũ khí.
Đại đội trưởng Đại đội 3 Nguyễn Đức Thại lấy ngay một khẩu ĐKZ bị địch bỏ lại, quay nòng súng nhằm thẳng lũ Khmer Đỏ đang rút lui, bắn liền 5 quả đạn, diệt gần chục tên.
Chớp thời cơ hỏa điểm địch bị diệt, từ phía bờ sông, Trung đội trưởng Nguyễn Ngọc Phương dẫn trung đội vượt lên, đánh sâu vào phía trong.
Một khẩu đại liên địch đặt sau cây thốt nốt bất ngờ bắn dữ dội vào đội hình trung đội do Phương chỉ huy, làm hai chiến sỹ ngã gục. Đội hình quân ta bị ùn lên, không phát triển tiếp được.
Quyết tiêu diệt hỏa điểm của địch, đồng chí Nguyễn Đình Phùng dùng súng RPD bắn thu hút địch, để Đinh Xuân Khoa mang khẩu B40 bò lên tấn công. Mặc dù đã bị thương, nhưng Khoa vẫn bình tĩnh khai hỏa chính xác, khóa mõm khẩu đại liên địch, mở đường cho trung đội tiếp tục tiến lên.
Ở hướng nam, mặc dù bị thương, Tiểu đoàn phó Điều vẫn bình tĩnh chỉ huy bộ đội đánh bật quân địch ở các công sự, chiếm được một số ụ súng. Sau 30 phút chiến đấu, các chiến sỹ đại đội 3 đã chiếm được một khu vực chạy dài 300 m ở bãi đổ bộ.
Sở Chỉ huy tiếp tục mệnh lệnh: Đại đội 3 phải kiên quyết giữ vững bàn đạp, chờ quân ta từ bên kia sông sang tăng cường.
Trận vượt sông lừng lẫy Chiến trường K: Màn hỏa lực chưa từng có khiến Khmer Đỏ khiếp sợ! - Ảnh 8.

Đưa xe tăng vượt sông bằng phà công binh - Ảnh minh họa.
Việc ba chiếc xuồng máy chở các chiến sỹ Đại đội 3 đổ bộ thành công, chiếm được bàn đạp bên kia sông đã làm nức lòng cả Trung đoàn. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7 Kiều Bảo nhanh chóng tổ chức đưa nốt Đại đội 1 và Đại đội 2 qua sông.
6 chiếc xe tăng lội nước PT-76 của Lữ đoàn Tăng - thiết giáp 215 phối thuộc cho Sư đoàn cũng lao ầm ầm xuống nước, vừa bơi vừa bắn chi viện cho bộ binh của Tiểu đoàn 7. Các trận địa hỏa lực của ta ở bờ đông lúc này cũng được lệnh chuyển làn bắn sâu vào phía trong.
TIN LIÊN QUAN
8h10, toàn bộ đội hình Tiểu đoàn 7 và một số đơn vị tăng cường đã qua được sông. Đơn vị tổ chức đánh chiếm tiếp các mục tiêu phía trong thị xã. Các Tiểu đoàn 8 và 9 của Trung đoàn 64 cũng nhanh chóng được các xuồng máy ào ạt đưa qua sông.
Cảnh tượng vượt sông của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 320 thật hùng tráng, không kém gì các bộ phim chiến tranh! Tiếp sau bộ binh, công binh đưa xe tăng, xe vận tải, cùng nhiều loại hỏa lực ùn ùn kéo qua sông Mekong, tiến vào thị xã.
Tiểu đoàn 8 sau khi vượt sông đã thọc sâu, chia cắt địch thành hai mảng ở phía bắc và phía nam thị xã Kampong Chàm.
Cả ba tiểu đoàn bộ binh của Trung đoàn 64 đã cùng xe tăng, xe bọc thép đã nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu còn lại, dồn địch vào các ngõ cụt và mở rộng địa bàn ra các khu vực xung quanh.
10 giờ ngày 06/01/1979, chỉ sau hơn 4 giờ vượt sông tiến công bằng sức mạnh, với sự yểm hộ của hỏa lực pháo binh, công binh, và tăng - thiết giáp, Trung đoàn 64 đã hoàn toàn làm chủ thị xã Kampong Chàm.
Như vậy là trận đánh vượt sông Mekong của Sư đoàn bộ binh 320, Quân đoàn 3 đã kết thúc thắng lợi. Đây là một trận vượt sông thuộc hàng lớn nhất, và mẫu mực bậc nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, thể hiện lòng quả cảm, tinh thần hi sinh, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của người lính quân tình nguyện Việt Nam trên chiến trường K.
Nhờ có chiến công này, Sư đoàn bộ binh 10 và các lực lượng tăng cường đã nhanh chóng qua sông, đánh thẳng vào Thủ đô Phnom Penh, cùng các đơn vị bạn đập tan chế độ diệt chủng Polpot, giải phóng cho nhân dân Campuchia!
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Chuyên gia: QĐ Ukraine vẫn còn đáng kể tăng thiết giáp, vậy hỏa lực chính xác Nga thì sao?
Hoài Giang | 08/04/2022 09:30 AM

