[Funland] Tiềm lực quân sự của Israel, vì sao 1 đất nước nhỏ bé nhưng sức mạnh thì to lớn

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Israel điều tra vụ 7 nhân viên cứu trợ tử nạn
Tham mưu trưởng lữ đoàn Nahal và chỉ huy gọi hỏa lực của lữ đoàn (cụ này chịu trách nhiệm điều phối việc sử dụng pháo binh và mb) đã bị cách chức.
https://t.me/NEWSruIsrael/49535
Nhận diện mục tiêu sai.
 

Politeboy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-839202
Ngày cấp bằng
25/8/23
Số km
1,113
Động cơ
23,269 Mã lực
Tuổi
36
Về việc Mỹ viện trợ cho Israel, có 2 đồ thị trong bài tổng hợp này khá thú vị:

Các nước nhận được lượng viện trợ Mỹ lớn nhất tính từ năm 1946 đến nay:
Screenshot 2024-04-06 at 08.08.12.png


Chi tiết viện trợ Mỹ cho Israel qua từng năm:
Screenshot 2024-04-06 at 08.08.27.png


Ở hình trên, có thể thấy trong top 5 nước nhận viện trợ Mỹ nhiều nhất, có tới 3 nước Hồi giáo: Ai Cập, Afghanistan, Iraq.

Ở hình dưới, Israel đã không còn nhận viện trợ kinh tế kể từ năm 2007-2008. Viện trợ quân sự luôn ổn định ở mức khoảng 4 tỷ đô/năm.

GDP của Israel:
Screenshot 2024-04-06 at 08.18.38.png


Năm 2007, GDP của Israel khoảng 187 tỷ đô. 4 tỷ đô viện trợ quân sự đó tương đương khoảng 2,1% GDP của Israel.

Năm 2022, GDP của Israel tăng lên 525 tỷ đô. 4 tỷ đô viện trợ quân sự lúc này chỉ tương đương 0,76% GDP của Israel.

Từ những con số trên, có thể nói Israel đang không hề phụ thuộc vào viện trợ quân sự Mỹ. Israel đủ giàu để nếu Mỹ có đột ngột ngừng viện trợ quân sự, họ vẫn sống tốt. Ngoài ra, viện trợ quân sự của Mỹ đều dưới dạng sản phẩm Mỹ, có nghĩa là thực ra Mỹ chi tiền cho doanh nghiệp Mỹ kiếm ăn, tăng GDP cho Mỹ, chứ tiền không hề chảy sang Israel.

Còn một chi tiết mà ít người để ý: Mỹ có số quân đồn trú không đáng kể tại Israel, nhưng lại có lượng quân rất lớn đóng ở Nhật, Hàn, Đức, Ý... những nước rất giàu có. Số tiền Mỹ phải chi cho số lượng quân đồn trú ở nước ngoài này mới khủng khiếp. So sánh với những khoản này thì số tiền Mỹ chi cho Israel chỉ là hạt cát, trong khi lợi ích đạt được rất lớn. Xét đến hiệu quả đồng tiền chi ra, việc Mỹ chi cho Israel có hiệu quả rất cao, nên khả năng Mỹ dừng viện trợ Israel là cực thấp. Mỹ chi tiền để tiếng nói có trọng lượng hơn với Israel, còn Israel cũng vui vẻ nhận viện trợ vì dù sao nó cũng miễn phí, và họ vẫn cứ tự do làm theo ý mình.

Xét những con số trên thì việc Netanyahu cưỡng Biden chả có gì đáng ngạc nhiên cả. Việc so sánh Netanyahu với DIệm là hoàn toàn khập khiễng.
Em thắc mắc sao Mỹ viện trợ Thổ Nhĩ Kỳ nhiều vậy?
Và sao Thổ lại bật Mỹ tanh tách vậy?
Và Mỹ vẫn cứ nhịn nhục vậy?
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Em thắc mắc sao Mỹ viện trợ Thổ Nhĩ Kỳ nhiều vậy?
Và sao Thổ lại bật Mỹ tanh tách vậy?
Và Mỹ vẫn cứ nhịn nhục vậy?
Đồng Minh là quan hệ ngang hàng.
Nato theo Đồng Thuận cũng là ngang hàng. Bật nhau chuyện thường
LHQ lại ko ngang hàng, bởi 5 ông kễnh có quyền phủ quyết
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,375 Mã lực

P/S: cụ ở trên chỉ mới dựa duy nhất vào số liệu được gắn trực tiếp tới Israel chứ ko phân tích rộng ra sự hiện diện của Mỹ ở quanh khu vực Trung Đông để bảo vệ Israel. Ví dụ như việc Mỹ duy trì tới 2 tàu sân bay để bảo hộ ngay sau khi bị Hamas tần công.
Mỹ điều tàu sân bay để dằn mặt, không cho cuộc chiến có nguy cơ lan rộng, gây bất ổn cho cả khu vực. Điều này phù hợp với lợi ích của Mỹ trước tiên, cũng như phù hợp với lợi ích hầu hết các nước khác trên thế giới, trừ Iran. Houthi bắn tên lửa cũng chỉ để quậy gây bất ổn, chứ chả có mục đích gì khác cả.

Cụ phải hiểu Iran là thằng thích quậy tung khu vực này lên nhất, còn chính Israel lại là thằng thích yên ổn. Không phải ngẫu nhiên mà Hamas lại quậy ngay khi Israel sắp sửa đạt được thỏa thuận hòa bình với Arap Saudi, nước có tiếng nói lớn trong khối Arập Trung Đông và chẳng ưa gì Iran. Iran muốn và tìm mọi cách làm lãnh đạo khối Hồi giáo, nhưng Iran lại không phải người Arập, chưa kể đến xung đột Sunni Shia. Chừng nào Trung Đông còn dầu mỏ khí đốt, chừng nào dầu mỏ khí đốt còn vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới, chừng nào còn xung đột Sunni Shia, chừng nào Iran còn muốn lãnh đạo khối Hồi giáo nhưng người Arập lại không muốn, thì chừng đó Mỹ còn can dự vào khu vực để bảo vệ lợi ích Mỹ trước tiên, chứ không phải bảo vệ Israel. Israel chỉ là bên được hưởng lợi từ chính sách Mỹ, và họ tất nhiên lợi dụng hết mức có thể.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,827
Động cơ
410,659 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ảnh hưởng của người Do thái là có, nhưng không tới mức như bài báo cụ trích cũng như nhiều người trên này nói. Ảnh hưởng gì thì cũng phải có bằng chứng cụ thể, còn nói khơi khơi ảnh hưởng lớn lắm vân vân mây mây mà chả có bằng chứng gì cụ thể thì chả có trọng lượng gì. Nói kiểu Einstein Gershwin hay Greenspan người Do thái đấy nó chả có ý nghĩa gì cả, một loại ngụy biện không hơn không kém. Nước Mỹ là Hợp chủng quốc, người tài đầy rẫy, có đầy người Do thái nổi danh thì cũng đầy người gốc Đức, gốc Ireland, gốc Nga... nổi danh. Cứ hễ có nhiều người nổi danh thì nước Mỹ ủng hộ nước nguyên quán của những người đó thì chắc Mỹ phải ủng hộ cả nửa số nước trên thế giới này.

Bằng chứng của tôi là số lượng viện trợ Mỹ cho Israel. Nếu ảnh hưởng của người Do thái tại Mỹ lớn đến vậy thì Mỹ đã viện trợ rất nhiều và rất sớm cho Israel. Nhưng thực tế không hẳn vậy.

Trước cuộc chiến Yom Kippur, viện trợ Mỹ cho Israel rất nhỏ giọt, và hầu hết dưới dạng cho vay (mà Israel phải trả, và đã trả đủ). Trong cuộc chiến 1967, Mỹ đã cấm vận vũ khí cả hai bên Hồi và Do thái chứ không hề thiên vị Israel. Có thể nói trong gần 30 năm đầu từ khi lập quốc, viện trợ Mỹ cho Israel không đáng kể.

Sau Yom Kippur, viện trợ Mỹ cho Israel tăng vọt trong vài năm, nhưng rồi lắng xuống ngay. Cụ nhìn biểu đồ tôi đã post là rõ. Viện trợ kinh tế giảm dần từ cuối những năm 90 và tắt hẳn từ cuối 2000. Viện trợ vũ khí đứng yên ở mức 4 tỷ đô/năm từ suốt những năm 80 đến giờ.

Đấy là những bằng chứng rõ ràng và không thể tranh cãi. Mỹ viện trợ Israel vì vai trò của nó trong chiến lược của Mỹ, chứ không phải vì ông nọ bà kia ở Mỹ là người gốc Do thái. Người Mỹ gốc nước nào thì trước tiên họ là người Mỹ đã. Nếu đã từng sống ở Mỹ cụ sẽ hiểu hầu hết người Mỹ họ tự hào thế nào vì họ là người Mỹ. Và chính sách của Mỹ trước tiên phục vụ nước Mỹ, chứ không phải phục vụ quê hương bản quán của ông nào bà nào cả.
Nói vai trò của Mỹ đối với quân sự của Israel thì phải xét toàn diện cụ ạ, viện trợ trực tiếp chỉ là 1 phần trong đó. 4 tỉ đô là gần 20% ngân sách quân sự của Isael. Gần 20% theo cụ là ít hay nhiều?

Sự tương trợ của Mỹ đối với Israel còn ở nhiều chỗ khác. 1 yếu tố rất quan trọng là Hạm đội 6. Có hạm đội 6, Israel có chỗ dựa khủng sau lưng và thực tế không cần hải quân.

