[Funland] Thủy điện: Quy trình tích, xả nước?

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Các câu trên của cụ nói đều đúng, mỗi câu cuối ..... em chẳng biết nói thế nào

Em khẳng định: cho cụ quản lý 1 cái thủy điện nhỏ, chỉ cần từ đầu mùa lũ đến tầm tháng 12 thôi thì tất cả giang cư mận sẽ xúm vào tặng cụ cái câu cuối ấy đấy.
Câu cuối em nói thật lòng đấy, ko chửi bới gì đâu.

Khi giải các bài toán dự báo ấy, nó dùng dữ liệu lịch sử vài chục năm. Máy tính sẽ đưa ra phương án nên tích hay nên xả vào từng thời điểm.
Cộng thêm dự báo thời tiết nữa thì người điều hành sẽ có quyết định khá chính xác.
Ngoài ra, việc phải liên thông các nhà máy thủy điện lại. Phải có kế hoạch xả từng cái 1 để đảm bảo lượng nước về hạ lưu không quá lớn, ko quá sức chịu đựng của đê.

Nếu họ có tậm và đủ tầm làm điều đó, cư dân mạng muốn chửi cũng khó đấy cụ.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Câu cuối em nói thật lòng đấy, ko chửi bới gì đâu.

Khi giải các bài toán dự báo ấy, nó dùng dữ liệu lịch sử vài chục năm. Máy tính sẽ đưa ra phương án nên tích hay nên xả vào từng thời điểm.
Cộng thêm dự báo thời tiết nữa thì người điều hành sẽ có quyết định khá chính xác.
Ngoài ra, việc phải liên thông các nhà máy thủy điện lại. Phải có kế hoạch xả từng cái 1 để đảm bảo lượng nước về hạ lưu không quá lớn, ko quá sức chịu đựng của đê.

Nếu họ có tậm và đủ tầm làm điều đó, cư dân mạng muốn chửi cũng khó đấy cụ.
Lý thuyết là thế. Nhưng ra thực tế nó có nhiều biến số lắm

Giờ em cho cụ 1 ví dụ cụ thể luôn:

Bão số 4 dự kiến vào Quảng Ninh và TQ, thủy điện của cụ ở Hà Tĩnh cách xa 3 vạn chín nghìn dặm, cụ làm gì ạ. Xả hay trữ.
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
3,052
Động cơ
1,089,236 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Quy trình điều tiết xả lũ liên hồ đập là giải pháp tình thế khả dĩ cho sự đã rồi (tồn tại quá nhiều & thiếu quy hoạch các nhà máy thủy điện nhỏ) ở miền Trung...Vấn đề lớn ở đây chính là việc buông lỏng, cấp phép đầu tư (cho nhóm lợi ích) ồ ạt quá nhiều NMTĐ ở địa bàn dốc đặc thù ở miền Trung => đã tàn phá diện tích lớn rừng đầu nguồn (rất khó/k0 thể phục hồi) nên đã tăng nguy cơ lũ từ nguồn... :-?
Việc xả lũ của các đập thủy điện cũng là hệ quả và xét đến cùng cũng là giải pháp an toàn cho hạ du (nếu tràn/vỡ đập thì....)...?!:-s

Khoa học kiểu gì hả cụ.

Về nguyên tắc, có thủy điện hay không có thủy điện thì lũ vẫn nguyên thế. Chỉ khác là khi có thủy điện thì sẽ có cơ hội cắt lũ mà thôi.

Sau khi có thủy điện việc lợi dụng cơ hội để cắt lũ được dùng quá nhiều bằng các mệnh lệnh hành chính. Dẫn đến các địa phương lơ là việc chống lũ :

- Không thường xuyên tu bổ đê điều (thậm chí còn tham ô tiền tu bổ đê điều và các phương tiện tại chỗ để chống lũ),

- Người dân lấn chiếm lòng sông, mới đầu thì làm ruộng trồng cây, về sau xây mịa nó cả nhà lên trên lòng sông, trên dòng sông thì thả bè đặt lồng nuôi cá tịt miẹ nó cả lòng sông, xả rác xuống sông làm nghẽn cả dòng để san nền xây nhà v.v..