1

Chuyên gia: QĐ Ukraine vẫn còn đáng kể tăng thiết giáp, vậy hỏa lực chính xác Nga thì sao?



Một xe tăng T-64 bị phía Ukraine bỏ lại tại Kherson.


Nhà phân tích Sergey Ischenko cho rằng Quân đội Ukraine có thể còn gần 1.000 tăng thiết giáp và đây là chưa kể số mà họ sắp nhận được từ các nước NATO.

Svoboda Press: Nga và Ukraine còn bao nhiêu xe tăng?
Ít giờ trước, tờ Svoboda Press đã đăng tải bài viết của nhà phân tích Nga Sergey Ischenko đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng lực lượng tăng - thiết giáp của Nga và Ukraine sau hơn 1 tháng giao tranh.
Trong bài viết, ông Ischenko nhấn mạnh rằng "theo Bộ Quốc phòng Nga, tính từ ngày 24/2 đến 5/4 họ đã tiêu diệt 1.981 tăng thiết giáp Ukraine" và lưu ý rằng mặc dù Kiev có tới "3.630 tăng thiết giáp (số liệu tính đến 1/1) tuy nhiên không quá 3.015 có thể hoạt động".
Nhà phân tích cũng lưu ý việc "tên lửa Nga phá hủy nhà máy sửa chữa xe tăng Zhytomyr đầu tháng 3 đồng nghĩa với việc khôi phục các xe bọc thép niêm cất của Ukraine là không thể" dẫn tới kết luận rằng Kiev hiện chỉ còn khoảng "1/3 số tăng thiết giáp vào tháng 2".
Về phía Nga, ông Ischenko lưu ý rằng đang "có ít nhất 2.500 tăng thiết giáp Nga vẫn đang hoạt động ở Ukraine - gấp gần 3 lần so với đối phương" đồng thời cho biết Quân đội Nga vẫn tiếp tục chuyển thêm các đơn vị khí tài loại này tới các mặt trận.






Một đoàn tàu chở theo xe tăng di chuyển trên lãnh thổ Nga về hướng miền đông Ukraine vào đầu tháng 4.
Dẫn nguồn Globalfirepower.com của Mỹ, ông Ischenko cho biết Nga "có tới 12.000 xe tăng rải từ Kaliningrad đến Thái Bình Dương và hầu hết là xe T-72 (T-72A, T-72B, T-72BA và T-72B3) và T-80".
Điều này dẫn đến kết luận rằng "trước viễn cảnh khủng khiếp (bị Nga chiếm ưu thế cả trên không lẫn trên bộ), Kiev đã phải cầu xin sự giúp đỡ từ Phương Tây - tức là hi vọng vào các xe tăng thời Liên Xô của các nước NATO từng là thành viên Khối Warsaw".
Nhà phân tích lưu ý tới 30 chiếc T-72 đến Ukraine từ Cộng hòa Séc, 174 T-72 có thể sẽ đến từ Ba Lan và không loại trừ hàng trăm chiếc khác được Warsaw niêm cất - tuy nhiên không đánh giá cao cả T-72M1 (Séc và Ba Lan) lẫn T-72M1R (biến thể nâng cấp của Ba Lan).
Cuối bài viết, ông Ischenko nhấn mạnh rằng Kiev không có phương án di chuyển xe tăng tới mặt trận nào hơn đường sắt - mục tiêu đang được phía Nga theo dõi và liên tiếp tiến hành các cuộc tập kích.
Chuyên gia: QĐ Ukraine vẫn còn đáng kể tăng thiết giáp, vậy hỏa lực chính xác Nga thì sao? - Ảnh 3.

