[Funland] Thớt mới cập nhật và hóng ý kiến của các cụ về tình hình kinh tế hiện tại

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
7,429
Động cơ
-176,051 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Cái này chưa chắc do kinh tế khó khăn. Giờ kinh doanh toàn lên online, từ nhà sản xuất có thể ship thẳng đến người dùng thì những cửa hàng mặt phố càng ngày càng ko cần thiết. Nhìn doanh thu khủng của các chiến thần livestream chỉ trong 1 phiên live 8 tiếng khéo bằng doanh thu cả năm của 1 cửa hàng nhỏ.
Cả nước 100 triệu dân được mấy chiến thần livestream mà cụ đi nhìn vào
 

kopok

Xe tải
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
281
Động cơ
3,133 Mã lực
Tuổi
28
Hề hề em cứ lạc quan vậy, trúng thì trúng không trúng thì thôi; cũng không ảnh hưởng lắm đến nồi cơm của em
Nhưng ảnh hưởng đến nồi cơm của các "anh ấy " đó cụ, cả vạn người
 

koala2023

Xe buýt
Biển số
OF-830771
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
588
Động cơ
19,389 Mã lực
Tuổi
39
Cả nước 100 triệu dân được mấy chiến thần livestream mà cụ đi nhìn vào
Các chiến thần ko nhiều, nhưng những người live nhỏ lẻ rất rất nhiều, và những người này ko có nhu cầu thuê nhà mặt phố. Họ thuê nhà trong ngõ hoặc chung cư để vừa ở vừa bán hàng luôn, rẻ mà tiện.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,560
Động cơ
13,756 Mã lực
Không có cách mạng nào mà không có đau thương cả. Cùng tắc biến, biến tắc thông thôi cụ
Em xem bàn cải cách thể chế mà phì cười. Cụ Phúc được cái nói thẳng, tất nhiên các cụ này cũng toàn về hưu nói cho vui mồm thôi

- Hiện nay 40% trong số 500 đại biểu là chuyên trách nhưng không phải là chuyên nghiệp.
- Các dự thảo luật không đảm bảo chất lượng từ đầu thì làm sao biến nó thành chất lượng khác được?
- Có đại biểu phát biểu công khai trên hội trường, chúng tôi nặng 50 cân mà bắt chúng tôi vác 1 tạ, 1 tấn thì không thể vác nổi.

 

cuongtelecoms

Xe buýt
Biển số
OF-328062
Ngày cấp bằng
22/7/14
Số km
823
Động cơ
299,998 Mã lực
Em xem bàn cải cách thể chế mà phì cười. Cụ Phúc được cái nói thẳng, tất nhiên các cụ này cũng toàn về hưu nói cho vui mồm thôi

- Hiện nay 40% trong số 500 đại biểu là chuyên trách nhưng không phải là chuyên nghiệp.
- Các dự thảo luật không đảm bảo chất lượng từ đầu thì làm sao biến nó thành chất lượng khác được?
- Có đại biểu phát biểu công khai trên hội trường, chúng tôi nặng 50 cân mà bắt chúng tôi vác 1 tạ, 1 tấn thì không thể vác nổi.

Cụ ấy nói đúng và tôi nghĩ lúc cụ ấy đương chức chắc cũng phát biểu như vậy trong họp (không lên báo thôi). Nhìn thấy thì rõ nhưng thay đổi không hề dễ nếu luật vẫn đi theo hướng các cục, vụ (hành pháp) trình như bây giờ trong khi nhánh lập pháp vừa không phải đại biểu chuyên nghiệp, vừa không đủ chuyên trách. Một bộ chỉ nhìn quản lý của mảng bộ của họ, không thể yêu cầu có cái nhìn bao quát của tất cả các ngành, các lĩnh vực.
 
Chỉnh sửa cuối:

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,560
Động cơ
13,756 Mã lực
Cụ ấy nói đúng và tôi nghĩ lúc cụ ấy đương chức chắc cũng phát biểu như vậy trong họp (không lên báo thôi). Nhìn thấy thì rõ nhưng thay đổi không hề dễ nếu luật vẫn đi theo hướng các cục, vụ (hành pháp) trình như bây giờ trong khi nhánh lập pháp vừa không phải đại biểu chuyên nghiệp, vừa không đủ chuyên trách. Một bộ chỉ nhìn quản lý của mảng bộ của họ, không thể yêu cầu có cái nhìn bao quát của tất cả các ngành, các lĩnh vực.

