Đó ko phải là ép phổi, cũng chả phải với mục đích thoát nước
Đuối nước lên thì phải coi nạn nhân có tình trạng gì? Mất Hô hấp hay mất tuần hoàn hay cả hai? chả phải cứ rối làm hùng hục như trâu húc mả.
Cấp cứu thì cứ theo đúng trình tự ABC: Air - Breath - Circulation: Làm thông đường thở - Hô Hấp - Tuần hoàn.
1. Đặt nạn nhân nằm nghiêng trên mặt phẳng cứng, dùng tay móc hết đàm, dãi, vướng mắc trong cổ họng nạn nhân ra. Mục đích là để làm thông đường thở.
2. Hà hơi thổi ngạt: mục đích là đưa không khí mới vào phổi nạn nhân, tạo thông khí, cung cấp oxy cho quá trình hô hấp
3. Ép tim ngoài lồng ngực: thực hiện khi nạn nhân ngừng tuần hoàn, mục đích là kích thích tim tự tạo nhịp bằng kích thích bên ngoài.
Đuối nước thì phản xạ đầu tiên của cơ thể là đóng nắp thanh môn, trong hầu hết các trường hợp thì nước vào phổi rất ít, không đến mức làm xẹp phổi hoàn toàn, Phổi xẹp thì có róc chạy ngược đến mấy cũng chả thoát ra được.
Hầu hết lượng nước chảy ra là nước từ dạ dày, lượng nước này chả cần làm thoát làm gì, cũng chả phải thấy nước ồng ộc chảy ra là cứu được.
Người cấp cứu hô hấp - tuần hoàn phải thật bình tĩnh, quan trọng là làm Đúng, chứ rối ren làm sai thao tác thì cũng chả có tác dụng. Các thao tác phải thực hiện cho đến khi nạn nhân tự thở lại, khi cấp cứu đến, có khi làm cả 15-30p chứ không phải vài phút đã ngừng rồi cho là ko tác dụng, ko cứu đc.
Trường hợp này, về mặt chuyên môn thì là đánh giá kém, xử trí ko đúng cách chứ ko phải đã làm cấp cứu hô hấp- tuần hoàn mà ko cứu được, róc người chạy ko phải là phương pháp cuối cùng.
Bài báo viết vớ vẩn. Nếu trẻ đã cứu được, tự hô hấp - tuần hoàn thì chả việc gì đến trạm xá lại phải hà hơi, thổi ngạt, cấp cứu một lần nữa.