[Funland] Thủy điện có gây lũ lụt không?

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,129
Động cơ
770,306 Mã lực
Nhìn hình này thì rõ là lũ chồng lũ còn gì. Nếu dự báo và điều tiết tốt thì cái MNH kia nó phải có xu thế ngang bằng hoặc đi xuống.
Các cụ đừng bảo là ko điều tiết đc nhé. Khi tính toán điều tiết hồ thủy điện nó phải tính tần suất lũ xuất hiện cả vài chục năm đến trăm năm trong quá khứ rồi nhé. 1-2 lần có thể sai, chứ năm nào cũng lũ chồng lũ thì phải xem xét lại quá trình điều tiết hồ thủy điện.
Cụ hiểu lũ chồng lũ là thế nào ạ (cái nào chồng lên cái nào)? em nhìn biểu đồ thì thấy nó đã giảm đáng kể lũ . Nếu không có đập thì lũ đã to hơn.
 

adidaphat

Xe tăng
Biển số
OF-31535
Ngày cấp bằng
16/3/09
Số km
1,430
Động cơ
488,821 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
OTOFUN
Không nhá cụ! Chỉ có nước mới gây ra lũ lụt
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực
Nói nôm na thế này có 2 loại hồ: hồ thủy lợi và hồ thủy điện.
Hồ Hòa Bình là loại hồ chứa đa mục tiêu, mục tiêu chính trong mùa cạn là phát điện và cấp nước, mục tiêu chính trong mùa lũ là cắt lũ cho Hà Nội và hạ du.
Cách đây khoảng 20 năm, qui trình vận hành của hồ Hòa Bình là cứng, có nghĩa là trước 31/8 phải duy trì mực nước thấp để chống lũ cho hạ du. Điều này làm giảm cột nước và lượng nước tích vào hồ (nếu năm đó mưa ít) gây thiệt hại cho ngành điện. Em có ông sếp cũ bên Bộ Năng lượng (cũ) mấy lần cãi nhau như chó với mèo với mấy ông bên Bộ Thủy lợi (cũ) về vấn đề này. Sau này khi có các hồ Lai Châu, Sơn La chia sẻ nhiệm vụ chống lũ thì hồ Hòa Bình điều tiết theo qui trình linh hoạt hơn nhưng vẫn có nhiệm vụ phòng lũ được tính toán cụ thể (dự báo) cho từng trận lũ.
Còn nhiều hồ thủy điện hiện nay là do tư nhân làm do vậy với họ lợi nhuận là trên hết. Nếu họ vận hành cần thận thì không sau. Vấn đề chỉ xảy ra là họ tham giữ mực nước trong hồ cao để phát điện, dự báo lũ đến không chính xác (do không đầu tư quan trắc, dự báo, vận hành đầy đủ). Khi lũ lớn về do sợ vỡ đập nên họ xả gấp thì sẽ gây thiệt hại lớn ở hạ du.
Nếu nhà nước bắt các hồ thủy điện công khai số liệu vận hành để dân giám sát thì sẽ biết được nguyên nhân gây lũ do đâu.
 

Bố Be

Xe tải
Biển số
OF-537365
Ngày cấp bằng
16/10/17
Số km
253
Động cơ
125,010 Mã lực
Nhìn hình này thì rõ là lũ chồng lũ còn gì. Nếu dự báo và điều tiết tốt thì cái MNH kia nó phải có xu thế ngang bằng hoặc đi xuống.
Các cụ đừng bảo là ko điều tiết đc nhé. Khi tính toán điều tiết hồ thủy điện nó phải tính tần suất lũ xuất hiện cả vài chục năm đến trăm năm trong quá khứ rồi nhé. 1-2 lần có thể sai, chứ năm nào cũng lũ chồng lũ thì phải xem xét lại quá trình điều tiết hồ thủy điện.
Muốn mực nước hồ đi ngang dễ thôi, cứ xả đủ 4200 m3/s là xong.
 