Cụ Trương Thanh Đức (luật sư, doanh nhân) nói cũng hay:

Rất may là chúng ta có rất nhiều cơ hội và lợi thế, trong đó có ba cái lợi thế rất đời thường, rất đơn giản, không cao siêu gì cả. Đó là Kinh doanh, Tiêu dùng và Hội nhập
 

KoolKool

Xe hơi
Biển số
OF-473977
Ngày cấp bằng
30/11/16
Số km
134
Động cơ
198,567 Mã lực
Các cụ nào cho em hỏi ngố phát là tại sao chúng ta không tăng giá đồng tiền để số liệu GDP đẹp hơn nhỉ?
 

koala2023

Xe buýt
Biển số
OF-830771
Ngày cấp bằng
16/3/23
Số km
588
Động cơ
19,389 Mã lực
Tuổi
39
Các cụ nào cho em hỏi ngố phát là tại sao chúng ta không tăng giá đồng tiền để số liệu GDP đẹp hơn nhỉ?
Cụ tăng giá đồng tiền thì xuất khẩu của cụ nát, GDp giảm chứ lấy đâu mà tăng. Chắc cụ tưởng giá trị đồng tiền được quy định bằng ý muốn à?
 

KoolKool

Xe hơi
Biển số
OF-473977
Ngày cấp bằng
30/11/16
Số km
134
Động cơ
198,567 Mã lực
Cụ tăng giá đồng tiền thì xuất khẩu của cụ nát, GDp giảm chứ lấy đâu mà tăng. Chắc cụ tưởng giá trị đồng tiền được quy định bằng ý muốn à?
Sao các nước khác chơi chiêu này đượcmà mình lại không được vậy cụ
 

dhela

Tháo bánh
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,814
Động cơ
1,098,025 Mã lực
Sao các nước khác chơi chiêu này đượcmà mình lại không được vậy cụ
Câu hỏi thú vị ạ :D
Nó liên quan đến các chiến lược kinh tế, cấu trúc thị trường, cũng như bối cảnh kinh tế và chính trị của từng quốc gia.

"Các nước khác" của bác là những nước nào, em ko rõ nên ko dám chém. Em chỉ biết về Nhật nên lấy luôn làm vd để giải thích, tại sao Nhật dám phá giá JPY của họ tời gần 40% mà VN mình ko thể làm như họ với VND dù là chỉ 4% :)

1. Mục tiêu kinh tế khác nhau:

- Nhật là quốc gia phát triển với nền kinh tế dựa nhiều vào XK. Việc phá giá đồng JPY giúp hàng hóa Nhật trở nên rẻ hơn trên thị trường quốc tế, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Nhật có khả năng chịu được những tác động tiêu cực như giá nhập khẩu tăng, nhờ sự ổn định về tài chính và mức độ phụ thuộc thấp vào nhập khẩu.

- VN dù cũng là quốc gia định hướng xuất khẩu, nhưng VN phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào (hàng NK). Nên nếu phá giá VND, giá nhập khẩu sẽ tăng => làm gia tăng chi phí sản xuất và áp lực lạm phát. Điều này có thể gây ra bất ổn kinh tế.

2. Sự khác biệt về cấu trúc tài chính và dự trữ ngoại hối:

- Nhật là nền kinh tế lớn với dự trữ ngoại hối dồi dào, Nhật có đủ khả năng can thiệp để ổn định đồng tiền nếu cần thiết. Hơn nữa, JPY là một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, có tính thanh khoản cao và thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn. Điều này giúp Nhật giảm bớt rủi ro khi phá giá.

- VN: VND ko phải là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nếu phá giá mạnh, VN có thể đối mặt với tình trạng vốn chảy ra ngoài, gây áp lực lên dự trữ ngoại hối. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính.

3. Độ tin cậy và uy tín quốc gia:

- Nhật có uy tín cao trên trường quốc tế và nền kinh tế vững mạnh, nên dù phá giá JPY, các nhà đầu tư quốc tế vẫn tin tưởng và không rút vốn khỏi Nhật.