Đến khi lũ to vượt quá khả năng điều tiết của thủy lợi thì dẫn đến hậu quả ngày nay thôi. Sự thật cũng như hậu quả thường đến muộn.
Nước đối với thuỷ điện nó là tiền. Có nước thì mới chạy máy phát điện được.

Vậy nên bọn nó ko bao giờ xả nuóc ( tức là vứt tiền đi), trừ khi đập của nó đầy và có khả năng vỡ.

Đau 1 cái là lúc nó xả thì đang có bão có lụt nên lũ chồng lũ. Ko có bão có lũ thì ko có khả năng vỡ đập, xả làm gì.

Bà con cứ xác định, ko ai can thiệp để bảo vệ cho bà con lúc nó xả lũ đâu. Cách duy nhất là phải tự cào mặt ăn vạ mấy thằng thuỷ điện ấy thôi
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Lý thuyết là thế. Nhưng ra thực tế nó có nhiều biến số lắm

Giờ em cho cụ 1 ví dụ cụ thể luôn:

Bão số 4 dự kiến vào Quảng Ninh và TQ, thủy điện của cụ ở Hà Tĩnh cách xa 3 vạn chín nghìn dặm, cụ làm gì ạ. Xả hay trữ.
Đồng ý với cụ là từ lý thuyết đến thực tế nó khác xa nhau nhiều.

Còn câu hỏi của cụ ấy, em trả lời sao đc.
Muốn trả lời được nó phải có dữ liệu quan trắc của bên khí tượng thủy văn khu vực đó vài chục năm trước rồi.
Cộng thêm thông tin dự báo báo của bên thời tiết đưa qua. Nhiều thông số lắm cụ.
Mỗi cái ảnh vệ tinh trước em từng xử lý nó đã cỡ 400Mb (năm 2005) đi kèm theo một mớ thông số vật lý mà người dân chả bao giờ tiếp cận được.
 

