[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Mariupol và vị trí chiến lược trong cuộc chiến Nga-Ukraine
V. Đỉnh Thứ tư, ngày 23/03/2022 - 11:23
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Thành phố Mariupol có vị trí chiến lược quan trọng. Quân đội Nga và quân đội nước cộng hòa tự xưng Donetsk đã tiến vào thành phố này, giành lại từng khu phố từ lực lượng có tư tưởng dân tộc Ukraine,
Quân đội Nga và quân đội nước cộng hòa nhân dân Donetsk đang giải phóng thành phố Mariupol

Quân đội Nga và quân đội nước cộng hòa nhân dân Donetsk đang giải phóng thành phố Mariupol
Theo truyền thông Nga, lực lượng có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Mariupol không cho người dân đi sơ tán, bắt thường dân làm lá chắn sống. Tình hình của người dân ở Mariupol vô cùng nguy kịch, không có đồ ăn, không có nước uống, không có thuốc men chữa bệnh.
Tại Mariupol, quân đội Ukraine còn gần 10.000 quân. Chủ yếu là lực lượng của lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 36 và trung đoàn “Azov”. Vũ khí chủ yếu của quân đội Ukraine ở Mariupol là xe tăng, xe bọc thép và pháo, đa phần được cất giấu trong các khu dân cư. Thế nhưng thành phố Mariupol đã bị quân đội Nga bao vây hơn một tuần nay, cho nên sức mạnh của quân đội Ukraine đã suy giảm đáng kể. Nhiều lần, các tay súng có tư tưởng dân tộc cực đoan Ukraine đã đề nghị Kiev chi viện, song không được đáp ứng.
Hôm 20/3, người đứng đầu trung tâm chỉ huy quốc phòng Nga, trung tướng Mikhail Mizintsev, kêu gọi lực lược cố thủ Ukraine tại Mariupol hạ vũ khí, chấm dứt kháng cự, theo hành lang nhân đạo, rời khỏi thành phố, rút về khu vực do Kiev kiểm soát. Các đơn vị của quân đội Ukraine có thể đã sẵn sàng rời đi, nhưng họ không nhận được lệnh rút lui.
Người đứng đầu nước cộng hòa tự xưng Donetsk Denis Pushilin cho biết: quân đội và lực lượng tình nguyện Nga tiếp tục sơ tán người dân ở những vùng đã được giải phóng của Mariupol. Hoạt động này chia làm nhiều giai đoạn, với nhiều trạm trung chuyển, đích đến cuối cùng phải đảm bảo an toàn cho người dân. Chiến thuật quen thuộc của lực lượng dân tộc cực đoan Ukraine là: dồn người dân vào khoảng giữa các khu chung cư, bản thân họ trốn ở dưới cùng và trên mái nhà, để từ đó thực hiện các vụ bắn phá. Quân đội Nga sẽ không thể dùng cả sức mạnh để đáp trả được, vì như vậy, sẽ gây nhiều thương vong cho dân thường.
Mariupol là một thành phố chiến lược
Lực lượng dân tộc cực đoan Ukraine ở thành phố Mariupol tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng. Thành phố này đối với họ có ý nghĩa đặc biệt. Cũng chính nơi đây, tháng 6/2014, chiến binh của tiểu đoàn vệ binh quốc gia “Azov” đã thề rằng sẽ quét sạch, bỏ tù hoặc giết chết những ai có tư tưởng ủng hộ nhà nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk. Trong suốt 8 năm qua, Ukraine vẫn âm thầm truy tìm những ai có tư tưởng chống đối hoặc bất đồng quan điểm.
Việc quân đội Ukraine ở Mariupol phải đầu hàng sẽ giáng một đòn rất mạnh đến tinh thần của chính quyền Kiev. Ngược lại sẽ cổ vũ tinh thần cho quân đội Nga và Donetsk. Mariupol là một trung tâm công nghiệp quan trọng, với các nhà máy luyện kim, nhà máy đóng tàu và các doanh nghiệp chế tạo máy. Việc giải phóng Mariupol sẽ mở ra tuyến đường bộ, nối liền tới Crimea, vốn đã bị chia cắt từ năm 2014. Điều này góp phần đơn giản hóa hoạt động giao thông vận tải cho cả dân sự và quốc phòng. Trong tương lai, hoạt động vận tải hành khách sẽ được nối lại. Kiev sẽ không thể ngăn cản được việc thực hiện những kế hoạch trên, mặc dù rất muốn. Tình hình hiện nay cho thấy, trên đất liền, quân đội Ukraine sẽ không thể tiếp cận được Mariupol. Nếu đi bằng đường thủy, thì biển Azov hiện nay đã trở thành “ao nhà” của Nga.
Trên mặt trận Mariupol, chính quyền Kiev đã triển khai chiến dịch tung tin thất thiệt. Cho rằng quân đội Nga đã vi phạm quy tắc chiến tranh, bắn phá các công trình dân sự. Để làm bằng chứng, họ đưa ra những bức ảnh chụp được cảnh bắn phá của chính mình.
Bảo đảm an toàn cho Donetsk