- VN: Đang phát triển và còn phụ thuộc nhiều vào vốn FDI. Nếu phá giá VND, nhà đầu tư có thể lo ngại về sự bất ổn kinh tế và tìm đến thị trường khác, làm giảm dòng vốn FDI.

4. Chính sách tiền tệ và quan hệ quốc tế:

- Nhật có chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, đặc biệt là chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ). Việc phá giá đồng JPY thường nằm trong chiến lược phối hợp giữa chính phủ và ngân hàng trung ương. Hơn nữa, Nhật ít phải đối mặt với áp lực từ các tổ chức quốc tế khi phá giá.

- VN: Đối mặt với nhiều ràng buộc từ các tổ chức quốc tế như IMF và các đối tác thương mại lớn. Việc phá giá mạnh có thể bị coi là “chủ nghĩa bảo hộ” hoặc gây ra căng thẳng trong các hiệp định thương mại.

5. Ảnh hưởng xã hội và kinh tế trong nước:

- Nhật: Dân Nhật có thu nhập cao, việc phá giá JPY có thể ko gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường nhật, dù giá hàng nhập khẩu tăng.

- VN: Đời sống người dân phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu, đặc biệt là xăng dầu, thực phẩm và nguyên liệu sản xuất. Phá giá VND sẽ làm tăng giá cả, dẫn đến lạm phát cao và ảnh hưởng lớn đến tầng lớp thu nhập thấp.

Tóm lại: Nhật có thể phá giá JPY vì họ có nền kinh tế mạnh, cấu trúc tài chính vững chắc, và mục tiêu kinh tế phù hợp. Trong khi đó, VN cần duy trì sự ổn định của VND để bảo vệ nền kinh tế khỏi các rủi ro như lạm phát, dòng vốn FDI rút lui, và bất ổn xã hội. Việc phá giá không phải lúc nào cũng là chiến lược khả thi đối với các quốc gia đang phát triển như VN.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,560
Động cơ
13,756 Mã lực
Câu hỏi thú vị ạ :D
Nó liên quan đến các chiến lược kinh tế, cấu trúc thị trường, cũng như bối cảnh kinh tế và chính trị của từng quốc gia.

"Các nước khác" của bác là những nước nào, em ko rõ nên ko dám chém. Em chỉ biết về Nhật nên lấy luôn làm vd để giải thích, tại sao Nhật dám phá giá JPY của họ tời gần 40% mà VN mình ko thể làm như họ với VND dù là chỉ 4% :)

1. Mục tiêu kinh tế khác nhau:

- Nhật là quốc gia phát triển với nền kinh tế dựa nhiều vào XK. Việc phá giá đồng JPY giúp hàng hóa Nhật trở nên rẻ hơn trên thị trường quốc tế, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Nhật có khả năng chịu được những tác động tiêu cực như giá nhập khẩu tăng, nhờ sự ổn định về tài chính và mức độ phụ thuộc thấp vào nhập khẩu.

- VN dù cũng là quốc gia định hướng xuất khẩu, nhưng VN phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào (hàng NK). Nên nếu phá giá VND, giá nhập khẩu sẽ tăng => làm gia tăng chi phí sản xuất và áp lực lạm phát. Điều này có thể gây ra bất ổn kinh tế.

2. Sự khác biệt về cấu trúc tài chính và dự trữ ngoại hối:

- Nhật là nền kinh tế lớn với dự trữ ngoại hối dồi dào, Nhật có đủ khả năng can thiệp để ổn định đồng tiền nếu cần thiết. Hơn nữa, JPY là một trong những đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, có tính thanh khoản cao và thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn. Điều này giúp Nhật giảm bớt rủi ro khi phá giá.

- VN: VND ko phải là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nếu phá giá mạnh, VN có thể đối mặt với tình trạng vốn chảy ra ngoài, gây áp lực lên dự trữ ngoại hối. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính.

3. Độ tin cậy và uy tín quốc gia:

- Nhật có uy tín cao trên trường quốc tế và nền kinh tế vững mạnh, nên dù phá giá JPY, các nhà đầu tư quốc tế vẫn tin tưởng và không rút vốn khỏi Nhật.

- VN: Đang phát triển và còn phụ thuộc nhiều vào vốn FDI. Nếu phá giá VND, nhà đầu tư có thể lo ngại về sự bất ổn kinh tế và tìm đến thị trường khác, làm giảm dòng vốn FDI.