lotomo2015

Xe buýt
Biển số
OF-419455
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
726
Động cơ
224,584 Mã lực
Tuổi
33
Còn 1 điều này nữa mà ít cụ nhắc tới. Đập TĐ chặn dòng, sẽ ngăn cản việc giao thương đường thủy trên sông, ngăn cản cá, tôm ngược dòng để đẻ trứng. Từ khi có hồ TĐ, lượng phù sa về hạ du cũng ít đi, cửa sông sẽ chậm mở rộng hơn, bờ biển cũng dễ bị sạt lở hơn. Có lần em nghe TV, 1 cụ nào đó giải thích rằng nước có phù sa thì có tỉ trọng lớn hơn => ngăn cản tác dụng của sóng biển.
Em thấy thế này, đập thường làm nơi có chênh lệch độ cao nên khả năng vận tải thuỷ khi chưa làm đập là nhỏ. Như cụ xem phim về khảo sát làm thuỷ điện Hoà Bình, trước đó chỉ đi thuyền nhỏ. Sau này có hồ thì mới dùng tàu thuyền lớn được. Bọn cá mú thì bị ảnh hưởng nếu đập ngăn đường đi của chúng và mùa nước lên xuống bị thuỷ điện làm thay đổi. Bù lại cụ có một đống cá hồ do tự nhiên có hoặc nuôi thả. Đợt mấy ông thuỷ sản Yên Bái làm đề án nuôi cá ngần bé bé xuống hồ Thác Bà, sau mấy năm chả thấy tăm hơi đâu đang phải giải trình lên xuống thì may nó lại lên nên thoát. Bọn sau đập thì tự thích nghi thôi, có đợt báo Tiền phong làm bài về dân bãi sông Hồng nêu nhiều loài trước có theo mùa nước sau nhờ thuỷ điện điều hoà nên có cả nửa năm. Vụ phù sa thì em nghĩ nó tuỳ nơi cụ thể. Như chỗ sông Cửu Long cứ bảo do Trung quốc nó xây đập chặn hết phù sa về mình. Thế thì cần gì nạo vét cửa sông, đào kênh cho tàu vào nhỉ? Vụ hút cát bét nhè thì có ảnh hưởng gì đến lượng phù sa thoát ra biển ko?
 

ThanhLong69

Xe điện
Biển số
OF-339786
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
2,129
Động cơ
770,306 Mã lực
Em thấy thế này, đập thường làm nơi có chênh lệch độ cao nên khả năng vận tải thuỷ khi chưa làm đập là nhỏ. Như cụ xem phim về khảo sát làm thuỷ điện Hoà Bình, trước đó chỉ đi thuyền nhỏ. Sau này có hồ thì mới dùng tàu thuyền lớn được. Bọn cá mú thì bị ảnh hưởng nếu đập ngăn đường đi của chúng và mùa nước lên xuống bị thuỷ điện làm thay đổi. Bù lại cụ có một đống cá hồ do tự nhiên có hoặc nuôi thả. Đợt mấy ông thuỷ sản Yên Bái làm đề án nuôi cá ngần bé bé xuống hồ Thác Bà, sau mấy năm chả thấy tăm hơi đâu đang phải giải trình lên xuống thì may nó lại lên nên thoát. Bọn sau đập thì tự thích nghi thôi, có đợt báo Tiền phong làm bài về dân bãi sông Hồng nêu nhiều loài trước có theo mùa nước sau nhờ thuỷ điện điều hoà nên có cả nửa năm. Vụ phù sa thì em nghĩ nó tuỳ nơi cụ thể. Như chỗ sông Cửu Long cứ bảo do Trung quốc nó xây đập chặn hết phù sa về mình. Thế thì cần gì nạo vét cửa sông, đào kênh cho tàu vào nhỉ? Vụ hút cát bét nhè thì có ảnh hưởng gì đến lượng phù sa thoát ra biển ko?
Nói chung bon Tây nó tính cả rồi đắp đập làm thuỷ điện có lợi thì nó mới làm Nga Mỹ Tàu đều làm cả, và VN học làm theo thôi. Tuy thế có vẻ như trò học hơi quá đà nên làm tràn lan nhất là miền Trung nên bị chửi em thấy không oan, tuy thế phong trào chửi thuỷ điện lại cũng quá đà chửi tất tần tật thì lại thành lố.
 

