Israel, một quốc gia nhỏ ở Trung Đông, với những thành tựu đáng kinh ngạc, không chỉ có công nghệ tiên tiến, môi trường kinh doanh sáng tạo và nền kinh tế thịnh vượng, mà còn đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề quốc tế với sức mạnh quân sự cũng như vai trò địa chính trị. Một siêu cường quốc nhỏ nhất thế giới về diện tích lãnh thổ và dân số.
Thật không thể tin được rằng quốc gia có diện tích đất liền chỉ trên 20.000 km vuông (tức là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An của Việt Nam chút ít) lại có thể đạt được những thành tựu rực rỡ như vậy.
Sự phát triển của Israel trong lĩnh vực kinh tế là một trong những nền tảng cho vị thế siêu cường của nước này. Mặc dù tài nguyên đất đai của Israel bị hạn chế nhưng nguồn nhân lực của họ rất phong phú.
Israel có một đội ngũ nhân tài có trình độ học vấn cao, những người xuất sắc trong các lĩnh vực như khoa học và công nghệ, nông nghiệp, chăm sóc y tế và truyền thông. Khả năng sáng tạo và trình độ công nghệ của Israel được đánh giá cao trên thế giới. Điều này cũng đã khiến Israel trở thành một trong những điểm nóng về khởi nghiệp và đổi mới công nghệ trên thế giới.
Những thành tựu của Israel trong việc phát triển sức mạnh quân sự cũng rất ấn tượng. Là một quốc gia có rủi ro chính trị và quân sự tương đối cao, Israel đã đầu tư rất nhiều năng lượng và nguồn lực vào công nghệ quân sự cũng như tư duy chiến lược.
Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) được biết đến là một trong những đội quân được trang bị tốt nhất thế giới. Với mức chi 23,4 tỉ USD năm 2022, Israel là nước có tỷ lệ ngân sách quốc phòng cao thứ 10 thế giới khi chiếm 4,5% GDP. Thậm chí trong giai đoạn 2018-2022, Israel là quốc gia có mức chi tiêu quân sự tính trên đầu người lớn thứ hai thế giới với 2.535USD, chỉ đứng sau Qatar. IDF có khoảng 169.500 binh sĩ thường trực và 450.000 lính dự bị.
Công nghiệp quốc phòng Israel có khả năng độc lập thiết kế, chế tạo các loại vũ khí, trang bị như tên lửa Jew, tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon, Arrow, hệ thống đánh chặn Iron Dome... Những vũ khí, trang bị này không chỉ bảo đảm an ninh quốc gia của Israel mà còn trở thành mặt hàng xuất khẩu quân sự quan trọng. Giai đoạn 2018-2022, Israel xuất khẩu tổng cộng 3,2 tỉ USD giá trị vũ khí đến ít nhất 35 quốc gia, trong đó riêng Ấn Ðộ chiếm khoảng 1/3. Ngay cả máy bay F-35 mua của Mỹ, cũng được trang bị hệ thống liên lạc và tác chiến điện tử do Israen tự nghiên cứu và chế tạo.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều thanh niên Israel cũng đã hòa chung phong trào phản chiến, kêu gọi chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngay sau khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy giao thương với các nước, nhiều doanh nhân Israel đến thăm và tìm hiểu cơ hội kinh doanh ngay từ những năm cuối thập niên 80 và đầu 90 khi hai nước chưa thiết lập quan hệ ngoại giao. Vào ngày 12/7/1993, Việt Nam và Israel đã ký văn kiện chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trên chặng đường 30 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Israel đã trải qua những mốc phát triển quan trọng.
Năm 1993, Israel đặt Đại sứ quán tại Hà Nội và năm 2009, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Tel Aviv. Điều này không chỉ đơn thuần đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong quan hệ chính trị mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực khác, nhất là nông nghiệp kỹ thuật cao và cải tiến, nâng cấp khí tài quân sự cho Việt Nam. Tại thời điểm trước khi xảy ra đụng độ với khủng bổ Hamas, có khoảng hơn 600 tu nghiệp sinh VN ở Israen để học tập về canh tác nông nghiệp sạch & bền vững.
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2022 (WHR), mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc đã xếp hạng Israel là quốc gia hạnh phúc thứ 9 thế giới.
Có những điểm tương đồng về vị trí địa lý (sống cạnh những cường quốc ko thân thiện), Israen chính là hình mẫu để VN học tập, về khoa học kỹ thuật dân sự và quân sự.
Tại sao Israel được coi là siêu cường nhỏ nhất thế giới? (genk.vn)
Quan hệ Việt Nam và Israel phát triển tốt đẹp, còn nhiều tiềm năng | baotintuc.vn