Ngoài ra thì con số 4 tỉ đô/năm chỉ là chi phí duy trì quân sự. Còn nếu chuyện xảy ra thì Mỹ lập tức có các viện trợ khẩn cấp. Như lần này:
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Mỹ điều tàu sân bay để dằn mặt, không cho cuộc chiến có nguy cơ lan rộng, gây bất ổn cho cả khu vực. Điều này phù hợp với lợi ích của Mỹ trước tiên, cũng như phù hợp với lợi ích hầu hết các nước khác trên thế giới, trừ Iran. Houthi bắn tên lửa cũng chỉ để quậy gây bất ổn, chứ chả có mục đích gì khác cả.

Cụ phải hiểu Iran là thằng thích quậy tung khu vực này lên nhất, còn chính Israel lại là thằng thích yên ổn. Không phải ngẫu nhiên mà Hamas lại quậy ngay khi Israel sắp sửa đạt được thỏa thuận hòa bình với Arap Saudi, nước có tiếng nói lớn trong khối Arập Trung Đông và chẳng ưa gì Iran. Iran muốn và tìm mọi cách làm lãnh đạo khối Hồi giáo, nhưng Iran lại không phải người Arập, chưa kể đến xung đột Sunni Shia. Chừng nào Trung Đông còn dầu mỏ khí đốt, chừng nào dầu mỏ khí đốt còn vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới, chừng nào còn xung đột Sunni Shia, chừng nào Iran còn muốn lãnh đạo khối Hồi giáo nhưng người Arập lại không muốn, thì chừng đó Mỹ còn can dự vào khu vực để bảo vệ lợi ích Mỹ trước tiên, chứ không phải bảo vệ Israel. Israel chỉ là bên được hưởng lợi từ chính sách Mỹ, và họ tất nhiên lợi dụng hết mức có thể.
cụ nói chuẩn đấy.
 

Rivers

Xe lăn
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
12,247
Động cơ
749,517 Mã lực
Đánh nhau giờ tốn bom, tốn đạn chứ có tốn người như xưa nữa đâu, mà sau Ích xà là anh lái súng to nhất quả đất rồi còn gì nữa.
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Israel. Video. Buổi cầu nguyện thứ sáu cuối cùng của lễ Ramadan.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,903
Động cơ
54,279 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Mỹ điều tàu sân bay để dằn mặt, không cho cuộc chiến có nguy cơ lan rộng, gây bất ổn cho cả khu vực. Điều này phù hợp với lợi ích của Mỹ trước tiên, cũng như phù hợp với lợi ích hầu hết các nước khác trên thế giới, trừ Iran. Houthi bắn tên lửa cũng chỉ để quậy gây bất ổn, chứ chả có mục đích gì khác cả.

Cụ phải hiểu Iran là thằng thích quậy tung khu vực này lên nhất, còn chính Israel lại là thằng thích yên ổn. Không phải ngẫu nhiên mà Hamas lại quậy ngay khi Israel sắp sửa đạt được thỏa thuận hòa bình với Arap Saudi, nước có tiếng nói lớn trong khối Arập Trung Đông và chẳng ưa gì Iran. Iran muốn và tìm mọi cách làm lãnh đạo khối Hồi giáo, nhưng Iran lại không phải người Arập, chưa kể đến xung đột Sunni Shia. Chừng nào Trung Đông còn dầu mỏ khí đốt, chừng nào dầu mỏ khí đốt còn vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới, chừng nào còn xung đột Sunni Shia, chừng nào Iran còn muốn lãnh đạo khối Hồi giáo nhưng người Arập lại không muốn, thì chừng đó Mỹ còn can dự vào khu vực để bảo vệ lợi ích Mỹ trước tiên, chứ không phải bảo vệ Israel. Israel chỉ là bên được hưởng lợi từ chính sách Mỹ, và họ tất nhiên lợi dụng hết mức có thể.
Tại sao Trung Đông thành "lò lửa bất ổn"? Góc nhìn của BBC:
Israel - Palestine: Nhìn lại cội nguồn của xung đột
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

  • Tác giả,TS. Nguyễn Phương Mai
  • Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Mosul, Iraq
  • 28 tháng 11 2023
Vào ngày này cách đây 76 năm, 29-11-1947, BBC đưa tin về quyết định của Liên Hợp Quốc (LHQ) chia vùng Palestine làm hai phần, một cho dân Do Thái và một cho người Hồi.
Cuộc chiến hiện nay ở Gaza và xung đột ở Palestine thường coi đây làm mốc khởi điểm.
Tuy nhiên, cách nhìn này dễ bỏ qua bối cảnh lịch sử quan trọng đã dẫn tới tình trạng bất ổn nơi đây, nhất là vai trò của Anh ở cuộc chơi với những nước lớn trong ván bài lãnh thổ.
Palestine trước thềm thế chiến
Palestine là nơi sinh sống từ ngàn năm của nhiều sắc dân khác nhau. Có những bộ lạc đóng vai trò khởi thủy, di cư từ Hy Lạp, nhưng sau đó đã hoàn toàn biến mất như người Palestine, chỉ có cái tên của họ trở thành tên của vùng đất. Có những sắc dân di cư từ Iraq tới đây, thậm chí dựng nên quốc gia thịnh vượng, nhưng sau đó suy tàn, chỉ còn chiếm 3% dân số như người Do Thái. Sắc dân chủ đạo của Palestine là người Ả Rập Hồi giáo, nhưng dân các tôn giáo khác đều tự nhận mình là người vùng Palestine.
Là thánh địa của Thiên Chúa giáo, Palestine bị tàn phá nặng nề trong các cuộc Thập Tự Chinh. Suốt hơn 200 năm, theo lời chiêu dụ của Giáo Hoàng, các đoàn quân châu Âu không ngừng tấn công Jerusalem nhằm “giải phóng” vùng đất thiêng Thiên Chúa khỏi sự “chiếm đóng” của nhà cầm quyền Hồi giáo “ngoại đạo”. Dưới cái tên thánh chiến, quân Thập Tự vơ vét của cải, thảm sát người Hồi, người Do Thái và các tôn giáo khác.
Palestine yên ổn nhất trong 400 năm cai trị của Thổ Ottoman. Tuy là một đế chế Hồi giáo, nhưng với dân số vô cùng đa dạng, Thổ dùng sách lược “millet” (cộng đồng) dựa trên cơ sở “tôn giáo” để duy trì hòa bình. “Millet” công nhận danh tính, đặc quyền, khả năng tự trị của từng cộng đồng trong việc thực hành tín ngưỡng, bầu thủ lĩnh, thiết lập tòa án, lưu truyền ngôn ngữ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vùng lãnh thổ dành cho người Palestine (màu xanh trên bản đồ) từ sau Thế chiến II đến nay ngày càng bị thu hẹp lại

Chủ nghĩa phục quốc Zionism và Palestine
Vào thế kỷ 19, phong trào bài Do Thái ở Nga (pogrom) khiến một vài nhóm nhỏ chạy tị nạn đến Palestine. Năm 1886, họ được một người Do Thái tên là Theodor Herzl phát hiện ra.
Herzl là một nhà báo sinh ra là lớn lên ở châu Âu. Ông hầu như không quan tâm đến tôn giáo của mình cho đến khi chứng kiến dân Do Thái ở Pháp bị phân biệt đối xử tàn tệ. Khi biết về những người Do Thái Nga tị nạn ở Palestine, Herzl bắt đầu đổ tâm sức cho lý tưởng lớn giải cứu đồng loại.
Chủ nghĩa phục quốc Zionism thành hình với câu trả lời là người Do Thái phải có một quốc gia. Nó cũng đi kèm một câu hỏi lớn: quốc gia đó ở đâu và ai dám chấp nhận những kẻ lạ đến xây nhà trên đất họ?
Câu trả lời nằm trong bàn tay quyền lực của các đế chế thực dân. Họ tuy ngăn dân Do Thái di cư đến mẫu quốc, nhưng lại có thể cho dân Do Thái ở lại trên “đất đai vốn của kẻ khác”.
Theo tiểu sử của Herzl, năm 1902, ông kết nối được với giới chính trị gia nước Anh và ngỏ ý xin lập quốc ở đảo Cyprus hoặc vùng El Arish cạnh bán đảo Sinai (Ai Cập ngày nay). Đề nghị của Herzl bị bác bỏ, nhưng ông lại được gợi ý là thử xin Uganda xem sao. Chính phủ Anh đồng ý.
Tuy nhiên, khi Herzl chia sẻ tin vui với tổ chức của mình thì nhiều người lại không hào hứng. Bất chấp việc người Do Thái phải chịu kiếp lưu vong và nhiều khổ nạn, họ cho rằng quốc gia Do Thái phải ở Palestine, nơi có thành Jerusalem mà tổ tiên họ đã lập nước từ 3000 năm trước.
Người Anh không mặn mà với ý tưởng này cho đến khi Thế Chiến thứ nhất bắt đầu nóng lên.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Theodor Herzl (1860-1904) là người đưa ra Chủ nghĩa Phục quốc của người Israel vào cuối Thế kỷ 19