QAZ

Xe container
Biển số
OF-135390
Ngày cấp bằng
21/3/12
Số km
6,733
Động cơ
268,740 Mã lực
Mà nói chung lũ hay ko dell quan trọng , miễn có điện cho các thánh chém gió là ok rồi .
Nhiệt điện cũng chửi , thủy điện cũng chửi , điện hạt nhân cũng chửi , mua điện cũng chửi thế thì về lấy đèn dầu ra phát wifi mà chém gió , thế thôi ....

Ngày xưa chưa có thuỷ điện Hoà Bình, năm nào chả ngập hết dọc Phúc Xá An Dương v.v... Lúc đấy may chưa có bọn thánh chửi, chứ không cũng rát mặt với chúng nó vì tội Sao không làm thuỷ điện nhanh lên cho hết ngập !
 

Vũ Đức

Xe tăng
Biển số
OF-414132
Ngày cấp bằng
2/4/16
Số km
1,493
Động cơ
231,029 Mã lực
Tuổi
37
Các cụ chán quá.Mưa,lũ lụt đều không phải do Thuỷ Điện mà là do ông trời ( Táo Điện Lực đã nói )

Nhưng phải công nhận những lợi ích ngắn hạn mà thuỷ lợi mang lại,mặc dù các nước phát triển đã ngừng xây Thuỷ Điện thì Việt Nam ta lại đâm đầu vào xây và xây rất nhiệt tình.Vô tình đã làm huỷ hoại môi trường rất nhiều,nhưng giải quyết được vấn đề thiếu điện trước mắt.Còn vấn đề về môi trường,em xin nói đến vài đời con cháu chúng ta chưa chắc đã trả nổi đc cái giá phải trả cho tầm nhìn ngắn hạn này.Người ta là sống chung với lũ,chứ không ngăn lũ...vì lũ mang phù sa mang lại sự gột rửa đất.Còn ngập cái vùng dân sống là do quy hoạch,đâu đâu cũng bán kể cả những vùng trũng ( là nơi nước sẽ tràn vào khi mưa to hay lũ về ).Sài Gòn là 1 ví dụ : Ham tiền,sử dụng tất cả nguồn đất trong thành phố mà ko chịu nghiên cứu tìm hiểu giá trị của nó trong chuyện phòng ngập,chống thuỷ triều...

Quanh lại câu chuyện về lũ lụt.Con người không thể ngăn đc thiên nhiên,họ chỉ có thể tạm thời ngăn cản đc ( để càng lâu thì con người sẽ ngày càng hứng chịu khốc liệt hơn ).Nhưng thiên nhiên sẽ đòi lại cái gì của mình,những nước phát triển họ tôn trọng tự nhiên và sự phát triển của nó.
Mọi sự phát triển chỉ phù hợp với 1 khoảng thời gian nào đó.Và đã đến lúc chúng ta thay đổi nó,quá nhiều rừng đầu nguồn bị chặt phá.Chúng ta là một thể chế thích đi tắt đón đầu mà :D
 