Ý nghĩa chiến lược của Mariupol khó có thể đánh giá hết được. Kể từ đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, quân đội Donetsk đã dồn toàn lực cho mặt trận phía Nam. Trong suốt 3 tuần qua, lực lượng Donetsk đã có những bước tiến chậm, nhưng tiến chắc tới bờ biển Azov, giải phóng từng khu dân cư. Phía tây và tây bắc, ngoại ô Donetsk, lực lượng pháo binh của Ukraine vẫn chưa bị đánh bại. Đây chính là lý do, tại sao thủ đô của Donetsk vẫn thường xuyên bị pháo kích. Sau khi Mariupol thất thủ, lực lượng pháo binh của Ukraine ở ngoại ô Donetsk sẽ bị siết chặt vòng vây.
Một sĩ quan quân đội nước cộng hòa nhân dân Donetsk, mang bí danh Bereza cho biết: lực lượng của quân đội Nga và quân đội Donetsk sau khi giải phóng Mariupol, sẽ tập trung từ phía nam, tổ chức tấn công lực lượng gồm 50 đến 70.000 quân của quân đội Ukraine đang cố thủ ở “lòng chảo” Donbass. Đây là lực lượng mạnh nhất của quân đội Ukraine. Lực lượng này đã có khoảng thời gian là 8 năm, để củng cố, xây dựng trận địa, công trình bê tông, vị trí hỏa lực và các trận địa pháo binh, súng máy. Nhưng nếu không có sự tiếp tế về vũ khí, đạn dược và lương thực, thực phẩm, thì khó có thể duy trì được lâu”.
Quân đội Ukraine cũng thừa hiểu điều này. Những ngày cuối cùng, họ tăng cường bắn phá Donetsk, với mục đích: phá hủy càng nhiều cơ sở hạ tầng dân sự càng tốt. Chỉ tính riêng trong một ngày 20/3, quân đội Ukraine đã nã 20 quả đạn pháo 122 và 152mm vào Donetsk,làm cho 23.000 người dân sống trong cảnh mất điện.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Tiêm kích Su-57 của Nga được xác nhận là 'kẻ phản diện' của bộ phim 'Top Gun' mới do Lầu Năm Góc chống lưng: Nó có dấu hiệu gì?

Điện ảnh và các phương tiện truyền thông đại chúng thường ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức của công chúng về cả chính trị quốc tế và các vấn đề quân sự, với ít ví dụ nào sâu sắc hơn bộ phim bom tấn năm 1986 Top Gun. Bộ phim được sản xuất với sự hợp tác của Hải quân Hoa Kỳ, được hưởng lợi đáng kể từ sự nổi tiếng của nó để tăng cường tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng của Hải quân đã thiết lập các quầy tuyển dụng bên trong một số rạp chiếu phim, và theo Hải quân, việc tuyển dụng những chàng trai trẻ muốn trở thành phi công hải quân đã tăng 500% sau khi Top Gun phát hành. Hầu hết mọi người đều không biết,



Đánh Nga ở ngoài đời ko dám, phải lên phim đánh =))