Xe tăng T-72M1 và xe bọc thép BMP-1 trên đường tới Ukraine từ Cộng hòa Séc.
RIA Novosti:Hỏa lực chính xác của Nga chỉ mất từ 3-5 phút để hạ mục tiêu
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin RIA Novosti dẫn nguồn tin Quân đội Nga cho biết khả năng trinh sát - tấn công và trinh sát - chỉ thị mục tiêu trong chiến dịch quân sự ở Ukraine đã cho thấy hiệu quả cao.
Nguồn tin cũng lưu ý rằng quá trình từ khi mục tiêu bị phát hiện tới phá hủy diễn ra trong thời gian thực như sau:
"Ví dụ, một nhóm máy bay không người lái (UAV) phát hiện vị trí của Pháo phản lực phóng loạt (MLRS) của Ukraine - dữ liệu này được gửi qua hệ thống liên lạc tự động đến bộ chỉ huy, bộ chỉ huy sẽ chỉ định khẩu đội pháo khai hỏa - UAV tiếp tục hiệu chỉnh đến khi mục tiêu bị tiêu diệt.
Trung bình, khoảng thời gian từ khi phát hiện ra mục tiêu đến khi bị tiêu diệt là từ 3 đến 5 phút.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?
Hồng Anh | 08/04/2022 08:45 AM

0


Chiến đấu cơ F-15 và F-16 được cho là 2 trong số những chiến đấu cơ tốt nhất trên thế giới, nhưng điều gì đã khiến NATO vẫn chưa chấp nhận đề nghị cung cấp các loại vũ khí này cho Ukraine?


Trong tuyên bố trên trang Twitter chính thức, không quân Ukraine đã đề nghị NATO cung cấp các máy bay chiến đấu của phương Tây như F-16 Fighting Falcon và F-15 Eagle để giúp lực lượng này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Tuyên bố nêu rõ, không quân Ukraine coi việc sở hữu những máy bay chiến đấu này là cần thiết vì chúng là vũ khí tiên tiến có thể giúp gia tăng sức mạnh.

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine? - Ảnh 1.