Thổ Phỉ

Xe điện
Biển số
OF-370163
Ngày cấp bằng
12/6/15
Số km
4,232
Động cơ
284,566 Mã lực
Nơi ở
Trại trên núi.
Bac
Còn 1 điều này nữa mà ít cụ nhắc tới. Đập TĐ chặn dòng, sẽ ngăn cản việc giao thương đường thủy trên sông, ngăn cản cá, tôm ngược dòng để đẻ trứng. Từ khi có hồ TĐ, lượng phù sa về hạ du cũng ít đi, cửa sông sẽ chậm mở rộng hơn, bờ biển cũng dễ bị sạt lở hơn. Có lần em nghe TV, 1 cụ nào đó giải thích rằng nước có phù sa thì có tỉ trọng lớn hơn => ngăn cản tác dụng của sóng biển.
Bác nhầm. Với sông suối ở mình làm thủy điện về mùa cạn thì suối cạn khô giao thông thủy vào mắt. Về mùa lũ thì nước lớn chảy xiết, lòng hẹp thì tàu thuyền đi kiểu gì? Với nhg nơi mà giao thông đường thủy được thì thủy điện bắt buộc phải làm âu tàu cho tàu thuyền qua nhé. Về cá tôm thì cái hồ nó nơi lý tưởng cho bọn chúng đấy, hơn là dòng sông suối cạn trơ đáy về mùa khô.
 

catking113

Xe container
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
7,309
Động cơ
942,374 Mã lực
Vấn đề đúng hay sai thì còn cần tranh cãi nhiều. Cũng còn tùy vào từng trường hợp cụ thể nữa.
Tuy nhiên cái đen đen trên cũng chưa chắc đã đúng.
Vì nếu ko có TD thì rừng phòng hộ đầu nguồn cũng gom khá nhiều nước rồi. Nc về suôi/hồ cũng ko nhiều như thế này. TD đã góp phần phá rừng phòng hộ hơi bị nhiều luôn.
Cái này cụ chém chưa chuẩn, ko có thủy điện thì rừng vẫn bị phá như bình thường, có nhiều vùng trên bản đồ là rừng nguyên sinh nhưng thực tế thì gỗ bị bem hết rồi. Gỗ rừng thì chả ông CĐT nào sơ múi đc tý nào đâu. Khi XD công trình thì tạo đk cho đội phá rừng lợi dụng vào bem nhanh hơn thôi (ai phá thì ko nói chắc nhiều người cũng biết)
 

catking113

Xe container
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
7,309
Động cơ
942,374 Mã lực
Đối với hồ đập khi có lũ thì:
- Lợi: cắt lũ
- Hại : làm tăng động năng của nước --> tăng mức độ tàn phá;

Với hồ to như Hòa Bình hay Tuyên Quang chẳng hạn thì nó sẽ cắt được lũ khi đó có thể coi lợi nhiều hơn hại; còn mấy hồ đập nhỏ thì chẳng có tác dụng căt lũ là mấy khi đó thì hại nhiều hơn lợi.
Những thứ liên quan đến khoa học, kỹ thuật thì biết chắc hãy chém cụ ạ, chém ẩu làm loạn thông tin rồi lại auto chửi loạn hết cả nên.
 

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
4,165
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Vì nếu ko có TD thì rừng phòng hộ đầu nguồn cũng gom khá nhiều nước rồi. Nc về suôi/hồ cũng ko nhiều như thế này. TD đã góp phần phá rừng phòng hộ hơi bị nhiều luôn.
Lòng hồ ở miền Nam hay miền Trung thì có khi còn gỗ chứ vùng Tây Bắc đã cơ bản phá hết rừng từ khi chưa làm TĐ Sơn La cụ ạ.
 