Nga mời diễn viên Tom Cruise đến 'mục sở thị' tiêm kích Su-57
31/03/2022 | 17:05

0:00/0:00
0:00
Nam miền Bắc
TPO - Tập đoàn Rostec (Nga) thông báo sẽ mời nam diễn viên người Mỹ Tom Cruise tham dự triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2023 để tận mắt chiêm ngưỡng máy bay chiến đấu thế hệ mới Su-57.
Nga mời diễn viên Tom Cruise đến 'mục sở thị' tiêm kích Su-57 ảnh 1
Sự xuất hiện của một chiến đấu cơ giống Su-57 trong "Top Gun: Maverick". Ảnh: The Drive
Những fan hâm mộ của “bom tấn” hành động “Top Gun: Maverick” (tạm dịch: Phi công siêu đẳng) do Tom Cruise thủ vai chính đã nhận ra sự xuất hiện của một máy bay chiến đấu cực giống Su-57 trong phân cảnh phi công Mỹ tham gia không chiến.
“Su-57 là một cỗ máy mạnh mẽ và tiên tiến. Nó gây ấn tượng và truyền cảm hứng, không chỉ cho quân đội mà còn cho cả các đạo diễn phim. Vì vậy, chúng tôi quyết định mời Tom Cruise đến triển lãm MAKS-2023 để mục sở thị máy bay Su-57”, văn phòng báo chí của tập đoàn Rostec cho biết.
“Top Gun: Maverick” – phần tiếp theo của siêu phẩm “Top Gun” dự kiến sẽ ra mắt vào giữa năm nay, tức 36 năm sau khi phần đầu tiên ra rạp vào năm 1986.
Tiêm kích Su-57 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 29/1/2010, và được thử nghiệm trong điều kiện thực chiến vào năm 2018 ở Syria.


Đây là tiêm kích đa nhiệm thế hệ thứ 5, được thiết kế để tiêu diệt mọi loại mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển.
Đến cuối năm 2024, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ nhận được 22 máy bay Su-57. Năm 2028, con số này sẽ tăng lên 76 chiếc.

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Ukr tự bắn hạ trực thăng của mình, sau đó fake thành trực thăng của Nga