Lò lửa quyền lực châu Âu
Thế Chiến I (1914-1918) được châm ngòi sau vụ ám sát vị thái tử sẽ thừa kế ngai vàng Áo-Hung khiến nước này tuyên chiến với Serbia. Tuy nhiên, yếu tố khiến lò lửa thế chiến bùng lên là nỗi lo ngại một nước Đức đầy tham vọng bành trướng, đe dọa vùng ảnh hưởng của thực dân Anh, thậm chí kiêu ngạo cho rằng Anh sẽ không dám đối đầu.
Chính vì Đức về phe bảo vệ Áo-Hung nên Anh Pháp Mỹ vì sợ Đức lợi dụng xung đột để bành trướng mới thấy cần nhập cuộc. Chính vì Nga Sa Hoàng chọn bảo vệ Serbia nên Thổ Ottoman mới bị Đức lôi vào để đánh đổi cho phần thưởng là miếng bánh Nga sau khi thắng trận.
Theo sử gia gốc Palestine Rashid Khalidi, Anh coi việc Nga trở thành đồng minh là điều cực chẳng đã. Palestine (do Thổ cai trị) là vùng đệm để chặn Nga. Điều Anh lo sợ là đồng minh Nga sẽ lấy luôn Palestine nếu Nga thắng trận. Tuy nhiên, Đức cũng sẽ lấy luôn Palestine nếu Đức thắng trận. Tóm lại, Đức là kẻ thù phía Tây và Nga là kẻ thù phía Đông. Bài toán của Anh là làm sao để cả “đối thủ Đức” và “đồng minh Nga” đều thua trận.
Lời giải cho nước Anh khi đó là: chiếm luôn vùng đệm Palestine. Việc làm chủ Palestine sẽ biến nơi đây thành chiếc cầu nối liền các phần lãnh thổ của đế chế Anh trên hai lục địa Á Phi, thông suốt cả đường bộ lẫn đường thủy, đặc biệt là kênh đào Suez.
Những toan tính của Anh
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, quyền tự quyết dân tộc (self-determination) trở thành một làn sóng tư tưởng mạnh mẽ, trong đó nổi bật là nhà cách mạng Nga Lenin với mục tiêu lật đổ chế độ Sa hoàng và Tổng thống Mỹ Wilson với mục tiêu xây dựng một châu Âu ổn định hơn sau thế chiến. Quyền tự quyết được hưởng ứng mạnh mẽ bởi các dân tộc sống trong chế độ thuộc địa. Họ muốn tự do lập quốc và quyết định vận mệnh của mình.
Chính vì thế, sử gia người Mỹ David Fromkin cho rằng, việc chiếm Palestine khiến Anh đối mặt với một câu hỏi mang tính thời đại: Làm sao để đô hộ vùng đất này mà không đi ngược lại làn sóng tư tưởng phản đối chủ nghĩa đế quốc thực dân của chính đồng minh? Giải pháp là Anh sẽ không “đô hộ”, mà chỉ nhận sự ủy nhiệm (mandate) của Hội Quốc Liên (LHQ hiện nay), “giữ trật tự” trong thời gian những sắc dân ở Palestine chuẩn bị cho quá trình lập quốc.
Câu hỏi thứ hai không kém phần quan trọng: Làm sao để người Palestine về phe với Anh và chống lại chính quyền Thổ đang cai trị? Giải pháp là cam kết McMahon-Hussein ký năm 1915 với lời hứa: dân Ả Rập sẽ có độc lập trên lãnh thổ Palestine sau khi Thổ thua trận.
Câu hỏi thứ ba nối liền với hai câu hỏi đầu tiên: nếu “cho phép” người Hồi Ả Rập và Do Thái lập quốc thì ảnh hưởng của Anh và đồng minh sau thế chiến sẽ ra sao?
Câu trả lời là hiệp ước Sykes-Picot giữa Anh Pháp Nga ký năm 1916. Ba cường quốc đã bí mật vẽ lại bản đồ Trung Đông, chia vùng ảnh hưởng trong trường hợp Thổ thua trận. Cả người Hồi lẫn người Do Thái đều không biết rằng vùng Palestine (đã hứa cho cả hai) vì quá đặc biệt nên bị tạm coi là vùng quốc tế, sẽ được chia sau khi thắng trận.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ vùng Trung Đông được vạch ra theo Mật ước Syke - Picot phản ánh sự phân chia mức kiểm soát và tầm ảnh hưởng giữa Anh và Pháp khi đó đối với khu vực

Tại sao Anh ủng hộ Zionism?
Ngoài những lời hứa với người Ả Rập bản địa, Anh dần nhận ra ích lợi của việc một số dân Do Thái châu Âu theo Chủ nghĩa Phục quốc cứ khăng khăng phải đến Palestine mới chịu.
Với học giả người Anh Bernard Regan, về bản chất, đó là “di cư đến quê hương mới”. Nhưng vì chủ nghĩa dân tộc đang lên cao, việc họ gọi đó là “trở về quê hương cũ” hoàn toàn phù hợp với tư tưởng dân tộc tự quyết. Anh trở thành kẻ bảo vệ các dân tộc bị áp bức, đồng thời có một lý do chính đáng để tiến vào và “giữ trật tự” vùng Palestine.
Nếu lý do thứ nhất được ngụy trang dưới hình thức tư tưởng dân tộc tự quyết, lý do thứ hai lại là sự chân thành kỳ lạ xuất phát từ cội nguồn tôn giáo. Một góc trái tim của nhiều chính trị gia Anh khi đó tin vào sự kết nối sâu sắc Do Thái-Thiên Chúa khi kinh thánh của họ đều nói về tộc người Do Thái 3000 năm trước lập quốc ở Palestine.
Lý do thứ ba là việc Anh có thêm đồng minh từ cả ba nhóm dân Do Thái (A) tuy nhỏ nhưng đang ở sẵn Palestine, (B) dòng dân Do Thái khổng lồ sẽ di cư nếu Anh cho phép và (C) dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, Anh dường như đã phán đoán sai về năng lực của nhóm dân thứ ba, có lẽ là do khả năng ngoại giao của các lãnh đạo Zionism. Đại sứ Anh ở Nga báo cáo rằng người Do Thái Nga thực ra vô cùng yếu thế. Việc ủng hộ Zionism sẽ không khiến Do Thái Nga thuyết phục được những nhà cách mạng (đang muốn lật đổ Nga Sa Hoàng) để họ thành đồng minh của Anh. Báo cáo này bị gạt qua một bên.
Vấn đề là, không chỉ Anh mà Pháp cũng tin vào sức mạnh của dân Do Thái ở Nga và Mỹ.
Cuộc chạy đua Anh Pháp để ủng hộ Zionism
Thoạt tiên, Pháp không ủng hộ người Do Thái ở Palestine vì đất thánh phải là của người Thiên Chúa. Tuy nhiên, Pháp thay đổi bởi tài nghệ ngoại giao của lãnh đạo Zionism. Họ khiến Pháp tin rằng người Do Thái ở Nga (Sa hoàng) và Mỹ sẽ tác động để hai đất nước này tiếp tục tham chiến, giúp Anh Pháp thắng lợi. Đổi lại, họ cần Pháp gật đầu với Chủ nghĩa Phục quốc.
Năm 1917, Pháp viết một bức thư tuyên bố ủng hộ Zionism (Cambon letter). Dù đã cố tình dùng sáo ngữ để không bị ràng buộc cụ thể, nhưng Pháp công nhận cội nguồn của người Do Thái là vùng “đất thánh” và việc họ trở về là “lẽ công bằng”.
Bức thư khiến chính trường Anh dao động. Nếu Pháp công khai ủng hộ Zionism thì Anh cũng cần làm tương tự. Nếu chậm chân, họ sẽ mất lợi thế khi chia chác Palestine - về nguyên tắc là vùng quốc tế cần đàm phán như trong mật ước Sykes-Picot.
Lực cản lớn nhất đến từ chính cộng đồng Do Thái của Anh. Họ phản đối Zionism vì cho rằng ý tưởng “quay về Jerusalem” khiến nhiều thế hệ Do Thái phải chối bỏ nguồn gốc châu Âu từ hàng nghìn năm của mình. Tệ hơn, chính quê hương châu Âu có thể lợi dụng tạo sức ép để họ phải di cư đến quê “gốc”. Đây cũng là cách nhìn của nhiều cộng đồng Do Thái ở Mỹ.
Sự phản đối này bị dập tắt khi một tờ báo của Đức cho rằng Anh ủng hộ Zionism để có lý do thâu tóm Palestine, nối liền hai lục địa Á Phi. Vì thế, Đức cũng nên ủng hộ dân Do Thái vì điều đó có lợi cho giấc mơ đế quốc.
Lo sợ bị chậm chân, ngay trong năm 1917, chính phủ Anh viết một bức thư gửi đến công dân Do Thái nổi tiếng nhất của Anh, chính thức bày tỏ sự ủng hộ với Zionism.
Bức thư Balfour
So với bức thư Cambon của Pháp, bức thư Balfour khẳng định rõ ràng sự bảo trợ của chính phủ Anh. Chỉ gồm 1 câu 67 chữ, nó thâu tóm những điểm cơ bản làm nền tảng cho cuộc xung đột kéo dài cho đến tận hôm nay.
Trước hết, đó là khái niệm “national home” chưa hề có tiền lệ, để ngỏ cửa cho việc dịch thế nào cũng được, từ việc coi đó là “nơi chốn nương thân cho dân tộc” hay quyền “lập quốc” của người Do Thái.
Tiếp theo, nó được viết bởi một đế chế chưa có quyền hành gì ở Palestine, nhưng lại hứa sẽ tặng Palestine cho một nhóm người không hề sống ở Palestine. Một cách gián tiếp, bức thư dùng lý lẽ tôn giáo để bào chữa cho ý đồ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân.
Điều đáng phê phán nhất là toàn bộ bức thư không hề có tên người Hồi Ả Rập - khi đó chiếm 94%. Họ được nhắc đến với tư cách làm nền cho nhóm Do Thái trung tâm. Balfour miêu tả họ là “non-Jewish” - những người không-phải-Do-Thái. Chưa hết, 94% dân số này chỉ được đảm bảo quyền công dân và quyền tín ngưỡng chứ không phải quyền chính trị và quyền tự quyết dân tộc.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Lá thư Balfour bị một số người coi là lỗi lầm tệ hại nhất của Anh trong lịch sử 200 năm gần đây

