Em ko đạt 9 điểm 3 môn như cụ gì trên đây.
Cũng không có chuyên môn về thủy lợi, thủy điện.
Nên chỉ hiểu nôm na:
Nếu tích nước và xả đón lũ khoa học thì nó có chức năng " Thủy lợi "
Tuy nhiên nếu tối đa hóa lợi nhuận.
Tích tối đa nước có thể.
( nếu ko có sự can thiệp khoa học nhà ĐT nào chả tìm mọi cách tối đa hóa lợi ích bản thân )
Đến khi có lũ lại phải xả khẩn cấp để cứu đập.
Lúc này nó thành "Thủy hại".
Và xã hội sẽ gánh chịu tổn thất cho cái lý luận " An toàn đập " của chủ ĐT và nhóm được hưởng lợi quanh thủy điện.
Cái này thì em xin có ý kiến, cũng có chút kiến thức mọn về món này các cụ ném đá thoải mái
Thứ nhất: Tối đa hóa lợi nhuận: Cái này thì đương nhiên thằng chủ đầu tư nào cũng muốn, nhưng không có nghĩa là muốn là được. Các hồ chứa thủy điện thủy lợi lớn nhỏ đều nằm trong tầm kiểm soát của 1 thằng rất to, đó là Ủy ban phòng chống lụt bão trung ương. Nếu nói về hình thức vận hành hồ chứa mùa lũ bão của thằng này thì cực kỳ hợp lòng dân nhé, còn các chủ đầu tư khóc ra tiếng mán. Đó là gì? Là nó ban hành 1 quy trình vận hành hồ/liên hồ mùa lũ và chỉ đạo vận hành các hồ chứa mùa lũ theo quy trình đó. Tại cái quy trình đó, mực nước đón lũ của các hồ đều biến chủ đầu tư thành thằng ăn mày hết, vì bọn này nó ko cần biết chúng mày phát điện được bao nhiêu, cứ mùa lũ thì chỉ được phép tích hồ lên đến 1 cao độ nhất định, phát được điện hay ko bố đíu quan tâm. Quan tâm nhất là cứ vượt mực nước đó là bố bắt mày phải xả. Dung tích trống của hồ để mà phòng lũ, có lũ thì cắt, không có lũ thiệt cấm kêu.
THứ 2: Những trường hợp phải xả khẩn cấp:
- Lũ về vượt quá khả năng điều tiết của hồ chứa, xả tối đa có thể để bảo vệ an toàn đập. An toàn đập thế nào em sẽ nói sau.
- Lũ về vượt quá khả năng điều tiết của phần dung tích còn lại. Nôm na là đến 1 ngày giờ nào đó, theo quy trình vận hành hồ, thằng thủy điện được phép tích lên mực nước nào đó, khi đó dung tích phòng lũ giảm đi, nhưng lũ về vượt quá khả năng của phần dung tích chưa tích nước ấy, thì phải xả lớn (có thể là tối đa) để tăng dung tích phòng lũ trong hồ, nhằm mục tiêu cắt cơn lũ vượt khả năng đó ở mức tối đa có thể. Trường hợp này hay rơi vào kỳ lũ muộn, diễn biến lũ thất thường hơn lũ chính vụ và khó dự báo hơn.
Thứ 3: An toàn đập và các vấn đề hạ du:
An toàn đập nó không chỉ bảo vệ lợi ích của thằng chủ đầu tư như lều báo 9 điểm hay nhồi sọ dân nhằm câu view. Chức năng chính của an toàn đập chính là an toàn hạ lưu, bảo vệ toàn bộ lưu vực rộng của hạ lưu. Ví dụ hồ Hòa Bình, hạ lưu rộng của nó là Hà Nội và đồng bằng bắc bộ. Khi đó nó sẽ xả căng đét, thậm chí hi sinh Thành phố Hòa Bình và các vùng phân lũ Nho Quan, Kim Bôi, Chương Mỹ để cứu Hà Nội và đồng bằng Bắc bộ. Và khi đó, báo chí và lũ lãnh đạo ngu dốt bắt đầu tìm đến những vùng hi sinh đó để làm màu, kể tội thằng thủy điện, thương xót đồng cảm với bà con nhưng tuyệt nhiên ko có ai cảm ơn cái việc nó bảo vệ thành công hạ lưu rộng. Ngắn nghĩ và ngắn nhìn nó ở chỗ đó.
Thứ 4: Thủy hại:
Thủy hại nếu nhìn từ góc nhìn thủy điện thì nó sẽ thế này. Khi phải xả khẩn cấp để bảo vệ an toàn đập, vùng hạ lưu gần sẽ là vùng bị ảnh hưởng đầu tiên như em đã nói ở
thứ 3. Và đôi khi, nó đến từ cả những sự quy hoạch ngu dốt của chính quyền các vùng đó. Tấc đất tấc vàng, liệu có ai đảm bảo hành lang an toàn tối thiểu cho hạ lưu thằng thủy điện như nó yêu cầu? Hay cứ lấn chiếm được bao nhiêu cứ lấn, tội vạ đã có thằng thủy điện chịu? Đôi khi nó cũng đến từ khách quan, ví dụ tiền không đủ mà làm. Lại ví dụ về Hòa Bình, mực nước hạ lưu cao nhất khi xả lũ tối đa là hơn 27 (bao nhiêu e ko nhớ rõ), nhưng đê bao bảo vệ TP Hòa Bình chỉ đến cao trình 25. Có nghĩa là nếu hồ Hòa Bình phải xả hết công suất, TP HB đương nhiên xóa sổ.