Mi 8 Nga ko có ký hiệu BKC nào ở đuôi, chỉ có ký hiệu BBC


1648783097633.png
1648783100617.png
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Những điều cần biết về tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Triều Tiên
Minh Quang
Thứ sáu, ngày 01/04/2022 - 09:41Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Triều Tiên xác nhận họ đã thử nghiệm một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa mới, đây là vụ thử tên lửa tầm xa đầu tiên trong hơn 4 năm qua của nước này, đánh dấu một giai đoạn căng thẳng tiềm tàng mới..
Những điều cần biết về tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Triều Tiên (Ảnh: CNN)
Những điều cần biết về tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Triều Tiên (Ảnh: CNN)
Vào hôm thứ 6 vừa qua, Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp hướng dẫn việc phóng tên lửa tầm xa, có tên gọi Hwasong-17, loại vũ khí tiên tiến nhất từ trước đến nay của nước này. Báo cáo mô tả vụ phóng là một "biện pháp răn đe chiến tranh hạt nhân mạnh mẽ". Theo lời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, các lực lượng của nước này đã "hoàn toàn sẵn sàng" cho cuộc đối đầu quân sự tiềm tàng với Mỹ.
Về mặt lý thuyết, loại vũ khí nguy hiểm này có thể đưa toàn bộ nước Mỹ vào trong tầm bắn. Tuy nhiên, còn nhiều điều chưa rõ về khả năng mang tải trọng của đầu đạn hạt nhân để nhắm trúng mục tiêu của tên lửa.
Tầm bắn của tên lửa
Truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm thứ Sáu đã công bố những hình ảnh cho thấy một tên lửa lớn, sử dụng nhiên liệu lỏng được bắn ra từ một bệ phóng di động tại Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng.
Báo cáo từ Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên cho biết tên lửa đã đạt độ cao tối đa 6.248,5 km (3.905 dặm), bay quãng đường 1.090 km (681 dặm) và có thời gian bay 68 phút trước khi hạ cánh chính xác xuống vùng biển được xác định giữa Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Điều này gần khớp với đánh giá của các nhà giám sát Nhật Bản, những người cho biết tên lửa rơi trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, cách bán đảo Oshima ở Hokkaido 150km về phía Tây.
Đây là vụ thử tên lửa cao nhất và xa nhất từng được ghi nhận của Triều Tiên.
Những điều cần biết về tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Triều Tiên ảnh 1
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đi cùng với tên lửa Hwasong-17 (Ảnh: CNN)
Các nhà phân tích cho biết tên lửa được bắn theo quỹ đạo lệch, giúp nó tránh bay qua bất cứ quốc gia nào. Nhưng họ lưu ý rằng, nếu tên lửa được bắn theo quỹ đạo thông thường và “phẳng” hơn, toàn bộ lục địa của Mỹ có thể nằm trong tầm bắn.
Giáo sư Jeffrey Lewis thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Mỹ nhận định: “Đây là tên lửa có tầm bắn xa nhất mà Triều Tiên từng thử nghiệm”.
Tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân không?
Các chuyên gia nói rằng Hwasong-17 chắc chắn đủ lớn để mang một hoặc có thể là một số vũ khí hạt nhân.
Ông Jeffrey Lewis cho biết: "Điều này thực sự thể hiện sự tiến bộ của Triều Tiên trong khả năng đưa nhiều đầu đạn hạt nhân nhắm vào các mục tiêu của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh".
Nhưng trên thực tế, sự tiến bộ này không đồng nghĩa với việc Triều Tiên thực sự đạt được khả năng đó.
Hiện các chuyên gia vũ khí vẫn chưa biết chính xác tải trọng hạt nhân của loại tên lửa này. Do tải trọng hạt nhân ảnh hưởng đến việc tên lửa có thể bay bao xa nên giới quan sát không thể biết tầm bắn thực tế của tên lửa, nếu không có thông tin này.
Triều Tiên có thể phóng đầu đạn hạt nhân trúng mục tiêu?
Các chuyên gia lưu ý rằng Bình Nhưỡng chưa cho thấy liệu họ có khả năng xây dựng một hệ thống cho phép đầu đạn hạt nhân sống sót khi quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất hay không.
Những điều cần biết về tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Triều Tiên ảnh 2
Ông Kim Jong Un quan sát vụ phóng thử nghiệm tên lửa (Ảnh: CNN)
Bởi vì khi ICBM được bắn vào không gian, giống như tàu con thoi, đầu đạn phải có khả năng chống chịu áp lực khi bay qua các lớp bên ngoài của bầu khí quyển Trái đất mà không bốc cháy.
“Tôi nghĩ rằng loại tên lửa của Triều Tiên có thể làm được điều đó, nhưng cũng có nhiều người nghi ngờ về điều đó”, ông Lewis nói.
Nhưng đây là khả năng mà Triều Tiên có thể đạt được thông qua các vụ thử nghiệm như vụ thử nghiệm hôm thứ năm vừa qua.
Chương trình tên lửa tiếp theo của Triều Tiên là gì?
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã vạch ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm cung cấp cho Triều Tiên một biện pháp răn đe hạt nhân đáng tin cậy, nghĩa là một kho vũ khí đủ mạnh để ngăn chặn bất kỳ đối thủ nào, đặc biệt là Mỹ.
Theo báo cáo của KCNA, ông Kim Jong Un cho biết, vụ thử ngày 24/3 nhấn mạnh rằng các lực lượng chiến lược của Triều Tiên "sẵn sàng kiềm chế và ngăn chặn bất cứ âm mưu quân sự nguy hiểm nào của Mỹ".
Những điều cần biết về tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Triều Tiên ảnh 3
Hình ảnh vụ phóng tên lửa Hwasong-17 hôm thứ Năm vừa qua (Ảnh: CNN)
Lewis cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên đang phê duyệt một danh sách dài các hoạt động hiện đại hóa vũ khí được đưa ra cách đây hơn một năm.
"Ông Kim Jong Un cho biết đây là tất cả những điều mà Triều Tiên sẽ làm, bao gồm một ICBM nhiều đầu đạn. ICBM sử dụng nhiên liệu rắn, phóng vệ tinh quân sự, thậm chí đưa một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ra biển”, ông Lewis cho biết.
Trước đó, Triều Tiên đã công bố kế hoạch nâng cao độ chính xác của tên lửa và tăng tầm bắn lên tới 15.000 km.
 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Cuộc thi F-15 vs. F-22 cuối cùng đã được giải quyết? Lực lượng Không quân Hoa Kỳ nghỉ hưu Raptors trong khi đặt hàng thêm đại bàng

