Biểu đồ công khai từ Thủy điện Bản vẽ - Nghệ An
Để em phân tích biểu đồ trên cho các cụ chém nhé
- Khi lũ bắt đầu đến (giờ thứ 0 trên biểu đồ), MNH đang ở 192.5m; lũ về hồ và lũ xả khỏi hồ khoảng 1000 m3/s. Đây là thời điểm bắt đầu cắt lũ
- Lũ về hồ lên nhanh, hồ vẫn xả với lưu lượng nhỏ hơn Q về, thời điểm Q về đạt đỉnh (22h) lên tới 4200 m3/s thì hồ vẫn mới xả 1300 m3/s
- Lưu lượng xả lũ max lúc giờ thứ 55 là 2500m3/s (chậm hơn đỉnh lũ tự nhiên 1,5 ngày)
- Do Q xả < Q về nên mực nước hồ luôn tăng trong quá trình cắt lũ (tổng cộng 100h)
Như vậy:
- Hồ đã giảm đỉnh lũ cho hạ du 1700 m3/s. Nghĩa là nếu không có hồ, lũ có thể sẽ ngập đến nóc nhà, nhưng vì cắt từ 4200 xuống 2500m3/s, lũ chỉ còn ngập đến cửa thôi.
- Hồ đã dùng dung tích từ mực nước 192.5m đến 199.2m để trữ lũ. (Mực nước dâng BT của hồ Bản Vẽ là +200m và có 300 tr.m3 phòng lũ)
- So sánh đường quá trình Q về và Q xả có thể thấy cường suất lũ xả không cao hơn lũ tự nhiên (các bác hãy so độ dốc đường quá trình xả để thấy), cái này cũng giảm mức độ thiệt hại hạ du hơn lũ tự nhiên.
Kết luận
- Trong trường hợp này (nếu biểu đồ trên là đúng) thì hồ Bản Vẽ đem lại lợi ích cho hạ du
- Chỉ bình luận trong trường hợp này thôi, còn em không nói là tất cả xả lũ của thủy điện đều có lợi các bác nhé