4. Chính sách tiền tệ và quan hệ quốc tế:

- Nhật có chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, đặc biệt là chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ). Việc phá giá đồng JPY thường nằm trong chiến lược phối hợp giữa chính phủ và ngân hàng trung ương. Hơn nữa, Nhật ít phải đối mặt với áp lực từ các tổ chức quốc tế khi phá giá.

- VN: Đối mặt với nhiều ràng buộc từ các tổ chức quốc tế như IMF và các đối tác thương mại lớn. Việc phá giá mạnh có thể bị coi là “chủ nghĩa bảo hộ” hoặc gây ra căng thẳng trong các hiệp định thương mại.

5. Ảnh hưởng xã hội và kinh tế trong nước:

- Nhật: Dân Nhật có thu nhập cao, việc phá giá JPY có thể ko gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống thường nhật, dù giá hàng nhập khẩu tăng.

- VN: Đời sống người dân phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu, đặc biệt là xăng dầu, thực phẩm và nguyên liệu sản xuất. Phá giá VND sẽ làm tăng giá cả, dẫn đến lạm phát cao và ảnh hưởng lớn đến tầng lớp thu nhập thấp.

Tóm lại: Nhật có thể phá giá JPY vì họ có nền kinh tế mạnh, cấu trúc tài chính vững chắc, và mục tiêu kinh tế phù hợp. Trong khi đó, VN cần duy trì sự ổn định của VND để bảo vệ nền kinh tế khỏi các rủi ro như lạm phát, dòng vốn FDI rút lui, và bất ổn xã hội. Việc phá giá không phải lúc nào cũng là chiến lược khả thi đối với các quốc gia đang phát triển như VN.
Em có 1 cách nhìn hơi khác về Nhật gửi cụ tham khảo:

- Nhật theo Nho giáo & Thần đạo nên độ nhẫn cao độ. Đầu tiên là tự hạn chế xuất khẩu, rồi phá giá đồng tiền ... lùi một bước, lùi một bước

- Nhật có tính chủng tộc rất cao, nói tiêu cực là phát xít, nói tích cực là đoàn kết - dân tộc tính. Nên người giàu Nhật ôm nợ JPY nhiều hơn. + thêm đặc trưng dân châu Á là tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.

Cho nên, dù nền kinh tế Nhật không còn mạnh nữa. Nhưng tiền Yên Nhật vẫn có vị thế nhất định, nhờ Nhẫn + Chủng tộc nên Nhật còn trung thành với đồng Yên, giữ vị thế như ngày nay.
 

dhela

Tháo bánh
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,814
Động cơ
1,098,025 Mã lực
Em có 1 cách nhìn hơi khác về Nhật gửi cụ tham khảo:

- Nhật theo Nho giáo & Thần đạo nên độ nhẫn cao độ. Đầu tiên là tự hạn chế xuất khẩu, rồi phá giá đồng tiền ... lùi một bước, lùi một bước

- Nhật có tính chủng tộc rất cao, nói tiêu cực là phát xít, nói tích cực là đoàn kết - dân tộc tính. Nên người giàu Nhật ôm nợ JPY nhiều hơn. + thêm đặc trưng dân châu Á là tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu.

Cho nên, dù nền kinh tế Nhật không còn mạnh nữa. Nhưng tiền Yên Nhật vẫn có vị thế nhất định, nhờ Nhẫn + Chủng tộc nên Nhật còn trung thành với đồng Yên, giữ vị thế như ngày nay.
Phải thú nhận là góc nhìn của bác rất thú vị. Lấy góc nhìn từ Văn hoá và Tôn giáo để giải thích sức mạnh của Tiền :D

Nhưng dựa trên sườn bài của bác, em xin có thêm chút ý kiến thế này ạ.
Ko phải cãi nhau, cho vui thôi bác nhá ^^

1/ Về chữ “Nhẫn” của người Nhật:

Thực tế: Tinh thần nhẫn nại (忍, Nin) và sự hy sinh trong văn hóa Nhật đúng là có ảnh hưởng đến cách người Nhật đối mặt với khó khăn, kể cả trong kinh tế. Điều này thể hiện rõ qua các chính sách thắt lưng buộc bụng hay cách họ “chịu đựng” những giai đoạn giảm phát kéo dài.

