Vụ này em thấy hoan nghênh tinh thần vì dân của anh CA, bất luận kiểu gì anh ấy cũng cố gắng, đấy là tinh thần tốt.
Nhưng vụ này em đánh giá là các đơn vị CA địa phương nên được học sơ cấp cứu một cách bài bản, tránh áp dụng những phương thức cấp cứu dân gian chưa được hoặc không được minh chứng khoa học đầy đủ, nhằm tránh áp dụng không khoa học, đặt việc cấp cứu vào hoàn cảnh ăn may kiểu đánh bạc, nghiêm túc mà nói là không ổn.
Em từng còm một số còm về chuyện sơ cấp cứu, vì đây là kỹ năng em đã học và vẫn thi thoảng tập lại,
cấp cứu đuối nước không phải như cách vác dốc ngược người chạy như vậy đâu.
Đầu tiên các cụ phải hình dung là đuối nước nó dẫn đến cái gì. Tiếp đến các cụ phải hình dung là muốn duy trì sự sống phải đảm bảo trạng thái gì. Tiếp theo các cụ phải hiểu rõ để duy trì trạng thái đó cần phải làm những gì, có những phương pháp gì để thực hiện việc đó.
Đuối nước nó dẫn đến cái gì? Đuối nước nó dẫn đến ngừng thở, nguyên nhân dẫn đến ngừng thở là phổi bị vào nước và không thể duy trì hô hấp một cách bình thường. Phổi không duy trì được hô hấp một cách bình thường có nhiều mức độ, từ thiếu dưỡng khí đến không có dưỡng khí. Ở trạng thái không có dưỡng khí, máu vẫn bơm lên não trong thời gian rất ngắn sau đó khi tim còn chưa ngừng đập nhưng không mang theo oxy, não sẽ chết sau 5 phút thiếu oxy, trong các mức thời gian gần đến 5 phút, một số bộ phận của não có thể sẽ bị tổn thương, điều này lý giải việc một số người chết đuối được cứu sống lại nhưng thời gian tim phổi ngừng đập dài sau khi sống lại có một số di chứng nhất định, đó là các thương tổn não không khắc phục được xảy ra trong trạng thái thiếu oxy. Khoa học chứng minh là 5 phút là 5 phút hoàng kim, cứu được trong năm 5 phút đó thì mới đảm bảo không chết não, còn cứu được mà chết não hoặc tổn thương não nghiêm trọng thì có thể là sống thực vật hoặc sống với trạng thái di chứng nặng, mất một số chức năng.
Để duy trì sự sống phải đảm bảo trạng thái não luôn có oxy, đó là trạng thái không khí được đưa vào phổi đều đặn và lồng ngực phải được co bóp đều đặn, cụ thể là với nhịm 90-100 trong 1 phút, như thế tim mới được hỗ trợ co bóp khi đã ngừng để máu được bơm tiếp, phổi mới được co bóp để tạo hoạt động giãn nở như bình thường, hút không khí vào và đẩy không khí ra, nhịp co bóp đấy mới giúp nang phổi lọc lấy oxy từ không khí để hoà vào máu về tim và bơm đi tiếp, mục đích là bơm máu được hoà oxy lên não liên tục như khi ta còn sống chủ động.
Để duy trì được nhịp co bóp đó, người cấp cứu phải ép lồng ngực với một nhịp đều đặn 90-100 phát trong 1 phút, cứ 30 giây lại dừng lại hô hấp, trước đó phải kiểm tra đường hô hấp móc bỏ dị vật, trong quá trình hô hấp nếu phát hiện đẩy được nước hoặc dị vật ra phải làm thông nó rồi tiếp tục ép lồng ngực. Việc ép lồng ngực có thể phải thực hiện liên tục và không được ngắt quãng cho tới khi cơ thể tự có phải ứng thở, tim tự đập được trở lại, khi đó mới để người bị nạn nằm nghiêng theo tư thế thoải mái nhất để giúp thở dễ hơn, nếu lúc đó đã đến được trạm xá hay bệnh viện, máy thở sẽ hỗ trợ nốt cho nhanh chóng bình phục.
Giờ ta quay lại phân tích hành động vác ngược và chạy, nhiều cụ nói là rung khiến nước ộc ra, nhưng nước ộc ra rồi mà phổi không có khả năng tự co bóp, tim không tự co bóp thì làm thế nào vì độ rung lắc khi vác ngược chạy không thể có nhịp 90-100 lần/phút được, mà cũng không có đủ lực để tạo thành co bóp được. Những trường hợp vác ngược lên và chạy rồi được cứu sống sau đó là những trường hợp đuối nước nhẹ, cơ thể vẫn còn khả năng duy trì nhịp thở và nhịp đập nhưng rất yếu ớt, nên khi nước trào ra được một chút hoặc có một chút rung động thì nó thoát được nhịp kẹt. Nhưng có bao nhiêu trường hợp như vậy, phán đoán thế nào, xác suất thực hiện thành công có vượt 90% không hay vẫn chỉ 50-50, nếu chỉ 50-50 thì nó mang nặng tính chất may rủi, đặt sinh mệnh vào phương pháp may rủi là lựa chọn không khoa học, khi tri thức còn hạn chế ta phải chấp nhận, nhưng khi tri thức đã phát triển thì ta không nên dừng lại ở chỗ cũ nữa. Ngay trường hợp trong bài báo, cơ thể vẫn phải cần 15 phút cấp cứu, nhịp tim mới đập trở lại, chi tiết nhịp tim đập trở lại sau 15 phút sơ cấp cứu nói lên một điều là vác lên chạy mấy vòng là một hành động lãng phí thời gian cấp cứu nạn nhân.
Cuối cùng, em vẫn hoan nghênh tinh thần vì dân của anh CA, nhưng em cho rằng các đơn vị CA cần được tập huấn về sơ cấp cứu đầy đủ, để việc phục vụ nhân dân được thực hiện khoa học và hiệu quả hơn, chứ không nên rơi vào tình huống may rủi.
Nhiều cụ phản đối cụ
giang.nguyen nhưng em phải nói luôn, các cụ cãi cùn trên cơ sở thiếu kiến thức khoa học trong lĩnh vực sơ cấp cứu đuối nước, mong các cụ tìm hiểu kỹ hơn từ góc độ khoa học thực hành để thông tin lan toả được chính xác hơn.