dangdixemay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556417
Ngày cấp bằng
3/3/18
Số km
1,631
Động cơ
167,129 Mã lực
Cái này thì em xin có ý kiến, cũng có chút kiến thức mọn về món này các cụ ném đá thoải máie
Thứ nhất: Tối đa hóa lợi nhuận: Cái này thì đương nhiên thằng chủ đầu tư nào cũng muốn, nhưng không có nghĩa là muốn là được. Các hồ chứa thủy điện thủy lợi lớn nhỏ đều nằm trong tầm kiểm soát của 1 thằng rất to, đó là Ủy ban phòng chống lụt bão trung ương. Nếu nói về hình thức vận hành hồ chứa mùa lũ bão của thằng này thì cực kỳ hợp lòng dân nhé, còn các chủ đầu tư khóc ra tiếng mán. Đó là gì? Là nó ban hành 1 quy trình vận hành hồ/liên hồ mùa lũ và chỉ đạo vận hành các hồ chứa mùa lũ theo quy trình đó. Tại cái quy trình đó, mực nước đón lũ của các hồ đều biến chủ đầu tư thành thằng ăn mày hết, vì bọn này nó ko cần biết chúng mày phát điện được bao nhiêu, cứ mùa lũ thì chỉ được phép tích hồ lên đến 1 cao độ nhất định, phát được điện hay ko bố đíu quan tâm. Quan tâm nhất là cứ vượt mực nước đó là bố bắt mày phải xả. Dung tích trống của hồ để mà phòng lũ, có lũ thì cắt, không có lũ thiệt cấm kêu.
THứ 2: Những trường hợp phải xả khẩn cấp:
- Lũ về vượt quá khả năng điều tiết của hồ chứa, xả tối đa có thể để bảo vệ an toàn đập. An toàn đập thế nào em sẽ nói sau.
- Lũ về vượt quá khả năng điều tiết của phần dung tích còn lại. Nôm na là đến 1 ngày giờ nào đó, theo quy trình vận hành hồ, thằng thủy điện được phép tích lên mực nước nào đó, khi đó dung tích phòng lũ giảm đi, nhưng lũ về vượt quá khả năng của phần dung tích chưa tích nước ấy, thì phải xả lớn (có thể là tối đa) để tăng dung tích phòng lũ trong hồ, nhằm mục tiêu cắt cơn lũ vượt khả năng đó ở mức tối đa có thể. Trường hợp này hay rơi vào kỳ lũ muộn, diễn biến lũ thất thường hơn lũ chính vụ và khó dự báo hơn.
Thứ 3: An toàn đập và các vấn đề hạ du:
An toàn đập nó không chỉ bảo vệ lợi ích của thằng chủ đầu tư như lều báo 9 điểm hay nhồi sọ dân nhằm câu view. Chức năng chính của an toàn đập chính là an toàn hạ lưu, bảo vệ toàn bộ lưu vực rộng của hạ lưu. Ví dụ hồ Hòa Bình, hạ lưu rộng của nó là Hà Nội và đồng bằng bắc bộ. Khi đó nó sẽ xả căng đét, thậm chí hi sinh Thành phố Hòa Bình và các vùng phân lũ Nho Quan, Kim Bôi, Chương Mỹ để cứu Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ. Và khi đó, báo chí và lũ lãnh đạo ngu dốt bắt đầu tìm đến những vùng hi sinh đó để làm màu, kể tội thằng thủy điện, thương xót đồng cảm với bà con nhưng tuyệt nhiên ko có ai cảm ơn cái việc nó bảo vệ thành công hạ lưu rộng. Ngắn nghĩ và ngắn nhìn nó ở chỗ đó.
Thứ 4: Thủy hại:
Thủy hại nếu nhìn từ góc nhìn thủy điện thì nó sẽ thế này. Khi phải xả khẩn cấp để bảo vệ an toàn đập, vùng hạ lưu gần sẽ là vùng bị ảnh hưởng đầu tiên như em đã nói ở thứ 3. Và đôi khi, nó đến từ cả những sự quy hoạch ngu dốt của chính quyền các vùng đó. Tấc đất tấc vàng, liệu có ai đảm bảo hành lang an toàn tối thiểu cho hạ lưu thằng thủy điện như nó yêu cầu? Hay cứ lấn chiếm được bao nhiêu cứ lấn, tội vạ đã có thằng thủy điện chịu? Đôi khi nó cũng đến từ khách quan, ví dụ tiền không đủ mà làm. Lại ví dụ về Hòa Bình, mực nước hạ lưu cao nhất khi xả lũ tối đa là hơn 27 (bao nhiêu e ko nhớ rõ), nhưng đê bao bảo vệ TP Hòa Bình chỉ đến cao trình 25. Có nghĩa là nếu hồ Hòa Bình phải xả hết công suất, TP HB đương nhiên xóa sổ.
E dốt nhưng câu cuối của bác cho e hỏi nếu ko tích nước thì có 27m ko? Sông vn sâu thế ạ
 

thungkhe

Xe điện
Biển số
OF-158949
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
4,625
Động cơ
376,675 Mã lực
Nói chung giờ éo cần chúng nó điều tiết lũ lụt như nghe mồm chúng nó báo cáo nữa. Cứ làm cho chúng ông cái đường thoát lũ chống tràn trên thân đập đúng bằng cột nước cao nhất khi tích nước, để chúng ông tự lo dưới hạ lưu khi có lũ.
 

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
E dốt nhưng câu cuối của bác cho e hỏi nếu ko tích nước thì có 27m ko? Sông vn sâu thế ạ
27 là cao độ so với mực nước biển cụ ạ.
Nếu ko tích nước nó vẫn lên 27 bình thường cụ nhé. Vì mỗi mức xả nó đều tương ứng với cơn lũ đã có của dòng sông. Nôm na là có thằng thủy điện hay ko thì lũ nó cũng vẫn về từng ấy, thằng thủy điện nếu cắt đc thì nó xả ít hơn lũ, ko đc thì nó xả bằng lũ về.
Sông vn ko sâu như thế, nhưng con số 27 ko liên quan đến độ sâu (chắc là trung bình theo ý cụ)
 

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
Nói chung giờ éo cần chúng nó điều tiết lũ lụt như nghe mồm chúng nó báo cáo nữa. Cứ làm cho chúng ông cái đường thoát lũ chống tràn trên thân đập đúng bằng cột nước cao nhất khi tích nước, để chúng ông tự lo dưới hạ lưu khi có lũ.
Cụ có tin là thằng thủy điện nó muốn thế nhất ko? Cụ quyết đi nó dựng tượng thờ sống cụ luôn
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Đồng ý với cụ là từ lý thuyết đến thực tế nó khác xa nhau nhiều.