Hệ lụy hơn 100 năm sau
Bức thư Balfour năm 1917 mở toang cánh cửa cho cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái từ châu Âu. Trong ba thập kỷ cho đến khi Israel chính thức lập quốc, dân số Do Thái tăng khoảng 10 lần, từ vài chục ngàn thành 600.000, chiếm 33%.
Người Palestine lập tức phản đối bằng cả con đường ngoại giao lẫn bạo lực cách mạng. Anh bị bất ngờ trước được sự phản kháng mãnh liệt này. Bởi tự sâu trong thâm tâm, họ đã đối xử với Palestine với quan điểm thực dân. Đó không chỉ là sự coi thường quyền lợi của dân bản xứ mà còn là niềm tin thượng đẳng rằng mình đang làm điều tốt, rằng người Do Thái sẽ đóng góp cho sự phát triển của Palestine.
Vào ngày này năm 1947, Anh đã nhìn ra sự sai lầm của mình và bỏ phiếu trắng trong quyết định của LHQ chia lại Palestine. Từ đó đến nay, các sử gia Anh không ngừng chỉ trích chính sách ủng hộ Zionism. Tờ Guardian cho rằng bức thư Balfour là lỗi lầm tệ hại nhất trong lịch sử xuất bản 200 năm gần đây bởi những hệ lụy của nó đã khiến Palestine 100 năm qua không ngừng đổ máu.
TS. Nguyễn Phương Mai là chuyên gia về Giao tiếp-Quản trị đa văn hoá và Khoa học Thần kinh Ứng dụng dựa trên kiến thức về não bộ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Nguyen Phuong Mai

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN PHUONG MAI
Chụp lại hình ảnh,
TS Nguyễn Phương Mai thảo luận với một đồng nghiệp ở trạm dừng chân trên đường tới Mosul, Iraq

 
Chỉnh sửa cuối:

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
884
Động cơ
283,375 Mã lực
Thì tất nhiên để người Do Thái nhảy vào lũng đoạn nước Mỹ thì cần có thời gian nên từ thời gian những năm 70 trở đi mới có viện trợ nhiều là đúng rồi. Thời thế chiến 2 còn bị Hitle đuổi cùng giết tận nên chiến lược họ mơi thay đổi và mới đặt mục tiêu xâm nhập và nước Mỹ chứ. Nếu đã mạnh từ những năm 45 thì số phận người Do Thái đã ko bị thảm cảnh như trong thế chiến 2. 25 năm kể từ năm 45 là khoảng thời gian cần thiết để ng Do Thái được cưu mang ở Mỹ có thể vươn lên chứ. Cụ chả nhẽ ko hiểu logic này ah?
Ko rõ 4 tỷ usd/năm có quy đổi hay ko chứ ngay như năm 90 thì 4 tỷ usd tương đương quy mô gdp của nhiều nước lắm mà cụ bảo là ko lớn trong khi đó Israel nhận 4 tỷ usd lien tục từ năm 80 tới giờ. Về quy mô viện trợ (giá trị tuyêtn đối) Israel đã lớn nhất. Nếu cụ lấy con số đó chia cho số dân hay diện tích hay GDP thì mới thấy Mỹ ưu ái Israel tới nhường nào. Có ngây thơ mới tin chủ nghĩa tư bản Mỹ viện trợ Israel chỉ vì vị trí chiến lược của nước này tại Trung Đông.
4 tỷ là đã điều chỉnh theo lạm phát rồi. Như vậy bước đầu chúng ta đã đồng ý việc nên sử dụng viện trợ Mỹ, thứ tương đối rõ ràng và có thể đo đếm được làm thước đo sự ủng hộ của Mỹ với Israel.

Còn về người Mỹ gốc Do thái, thì những gì cần nói đã nói hết rồi, cụ cứ thử một lần loại bỏ thành kiến và xem xét lại thì sẽ thấy quan điểm đó rất kì cục.

Tôi cứ lấy ví dụ thế này cho dễ. Ví dụ 1: Bill Gates và Jeff Bezos lên mạng khoe rửa bát giúp vợ. Ít lâu sau cả hai bỏ vợ. Kết luận: 2 ông này bỏ vợ là vì phải rửa bát cho vợ. Ví dụ 2: Nhiều người gốc Do thái nổi danh ở Mỹ. Mỹ ủng hộ Israel. Kết luận: Mỹ ủng hộ Israel là vì nhiều người Do thái thành danh ở Mỹ.

Nói vai trò của Mỹ đối với quân sự của Israel thì phải xét toàn diện cụ ạ, viện trợ trực tiếp chỉ là 1 phần trong đó. 4 tỉ đô là gần 20% ngân sách quân sự của Isael. Gần 20% theo cụ là ít hay nhiều?

Sự tương trợ của Mỹ đối với Israel còn ở nhiều chỗ khác. 1 yếu tố rất quan trọng là Hạm đội 6. Có hạm đội 6, Israel có chỗ dựa khủng sau lưng và thực tế không cần hải quân.

Ngoài ra thì con số 4 tỉ đô/năm chỉ là chi phí duy trì quân sự. Còn nếu chuyện xảy ra thì Mỹ lập tức có các viện trợ khẩn cấp. Như lần này:
Tôi không nói khoản viện trợ quân sự Mỹ cho Israel là nhỏ. Tôi chỉ nói rằng 1- nếu không có khoản đó thì Israel vẫn đủ giàu có để tự lo, và 2- nếu so với các khoản chi tiêu quốc phòng khác của Mỹ, ví dụ như chi tiêu cho quân đồn trú ở châu Âu và châu Á, hay các chiến dịch quân sự ở Afghanistan Iraq... khoản đó là nhỏ, và có hiệu quả rất lớn.

Các yểm trợ của Mỹ với Israel trước tiên là để phục vụ lợi ích của Mỹ. Từ sau năm 1973, lợi ích của Mỹ trong khu vực tương đối trùng với lợi ích của Israel, và do đó các cụ nhìn thấy như là Mỹ ủng hộ Israel vậy. Mỹ không ủng hộ Israel vì Israel hay vì người Do thái gì cả, Mỹ ủng hộ Israel là vì Mỹ trước tiên.

Có 1 post trước tôi đã phân tích, trước 1973, Mỹ có thái độ trung dung ở Trung Đông, thậm chí hơi nghiêng về các nước Arập lắm dầu. Nhưng sau Yom Kippur 1973, chính các nước Arập đã làm thay đổi tình hình khiến Mỹ quay sang hỗ trợ Israel.

Có cụ nào còn nói đại ý nếu Mỹ dừng viện trợ thì Israel không có nguồn lực đánh nhau lâu. Kinh tế Israel rất mạnh và đa dạng, không phụ thuộc quá nhiều vào một ngành nghề nào như kiểu Nga phụ thuộc lớn vào đào xúc múc bán. Các sản phẩm Israel đa số thuộc dạng công nghệ cao cả thế giới cần. Israel lại không hề bị cấm vận. Nga đủ tiền đánh nhau với Ukraine vài năm thì Israel thừa sức chiến Hamas Hezbollah... cả thập kỷ mà không cần phải nhíu mày vì tiền.
 
Chỉnh sửa cuối:

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Tại sao Trung Đông thành "lò lửa bất ổn"? Góc nhìn của BBC:
Israel - Palestine: Nhìn lại cội nguồn của xung đột
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

  • Tác giả,TS. Nguyễn Phương Mai
  • Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Mosul, Iraq
  • 28 tháng 11 2023
Vào ngày này cách đây 76 năm, 29-11-1947, BBC đưa tin về quyết định của Liên Hợp Quốc (LHQ) chia vùng Palestine làm hai phần, một cho dân Do Thái và một cho người Hồi.
Cuộc chiến hiện nay ở Gaza và xung đột ở Palestine thường coi đây làm mốc khởi điểm.
Tuy nhiên, cách nhìn này dễ bỏ qua bối cảnh lịch sử quan trọng đã dẫn tới tình trạng bất ổn nơi đây, nhất là vai trò của Anh ở cuộc chơi với những nước lớn trong ván bài lãnh thổ.
Palestine trước thềm thế chiến
Palestine là nơi sinh sống từ ngàn năm của nhiều sắc dân khác nhau. Có những bộ lạc đóng vai trò khởi thủy, di cư từ Hy Lạp, nhưng sau đó đã hoàn toàn biến mất như người Palestine, chỉ có cái tên của họ trở thành tên của vùng đất. Có những sắc dân di cư từ Iraq tới đây, thậm chí dựng nên quốc gia thịnh vượng, nhưng sau đó suy tàn, chỉ còn chiếm 3% dân số như người Do Thái. Sắc dân chủ đạo của Palestine là người Ả Rập Hồi giáo, nhưng dân các tôn giáo khác đều tự nhận mình là người vùng Palestine.
Là thánh địa của Thiên Chúa giáo, Palestine bị tàn phá nặng nề trong các cuộc Thập Tự Chinh. Suốt hơn 200 năm, theo lời chiêu dụ của Giáo Hoàng, các đoàn quân châu Âu không ngừng tấn công Jerusalem nhằm “giải phóng” vùng đất thiêng Thiên Chúa khỏi sự “chiếm đóng” của nhà cầm quyền Hồi giáo “ngoại đạo”. Dưới cái tên thánh chiến, quân Thập Tự vơ vét của cải, thảm sát người Hồi, người Do Thái và các tôn giáo khác.
Palestine yên ổn nhất trong 400 năm cai trị của Thổ Ottoman. Tuy là một đế chế Hồi giáo, nhưng với dân số vô cùng đa dạng, Thổ dùng sách lược “millet” (cộng đồng) dựa trên cơ sở “tôn giáo” để duy trì hòa bình. “Millet” công nhận danh tính, đặc quyền, khả năng tự trị của từng cộng đồng trong việc thực hành tín ngưỡng, bầu thủ lĩnh, thiết lập tòa án, lưu truyền ngôn ngữ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vùng lãnh thổ dành cho người Palestine (màu xanh trên bản đồ) từ sau Thế chiến II đến nay ngày càng bị thu hẹp lại