Một chiếc F-15 của Không quân Mỹ. Ảnh: theaviationgeekclub.com
Ukraine cho rằng, các phi công của nước này có thể được đào tạo và sẵn sàng lái những máy bay do Mỹ sản xuất chỉ sau 2 hoặc 3 tuần huấn luyện. Nhưng các chuyên gia quân sự nhận định, để điều khiển F-15 hoặc F-16 trên chiến trường mất nhiều thời gian hơn so với việc huấn luyện phi công thao tác thành thạo.
Mặc dù phi công có thể học các nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng buồng lái mới trong thời gian ngắn, nhưng việc tham gia chiến đấu và xử lý các tình huống trên chiến trường không phải là điều dễ dàng. Ngay cả với những phi công lão luyện của Mỹ - những người có thời gian lái F-15 và F-16 nhiều hơn so với phi công của các quốc gia khác, thì việc sống sót trong một cuộc chiến cũng rất khó khăn, chứ chưa nói đến giành chiến thắng.
Theo các nhà phân tích, yêu cầu nêu trên của Ukraine nhiều khả năng sẽ bị NATO từ chối bởi đây không chỉ là công việc phức tạp mà còn có thể không mang lại lợi ích so với việc cung cấp nhưng vũ khí thay thế nhưng ít rủi ro hơn.
Tại sao Ukraine lại muốn có F-15 và F-16?
Mặc dù có quan hệ thân thiện với phương Tây trong những năm gần đây, nhưng kho khí tài quân sự của Ukraine phần lớn vẫn là những vũ khí có từ thời Liên Xô. Hiện, không quân Ukraine đang vận hành hai loại máy bay chiến đấu là Sukhoi Su-27 và Mikoyan MiG-29. Đây là lý do các nỗ lực của phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine chủ yếu tập trung vào phi đội MiG-29 - được cho là dễ vận hành đối với các phi công Ukraine.
MiG-29 lần đầu tiên gia nhập phi đội của Nga vào năm 1982 và Su-27 gia nhập vào năm 1985 trong khi đó F-16 được đưa vào biên chế năm 1978 còn F-15 được đưa vào biên chế năm 1976.
Trong những thập kỷ qua, Mỹ và đồng minh đã liên tục nâng cấp, hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu. Những máy bay này có thể thiếu khả năng qua mặt hoặc tàng hình trước radar, nhưng vẫn rất lợi hại trong môi trường chiến đấu.
Nga cũng thực hiện nhiều đợt nâng cấp, giúp cho không quân nước này có được lợi thế rõ ràng trước không quân Ukraine trong cuộc xung đột. Do vậy, Ukraine tin rằng nếu được cung cấp những máy bay chiến đấu tốt hơn của phương Tây, họ có thể chống chịu tốt trước các cuộc tấn công của Nga.
Những khó khăn trong việc huấn luyện và bảo trì
Quá trình chuyển đổi từ việc lái những chiến đấu cơ khác sang F-16 không hề đơn giản. Tại Mỹ, các phi công phải được đào tạo trong 6 tuần để thực hiện nhiệm vụ này. Với các phi công Ukraine, điều đó thậm chí khó khăn hơn bởi họ đã quen điều khiển những máy bay chiến đấu từ thời Liên Xô. Do vậy, có thể phải mất thời gian dài để họ có thể điều khiến F-16 hoặc F-15 trong chiến đấu một cách hiệu quả.
Ukraine tuyên bố phi công của họ có thể làm quen với việc chuyển đổi trong vòng 2 hoặc 3 tuần, nhưng các chuyên gia đánh giá điều này không khả thi xét đến những khó khăn mà Ukraine đang đối mặt trong tình hình chiến tranh hiện nay.
Không quân Mỹ có một khóa đào tạo dành riêng cho các phi công lái F-16. Dù những phi công này đã quen với việc điều khiển máy bay chiến đấu của Mỹ nhưng họ vẫn phải mất nhiều thời gian tập luyện. Trong khi đó, các phi công Ukraine ít được tập luyện với máy bay của Mỹ, quan trọng hơn, họ chưa bao giờ vận hành F-16. Vì vậy họ khó có khả năng điều khiển thành thạo chúng trên chiến trường.
Chưa kể, công việc bảo trì vô cùng phức tạp. Theo nguyên tắc chung, mỗi chiếc F-16 cần 16 giờ bảo dưỡng cho 1 giờ bay và cần phải có một tổ bảo trì túc trực thường xuyên để xem xét và khắc phục những vấn đề xảy ra với máy bay. Theo Lực lượng viễn chinh 332d của không quân Mỹ hiện đang vận hành cả F-15E Strike Eagle và F-16C Fighting Falcon, mỗi máy bay cần có 25 nhân viên bảo trì.
Để trở thành một kỹ thuật viên bảo trì máy bay chiến thuật của lực lượng không quân, học viên phải hoàn thành 5 khóa đào tạo nâng cao tại Căn cứ Không quân Sheppard ở Wichita Falls, Texas. Mỗi khóa kéo dài khoảng 18 tháng. Ngoài ra, cần phải có rất nhiều thiết bị chuyên dụng và các doanh nghiệp cung cấp trang thiết bị, phụ tùng phía sau. Hiện, Ukraine chưa có cơ sở hạ tầng cho việc bảo trì những máy bay này, hơn nữa việc xây dựng các cơ sở đó trong thời điểm chiến tranh hiện này rất khó thực hiện.

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine? - Ảnh 2.