Còn câu hỏi của cụ ấy, em trả lời sao đc.
Muốn trả lời được nó phải có dữ liệu quan trắc của bên khí tượng thủy văn khu vực đó vài chục năm trước rồi.
Cộng thêm thông tin dự báo báo của bên thời tiết đưa qua. Nhiều thông số lắm cụ.
Mỗi cái ảnh vệ tinh trước em từng xử lý nó đã cỡ 400Mb (năm 2005) đi kèm theo một mớ thông số vật lý mà người dân chả bao giờ tiếp cận được.
Vậy tức là không phải ở thủy điện đúng không cụ, là ở bên khí tượng thủy văn
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Quy trình điều tiết xả lũ liên hồ đập là giải pháp tình thế khả dĩ cho sự đã rồi (tồn tại quá nhiều & thiếu quy hoạch các nhà máy thủy điện nhỏ) ở miền Trung...Vấn đề lớn ở đây chính là việc buông lỏng, cấp phép đầu tư (cho nhóm lợi ích) ồ ạt quá nhiều NMTĐ ở địa bàn dốc đặc thù ở miền Trung => đã tàn phá diện tích lớn rừng đầu nguồn (rất khó/k0 thể phục hồi) nên đã tăng nguy cơ lũ từ nguồn... :-?
Việc xả lũ của các đập thủy điện cũng là hệ quả và xét đến cùng cũng là giải pháp an toàn cho hạ du (nếu tràn/vỡ đập thì....)...?!:-s
Tức là không phải tại thủy điẹn
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
14,194
Động cơ
417,999 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Cơ bản thủy điện nó phải mang tính chất điều tiết ấy.
Nếu làm như cụ thì ko phải là điều tiết nữa.


Ví dụ: Trước khi có bão 1-3 ngày chẳng hạn, nó đã phải xả tích cực để giảm hẳn lượng nước trong hồ. Dùng chỗ đó đón nước do bão mang về.
Khi đó hạ lưu luôn luôn có nước to nhưng ko gây ngập lụt.
Trước em học, thầy của em cũng đã làm các bài toán dự báo cho thủy điện HB rồi. Bọn em cũng học các mô hình dự báo theo mùa... cho lượng nước đổ về thủy điện theo các mô hình ARMA....
Cho nên theo quan điểm của em vấn đề ở đây là lỗi quy trình và người quản lý/vận hành dốt/vô tâm.
Thuỷ điện nó có tính chất điều tiết nước hay ko còn phụ thuộc vào quy mô và mục đích của từng dự án. Vấn đề này rất rộng nên ko bàn ở đây. Còn quy trình vận hành khi đã đc phê duyệt thì phải tính toán tối ưu đến tất cả các yếu tố liên quan rồi. Vì vậy nếu thực hiện đúng quy trình thì thuỷ điện ko có lỗi gây lũ lụt:D . Còn lỗi do con người thì cũng rộng lớn lắm nên nếu bàn đến thì có lẽ phải lập thớt khác;))
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Vậy tức là không phải ở thủy điện đúng không cụ, là ở bên khí tượng thủy văn
Quan điểm của em thì chủ yếu do lỗi ở thủy điện.
Khi tượng thủy văn thì đóng góp 1 phần.
Rồi còn quy hoạch TD lôm nhôm nữa.