catking113

Xe container
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
7,309
Động cơ
942,374 Mã lực
Các cụ tính như này cho dễ. Cho nước đầy vào xô rồi đổ ào một phát, hay là đục một cái lỗ cho nước chảy nhỏ giọt ra. Cái nào kinh hơn thì các cụ tự biết
Tiền cả đấy, ko ai đổ tiền đi đâu cụ. Nói công bằng thì TĐ có ảnh hưởng đến dòng chảy, có cái tác động tốt, có cái tác động xấu. Nhưng nó ko như những j 1 số lều báo kêu ca đâu.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Vấn đề đúng hay sai thì còn cần tranh cãi nhiều. Cũng còn tùy vào từng trường hợp cụ thể nữa.
Tuy nhiên cái đen đen trên cũng chưa chắc đã đúng.
Vì nếu ko có TD thì rừng phòng hộ đầu nguồn cũng gom khá nhiều nước rồi. Nc về suôi/hồ cũng ko nhiều như thế này. TD đã góp phần phá rừng phòng hộ hơi bị nhiều luôn.
Có khi mục đích của các bố khi xin xây thuỷ điện là những cánh rừng đầu nguồn.:))
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
14,155
Động cơ
419,047 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Nhiều thớt thuỷ điện gây lũ nhỉ;))
 

ngu ngơ

Xe container
Biển số
OF-390448
Ngày cấp bằng
4/11/15
Số km
5,658
Động cơ
280,563 Mã lực
Hồ tích nước lại ( chặn dòng ) rồi thì làm sao tăng động năng hả cụ ?
Cụ ấy nhầm với thế năng. Giống chuyện quả tạ lăn dưới sàn vào chân thì hơi đau, đưa quả tạ lên mái nhà ném xuống thì nát bấy :D
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Cái này cụ chém chưa chuẩn, ko có thủy điện thì rừng vẫn bị phá như bình thường, có nhiều vùng trên bản đồ là rừng nguyên sinh nhưng thực tế thì gỗ bị bem hết rồi. Gỗ rừng thì chả ông CĐT nào sơ múi đc tý nào đâu. Khi XD công trình thì tạo đk cho đội phá rừng lợi dụng vào bem nhanh hơn thôi (ai phá thì ko nói chắc nhiều người cũng biết)
Em chả tin :D
 

rangerlott

Xe buýt
Biển số
OF-522669
Ngày cấp bằng
21/7/17
Số km
634
Động cơ
180,145 Mã lực
Website
dogoo.vn
Em kể chuyện mùa nước tí.
20 năm đổ về trc còn mùa nước lên. Do mùa nước thường nhất định trong năm nên vụ mùa cũng ăn theo nó, trc khi nước lên là thu hoạch hết rồi (có năm cũng vấp nhưng vẫn kịp thu hoạch).
Khi nước về thì vui vãi, trẻ con - người lớn hô hào rộn cả bãi sông: đánh bắt cá, vớt củi, bắt côn trùng cóc nhái, rắn rết...
Sau vài tuần nước rút thì lại làm trận bắt cá, kiếm củi nữa. Dải bãi thì đc đắp 1 lớp phù sa mới, rồi cây cỏ, động vật chết nên đất tốt vãi, trồng cấy ngon lành, sâu bọ sạch bóng nên hầu như ko phải phun thuốc, phân đạm cũng ít.
Sau khi thuỷ điện vận hành thì chả bao giờ nước ngập bãi nữa, tuy nhiên những nhà nào ở đất trũng 1 tí thì thi thoảng đc nc lên bất ngờ, và hàng xóm đc ăn đủ các thể loại bao tử!
Đó là cái hại của thuỷ điện với nông dân.
Còn cái lợi thì nhiều, mấy cụ chuyên thuỷ điện nói ở trên rồi. :))
Kể ra lụt cũng hay, đất màu mỡ thêm nhưng giờ đất canh tác có ngừng nghỉ ngày nào đâu cũ nên lũ về lúc nào cũng là thiệt hại. Chưa kể nhà nào cũng sắm 4 chỗ, đồ điện bô lô ba la. Ngập là mệt phết đới. Nhà em ở ngay thổ đu mà mỗi năm 1 trận ngập mưa đã đủ toi đồ điện rồi, nhưng kể ra lúc đó mới thấy hàng xóm gần gũi.
P.s: nhiều cụ kêu chặt rừng nhưng mà không thằng này chặt thì thằng khác chặt thôi. Làm gì có chuyện không làm thủy điện thì còn rừng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top