F-16 Fighting Falcon đáp ứng được nhiều yêu cầu của người sử dụng. Nguồn: Popularmechanics.com
Không khác gì lời tuyên chiến trực tiếp với Nga
Do Ukraine nằm sát biên giới Nga nên các lực lượng không quân Nga có thể phóng tên lửa về phía các mục tiêu của Ukraine mà không cần băng qua biên giới. Tương tự hệ thống phòng không tích hợp của Nga, chủ yếu dựa vào AWACS (Hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm) có thể mở rộng phạm vi hoạt động ra ngoài lãnh thổ nước này.
Trong tình huống đó các máy bay F-15 và F-16 được giao nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc không kích của Nga sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc bay vào lãnh thổ Nga để giao tranh với máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và hệ thống AWACS hỗ trợ các hoạt động không kích này.
Điều đó sẽ tạo ra vấn đề lớn với NATO. Việc máy bay do NATO cung cấp bay vào không phận Nga giống như “một lời tuyên chiến trực tiếp” của NATO với Moscow, có khả năng khiến xung đột mở rộng ra ngoài biên giới Ukraine. Nga có thể đáp trả bằng cách tấn công vào các tuyến cung cấp hậu cần cho Ukraine, chẳng hạn như Ba Lan để vô hiệu hóa mối đe dọa do những chiến đấu cơ này gây ra.
Khó thay đổi cục diện chiến trường
TIN LIÊN QUAN
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, NATO không có khả năng cung cấp cho Ukraine đủ số lượng chiến đấu cơ F-15 hoặc F-16 cần thiết để bắt kịp sức mạnh của không quân Nga.
Nga có khoảng 1.500 máy bay chiến đấu, là lực lượng không quân lớn thứ hai trên thế giới. Còn Ukraine bước vào cuộc chiến với số lượng máy bay chưa đến 100 máy bay. Vì thế, việc chuyển giao cho Ukraine hàng chục thậm chí hàng trăm máy bay chiến đấu vẫn rất khó để thay đổi cục diện chiến trường.
Ukraine có thể đề nghị được cung cấp chiến đấu cơ F-15 và F-16 vì họ biết rõ việc có chúng vẫn tốt hơn là không có. Nhưng xét đến khía cạnh bảo vệ không phận hay tấn công các mục tiêu trên mặt đất, đặc biệt khi Ukraine phải đối mặt với lực lượng quân đội áp đảo của Nga, thì lợi ích của việc cung cấp các máy bay này vẫn không so sánh được với những rủi ro mà điều đó gây ra.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bị bắn rơi ở Ukraine: Bài học nào rút ra cho Trung Quốc?
Tú Anh | 07/04/2022 07:25 PM

3

Máy bay chiến đấu Su-35 Nga bị bắn rơi ở Ukraine: Bài học nào rút ra cho Trung Quốc?



Su-35 bốc cháy tại hiện trường mà Quân đội Ukraine cho rằng nó đã bị bắn hạ gần Kharkiv. Ảnh: Reuters


Quân đội Ukraine cho biết chiếc Su-35 đã bị lực lượng tên lửa phòng không của họ bắn hạ ở gần Kharkiv và đây là “thiệt hại trị giá 50 triệu USD” đối với Nga.

Theo tờ South China Morning Post, việc Ukraine bắn rơi một máy bay chiến đấu Sukhoi-35 có thể mang lại những bài học chiến thuật bổ ích cho nhiều nước trên thế giới, trong đó có Quân đội Trung Quốc, lực lượng hiện đang nắm giữ phi đội chiến đấu cơ lớn thứ hai thế giới chỉ sau Nga.
Khi cuộc chiến ở Ukraine bước sang ngày thứ 40, một video xuất hiện trên mạng xã hội dường như cho thấy khoảnh khắc chiếc máy bay phản lực Su-35 của Nga từ trên trời lao xuống như một quả cầu lửa trước khi phát nổ. Hình ảnh về xác máy bay bị thiêu rụi sau đó cũng đã được đăng tải.
Quân đội Ukraine cho biết chiếc Su-35 đã bị lực lượng tên lửa phòng không của họ bắn hạ gần Kharkiv. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko tuyên bố đây là “thiệt hại trị giá 50 triệu USD” đối với Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga “tan xác” ở Ukraine: Bài học nào rút ra cho Trung Quốc? - Ảnh 1.

