Vấn đề phân chia ts của 2 bên chưa có tiếng nói chung ở tỷ lệ cổ phần TN sau khi chia, bên bà Thảo khẳng định toàn bộ là ts chung trong thời kỳ hôn nhân nên tỷ lệ là 5/5, bên ông Vũ khẳng định ông Vũ có công hơn nên 7/3 (không hiểu có căn cứ vào ts chung, riêng hay không nhưng không thấy nhắc đến). Nếu chỉ nhìn con số 7/3 rất khó chấp nhận vì rất mơ hồ vậy tại sao không vận dụng đúng theo căn cứ PL xem ntn? Mấu chốt vấn đề là trong tổng số cổ phần của cả 2 thì cái nào là ts chung cái nào là ts riêng? Tài sản chung sẽ chia đều còn ts riêng của ai trả nấy. Đã có rất người hiểu cổ phần phát sinh trong thời kỳ hôn nhân auto là ts chung giống như BĐS, vấn đề không đơn giản như vậy
Theo Luật doanh nghiệp
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.
Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
3. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính.
Theo khoản 2 điều 4 Luật doanh nghiệp thì ông Vũ và bà Thảo đều là cổ đông của Cty CP đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ có 61,66% và bà Thảo có 30% CP) và đồng thời cũng là cổ đông của Cty CP tập đoàn Trung Nguyên (ông Vũ có 20% và bà Thảo có 10% CP).
Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Theo điểm c,d khoản 1 điều 110 Luật doanh nghiệp thì ông Vũ và bà Thảo có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản là số vốn đã góp vào doanh nghiệp (quyền sở hữu).
Theo Bộ luật dân sự
Điều 158. Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
2.
Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3.
Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.
Theo điều 158; khoản 2,3 điều 213 thì ông Vũ và bà Thảo có quyền ngang trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung hoặc thoả thuận cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
=> Số cổ phần ông Vũ và bà Thảo đang tranh chấp có thể là ts chung được thoả thuận uỷ quyền cho người còn lại góp vốn kinh doanh cũng có thể ts riêng của mỗi người (ngược với các loại tài sản khác trong thời kỳ hôn nhân nếu không có giấy tờ chứng minh là ts riêng thì auto là ts chung của 2 vc) -> Để chứng minh cổ phần là ts chung cần có thoả thuận uỷ quyền.
Vấn đề đặt ra là việc thoả thuận, uỷ quyền ntn để giải quyết khi có nảy sinh vấn đề tranh chấp?
Điều 36. Tài sản chung được đưa vào kinh doanh
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
=> Theo điều 36 Luật hôn nhân và gia đình thì nếu tài sản chung được được đưa vào kinh doanh phải có thoả thuận và "Thoả thuận này phải lập thành văn bản" -> Mấu chốt ở đây
+ Tóm lại : tài sản nào là ts chung chia đôi (không cần so đo công sức tạo dựng), ts riêng nếu thoả thuận không được thì của ai người nấy nhận. Trong trường hợp cụ thể là cổ phần TN thì lần góp vốn nào có
văn bản thỏa thuận ủy quyền (đưa tài sản chung vào kinh doanh) thì là ts chung còn ngược lại là ts riêng (ví dụ năm 2005 bà Thảo góp vốn vào TN 3 tỷ đồng nhưng phía ông Vũ không có giấy tờ nào chứng minh là ts chung được thỏa thuận ủy quyền thì hiển nhiên đó là ts riêng của bà Thảo, phía LS của bà Thảo cũng đã dùng chứng cứ này để chứng minh việc bà Thảo có công với TN là sự thật
)