Chủ nghĩa phục quốc Zionism và Palestine
Vào thế kỷ 19, phong trào bài Do Thái ở Nga (pogrom) khiến một vài nhóm nhỏ chạy tị nạn đến Palestine. Năm 1886, họ được một người Do Thái tên là Theodor Herzl phát hiện ra.
Herzl là một nhà báo sinh ra là lớn lên ở châu Âu. Ông hầu như không quan tâm đến tôn giáo của mình cho đến khi chứng kiến dân Do Thái ở Pháp bị phân biệt đối xử tàn tệ. Khi biết về những người Do Thái Nga tị nạn ở Palestine, Herzl bắt đầu đổ tâm sức cho lý tưởng lớn giải cứu đồng loại.
Chủ nghĩa phục quốc Zionism thành hình với câu trả lời là người Do Thái phải có một quốc gia. Nó cũng đi kèm một câu hỏi lớn: quốc gia đó ở đâu và ai dám chấp nhận những kẻ lạ đến xây nhà trên đất họ?
Câu trả lời nằm trong bàn tay quyền lực của các đế chế thực dân. Họ tuy ngăn dân Do Thái di cư đến mẫu quốc, nhưng lại có thể cho dân Do Thái ở lại trên “đất đai vốn của kẻ khác”.
Theo tiểu sử của Herzl, năm 1902, ông kết nối được với giới chính trị gia nước Anh và ngỏ ý xin lập quốc ở đảo Cyprus hoặc vùng El Arish cạnh bán đảo Sinai (Ai Cập ngày nay). Đề nghị của Herzl bị bác bỏ, nhưng ông lại được gợi ý là thử xin Uganda xem sao. Chính phủ Anh đồng ý.
Tuy nhiên, khi Herzl chia sẻ tin vui với tổ chức của mình thì nhiều người lại không hào hứng. Bất chấp việc người Do Thái phải chịu kiếp lưu vong và nhiều khổ nạn, họ cho rằng quốc gia Do Thái phải ở Palestine, nơi có thành Jerusalem mà tổ tiên họ đã lập nước từ 3000 năm trước.
Người Anh không mặn mà với ý tưởng này cho đến khi Thế Chiến thứ nhất bắt đầu nóng lên.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Theodor Herzl (1860-1904) là người đưa ra Chủ nghĩa Phục quốc của người Israel vào cuối Thế kỷ 19

Lò lửa quyền lực châu Âu
Thế Chiến I (1914-1918) được châm ngòi sau vụ ám sát vị thái tử sẽ thừa kế ngai vàng Áo-Hung khiến nước này tuyên chiến với Serbia. Tuy nhiên, yếu tố khiến lò lửa thế chiến bùng lên là nỗi lo ngại một nước Đức đầy tham vọng bành trướng, đe dọa vùng ảnh hưởng của thực dân Anh, thậm chí kiêu ngạo cho rằng Anh sẽ không dám đối đầu.
Chính vì Đức về phe bảo vệ Áo-Hung nên Anh Pháp Mỹ vì sợ Đức lợi dụng xung đột để bành trướng mới thấy cần nhập cuộc. Chính vì Nga Sa Hoàng chọn bảo vệ Serbia nên Thổ Ottoman mới bị Đức lôi vào để đánh đổi cho phần thưởng là miếng bánh Nga sau khi thắng trận.
Theo sử gia gốc Palestine Rashid Khalidi, Anh coi việc Nga trở thành đồng minh là điều cực chẳng đã. Palestine (do Thổ cai trị) là vùng đệm để chặn Nga. Điều Anh lo sợ là đồng minh Nga sẽ lấy luôn Palestine nếu Nga thắng trận. Tuy nhiên, Đức cũng sẽ lấy luôn Palestine nếu Đức thắng trận. Tóm lại, Đức là kẻ thù phía Tây và Nga là kẻ thù phía Đông. Bài toán của Anh là làm sao để cả “đối thủ Đức” và “đồng minh Nga” đều thua trận.
Lời giải cho nước Anh khi đó là: chiếm luôn vùng đệm Palestine. Việc làm chủ Palestine sẽ biến nơi đây thành chiếc cầu nối liền các phần lãnh thổ của đế chế Anh trên hai lục địa Á Phi, thông suốt cả đường bộ lẫn đường thủy, đặc biệt là kênh đào Suez.
Những toan tính của Anh
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, quyền tự quyết dân tộc (self-determination) trở thành một làn sóng tư tưởng mạnh mẽ, trong đó nổi bật là nhà cách mạng Nga Lenin với mục tiêu lật đổ chế độ Sa hoàng và Tổng thống Mỹ Wilson với mục tiêu xây dựng một châu Âu ổn định hơn sau thế chiến. Quyền tự quyết được hưởng ứng mạnh mẽ bởi các dân tộc sống trong chế độ thuộc địa. Họ muốn tự do lập quốc và quyết định vận mệnh của mình.
Chính vì thế, sử gia người Mỹ David Fromkin cho rằng, việc chiếm Palestine khiến Anh đối mặt với một câu hỏi mang tính thời đại: Làm sao để đô hộ vùng đất này mà không đi ngược lại làn sóng tư tưởng phản đối chủ nghĩa đế quốc thực dân của chính đồng minh? Giải pháp là Anh sẽ không “đô hộ”, mà chỉ nhận sự ủy nhiệm (mandate) của Hội Quốc Liên (LHQ hiện nay), “giữ trật tự” trong thời gian những sắc dân ở Palestine chuẩn bị cho quá trình lập quốc.
Câu hỏi thứ hai không kém phần quan trọng: Làm sao để người Palestine về phe với Anh và chống lại chính quyền Thổ đang cai trị? Giải pháp là cam kết McMahon-Hussein ký năm 1915 với lời hứa: dân Ả Rập sẽ có độc lập trên lãnh thổ Palestine sau khi Thổ thua trận.
Câu hỏi thứ ba nối liền với hai câu hỏi đầu tiên: nếu “cho phép” người Hồi Ả Rập và Do Thái lập quốc thì ảnh hưởng của Anh và đồng minh sau thế chiến sẽ ra sao?
Câu trả lời là hiệp ước Sykes-Picot giữa Anh Pháp Nga ký năm 1916. Ba cường quốc đã bí mật vẽ lại bản đồ Trung Đông, chia vùng ảnh hưởng trong trường hợp Thổ thua trận. Cả người Hồi lẫn người Do Thái đều không biết rằng vùng Palestine (đã hứa cho cả hai) vì quá đặc biệt nên bị tạm coi là vùng quốc tế, sẽ được chia sau khi thắng trận.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ vùng Trung Đông được vạch ra theo Mật ước Syke - Picot phản ánh sự phân chia mức kiểm soát và tầm ảnh hưởng giữa Anh và Pháp khi đó đối với khu vực

Tại sao Anh ủng hộ Zionism?
Ngoài những lời hứa với người Ả Rập bản địa, Anh dần nhận ra ích lợi của việc một số dân Do Thái châu Âu theo Chủ nghĩa Phục quốc cứ khăng khăng phải đến Palestine mới chịu.
Với học giả người Anh Bernard Regan, về bản chất, đó là “di cư đến quê hương mới”. Nhưng vì chủ nghĩa dân tộc đang lên cao, việc họ gọi đó là “trở về quê hương cũ” hoàn toàn phù hợp với tư tưởng dân tộc tự quyết. Anh trở thành kẻ bảo vệ các dân tộc bị áp bức, đồng thời có một lý do chính đáng để tiến vào và “giữ trật tự” vùng Palestine.
Nếu lý do thứ nhất được ngụy trang dưới hình thức tư tưởng dân tộc tự quyết, lý do thứ hai lại là sự chân thành kỳ lạ xuất phát từ cội nguồn tôn giáo. Một góc trái tim của nhiều chính trị gia Anh khi đó tin vào sự kết nối sâu sắc Do Thái-Thiên Chúa khi kinh thánh của họ đều nói về tộc người Do Thái 3000 năm trước lập quốc ở Palestine.
Lý do thứ ba là việc Anh có thêm đồng minh từ cả ba nhóm dân Do Thái (A) tuy nhỏ nhưng đang ở sẵn Palestine, (B) dòng dân Do Thái khổng lồ sẽ di cư nếu Anh cho phép và (C) dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, Anh dường như đã phán đoán sai về năng lực của nhóm dân thứ ba, có lẽ là do khả năng ngoại giao của các lãnh đạo Zionism. Đại sứ Anh ở Nga báo cáo rằng người Do Thái Nga thực ra vô cùng yếu thế. Việc ủng hộ Zionism sẽ không khiến Do Thái Nga thuyết phục được những nhà cách mạng (đang muốn lật đổ Nga Sa Hoàng) để họ thành đồng minh của Anh. Báo cáo này bị gạt qua một bên.
Vấn đề là, không chỉ Anh mà Pháp cũng tin vào sức mạnh của dân Do Thái ở Nga và Mỹ.
Cuộc chạy đua Anh Pháp để ủng hộ Zionism
Thoạt tiên, Pháp không ủng hộ người Do Thái ở Palestine vì đất thánh phải là của người Thiên Chúa. Tuy nhiên, Pháp thay đổi bởi tài nghệ ngoại giao của lãnh đạo Zionism. Họ khiến Pháp tin rằng người Do Thái ở Nga (Sa hoàng) và Mỹ sẽ tác động để hai đất nước này tiếp tục tham chiến, giúp Anh Pháp thắng lợi. Đổi lại, họ cần Pháp gật đầu với Chủ nghĩa Phục quốc.
Năm 1917, Pháp viết một bức thư tuyên bố ủng hộ Zionism (Cambon letter). Dù đã cố tình dùng sáo ngữ để không bị ràng buộc cụ thể, nhưng Pháp công nhận cội nguồn của người Do Thái là vùng “đất thánh” và việc họ trở về là “lẽ công bằng”.
Bức thư khiến chính trường Anh dao động. Nếu Pháp công khai ủng hộ Zionism thì Anh cũng cần làm tương tự. Nếu chậm chân, họ sẽ mất lợi thế khi chia chác Palestine - về nguyên tắc là vùng quốc tế cần đàm phán như trong mật ước Sykes-Picot.
Lực cản lớn nhất đến từ chính cộng đồng Do Thái của Anh. Họ phản đối Zionism vì cho rằng ý tưởng “quay về Jerusalem” khiến nhiều thế hệ Do Thái phải chối bỏ nguồn gốc châu Âu từ hàng nghìn năm của mình. Tệ hơn, chính quê hương châu Âu có thể lợi dụng tạo sức ép để họ phải di cư đến quê “gốc”. Đây cũng là cách nhìn của nhiều cộng đồng Do Thái ở Mỹ.
Sự phản đối này bị dập tắt khi một tờ báo của Đức cho rằng Anh ủng hộ Zionism để có lý do thâu tóm Palestine, nối liền hai lục địa Á Phi. Vì thế, Đức cũng nên ủng hộ dân Do Thái vì điều đó có lợi cho giấc mơ đế quốc.
Lo sợ bị chậm chân, ngay trong năm 1917, chính phủ Anh viết một bức thư gửi đến công dân Do Thái nổi tiếng nhất của Anh, chính thức bày tỏ sự ủng hộ với Zionism.
Bức thư Balfour
So với bức thư Cambon của Pháp, bức thư Balfour khẳng định rõ ràng sự bảo trợ của chính phủ Anh. Chỉ gồm 1 câu 67 chữ, nó thâu tóm những điểm cơ bản làm nền tảng cho cuộc xung đột kéo dài cho đến tận hôm nay.
Trước hết, đó là khái niệm “national home” chưa hề có tiền lệ, để ngỏ cửa cho việc dịch thế nào cũng được, từ việc coi đó là “nơi chốn nương thân cho dân tộc” hay quyền “lập quốc” của người Do Thái.
Tiếp theo, nó được viết bởi một đế chế chưa có quyền hành gì ở Palestine, nhưng lại hứa sẽ tặng Palestine cho một nhóm người không hề sống ở Palestine. Một cách gián tiếp, bức thư dùng lý lẽ tôn giáo để bào chữa cho ý đồ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân.
Điều đáng phê phán nhất là toàn bộ bức thư không hề có tên người Hồi Ả Rập - khi đó chiếm 94%. Họ được nhắc đến với tư cách làm nền cho nhóm Do Thái trung tâm. Balfour miêu tả họ là “non-Jewish” - những người không-phải-Do-Thái. Chưa hết, 94% dân số này chỉ được đảm bảo quyền công dân và quyền tín ngưỡng chứ không phải quyền chính trị và quyền tự quyết dân tộc.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Lá thư Balfour bị một số người coi là lỗi lầm tệ hại nhất của Anh trong lịch sử 200 năm gần đây

