[Funland] Thủy điện: Quy trình tích, xả nước?

ADCSee

Xe tăng
Biển số
OF-532172
Ngày cấp bằng
13/9/17
Số km
1,582
Động cơ
180,360 Mã lực
Trước khi có bão lũ vài ngày, nên xả bớt khá nhiều nước hồ đập đi.
Khi lũ về, hồ khá cạn mới có khả năng trữ thêm nước thì mới có tác dụng cắt lũ.

Nếu hồ đập đầy nước khi lũ về thì đập sẽ phải xả nước.
Khi đó lưu lượng nước qua đập sẽ bằng lưu lượng lũ đổ về đập cộng với lưu lượng nước (tích trong hồ chứa của nhiều cơn lũ nhỏ trước đó) xả ra qua cửa xả của đập.

Vấn đề là phải tính toán kỹ khi thiết kế, qui trình xả nước thế nào, đập phải xây cao bao nhiêu để chịu được mức nước cao mà không phải xả lũ khi đang có lũ. Cái này do tiền nó chi phối.
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,764
Động cơ
876,458 Mã lực
Chẳng đâu xa: Hà Nội trước khi có hồ Hòa Bình, hè nào dân ngoài đê chẳng vạ vật ở lề đường, trường học... mấy phố trong đê khi lũ về.
Nhà bác em tầng 2 khu tập thể NHNN cách đê hơn chục m còn phải đi xuồng ra, ngồi lan can nhúng chân khuấy nước hóng mát.
Từ đận thủy điện Hòa Bình vận hành thì cảnh ý đi đâu mất hả các cụ thông thái?
 

ms0910

Xe tăng
Biển số
OF-112960
Ngày cấp bằng
15/9/11
Số km
1,620
Động cơ
401,937 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Sa - Trường Sa
Nó có tính 2 mặt, vừa điều tiết nước chủ động, vừa có thể thêm dầu vào lửa (kiểu đang lũ lụt nó lại xả thêm vào )
Em đoán thế :D
Nguyên tắc lưu lượng xả không vượt quá lưu lương về hồ, nên không có chuyện đổ thêm dầu vào lửa cụ nhé. Có hồ tích nước giúp phân lũ, chia nhỏ ra giảm thiểu thiệt hại chứ ko ngăn chặn hoàn toàn thiệt hại được.
Một cách thô sơ thì một cơn lũ nếu không có hồ chứa thì sẽ đạt đỉnh ví dụ là 14000m3/s trong 2 giờ thì có hồ đập nó sẽ điều tiết ra 7000m3/s nhưng sẽ phải xả trong 4 giờ. Lượng nước là do ông trời đẻ ra bao nhiêu thì vẫn phải chảy đi bấy nhiêu.
 

KatKik

Xe điện
Biển số
OF-565689
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
4,122
Động cơ
186,326 Mã lực
Bản thân em ko tin thủy điện điều tiết lũ. Liên quan an toàn và kinh doanh nên nó sẽ giữ nước hay xả nước để ko làm đập vỡ. Khô thì nó chặn lại. Nhiều thì nó xả ra. Lượng nước nó xả là nước đã tích + lũ.
Ví dụ dòng chảy bình thường là 1000m3/s. Các cụ chặn lại cho chảy 200m3/s. Lũ về khi lên đỉnh 15000m3/s. Ban đầu ít tới đỉnh xog giảm dần. Quy trình sẽ canh cho xả cao hơn mức trung bình + lượng nước bình thường sẵn có , thời gian các cụ xả luôn thấp hơn thời gian lúc lũ về tới khi rút, kết quả thời gian ngắn hạ dụ tieu thụ không kịp.Mấy cụ đừng mị em.
E cho cụ 1 vài ví dụ điển hình:
- Trước khi có hồ HB, dân ngoài đê sông Hồng và sông Đuống hầu như năm nào cũng phải chạy lũ, từ khi hồ HB đi vào vận hành thì dân chả còn đc thể dục lúc nửa đêm nữa.
- Trước khi có hồ Na Hang, dân thị xã Tuyên Quang năm nào cũng được lướt thuyền trên phố, sau khi có hồ Na Hang thì dẫn thị xã TQ mất mịa thú vui này.
Cái j cũng có nhiều mặt, một sự kiện nhưng có thể do nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố cộng hưởng.
Mệt nhất là lũ lều báo chi đang bài câu view, làm loạn thông tin.
 