Máy bay chiến đấu Su-35 Trung Quốc. Ảnh: MW
Theo ông Zhou Chenming - nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, dựa trên những hình ảnh về xác máy bay vẫn còn nguyên hình dạng thì Su-35 dường như đã lao xuống từ độ cao rất thấp.
“Máy bay có thể đang trên đường trở về căn cứ sau khi thực hiện một nhiệm vụ tấn công mặt đất và ngọn lửa có khả năng bốc cháy từ số nhiên liệu còn sót lại mà nó mang theo”, chuyên gia Zhou Chenming nhận xét.
Bay ở độ cao thấp sẽ làm tăng nguy cơ bị tấn công từ vũ khí phòng không, thậm chí là từ cả các tên di động vác vai như Stinger và Starstreak.
Tuy nhiên, ông Zhou cho rằng sự cố cũng có thể là do máy bay chiến đấu Su-35 đã gặp lỗi kỹ thuật nào đó.
“Để rút kinh nghiệm, lực lượng không quân Trung Quốc sẽ cần phải xác định cẩn thận các vấn đề cơ khí tiềm ẩn đối với dòng máy bay Su-35 của mình và cải thiện công tác bảo trì”, nhà phân tích Zhou Chenming cho biết.
Năm 2015, Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 2 tỷ đô la Mỹ với Sukhoi để mua 24 máy bay chiến đấu siêu cơ động Su-35 thế hệ 4.5 của Nga. Kể từ năm 2013, khoảng 100 chiếc Su-35 cũng đã được bổ sung cho lực lượng không quân Nga.
Ngoài Trung Quốc, Ai Cập đã đặt hàng hơn 20 chiếc Su-35 với giá 2 tỷ USD và đã nhận được lô hàng đầu tiên vào năm ngoái.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Truyền thông Mỹ cay cú khi thấy TQ ủng hộ Nga trong vấn đề Ukr =))

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Công nghiệp 'vũ khí copy' của Trung Quốc chao đảo vì một cái tên nóng: Vì sao họ lo ngại?
Nam Anh | 09/04/2022 21:00



BÁO NÓI - 5:30

Công nghiệp 'vũ khí copy' của Trung Quốc chao đảo vì một cái tên nóng: Vì sao họ lo ngại?

Hình ảnh từ một triển lãm hàng không của Trung Quốc.
Trung Quốc đã sao chép nhiều vũ khí từ Nga nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Giờ đây, muốn duy trì ngành công nghiệp vũ khí này, họ đang phải đối mặt với thách thức rất lớn.