Tóm lại là nhiều nơi, nhiều chỗ gây lỗi lắm.
 

dangdixemay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556417
Ngày cấp bằng
3/3/18
Số km
1,631
Động cơ
167,129 Mã lực
27 là cao độ so với mực nước biển cụ ạ.
Nếu ko tích nước nó vẫn lên 27 bình thường cụ nhé. Vì mỗi mức xả nó đều tương ứng với cơn lũ đã có của dòng sông. Nôm na là có thằng thủy điện hay ko thì lũ nó cũng vẫn về từng ấy, thằng thủy điện nếu cắt đc thì nó xả ít hơn lũ, ko đc thì nó xả bằng lũ về.
Sông vn ko sâu như thế, nhưng con số 27 ko liên quan đến độ sâu (chắc là trung bình theo ý cụ)
Cụ thử chặn lại dòng nước nhỏ, sau 1 lúc cụ xả ra xem nước chảy thế nào nhé. Tổng lưu lượng vẫn vậy. nước ngoài lưu lượng nó còn có thế năng nữa cụ ạ. Thằng ở gần đập chết trước.
Bản thân em ko tin thủy điện điều tiết lũ. Liên quan an toàn và kinh doanh nên nó sẽ giữ nước hay xả nước để ko làm đập vỡ. Khô thì nó chặn lại. Nhiều thì nó xả ra. Lượng nước nó xả là nước đã tích + lũ.
Ví dụ dòng chảy bình thường là 1000m3/s. Các cụ chặn lại cho chảy 200m3/s. Lũ về khi lên đỉnh 15000m3/s. Ban đầu ít tới đỉnh xog giảm dần. Quy trình sẽ canh cho xả cao hơn mức trung bình + lượng nước bình thường sẵn có , thời gian các cụ xả luôn thấp hơn thời gian lúc lũ về tới khi rút, kết quả thời gian ngắn hạ dụ tieu thụ không kịp.Mấy cụ đừng mị em.
 

NDTBM

Xe điện
Biển số
OF-191612
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
3,052
Động cơ
1,089,236 Mã lực
Nơi ở
2Bà.HàN
Tức là không phải tại thủy điẹn
Tại cái nhóm lợi ích (thời 3D) cho phép đầu tư ồ ạt NMTĐ nhỏ ->tàn phá rừng đầu nguồn -> tăng nguy cơ lũ từ nguồn khi có mưa bão... Bây giờ cả quan và dân phải đổ vỏ/giải quyết hậu quả... Cái quy trình điều tiết xả lũ liên hồ đập TĐ miền Trung hiện nay là giải pháp khả dĩ nhất cho sự đã rồi/di sản tồi tệ từ NKỳ trước mà Kụ?!:-s
 

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
Cụ thử chặn lại dòng nước nhỏ, sau 1 lúc cụ xả ra xem nước chảy thế nào nhé. Tổng lưu lượng vẫn vậy. nước ngoài lưu lượng nó còn có thế năng nữa cụ ạ. Thằng ở gần đập chết trước.
Bản thân em ko tin thủy điện điều tiết lũ. Liên quan an toàn và kinh doanh nên nó sẽ giữ nước hay xả nước để ko làm đập vỡ. Khô thì nó chặn lại. Nhiều thì nó xả ra. Lượng nước nó xả là nước đã tích + lũ.
Ví dụ dòng chảy bình thường là 1000m3/s. Các cụ chặn lại cho chảy 200m3/s. Lũ về khi lên đỉnh 15000m3/s. Ban đầu ít tới đỉnh xog giảm dần. Quy trình sẽ canh cho xả cao hơn mức trung bình + lượng nước bình thường sẵn có , thời gian các cụ xả luôn thấp hơn thời gian lúc lũ về tới khi rút, kết quả thời gian ngắn hạ dụ tieu thụ không kịp.Mấy cụ đừng mị em.
Vầng, cụ đã đóng đinh suy nghĩ thế rồi thì em xin phép dừng tranh luận với cụ. Đối với những người đóng đinh suy nghĩ rồi thì kiến thức, dẫn chứng hay lý luận nó vô nghĩa lắm ạ.
 

dangdixemay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556417
Ngày cấp bằng
3/3/18
Số km
1,631
Động cơ
167,129 Mã lực
Vầng, cụ đã đóng đinh suy nghĩ thế rồi thì em xin phép dừng tranh luận với cụ. Đối với những người đóng đinh suy nghĩ rồi thì kiến thức, dẫn chứng hay lý luận nó vô nghĩa lắm ạ.
Thì cụ cũng đang đóng đinh là cụ đúng đấy thôi. E dẫn chứng là dòng chảy dù có lũ nó cũng lên và giảm dần trong thời gian dài . Còn các cụ chặn rồi xả ồ ạt rồi nói lưu lượng y vậy thì nít nó cũng ko nghe đc.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,231
Động cơ
84,831 Mã lực
Kính mong được các cụ có am hiểu vào cho ý kiến.