kai 3036

Xe tải
Biển số
OF-581442
Ngày cấp bằng
26/7/18
Số km
446
Động cơ
142,942 Mã lực
Tuổi
41
Dư lày được ko ;))

Nga khánh thành nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới



Tàu Akademik Lomonosov (Ảnh: AFP)
Tàu Akademik Lomonosov, nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP) đầu tiên của Moscow và trên thế giới, đã khánh thành vào ngày 19/5 tại cảng biển thuộc thành phố Murmansk. Đây là công trình do tập đoàn điện quốc doanh Rosatom đóng tại Saint Petersburg. Theo lịch trình dự kiến, tàu sẽ được nạp nhiên liệu hạt nhân ở Murmansk, trước khi di chuyển tới khu vực đông Siberia.

Người đứng đầu tập đoàn Rosatom Alexei Likhachev cho biết đây là nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới và đề cao vai trò dẫn đầu của tập đoàn Rosatorn cũng như ngành năng lượng hạt nhân Nga trên thế giới.

“Tôi hy vọng hôm nay sẽ trở thành ngày đáng nhớ cho khu vực Bắc Cực”, ông Likhachev nói, nhận định Rosatorn đang “tạo nên xu thế, nhu cầu cho những công trình hạt nhân công suất trung bình, có thể di chuyển” và đang đi trước thế giới hàng thập niên.

Tàu Akademik Lomonosov dài 144 m, cao 30 m, nặng 21.000 tấn, chứa 2 lò phản ứng có công suất 35 megawatt mỗi lò, tương tự các động cơ dùng trên tàu phá băng.

Dự kiến, vào mùa Hè năm 2019, nhà máy sẽ được đưa tới cảng Pevek, Chukotka, cách Bắc cực 350 km về phía bắc, để hoạt động tại đây. Nhà máy này có thể sản xuất đủ điện để phục vụ cho 200.000 người, gấp 40 lần dân số hiện tại ở Pevek là 5.000 người.

Trước đó, các phương án cung cấp điện được sử dụng là than đá, khí tự nhiên và dầu diesel. Tuy nhiên, chi phí cho những nhiên liệu sử dụng khá cao khi so với con tàu hạt nhân nổi.

Ông Vitaly Trutnev, người chịu trách nhiệm xây dựng nhà máy hạt nhân Akademik Lomonosov, cho biết mô hình này có thể giảm thải 50.000 tấn khí cac-bon ra môi trường mỗi năm. Ông Trutnev khẳng định tàu nổi Akademik Lomonosov có hệ thống an ninh tiên tiến và là cơ sở hạt nhân "an toàn nhất trên thế giới”.
nổi thế này cũng ko ổn lắm cụ ạ

nhỡ bị tàu nước lạ đâm cái lại chìm thì mệt lắm
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Thêm 1 kỳ tích của lều báo VN, bán sông Kỳ Cùng cho TQ. huyền thoại 9 điểm 3 môn là có thật



Link vẫn nguyên xi nhé

http://www.sggp.org.vn/cau-ky-lua-chim-trong-nuoc-lu-song-ky-cung-539623.html

Lời bình của wiki

Kỳ Cùng là con sông chính ở tỉnh Lạng Sơn. Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166m thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, sông chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắcqua thành phố Lạng Sơn. Khi cách thành phố này khoảng 22km, sông bất ngờ đổi hướng để chảy gần như theo hướng Nam - Bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành Đông Nam - Tây Bắc trước khi rẽ sang hướng Đông ở gần thị trấn Thất Khê. Từ Thất Khê, sông chảy gần như theo đường vòng cung, cho tới khi nó vượt biên giới sang Trung Quốc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc. Sông Kỳ Cùng đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy ngược.

Người ta thường gọi con sông này là " sông phán bội tổ quốc" vì nó chảy ngược từ Việt Nam vào Trung Quốc.

Link wiki

https://vi.wikipedia.org/wiki/Sông_Kỳ_Cùng



HÌnh như, sinh viên báo chí là khối C thi 3 môn Văn, Sử , Địa
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,758
Động cơ
268,464 Mã lực
ngoài thuỷ điện còn có điện mặt trời, điện hạt nhân, điện thuỷ triều, điện gió ...

cụ đừng có thần thánh hoá thuỷ điện thế chứ
Điện hột nhân mà ko ô nhiễm à? An toàn như người Nhật mà còn khốn khổ vì ô nhiễm kia kìa.

Điện mặt giời cũng không sạch boong đâu, để làm ra tấm panel hút sáng cũng ô nhiễm lắm đấy.
 

