Đà Giang là hình ảnh ước lệ thôi, đây là sông ở Tứ Xuyên, 1 nhánh của Dương Tử. Cũng giống như cách dùng “Tần Yên”.
Chính xác chỉ là ước lệ mà thôi chứ nó không chỉ tới bất kỳ con sông nào trong thực tế có tên là Đà cả.
Tên gọi Đà giang (沱江) để chỉ sông Đà ở Việt Nam có từ lâu, trong Kiến văn tiểu lục năm 1777 thì Lê Quý Đôn đã viết về sông này và thượng nguồn của nó (nhưng nhầm với thượng nguồn sông Mê Kông). Đoạn viết về sông Đà của LQĐ được Đại Nam nhất thống chí (viết từ năm 1865, in năm 1910) quyển 4 phần về tỉnh Hưng Hóa chép lại.
Tờ 5b trang 748-749 phần chữ Hán của sách Đồng Khánh địa dư chí (khoảng 1887-1889, dịch sang chữ quốc ngữ + Anh + Pháp, in năm 2003) chép về sông ngòi tỉnh Hưng Hóa như sau:
省轄江道,擧其大者,惟有洮江,沱江,其次則馬江,美江,春臺江,熟練江,金子河,牛江,森江,㵢江,扶安江, 那江,耨江.= Tỉnh hạt giang đạo, cử kì đại giả, duy hữu Thao giang, Đà giang, kì thứ tắc Mã giang, Mĩ giang, Xuân Đài giang, Thục Luyện giang, Kim Tử hà, Ngưu giang, Sâm giang, Lôi giang, Phù Yên giang, Na giang, Nậu giang =
Đường sông trong tỉnh hạt, nêu những sông lớn thì chỉ có sông Thao, sông Đà. Thứ đến thì có sông Mã, sông Mỹ, sông Xuân Đài, sông Thục Luyện, sông Kim Tử, sông Ngưu Giang, sông Sâm Giang, sông Lôi Giang, sông Phù Yên, sông Na Giang, sông Nậu Giang.
Tại Trung Quốc thì ít nhất có 3 con sông tên là Đà giang; lớn nhất là chi lưu cấp 1 của Trường giang, chảy trong tỉnh Tứ Xuyên; thứ hai là chi lưu cấp 3 của Nguyên giang, chảy trong tỉnh Hồ Bắc để đổ vào hồ Động Đình; thứ ba là chi lưu cấp 5 của Châu giang, chảy trong tỉnh Quảng Đông.
Đà giang ở Tứ Xuyên so với Đà giang/sông Đà (VN) hay Lý Tiên giang (tên gọi tại TQ) thì có quy mô nhỏ hơn; khi so về chiều dài ~ 650 - 700 km vs 910 - 970 km cũng như lưu lượng ~ 35 tỷ m3/năm vs ~ 87 tỷ m3/năm.
Ngoài ra, chẳng có con sông Đà/Đà giang nào liên quan tới chiến tranh Tần - Yên cuối thời kỳ Chiến Quốc cả, do địa bàn nước Yên ngày nay thuộc các tỉnh thành Bắc Kinh, Thiên Tân, Liêu Ninh, phía bắc các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây và đông nam khu tự trị Nội Mông, cách xa mấy con sông Đà này từ 1.200 tới 2.500 km. Con sông có lẽ nổi tiếng nhất trong chiến tranh này là Dịch thủy (sông nhỏ chảy trong huyện Dịch, địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc ngày nay) gắn với Kinh Kha/thái tử Đan.