Hệ lụy hơn 100 năm sau
Bức thư Balfour năm 1917 mở toang cánh cửa cho cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái từ châu Âu. Trong ba thập kỷ cho đến khi Israel chính thức lập quốc, dân số Do Thái tăng khoảng 10 lần, từ vài chục ngàn thành 600.000, chiếm 33%.
Người Palestine lập tức phản đối bằng cả con đường ngoại giao lẫn bạo lực cách mạng. Anh bị bất ngờ trước được sự phản kháng mãnh liệt này. Bởi tự sâu trong thâm tâm, họ đã đối xử với Palestine với quan điểm thực dân. Đó không chỉ là sự coi thường quyền lợi của dân bản xứ mà còn là niềm tin thượng đẳng rằng mình đang làm điều tốt, rằng người Do Thái sẽ đóng góp cho sự phát triển của Palestine.
Vào ngày này năm 1947, Anh đã nhìn ra sự sai lầm của mình và bỏ phiếu trắng trong quyết định của LHQ chia lại Palestine. Từ đó đến nay, các sử gia Anh không ngừng chỉ trích chính sách ủng hộ Zionism. Tờ Guardian cho rằng bức thư Balfour là lỗi lầm tệ hại nhất trong lịch sử xuất bản 200 năm gần đây bởi những hệ lụy của nó đã khiến Palestine 100 năm qua không ngừng đổ máu.
TS. Nguyễn Phương Mai là chuyên gia về Giao tiếp-Quản trị đa văn hoá và Khoa học Thần kinh Ứng dụng dựa trên kiến thức về não bộ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Nguyen Phuong Mai

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN PHUONG MAI
Chụp lại hình ảnh,
TS Nguyễn Phương Mai thảo luận với một đồng nghiệp ở trạm dừng chân trên đường tới Mosul, Iraq

cụ hiểu bức ảnh này như thế nào
Tại sao Trung Đông thành "lò lửa bất ổn"? Góc nhìn của BBC:
Israel - Palestine: Nhìn lại cội nguồn của xung đột
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

  • Tác giả,TS. Nguyễn Phương Mai
  • Vai trò,Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Mosul, Iraq
  • 28 tháng 11 2023
Vào ngày này cách đây 76 năm, 29-11-1947, BBC đưa tin về quyết định của Liên Hợp Quốc (LHQ) chia vùng Palestine làm hai phần, một cho dân Do Thái và một cho người Hồi.
Cuộc chiến hiện nay ở Gaza và xung đột ở Palestine thường coi đây làm mốc khởi điểm.
Tuy nhiên, cách nhìn này dễ bỏ qua bối cảnh lịch sử quan trọng đã dẫn tới tình trạng bất ổn nơi đây, nhất là vai trò của Anh ở cuộc chơi với những nước lớn trong ván bài lãnh thổ.
Palestine trước thềm thế chiến
Palestine là nơi sinh sống từ ngàn năm của nhiều sắc dân khác nhau. Có những bộ lạc đóng vai trò khởi thủy, di cư từ Hy Lạp, nhưng sau đó đã hoàn toàn biến mất như người Palestine, chỉ có cái tên của họ trở thành tên của vùng đất. Có những sắc dân di cư từ Iraq tới đây, thậm chí dựng nên quốc gia thịnh vượng, nhưng sau đó suy tàn, chỉ còn chiếm 3% dân số như người Do Thái. Sắc dân chủ đạo của Palestine là người Ả Rập Hồi giáo, nhưng dân các tôn giáo khác đều tự nhận mình là người vùng Palestine.
Là thánh địa của Thiên Chúa giáo, Palestine bị tàn phá nặng nề trong các cuộc Thập Tự Chinh. Suốt hơn 200 năm, theo lời chiêu dụ của Giáo Hoàng, các đoàn quân châu Âu không ngừng tấn công Jerusalem nhằm “giải phóng” vùng đất thiêng Thiên Chúa khỏi sự “chiếm đóng” của nhà cầm quyền Hồi giáo “ngoại đạo”. Dưới cái tên thánh chiến, quân Thập Tự vơ vét của cải, thảm sát người Hồi, người Do Thái và các tôn giáo khác.
Palestine yên ổn nhất trong 400 năm cai trị của Thổ Ottoman. Tuy là một đế chế Hồi giáo, nhưng với dân số vô cùng đa dạng, Thổ dùng sách lược “millet” (cộng đồng) dựa trên cơ sở “tôn giáo” để duy trì hòa bình. “Millet” công nhận danh tính, đặc quyền, khả năng tự trị của từng cộng đồng trong việc thực hành tín ngưỡng, bầu thủ lĩnh, thiết lập tòa án, lưu truyền ngôn ngữ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Vùng lãnh thổ dành cho người Palestine (màu xanh trên bản đồ) từ sau Thế chiến II đến nay ngày càng bị thu hẹp lại

Chủ nghĩa phục quốc Zionism và Palestine
Vào thế kỷ 19, phong trào bài Do Thái ở Nga (pogrom) khiến một vài nhóm nhỏ chạy tị nạn đến Palestine. Năm 1886, họ được một người Do Thái tên là Theodor Herzl phát hiện ra.
Herzl là một nhà báo sinh ra là lớn lên ở châu Âu. Ông hầu như không quan tâm đến tôn giáo của mình cho đến khi chứng kiến dân Do Thái ở Pháp bị phân biệt đối xử tàn tệ. Khi biết về những người Do Thái Nga tị nạn ở Palestine, Herzl bắt đầu đổ tâm sức cho lý tưởng lớn giải cứu đồng loại.
Chủ nghĩa phục quốc Zionism thành hình với câu trả lời là người Do Thái phải có một quốc gia. Nó cũng đi kèm một câu hỏi lớn: quốc gia đó ở đâu và ai dám chấp nhận những kẻ lạ đến xây nhà trên đất họ?
Câu trả lời nằm trong bàn tay quyền lực của các đế chế thực dân. Họ tuy ngăn dân Do Thái di cư đến mẫu quốc, nhưng lại có thể cho dân Do Thái ở lại trên “đất đai vốn của kẻ khác”.
Theo tiểu sử của Herzl, năm 1902, ông kết nối được với giới chính trị gia nước Anh và ngỏ ý xin lập quốc ở đảo Cyprus hoặc vùng El Arish cạnh bán đảo Sinai (Ai Cập ngày nay). Đề nghị của Herzl bị bác bỏ, nhưng ông lại được gợi ý là thử xin Uganda xem sao. Chính phủ Anh đồng ý.
Tuy nhiên, khi Herzl chia sẻ tin vui với tổ chức của mình thì nhiều người lại không hào hứng. Bất chấp việc người Do Thái phải chịu kiếp lưu vong và nhiều khổ nạn, họ cho rằng quốc gia Do Thái phải ở Palestine, nơi có thành Jerusalem mà tổ tiên họ đã lập nước từ 3000 năm trước.
Người Anh không mặn mà với ý tưởng này cho đến khi Thế Chiến thứ nhất bắt đầu nóng lên.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Theodor Herzl (1860-1904) là người đưa ra Chủ nghĩa Phục quốc của người Israel vào cuối Thế kỷ 19