Nhưng: Khả năng phá giá đồng JPY và giữ vững vị thế của nó ko chỉ nhờ vào “nhẫn” mà còn do nền kt Nhật sở hữu những trụ cột vững chắc (xk công nghệ, hàng tiêu dùng cao cấp, đầu tư quốc tế). Tinh thần văn hóa có hỗ trợ, nhưng không phải là yếu tố quyết định trực tiếp.

2/ Đoàn kết dân tộc và tính chủng tộc:

Thực tế: Ko phủ nhận là tinh thần đoàn kết và tính tự hào dân tộc cao của người Nhật có góp phần vào việc giữ đồng Yên ổn định, vì người dân Nhật thường ưu tiên nắm giữ tài sản bằng đồng nội tệ thay vì ngoại tệ. Điều này giúp Nhật giảm nguy cơ “chạy vốn” khi đồng Yên bị phá giá.

Nhưng: Sức mạnh đồng Yên đến từ niềm tin của quốc tế, chứ không chỉ từ người dân Nhật. Trên thực tế, JPY là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ ba thế giới (sau USD & EUR) và thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong khủng hoảng toàn cầu. Điều này vượt ra ngoài phạm vi dân tộc tính.

3/ Tôn giáo và tiết kiệm:

Thực tế: Nhật đúng là một quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, và điều này có phần liên quan đến văn hóa cũng như Nho giáo.
(Bên cạnh đó, người Nhật tiết kiệm không chỉ vì văn hóa mà còn vì: Dân số già, họ tiết kiệm để chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu. Lãi suất thấp kéo dài ->Tiền tiết kiệm không sinh lời -> Người dân ít tiêu xài phung phí…)

Nhưng: Điều này chỉ giải thích tại sao nội tệ Nhật không bị thoái vốn mạnh, chứ ko hoàn toàn lý giải vị thế quốc tế của JPY. Sức mạnh đồng Yên còn nhờ vào sự can thiệp của CP Nhật và Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) trong các chính sách tiền tệ.

Vậy “Nhẫn + Chủng tộc” có quyết định sức mạnh JPY ko?

Không thể phủ nhận rằng văn hóa Nhật và tính đoàn kết góp phần tạo nền tảng ổn định xã hội và kinh tế. Nhưng chúng ko phải yếu tố quyết định trực tiếp sức mạnh của đồng Yên. Những yếu tố quyết định bao gồm:

- Kinh tế lớn thứ ba thế giới: Với quy mô kinh tế khổng lồ, Nhật có khả năng xuất khẩu hàng hóa và vốn ra toàn cầu.
- Dự trữ ngoại hối lớn: Nhật sở hữu một trong những kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, giúp can thiệp vào thị trường khi cần.
- Niềm tin quốc tế: JPY là một trong những đồng tiền dự trữ toàn cầu, được các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ để làm tài sản an toàn.

Túm lại, dù rất khoái góc nhìn mới mẻ của bác nhưng em vẫn muốn cãi rằng:

Văn hóa “Nhẫn” và “dân tộc tính” chỉ có thể giải thích một phần lý do tại sao dân Nhật trung thành với đồng Yên. Nhưng không đủ để giải thích sức mạnh của đồng JPY trên thị trường quốc tế.

Em vẫn bướng và cho rằng đồng Yên mạnh là nhờ sự tích hợp giữa nền kinh tế lớn, cấu trúc tài chính vững chắc, và niềm tin toàn cầu, chứ không chỉ dựa vào yếu tố văn hóa hay dân tộc…

Túm lại nhát nữa cho chắc ^^

“Nhẫn” và “tính dân tộc” đúng là nền tảng giúp xã hội Nhật ổn định, nhưng vị thế của JPY trên thị trường quốc tế là đến từ sức mạnh kinh tế, dự trữ ngoại hối, và sự tin cậy của cộng đồng tài chính toàn cầu…!!! :D
 

toyota219

Xe điện
Biển số
OF-645333
Ngày cấp bằng
2/5/19
Số km
2,928
Động cơ
152,058 Mã lực
Tuổi
38
Out meta (EV) mà vẫn cố chấp hok cắc lỗ (ls thấp vs. The Fets). Thị trường ck>< bđs 1 năm wa????
 