Thổ Phỉ

Xe điện
Biển số
OF-370163
Ngày cấp bằng
12/6/15
Số km
4,232
Động cơ
284,566 Mã lực
Nơi ở
Trại trên núi.
Xả lũ vs phát điện lưu lượng khác nhau cụ phỉ ạ
Chuẩn. Vậy nên bác bảo nó tích nước không xả cho hạ lưu là không đúng. Trừ khi không có nước, hồ ở mực nước chết thì nó mới đóng tất cả các tổ máy thì hạ lưu không có giọt nào, có phát điện là có nước, ít hay nhiều thôi.

Việc điều tiết lũ: Một phần do dự báo thời tiết của mình như ccc nên bọn nó không xả nước trước trong hồ để cắt lũ (theo dự báo) cho nên khi lũ về bao nhiêu thì nó xả nguyên từng đấy nên lúc này nhiệm vụ cắt lũ là không có chứ không phải nó xả thêm lũ chồng lũ đâu ạ. Lúc này thủy điện chỉ như một khúc sông bình thường thôi chứ chả có tác dụng mẹ gì cả.
 
Biển số
OF-516856
Ngày cấp bằng
19/6/17
Số km
1,801
Động cơ
197,928 Mã lực
Tuổi
35
Tin bão to:" mưa bão có thể gây ngập lụt trên diện rộng vùng hạ lưu trong vài ngày tới, Bà con nên chuẩn bị phòng chống. Sau đây là tin 3 nhà máy thuỷ điện xả lũ bắt đầu từ 0h ngày mai..........!
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,255 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Kính mong được các cụ có am hiểu vào cho ý kiến.

Thủy điện, không phải công trình phúc lợi.
( Nó ếu cho không ai, như nhiều người vẫn yêu cầu phải mang ơn nó vì nó mang ánh sáng về cho ... )
Nó là khoản đầu tư kiếm lời cho các cá nhân, tập thể liên quan.

Hình ảnh thường được nhắc đến là các thủy điện xã lũ, khi hạ lưu lại đang có lũ, ngập.
Tạo ra cảnh lũ chồng lũ.
Thiệt hại xã hội là rất lớn.

Tuy nhiên hầu hết các đợt xã lũ đều " được thực hiện đúng quy trình "
Tức là đúng thời điểm, quy mô...

Vậy phải chăng cái " quy trình " đấy nó có vấn đề?
Khi mà lợi ích thì chủ thủy điện hưởng, còn tổn thất lại do xã hội chi trả?



Xin minh họa bằng tấm hình của FB Long Lê.
Đơn vị này chắc hết cửa hành quân cơ giới khi có tình huống chiến đấu phát sinh.



Dạ, trước đây có thớt về thủy điện, có rất nhiều cụ am hiểu về thuỷ điện nhảy vào chém ác liệt, bảo vệ lợi ích cho các tập đoàn độc quyền về nguồn nước, các bố ấy chạy đâu hết rồi????
 

Ferrari horse

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91370
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
2,939
Động cơ
423,580 Mã lực
Nơi ở
Nhà thi đấu
Cụ Chứng minh cụ thể ở TĐ Bản vẽ xem nó Sai ở chỗ nào ,e sẵn sàng nghe mở rộng kiến thức, không nên nói chung chung Thuỷ điện vì quá rộng .
Nó làm đúng qui trình đương nhiên nó không sai. Nếu đúng qui trinh mà vẫn sai thì sai là sai ở thằng lằm qui trình vậy cụ thắc mắc gì? Qui luật này áp dụng cho mọi thủy điện không loại trừ thằng nào.
 

Ferrari horse

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91370
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
2,939
Động cơ
423,580 Mã lực
Nơi ở
Nhà thi đấu
Chuẩn. Vậy nên bác bảo nó tích nước không xả cho hạ lưu là không đúng. Trừ khi không có nước, hồ ở mực nước chết thì nó mới đóng tất cả các tổ máy thì hạ lưu không có giọt nào, có phát điện là có nước, ít hay nhiều thôi.