Ngày 31 tháng 3 năm 2022

Máy bay chiến đấu hạng nặng F-22 (trên cùng) và F-15EX

Máy bay chiến đấu hạng nặng F-22 (trên cùng) và F-15EX

Thông báo vào ngày 29 tháng 3 rằng Không quân Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cho tiêm kích tàng hình F-22 Raptor vào biên chế có khả năng đánh dấu sự giải quyết tranh cãi kéo dài hàng thập kỷ về việc loại máy bay chiến đấu hạng nặng có ưu thế trên không nào có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của Mỹ - một trong hai chiếc duy nhất loại này đã gia nhập dịch vụ trong nửa thế kỷ qua. Các máy bay chiến đấu cạnh tranh là thế hệ thứ tư F-15 Eagle đi vào phục vụ từ năm 1975 và thế hệ thứ năm kế nhiệm F-22 gia nhập phi đội vào tháng 12 năm 2005. Nơi F-15 được phát triển như một khung máy bay hiệu suất cao đắt tiền để thay thế F-4E Phantom thế hệ thứ ba và đối đầu với máy bay tối tân của Liên Xô, vào thời điểm đó đáng chú ý nhất là máy bay đánh chặn MiG-25 Foxbat, F-22 có vai trò tương tự nhưng dự định sẽ kế nhiệm F-15. Người ta cho rằng, giống như F-4 nhanh chóng bị loại bỏ sản xuất sau khi F-15 bắt đầu gia nhập phi đội, F-15 cũng sẽ bị cắt giảm sản xuất và số lượng của nó được thay thế hoàn toàn bằng F-22 trong những năm 2000 và Những năm 2010. Giống như F-15, dành riêng cho Không quân Hoa Kỳ đã được phát triển từ F-15A cơ bản thành các biến thể B, C, D, E và EX, F-22A dự kiến sẽ có một loạt các biến thể được phát triển bao gồm có thể là một biến thể dựa trên tàu sân bay và một biến thể máy bay chiến đấu tấn công cũng như hai chỗ ngồi và một chiếc 'F-22C' cải tiến.



Máy bay chiến đấu F-15EX của Không quân Hoa Kỳ

Raptor được thiết kế để giữ lại hiệu suất bay tuyệt vời của F-15, nhưng cải thiện nó với thế hệ cảm biến mới, khả năng cơ động cao hơn bằng cách sử dụng vectơ lực đẩy, độ bền cao hơn, các liên kết dữ liệu và điện tử hàng không mới, và có lẽ đáng chú ý nhất là khả năng tránh radar cấu hình tàng hình để có khả năng sống sót cao hơn. Nó được dự định để làm điều này trong khi giảm chi phí hoạt động vốn đã cao của F-15. Trong khi chương trình máy bay chiến đấu dường như có tiềm năng và được coi là cần thiết khi Liên Xô vào những năm 1980 bắt đầu triển khai các loại máy bay có thể vượt trội hơn F-15 về nhiều mặt như Su-27 và MiG-31, nhiều loại máy bay của Mỹ. Quân đội chủ trương tập trung khai thác tiềm năng hiện đại hóa của Đại bàng như một giải pháp thay thế hiệu quả hơn cho việc phát triển một thiết kế máy bay chiến đấu hoàn toàn mới. Tuy nhiên, những người ủng hộ F-22 đã thắng thế,



F-22A Raptor của Không quân Hoa Kỳ

Bất chấp lời hứa ban đầu của F-22, chương trình đã chứng tỏ hoàn toàn không có khả năng cung cấp người kế nhiệm khả thi cho F-15 và do đó đã thất bại trong mục tiêu chính của nó. Raptor được chứng minh là có tầm bay ngắn hơn Eagle, có nhiều nâng cấp khó kết hợp hơn khiến hệ thống điện tử hàng không của nó thua xa các mẫu F-15 mới nhất vào giữa những năm 2010, đồng thời có các yêu cầu bảo trì và chi phí vận hành cao hơn nhiều khiến tỷ lệ luôn ở mức thấp và được che chắn số lượng máy bay tương đương với F-15 không thể bay được. Chương trình không bao giờ vượt ra ngoài khung máy bay F-22A cơ bản, với các biến thể tấn công, hải quân, hai ghế ngồi và cải tiến không thành hiện thực, trong khi bản thân máy bay chiến đấu bị cắt giảm 75% sản lượng và có lệnh ngừng sản xuất chưa đầy 4 năm sau chiếc đầu tiên. máy bay đi vào hoạt động. Lệnh cấm xuất khẩu, và khả năng tồn tại đáng ngờ của máy bay để bán cho nước ngoài bắt đầu do chi phí hoạt động quá lớn và nhiều vấn đề về hiệu suất, đã áp đặt thêm các hạn chế và đảm bảo rằng F-15 sẽ được sản xuất lâu hơn với tư cách là đối thủ nặng ký duy nhất của phương Tây được cung cấp. F-15 trong khi đó tiếp tục được cải tiến, với doanh số xuất khẩu sang Hàn Quốc, Singapore, Ả Rập Xê-út và Qatar tài trợ cho những cải tiến to lớn về thiết kế, mở đường cho Không quân Mỹ.tiếp tục đơn đặt hàng cho biến thể F-15EX cải tiến nhiều từ năm 2018.