Lò lửa quyền lực châu Âu
Thế Chiến I (1914-1918) được châm ngòi sau vụ ám sát vị thái tử sẽ thừa kế ngai vàng Áo-Hung khiến nước này tuyên chiến với Serbia. Tuy nhiên, yếu tố khiến lò lửa thế chiến bùng lên là nỗi lo ngại một nước Đức đầy tham vọng bành trướng, đe dọa vùng ảnh hưởng của thực dân Anh, thậm chí kiêu ngạo cho rằng Anh sẽ không dám đối đầu.
Chính vì Đức về phe bảo vệ Áo-Hung nên Anh Pháp Mỹ vì sợ Đức lợi dụng xung đột để bành trướng mới thấy cần nhập cuộc. Chính vì Nga Sa Hoàng chọn bảo vệ Serbia nên Thổ Ottoman mới bị Đức lôi vào để đánh đổi cho phần thưởng là miếng bánh Nga sau khi thắng trận.
Theo sử gia gốc Palestine Rashid Khalidi, Anh coi việc Nga trở thành đồng minh là điều cực chẳng đã. Palestine (do Thổ cai trị) là vùng đệm để chặn Nga. Điều Anh lo sợ là đồng minh Nga sẽ lấy luôn Palestine nếu Nga thắng trận. Tuy nhiên, Đức cũng sẽ lấy luôn Palestine nếu Đức thắng trận. Tóm lại, Đức là kẻ thù phía Tây và Nga là kẻ thù phía Đông. Bài toán của Anh là làm sao để cả “đối thủ Đức” và “đồng minh Nga” đều thua trận.
Lời giải cho nước Anh khi đó là: chiếm luôn vùng đệm Palestine. Việc làm chủ Palestine sẽ biến nơi đây thành chiếc cầu nối liền các phần lãnh thổ của đế chế Anh trên hai lục địa Á Phi, thông suốt cả đường bộ lẫn đường thủy, đặc biệt là kênh đào Suez.
Những toan tính của Anh
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, quyền tự quyết dân tộc (self-determination) trở thành một làn sóng tư tưởng mạnh mẽ, trong đó nổi bật là nhà cách mạng Nga Lenin với mục tiêu lật đổ chế độ Sa hoàng và Tổng thống Mỹ Wilson với mục tiêu xây dựng một châu Âu ổn định hơn sau thế chiến. Quyền tự quyết được hưởng ứng mạnh mẽ bởi các dân tộc sống trong chế độ thuộc địa. Họ muốn tự do lập quốc và quyết định vận mệnh của mình.
Chính vì thế, sử gia người Mỹ David Fromkin cho rằng, việc chiếm Palestine khiến Anh đối mặt với một câu hỏi mang tính thời đại: Làm sao để đô hộ vùng đất này mà không đi ngược lại làn sóng tư tưởng phản đối chủ nghĩa đế quốc thực dân của chính đồng minh? Giải pháp là Anh sẽ không “đô hộ”, mà chỉ nhận sự ủy nhiệm (mandate) của Hội Quốc Liên (LHQ hiện nay), “giữ trật tự” trong thời gian những sắc dân ở Palestine chuẩn bị cho quá trình lập quốc.
Câu hỏi thứ hai không kém phần quan trọng: Làm sao để người Palestine về phe với Anh và chống lại chính quyền Thổ đang cai trị? Giải pháp là cam kết McMahon-Hussein ký năm 1915 với lời hứa: dân Ả Rập sẽ có độc lập trên lãnh thổ Palestine sau khi Thổ thua trận.
Câu hỏi thứ ba nối liền với hai câu hỏi đầu tiên: nếu “cho phép” người Hồi Ả Rập và Do Thái lập quốc thì ảnh hưởng của Anh và đồng minh sau thế chiến sẽ ra sao?
Câu trả lời là hiệp ước Sykes-Picot giữa Anh Pháp Nga ký năm 1916. Ba cường quốc đã bí mật vẽ lại bản đồ Trung Đông, chia vùng ảnh hưởng trong trường hợp Thổ thua trận. Cả người Hồi lẫn người Do Thái đều không biết rằng vùng Palestine (đã hứa cho cả hai) vì quá đặc biệt nên bị tạm coi là vùng quốc tế, sẽ được chia sau khi thắng trận.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Bản đồ vùng Trung Đông được vạch ra theo Mật ước Syke - Picot phản ánh sự phân chia mức kiểm soát và tầm ảnh hưởng giữa Anh và Pháp khi đó đối với khu vực

Tại sao Anh ủng hộ Zionism?
Ngoài những lời hứa với người Ả Rập bản địa, Anh dần nhận ra ích lợi của việc một số dân Do Thái châu Âu theo Chủ nghĩa Phục quốc cứ khăng khăng phải đến Palestine mới chịu.
Với học giả người Anh Bernard Regan, về bản chất, đó là “di cư đến quê hương mới”. Nhưng vì chủ nghĩa dân tộc đang lên cao, việc họ gọi đó là “trở về quê hương cũ” hoàn toàn phù hợp với tư tưởng dân tộc tự quyết. Anh trở thành kẻ bảo vệ các dân tộc bị áp bức, đồng thời có một lý do chính đáng để tiến vào và “giữ trật tự” vùng Palestine.
Nếu lý do thứ nhất được ngụy trang dưới hình thức tư tưởng dân tộc tự quyết, lý do thứ hai lại là sự chân thành kỳ lạ xuất phát từ cội nguồn tôn giáo. Một góc trái tim của nhiều chính trị gia Anh khi đó tin vào sự kết nối sâu sắc Do Thái-Thiên Chúa khi kinh thánh của họ đều nói về tộc người Do Thái 3000 năm trước lập quốc ở Palestine.
Lý do thứ ba là việc Anh có thêm đồng minh từ cả ba nhóm dân Do Thái (A) tuy nhỏ nhưng đang ở sẵn Palestine, (B) dòng dân Do Thái khổng lồ sẽ di cư nếu Anh cho phép và (C) dân Do Thái ở khắp nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, Anh dường như đã phán đoán sai về năng lực của nhóm dân thứ ba, có lẽ là do khả năng ngoại giao của các lãnh đạo Zionism. Đại sứ Anh ở Nga báo cáo rằng người Do Thái Nga thực ra vô cùng yếu thế. Việc ủng hộ Zionism sẽ không khiến Do Thái Nga thuyết phục được những nhà cách mạng (đang muốn lật đổ Nga Sa Hoàng) để họ thành đồng minh của Anh. Báo cáo này bị gạt qua một bên.
Vấn đề là, không chỉ Anh mà Pháp cũng tin vào sức mạnh của dân Do Thái ở Nga và Mỹ.
Cuộc chạy đua Anh Pháp để ủng hộ Zionism
Thoạt tiên, Pháp không ủng hộ người Do Thái ở Palestine vì đất thánh phải là của người Thiên Chúa. Tuy nhiên, Pháp thay đổi bởi tài nghệ ngoại giao của lãnh đạo Zionism. Họ khiến Pháp tin rằng người Do Thái ở Nga (Sa hoàng) và Mỹ sẽ tác động để hai đất nước này tiếp tục tham chiến, giúp Anh Pháp thắng lợi. Đổi lại, họ cần Pháp gật đầu với Chủ nghĩa Phục quốc.
Năm 1917, Pháp viết một bức thư tuyên bố ủng hộ Zionism (Cambon letter). Dù đã cố tình dùng sáo ngữ để không bị ràng buộc cụ thể, nhưng Pháp công nhận cội nguồn của người Do Thái là vùng “đất thánh” và việc họ trở về là “lẽ công bằng”.
Bức thư khiến chính trường Anh dao động. Nếu Pháp công khai ủng hộ Zionism thì Anh cũng cần làm tương tự. Nếu chậm chân, họ sẽ mất lợi thế khi chia chác Palestine - về nguyên tắc là vùng quốc tế cần đàm phán như trong mật ước Sykes-Picot.
Lực cản lớn nhất đến từ chính cộng đồng Do Thái của Anh. Họ phản đối Zionism vì cho rằng ý tưởng “quay về Jerusalem” khiến nhiều thế hệ Do Thái phải chối bỏ nguồn gốc châu Âu từ hàng nghìn năm của mình. Tệ hơn, chính quê hương châu Âu có thể lợi dụng tạo sức ép để họ phải di cư đến quê “gốc”. Đây cũng là cách nhìn của nhiều cộng đồng Do Thái ở Mỹ.
Sự phản đối này bị dập tắt khi một tờ báo của Đức cho rằng Anh ủng hộ Zionism để có lý do thâu tóm Palestine, nối liền hai lục địa Á Phi. Vì thế, Đức cũng nên ủng hộ dân Do Thái vì điều đó có lợi cho giấc mơ đế quốc.
Lo sợ bị chậm chân, ngay trong năm 1917, chính phủ Anh viết một bức thư gửi đến công dân Do Thái nổi tiếng nhất của Anh, chính thức bày tỏ sự ủng hộ với Zionism.
Bức thư Balfour
So với bức thư Cambon của Pháp, bức thư Balfour khẳng định rõ ràng sự bảo trợ của chính phủ Anh. Chỉ gồm 1 câu 67 chữ, nó thâu tóm những điểm cơ bản làm nền tảng cho cuộc xung đột kéo dài cho đến tận hôm nay.
Trước hết, đó là khái niệm “national home” chưa hề có tiền lệ, để ngỏ cửa cho việc dịch thế nào cũng được, từ việc coi đó là “nơi chốn nương thân cho dân tộc” hay quyền “lập quốc” của người Do Thái.
Tiếp theo, nó được viết bởi một đế chế chưa có quyền hành gì ở Palestine, nhưng lại hứa sẽ tặng Palestine cho một nhóm người không hề sống ở Palestine. Một cách gián tiếp, bức thư dùng lý lẽ tôn giáo để bào chữa cho ý đồ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân.
Điều đáng phê phán nhất là toàn bộ bức thư không hề có tên người Hồi Ả Rập - khi đó chiếm 94%. Họ được nhắc đến với tư cách làm nền cho nhóm Do Thái trung tâm. Balfour miêu tả họ là “non-Jewish” - những người không-phải-Do-Thái. Chưa hết, 94% dân số này chỉ được đảm bảo quyền công dân và quyền tín ngưỡng chứ không phải quyền chính trị và quyền tự quyết dân tộc.
Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,
Lá thư Balfour bị một số người coi là lỗi lầm tệ hại nhất của Anh trong lịch sử 200 năm gần đây