Việc điều tiết lũ: Một phần do dự báo thời tiết của mình như ccc nên bọn nó không xả nước trước trong hồ để cắt lũ (theo dự báo) cho nên khi lũ về bao nhiêu thì nó xả nguyên từng đấy nên lúc này nhiệm vụ cắt lũ là không có chứ không phải nó xả thêm lũ chồng lũ đâu ạ. Lúc này thủy điện chỉ như một khúc sông bình thường thôi chứ chả có tác dụng mẹ gì cả.
Khác nhiều cụ ạ! Thế năng của cột nước hồ chứa xả ra nó hoàn toàn khác với nước lũ tràn xuống thông thường. Do cột nước cao thế năng lớn nên tốc độ dòng chảy nhanh hơn mạnh hơn lũ thường. Cụ phải hình dung nếu tốc độ dòng nước 20m/s lưu lượng 5000m3/phút nó sẽ khác 40m/s cùng lưu lượng 5000m3/phút lúc đó hạ du nước chưa kịp thoát ra biển thì đợt mới lại tràn về làm mực nước cao hơn. Nếu tốc độ chậm như lũ thường, cùng tời gian đó sẽ có 1 lượng nước tương ững thoát ra biển làm giảm tốc độ nước dâng. Thêm vào đó mưa lũ nước hạ lưu cũng dân lên bồi thêm quả xả lũ nên thằng rân mới chạy không kịp. Phân tích mọi yếu tố thì nó khác nhiều đấy chỉ có những ông không hiểu mới nói kiểu vào bao nhiêu ra bấy nhiêu thôi.
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,822
Động cơ
534,096 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Túm váy lại là nó éo sai gì cả nhưng ở ta quy trình rồi tiêu chuẩn kèm thêm cái dự đoán thời tiết nó éo ra gì nên chỉ khổ dân. Dự đoán tạm ổn tý thì trước mưa to, hồ chứa xả bớt để mưa về nó bù. Nhưng nhỡ xả rồi lại không có mưa bù đến lúc không có nước để phát điện thì kêu ai giờ.
Trước em làm thuỷ điện, hạ lưu không mưa gì cả nhưng đang đổ bê tông thì lũ về. Đcm cay bọn dự báo, nó chẳng báo gì.
 

vandatAT

Xe lăn
Biển số
OF-315113
Ngày cấp bằng
8/4/14
Số km
11,076
Động cơ
375,114 Mã lực
Nguyên tắc lưu lượng xả không vượt quá lưu lương về hồ, nên không có chuyện đổ thêm dầu vào lửa cụ nhé. Có hồ tích nước giúp phân lũ, chia nhỏ ra giảm thiểu thiệt hại chứ ko ngăn chặn hoàn toàn thiệt hại được.
Một cách thô sơ thì một cơn lũ nếu không có hồ chứa thì sẽ đạt đỉnh ví dụ là 14000m3/s trong 2 giờ thì có hồ đập nó sẽ điều tiết ra 7000m3/s nhưng sẽ phải xả trong 4 giờ. Lượng nước là do ông trời đẻ ra bao nhiêu thì vẫn phải chảy đi bấy nhiêu.
Cảm ơn cụ đã phân tích, em hiểu rồi ;)
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,654
Động cơ
1,033,657 Mã lực
Dạ, trước đây có thớt về thủy điện, có rất nhiều cụ am hiểu về thuỷ điện nhảy vào chém ác liệt, bảo vệ lợi ích cho các tập đoàn độc quyền về nguồn nước, các bố ấy chạy đâu hết rồi????
Các cụ ý chỉ bảo vệ cho các thuỷ điện có chức năng cắt lũ thôi cụ ạ. Còn với các thuỷ điện chỉ có chức năng phát điện thì nó mới là sân sau kiếm tiền của các sếp và gây ra đủ thứ thiệt hại như đã thấy. Còn với những thuỷ điện điều tiết thì lợi ích là quá rõ vì trước khi có Hoà Bình thì dân ngoài đê năm nào cũng chạy lũ, sau khi có Hoà Bình thì 5 năm mới phải chạy một lần, khi có Sơn La thì chu kỳ này thành 10 năm. Đến giờ Sungroup còn đang kiến nghị để thực hiện việc hạ cốt đường Âu Cơ xuống để mở rộng đường cho dễ thì cụ hiểu giá trị của việc trị thuỷ từ bộ 3 hồ điều tiết Lai Châu- Sơn La- Hoà Bình rồi chứ.
 