Thủy điện, không phải công trình phúc lợi.
( Nó ếu cho không ai, như nhiều người vẫn yêu cầu phải mang ơn nó vì nó mang ánh sáng về cho ... )
Nó là khoản đầu tư kiếm lời cho các cá nhân, tập thể liên quan.

Hình ảnh thường được nhắc đến là các thủy điện xã lũ, khi hạ lưu lại đang có lũ, ngập.
Tạo ra cảnh lũ chồng lũ.
Thiệt hại xã hội là rất lớn.

Tuy nhiên hầu hết các đợt xã lũ đều " được thực hiện đúng quy trình "
Tức là đúng thời điểm, quy mô...

Vậy phải chăng cái " quy trình " đấy nó có vấn đề?
Khi mà lợi ích thì chủ thủy điện hưởng, còn tổn thất lại do xã hội chi trả?



Xin minh họa bằng tấm hình của FB Long Lê.
Đơn vị này chắc hết cửa hành quân cơ giới khi có tình huống chiến đấu phát sinh.



Các cụ mà hiểu về nghề thuỷ lợi thì các cụ sẽ thông cảm cho họ thôi. Thuỷ điện có sinh ra nước đâu mà cccm kêu. Chưa kể nước lũ qua công trình kiểu gì cũng sẽ được điều tiết nên lưu lượng xả đỉnh luôn nhỏ hơn lưu lượng đỉnh lũ đến hồ chứa. Nếu không có thuỷ điện thì nước sẽ ngập đầu cái đồng chí đứng trước Biên phòng Nghệ An.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Tại cái nhóm lợi ích (thời 3D) cho phép đầu tư ồ ạt NMTĐ nhỏ ->tàn phá rừng đầu nguồn -> tăng nguy cơ lũ từ nguồn khi có mưa bão... Bây giờ cả quan và dân phải đổ vỏ/giải quyết hậu quả... Cái quy trình điều tiết xả lũ liên hồ đập TĐ miền Trung hiện nay là giải pháp khả dĩ nhất cho sự đã rồi/di sản tồi tệ từ NKỳ trước mà Kụ?!:-s
Thế ta làm điện gì bi giờ? Nhiệt điện? Hột nhưn? Phong điện? Mặt giời?
Hoạc ta đèn dầu, quạt tai voi cho nó nhã???
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Cứ sợ sánh trước với sau khi có Hoà Bình là biết giảm hay tăng lũ.
Từ dạo có Hoà Bình dân chủ quan sở ra tận vùng ngoài đe, rồi phá đi phụ. Đến như Hà Lội cũng hạ cốt đê làm đường.
đúng là thủy điện làm mất cân bằng sinh thái.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Quy trình điều tiết xả lũ liên hồ đập là giải pháp tình thế khả dĩ cho sự đã rồi (tồn tại quá nhiều & thiếu quy hoạch các nhà máy thủy điện nhỏ) ở miền Trung...Vấn đề lớn ở đây chính là việc buông lỏng, cấp phép đầu tư (cho nhóm lợi ích) ồ ạt quá nhiều NMTĐ ở địa bàn dốc đặc thù ở miền Trung => đã tàn phá diện tích lớn rừng đầu nguồn (rất khó/k0 thể phục hồi) nên đã tăng nguy cơ lũ từ nguồn... :-?
Việc xả lũ của các đập thủy điện cũng là hệ quả và xét đến cùng cũng là giải pháp an toàn cho hạ du (nếu tràn/vỡ đập thì....)...?!:-s
Liên hồ đập nó cho Tuyên Quang Sơn la Hòa Bình trên sông Đà. chứ ở miền Trung hiếm có số nào liên hồ.
Nhưng đúng là thủy điện phá rừng khiếp. nhiều thủy điện làm k phải vì điện mà vì gỗ và vàng thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top