Trung Quốc đã mua lại nhiều doanh nghiệp vũ khí quốc phòng của Ukraine trong những năm gần đây.
Do đó, giới chuyên gia nhận định tình hình bất ổn hiện nay có thể gây tổn hại việc sản xuất vũ khí sao chép của Trung Quốc vì ngành công nghiệp này phụ thuộc đáng kể vào một số công ty quốc phòng lớn của Ukraine.
Trung tâm sản xuất quốc phòng của Liên Xô
Công nghiệp vũ khí copy của Trung Quốc chao đảo vì một cái tên nóng: Vì sao họ lo ngại? - Ảnh 1.
Máy bay chiến đấu An-124 do Cục Antonov thiết kế.
Có thể nói rằng sau khi độc lập, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tụt dốc không phanh. Từ một cường quốc công nghiệp quốc phòng, Ukraine từng bước phải phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây.
Nước này chỉ còn lại khoảng 30% công nghiệp quốc phòng Liên Xô trên lãnh thổ, bao gồm khoảng 750 nhà máy và 140 tổ chức khoa học và kỹ thuật với hơn 1 triệu nhân lực.
Cục thiết kế Antonov của Ukraine là một thành phần quan trọng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Liên Xô và đã thiết kế máy bay vận tải hạng nặng 4 động cơ AN-124 của Nga, cùng chiếc AN-225 Mriya 6 động cơ - hiện vẫn là máy bay lớn nhất từng được chế tạo.
Công ty sản xuất động cơ máy bay Motor Sich, cùng đặt với văn phòng thiết kế Ivchenko/Progress ở Zaparozhye, Ukraine là một trong những nhà máy lớn nhất sản xuất động cơ máy bay này trong thời kỳ Liên Xô.
Đây cũng là nhà sản xuất duy nhất một số động cơ, trong đó có những động cơ được trang bị cho các giàn máy bay trực thăng hàng đầu của các lực lượng vũ trang Liên Xô.
Thời thế thay đổi
Là một phần của Liên Xô, Ukraine đã có sẵn những khách hàng lớn và thị trường xuất khẩu rộng lớn thừa kế từ thời Liên Xô.
Nhưng sau khi giành được độc lập, họ không có thị trường xuất khẩu phù hợp, phần lớn thị trường vẫn thuộc về Nga dù tới năm 2014 (năm Nga sáp nhập bán đảo Crimea), Ukraine vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 trên thế giới. Có hai lý do cho điều này.
Một là do Ukraine bằng cách nào đó đã đảm bảo được vị thế của mình ở một số quốc gia châu Á và châu Phi, chủ yếu thông qua các thị trường vũ khí xám và thị trường chợ đen ở các lĩnh vực hàng không, đóng tàu và công nghệ tên lửa.
Ukraine đã chế tạo một số tên lửa phòng không, vệ tinh không gian và máy bay Antonov từ thời Liên Xô. Và họ bán những vũ khí này với giá rẻ hơn so với Nga.
Hai là, (đây cũng là điều này quan trọng hơn cả), mối quan hệ giữa Ukraine với Nga khi ấy vẫn "đủ tốt". Nhiều hệ thống của Nga như máy bay và trực thăng cần các bộ phận như động cơ và cánh là do Ukraine cung cấp.
Những hệ thống vũ khí không thể thiếu trong các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga cũng được gửi cho dịch vụ chính quy của Ukraine. Trên thực tế, Nga là nước mua các sản phẩm liên quan tới quốc phòng của Ukraine lớn thứ ba từ năm 2009-2013, chỉ sau Trung Quốc và Pakistan.
Ukraine cũng là nơi có mạng lưới các nhà máy sửa chữa và đại tu lớn có thể phục vụ bất kỳ nền tảng vũ khí chính hoặc hệ thống phụ nào.

Các nhà máy đại tu dành cho máy bay đặc biệt tích cực trong việc hỗ trợ các thiết kế thời Liên Xô vẫn còn được Nga sử dụng, trước tiên là các đồng minh của Hiệp ước Warsaw và các nước mua hệ thống của Nga, bao gồm cả Ấn Độ sử dụng.
Và trong nhiều trường hợp, máy bay do Nga thiết kế được các công ty Ukraine bảo trì thay vì các nhà sản xuất thiết bị gốc của Nga.
Vì sao Trung Quốc lo ngại?
Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn sau năm 2014, đặc biệt là sau khi mối quan hệ giữa Nga và Ukraine xấu đi khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga.
Và đây là thời điểm Trung Quốc bắt đầu can dự - điều đã được nhà phân tích người Ukraine Reuben F. Johnson, Nghiên cứu viên tại Casimir Pulaski Foundation, nhận định rõ ràng.
Công nghiệp vũ khí copy của Trung Quốc chao đảo vì một cái tên nóng: Vì sao họ lo ngại? - Ảnh 2.
Tiêm kích J-11 của Trung Quốc được cho sao chép từ Su-27 của Nga.
Ai cũng biết rằng nếu ngành công nghiệp vũ khí của Nga tồn tại được sau khi Liên Xô tan rã thì chủ yếu nhờ vào thị trường Trung Quốc và Ấn Độ.
Và trong trường hợp này, như đã chỉ ra ở trên, Ukraine đã trở thành nhà cung cấp chính các hệ thống phụ và vũ khí của Nga. Tuy nhiên, có rất nhiều hệ thống và hệ thống phụ của Nga bị Trung Quốc copy và nhân bản.
Theo nhiều nguồn tin, Tập đoàn máy bay Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh, phía bắc Trung Quốc đã sao chép trái phép tiêm kích Su-27SK của Nga và được Trung Quốc định danh là J-11B. Nhưng việc tái thiết kế các radar và những bộ phận khác được cho là gặp quá nhiều thách thức. Do đó, các radar được dùng cho những máy bay bị sao chép trái phép này sau đó được sản xuất tại Ukraine.
Tương tự như vậy, theo nhà phân tích người Ukraine Reuben F.Johnson tại Quỹ Casimir Pulaski, hầu hết các loại vũ khí không đối không được sử dụng với các mẫu J-11B được chế tạo từ máy móc sản xuất mà Ukraine bán cho nhà máy miền Đông Tây An của Trung Quốc.
TIN ĐỌC THÊM
Đáng báo động hơn nữa là mức độ mà Bắc Kinh cố gắng mua lại các công ty quốc phòng lớn của Ukraine và sau đó chuyển giao vũ khí cùng nhân lực cho Trung Quốc", chuyên gia này nói.
Mục tiêu là giải quyết những vấn đề mà Trung Quốc vẫn còn phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu từ Nga, cụ thể là công nghệ động cơ hàng không và họ đang tận dụng thực tế là phần còn lại của thế giới đã bỏ qua các khả năng của ngành công nghiệp Ukraine trong nhiều năm qua.
Cả Mỹ và Ukraine đều đã cố ngăn chặn việc bán công ty động cơ hàng không hàng đầu Motor Sich của Ukraine cho Trung Quốc với lý do là điều này sẽ thúc đẩy khả năng quân sự đang mở rộng nhanh chóng của Bắc Kinh.
Ông Johnson trích lời một quan chức NATO cho hay: "Thật rủi ro nếu Mỹ, NATO và các quốc gia khác không tìm cách can dự vào ngành công nghiệp của Ukraine. Các lực lượng vũ trang của Ukraine không thể cung cấp đủ công việc để hỗ trợ cơ sở công nghiệp của mình".
Theo vị chuyên gia, nếu không có nhiều quốc gia đi theo con đường của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc hợp tác với Ukraine thì những chuyên môn công nghệ còn đó cuối cùng cũng nằm trong tay Trung Quốc.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Đây là bằng chứng cho media tây lông tuyên truyền dối trá, fake và những con chiên ngoan đạo của fake news tây lông