Ferrari horse

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91370
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
2,939
Động cơ
423,580 Mã lực
Nơi ở
Nhà thi đấu
Các cụ ý chỉ bảo vệ cho các thuỷ điện có chức năng cắt lũ thôi cụ ạ. Còn với các thuỷ điện chỉ có chức năng phát điện thì nó mới là sân sau kiếm tiền của các sếp và gây ra đủ thứ thiệt hại như đã thấy. Còn với những thuỷ điện điều tiết thì lợi ích là quá rõ vì trước khi có Hoà Bình thì dân ngoài đê năm nào cũng chạy lũ, sau khi có Hoà Bình thì 5 năm mới phải chạy một lần, khi có Sơn La thì chu kỳ này thành 10 năm. Đến giờ Sungroup còn đang kiến nghị để thực hiện việc hạ cốt đường Âu Cơ xuống để mở rộng đường cho dễ thì cụ hiểu giá trị của việc trị thuỷ từ bộ 3 hồ điều tiết Lai Châu- Sơn La- Hoà Bình rồi chứ.
Cụ có biết nó mở đường âu cơ thế nào không mà kêu hạ cost do lợi ích của thủy điện? Đường âu cơ trước khi phá đê đất làm đường nó đã thay thế bằng đê bê tông như đoạn trước đây đã làm đối với đê yên phụ và trần nhật duật. Biết thì thưa thớt không biết dựa cột mà nghe!
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,241
Động cơ
85,518 Mã lực
Khác nhiều cụ ạ! Thế năng của cột nước hồ chứa xả ra nó hoàn toàn khác với nước lũ tràn xuống thông thường. Do cột nước cao thế năng lớn nên tốc độ dòng chảy nhanh hơn mạnh hơn lũ thường. Cụ phải hình dung nếu tốc độ dòng nước 20m/s lưu lượng 5000m3/phút nó sẽ khác 40m/s cùng lưu lượng 5000m3/phút lúc đó hạ du nước chưa kịp thoát ra biển thì đợt mới lại tràn về làm mực nước cao hơn. Nếu tốc độ chậm như lũ thường, cùng tời gian đó sẽ có 1 lượng nước tương ững thoát ra biển làm giảm tốc độ nước dâng. Thêm vào đó mưa lũ nước hạ lưu cũng dân lên bồi thêm quả xả lũ nên thằng rân mới chạy không kịp. Phân tích mọi yếu tố thì nó khác nhiều đấy chỉ có những ông không hiểu mới nói kiểu vào bao nhiêu ra bấy nhiêu thôi.
Đọc comment của cụ em biết chắc chắn cụ không có kiến thức về thuỷ công, thuỷ lực nhưng có độ 500 đồng kiến thức về cơ học. Những thằng lều báo cũng giống như cụ không hiểu gì về thuỷ lợi cũng viết đuợc bài cho các cụ đọc. Em chưa biết bôi những đọan chữ đỏ trong comment của cụ để cụ nghiên cứu thêm nhưng chỉ mạn phép hỏi cụ 1 câu thôi: cụ phân tích về thế năng, ... thì cụ đã bao giờ tính điều tiết lũ và tiêu năng hạ lưu chưa? Đọc nh comment trong 10 trang thì thấy đa số cccm cũng giống cụ thôi! Nếu cụ chưa tính bao giờ thì xin phép cụ em dừng tranh luận!
 

Ferrari horse

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91370
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
2,939
Động cơ
423,580 Mã lực
Nơi ở
Nhà thi đấu
Túm váy lại là nó éo sai gì cả nhưng ở ta quy trình rồi tiêu chuẩn kèm thêm cái dự đoán thời tiết nó éo ra gì nên chỉ khổ dân. Dự đoán tạm ổn tý thì trước mưa to, hồ chứa xả bớt để mưa về nó bù. Nhưng nhỡ xả rồi lại không có mưa bù đến lúc không có nước để phát điện thì kêu ai giờ.
Trước em làm thuỷ điện, hạ lưu không mưa gì cả nhưng đang đổ bê tông thì lũ về. Đcm cay bọn dự báo, nó chẳng báo gì.
Chung qui lại là nuôi bọn khí tượng phí cơm. Mọi mâu thuẫn sung đột đều từ cái dự báo chẳng giống ai và cũng chẳng có thằng nào chịu trách nhiệm cho công việc của mình. Nhớ đợt HN mưa, nó dự báo mưa mức nhỏ và TB nhưng thực tế mưa cực lớn làm ngập lụt có người chết, anh bí thở cũng dính vạ miệng. Trận đó thằng GĐ TTDB mất chức. Sau này hễ cứ có mưa phùn là nó phóng đại báo dông bão cho chúng mày tha hồ phòng chống. Nếu đúng thì nhờ thiên tài còn sai thì đề cao tinh thần cảnh giác. Mọi thiệt hại do dự báo sai người dân và DN đều lĩnh đủ mà điển hình nhất là ông thủy điện.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top