Hệ lụy hơn 100 năm sau
Bức thư Balfour năm 1917 mở toang cánh cửa cho cuộc di cư ồ ạt của người Do Thái từ châu Âu. Trong ba thập kỷ cho đến khi Israel chính thức lập quốc, dân số Do Thái tăng khoảng 10 lần, từ vài chục ngàn thành 600.000, chiếm 33%.
Người Palestine lập tức phản đối bằng cả con đường ngoại giao lẫn bạo lực cách mạng. Anh bị bất ngờ trước được sự phản kháng mãnh liệt này. Bởi tự sâu trong thâm tâm, họ đã đối xử với Palestine với quan điểm thực dân. Đó không chỉ là sự coi thường quyền lợi của dân bản xứ mà còn là niềm tin thượng đẳng rằng mình đang làm điều tốt, rằng người Do Thái sẽ đóng góp cho sự phát triển của Palestine.
Vào ngày này năm 1947, Anh đã nhìn ra sự sai lầm của mình và bỏ phiếu trắng trong quyết định của LHQ chia lại Palestine. Từ đó đến nay, các sử gia Anh không ngừng chỉ trích chính sách ủng hộ Zionism. Tờ Guardian cho rằng bức thư Balfour là lỗi lầm tệ hại nhất trong lịch sử xuất bản 200 năm gần đây bởi những hệ lụy của nó đã khiến Palestine 100 năm qua không ngừng đổ máu.
TS. Nguyễn Phương Mai là chuyên gia về Giao tiếp-Quản trị đa văn hoá và Khoa học Thần kinh Ứng dụng dựa trên kiến thức về não bộ. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
Nguyen Phuong Mai

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGUYEN PHUONG MAI
Chụp lại hình ảnh,
TS Nguyễn Phương Mai thảo luận với một đồng nghiệp ở trạm dừng chân trên đường tới Mosul, Iraq

Cụ hiểu bức ảnh này như thế nào?
thế nào là 1967?
Today?
1712378544099.png
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,903
Động cơ
54,279 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,936
Động cơ
97,699 Mã lực
Bác hiểu ý nghĩa của đơn vị này thế nào?

Hiểu đúng thì cái bản đồ kia chính là kết quả mà đơn vị đó làm được.
Hiểu rồi.
Cụ tránh trả lời hay cụ ko hiểu chuyện?
Tránh tranh luận vô bổ để em nói vậy.
1. Ảnh "1967" là biên giới Israel 1948 đến 1967, 2 vùng xanh thì 1 của Ai Cập, 1 của Jordan đều là chiến lợi phẩm cuộc chiến 1947-48. Sau khi thua 1967 2 nước kia bẩu trao trả 2 vùng đó cho nn Palestine tương lai.
2. Ảnh 'today".
Tại Oslo, Israel và PLO thỏa thuận lấy đuòng 1967 làm cơ sở cho NN Pls tuong lai, tạm chia ra các vùng A,B,C
Tiến trình trao trả sẽ dần dần.
Mới thực hiện giai đoạn 1- vùng A trao trả 100% cho Pls (được vẽ xanh trên "Today") thì dừng lại.
Trao trả đất xong chúng mày làm căn cứ bắn tên lửa sang, ai trao tiếp nữa.
Ngoài ra còn vùng B,C người ta ko vẽ ra đây, cố để gây hiểu nhầm.
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
6,903
Động cơ
54,279 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Hiểu rồi.
Cụ tránh trả lời hay cụ ko hiểu chuyện?
Tránh tranh luận vô bổ để em nói vậy.
1. Ảnh "1967" là biên giới Israel 1948 đến 1967, 2 vùng xanh thì 1 của Ai Cập, 1 của Jordan đều là chiến lợi phẩm cuộc chiến 1947-48. Sau khi thua 1967 2 nước kia bẩu trao trả 2 vùng đó cho nn Palestine tương lai.
2. Ảnh 'today".
Tại Oslo, Israel và PLO thỏa thuận lấy đuòng 1967 làm cơ sở cho NN Pls tuong lai, tạm chia ra các vùng A,B,C
Tiến trình trao trả sẽ dần dần.
Mới thực hiện giai đoạn 1- vùng A trao trả 100% cho Pls (được vẽ xanh trên "Today") thì dừng lại.
Trao trả đất xong chúng mày làm căn cứ bắn tên lửa sang, ai trao tiếp nữa.
Ngoài ra còn vùng B,C người ta ko vẽ ra đây, cố để gây hiểu nhầm.
Tôi không dám nhận là hiểu chuyện, nhưng quả thực bác đang rơi vào tình huống mà tác giả bài viết có cảnh báo trước:
1712385302191.png
 
Biển số
OF-834510
Ngày cấp bằng
27/5/23
Số km
142
Động cơ
20,147 Mã lực
Cái cách sống bám vào 1 dân tộc khác như kí sinh thế này đâu mới đối với họ. Nó lặp đi lặp lại nơi này nơi khác suốt trong lịch sử của tộc này. Bảo sao dân số họ luôn luôn là thiêủ số so với dân tộc mà họ sống bám vào. Vì có khi nào ký sinh trùng lại lớn hơn cả vật chủ đâu. Theo quy luật đó cứ 1 chu kỳ họ lại bị đánh giết như chúng ta tẩy giun.

Bởi họ thông minh quá mà dân số không bao giờ tăng đc? Thông minh quá tới nỗi ko thể tìm ra cách sống cộng sinh đc cùng với dân tộc khác hay tìm ra cách sống tự lực tự cường?. Bởi vì quá thông minh mà chỉ có thể tìm ra cách tồn tại bằng cách sống bám, hút máu, dựa trên sức lao động của dân tộc khác?

Trái đất này vốn rộng rãi, tìm 1 mảnh đất để lập 1 quốc gia riêng độc lập đâu có khó(hàng trăm các dân tộc khác đều làm được thế). Nhưng cái tộc tự huyễn thông minh nhất địa cầu lại không thể làm được điều đó vậy trí thông minh của họ đã dùng vào việc gì? Hay chỉ biết dùng nó ngồi tính lời lãi cho vay cắt cổ trên sức lao động sản xuất của tộc khác, đến nổi bị truy bức 4k năm mà vẫn không thể rút ra được bài học?

Dân tộc này vốn họ ko có khả năng sống 1 mình nếu không dựa vào người khác. Đó chính là lý do mà họ ko thể lập quốc. Thông minh như thế là con đường diệt vong chứ thông minh vậy để làm gì?
Dân Do Thái không hề thông minh như truyền thông tuyên truyền đâu cụ. Xét về độ thông minh thì dân Đông Bắc Á với các nước theo Khổng Nho chỉ số IQ đứng top xếp hạng ạ. Xét chỉ số IQ thì Do Thái không cao hơn VN đâu. Dân VN IQ cao lắm đấy. Còn đám Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan thì nó công phá bảng xếp hạng IQ luôn

Còn nhận xét công tâm thì Đúng là dân Do Thái có nhiều nhân vật hoặc nhà khoa học nổi tiếng. Nhưng những người đó toàn là dân Gốc, vâng ví dụ dân Mỹ sinh ra và lớn lên ở Mỹ nhưng gốc là Do Thái thì họ nhân vơ là Do Thái mặc dù chẳng liên quan gì tới Do Thái cả.

Mà lâu quá em cũng không nhớ chính xác, có thể điều sau đây em nói sai vì lâu quá em không nhớ chính xác, và em cũng lười lục lại để tìm hiểu. Em chỉ nhớ cái Dân Do Thái này nó thiên về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo hơn là chủng tộc. Vầng cứ ai theo Đạo Do Thái thì họ mặc nhiên sẽ được công nhận là Dân Do Thái. Cho dù không theo nhưng cha mẹ hay ông bà hoặc trong cây gia phả có dính dáng tới một chút là Do Thái thì họ cũng nhận là Do Thái nốt. Theo như kiểu một hình thức nhận vơ lấy tiếng ấy cụ ạ. Có thể giới tài phiện có nhiều lợi ích nên nhiều người muốn nịnh để kiếm lợi ích nên tự nhận mình là Do Thái chứ thực chất họ không dính dáng 1 tí nào tới Do Thái cả.

À giữa Israel - Hamas thì em ủng hộ Israel nhé, nói vậy cho đỡ bị chụp mũ là anti :D
 
Chỉnh sửa cuối:

--Lamborghini--

Xì hơi lốp
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,835
Động cơ
1,063,365 Mã lực
Mỹ 1 mà bỏ rơi thì lại có Mỹ 2 Mỹ 3...nhảy vào với Ít Xà các cụ cứ lo hộ. Nước mạnh nó chia nhau miếng bánh thôi, thằng nào cũng vì lợi ích riêng cả mà.
Thằng nào cũng muốn đồng minh mạnh vì cần nó còn giúp được và cũng đỡ phải bơm tiền cho nó.
Nên trong mỗi quan hệ này cả hai đều có lợi và cả hai đều muốn làm đồng minh của nhau.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top