Tochka Nga phóng từ Belarus sang hôm nay bị bắn hạ ở Chernihiv cũng số seri như vậy 9M79 .

Tochka-U missile, launched from Belarus was shot down in Chernihiv region




View attachment 7034024
9M79 là tên của quả tên lửa , cả Ukr cũng vậy mà, fake vừa thôi bạn, số seri nào vậy ?


Ukr toàn dùng Tochka khoe từ đầu cuộc chiến tới nay, nguồn Ukr đây

1649564128594.png



Còn Nga trong thực chiến họ sử dụng Iskander, Kalbir, P800....chứ ai thèm dùng hàng liên xô cũ rích này nữa

Đến bây giờ vẫn nhai lại theo media tây lông, Nga dùng toàn hàng liên xô cũ rích, thì chứng tỏ fake và chả có kiến thức quân sự gì



Ukr thì thường dùng đồ Liên Xô cũ rích fake thành đồ Nga để đổ thừa, đợt trước bắn Tu-141 sang đất NATO để kéo NATO vào cuộc chiến, trong khi hệ thống đó Nga đã loại biên ko sử dụng từ lâu

1649564092354.png


Còn hèn tới mức sơn lại

1649564047230.png


 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Có thể các bạn không để ý. Việt Nam chúng ta là một khách hàng rất sớm của dòng máy bay Su-30. Hợp đồng đầu tiên của chúng ta chỉ là 4 máy bay và cơ số vũ khí vừa đủ kèm theo.
Phải đến hợp đồng thứ 3 năm 2011, chúng ta tuy mua 12 máy bay nhưng giá trị hợp đồng rất lớn. Chi phí lớn đến từ việc chúng ta nhập rất nhiều loại phụ tùng lẻ dễ tiêu hao hỏng hóc thay thế cho máy bay. Phải trải qua 6 năm sử dụng 4 chiếc Su-30 đầu tiên đủ để chúng ta tìm hiểu và ghi chép các loại thiết bị dễ tiêu hao khi sử dụng bay để nhập và dự trữ, đảm bảo khi có chiến đấu số lượng máy bay sẵn sàng cao nhất. Vì thời điểm đó Nga thường xuyên ngừng các hợp đồng quốc phòng do lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc như Iran, Syria hay Lybia.

1649564339553.png
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top