F-15 (phải) và F-22

Dấu hiệu rõ ràng nhất về sự thất bại của chương trình F-22 là mặc dù chỉ một phần nhỏ trong số các khung máy bay dự kiến ban đầu đã được sản xuất và mặc dù thuyết tương đối mới được đưa vào sử dụng, vào tháng 5 năm 2021, Lực lượng Không quân đã thông báo kế hoạch cho máy bay nghỉ hưu trong khi vẫn tiếp tục hoạt động F-15EX. Vào tháng 3 năm 2022, nó tiếp tục chỉ ra rằng các đơn vị đầu tiên sẽ bắt đầu nghỉ hưu sắp tới. Điều này khẳng định những nghi ngờ lâu nay rằng vấn đề chính của F-22 không phải là chi phí chế tạo cao, thậm chí những khung máy bay đã được sản xuất được ưu tiên cho nghỉ hưu sớm và có khả năng rời biên chế trong khi một số chiếc F-15C thời Chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục bay. Thay vào đó, nhu cầu bảo trì quá mức, không thể dễ dàng kết hợp các nâng cấp và nhiều vấn đề về hiệu suất là nguyên nhân. Trong khi đó, F-15EX sẽ tiếp tục được mua lại, với những lợi thế về hiệu suất so với Raptor ngoài việc dễ bảo trì hơn nhiều và tỷ lệ khả dụng ngày càng cao ngày càng rõ ràng.
Các cảm biến và hệ thống điện tử hàng không của F-15EX đều có công nghệ đi trước F-22 từ 1 đến 2 thập kỷ, trong khi nó đã có được khả năng vận hành siêu tốc của Raptor và có độ bền cao hơn đáng kể. Không giống như Raptor, không có khả năng đối đất hoặc chống hạm, F-15EX là ứng cử viên hàng đầu cho danh hiệu máy bay chiến đấu tấn công hàng đầu thế giới với nhiều loại tên lửa phòng không. Ngay cả trong chiến đấu tầm nhìn, nơi F-22 vẫn là máy bay chiến đấu duy nhất của phương Tây sử dụng động cơ vectơ lực đẩy, Raptor không có kính ngắm gắn mũ bảo hiểm mà F-15 đã khiến nó gặp bất lợi và không thể tấn công mục tiêu ở tầm nhìn cực cao. các góc. Việc sử dụng hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại của F-15 đã bổ sung thêm ưu thế cảm biến của nó và khiến nó có khả năng nguy hiểm hơn nhiều trước các mục tiêu tàng hình của đối phương.
Cuối cùng, cuộc tranh luận kéo dài cả trong Quân đội Hoa Kỳ và giữa các nhà phân tích hàng không về việc liệu F-22 hay F-15 hiện đại hóa là tốt nhất cho Không quân Hoa Kỳ có thể đã được giải quyết, với việc F-15 vẫn đang được sản xuất và theo đơn đặt hàng của Không quân 50 năm sau chuyến bay đầu tiên trong khi Raptor, với thời gian sản xuất dưới 6 năm sau khi đi vào hoạt động, sẽ chứng kiến những khung máy bay rất trẻ đã phục vụ dưới 20 năm bắt đầu nghỉ hưu. Nếu chương trình F-22 được tiếp nhận nhiều thời gian hơn và nỗ lực nhiều hơn để giúp nó dễ dàng bảo trì và nâng cấp, loại máy bay chiến đấu này rất có thể đã có thể thay thế Eagle trong những năm 2000 và 2010 theo kế hoạch và thành công trong quá trình sản xuất. .


 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
tù binh ukr

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Nga giờ còn chả buồn nguỵ trang nữa,vì TB2 còn hoạt động đâu

 

Rone95

Xe tăng
Biển số
OF-775194
Ngày cấp bằng
23/4/21
Số km
1,479
Động cơ
70,390 Mã lực
Song kiếm hợp bích

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top