Baca1984

Xe đạp
Biển số
OF-810489
Ngày cấp bằng
9/4/22
Số km
28
Động cơ
3,088 Mã lực
Tuổi
40
Em đang chờ đợi chứng khoán sập để tất tay.
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,560
Động cơ
13,756 Mã lực
Phải thú nhận là góc nhìn của bác rất thú vị. Lấy góc nhìn từ Văn hoá và Tôn giáo để giải thích sức mạnh của Tiền :D

Nhưng dựa trên sườn bài của bác, em xin có thêm chút ý kiến thế này ạ.
Ko phải cãi nhau, cho vui thôi bác nhá ^^

1/ Về chữ “Nhẫn” của người Nhật:

Thực tế: Tinh thần nhẫn nại (忍, Nin) và sự hy sinh trong văn hóa Nhật đúng là có ảnh hưởng đến cách người Nhật đối mặt với khó khăn, kể cả trong kinh tế. Điều này thể hiện rõ qua các chính sách thắt lưng buộc bụng hay cách họ “chịu đựng” những giai đoạn giảm phát kéo dài.

Nhưng: Khả năng phá giá đồng JPY và giữ vững vị thế của nó ko chỉ nhờ vào “nhẫn” mà còn do nền kt Nhật sở hữu những trụ cột vững chắc (xk công nghệ, hàng tiêu dùng cao cấp, đầu tư quốc tế). Tinh thần văn hóa có hỗ trợ, nhưng không phải là yếu tố quyết định trực tiếp.

2/ Đoàn kết dân tộc và tính chủng tộc:

Thực tế: Ko phủ nhận là tinh thần đoàn kết và tính tự hào dân tộc cao của người Nhật có góp phần vào việc giữ đồng Yên ổn định, vì người dân Nhật thường ưu tiên nắm giữ tài sản bằng đồng nội tệ thay vì ngoại tệ. Điều này giúp Nhật giảm nguy cơ “chạy vốn” khi đồng Yên bị phá giá.

Nhưng: Sức mạnh đồng Yên đến từ niềm tin của quốc tế, chứ không chỉ từ người dân Nhật. Trên thực tế, JPY là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ ba thế giới (sau USD & EUR) và thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong khủng hoảng toàn cầu. Điều này vượt ra ngoài phạm vi dân tộc tính.

3/ Tôn giáo và tiết kiệm:

Thực tế: Nhật đúng là một quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, và điều này có phần liên quan đến văn hóa cũng như Nho giáo.
(Bên cạnh đó, người Nhật tiết kiệm không chỉ vì văn hóa mà còn vì: Dân số già, họ tiết kiệm để chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu. Lãi suất thấp kéo dài ->Tiền tiết kiệm không sinh lời -> Người dân ít tiêu xài phung phí…)

Nhưng: Điều này chỉ giải thích tại sao nội tệ Nhật không bị thoái vốn mạnh, chứ ko hoàn toàn lý giải vị thế quốc tế của JPY. Sức mạnh đồng Yên còn nhờ vào sự can thiệp của CP Nhật và Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) trong các chính sách tiền tệ.

Vậy “Nhẫn + Chủng tộc” có quyết định sức mạnh JPY ko?

Không thể phủ nhận rằng văn hóa Nhật và tính đoàn kết góp phần tạo nền tảng ổn định xã hội và kinh tế. Nhưng chúng ko phải yếu tố quyết định trực tiếp sức mạnh của đồng Yên. Những yếu tố quyết định bao gồm:

- Kinh tế lớn thứ ba thế giới: Với quy mô kinh tế khổng lồ, Nhật có khả năng xuất khẩu hàng hóa và vốn ra toàn cầu.
- Dự trữ ngoại hối lớn: Nhật sở hữu một trong những kho dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, giúp can thiệp vào thị trường khi cần.
- Niềm tin quốc tế: JPY là một trong những đồng tiền dự trữ toàn cầu, được các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ để làm tài sản an toàn.

Túm lại, dù rất khoái góc nhìn mới mẻ của bác nhưng em vẫn muốn cãi rằng:

Văn hóa “Nhẫn” và “dân tộc tính” chỉ có thể giải thích một phần lý do tại sao dân Nhật trung thành với đồng Yên. Nhưng không đủ để giải thích sức mạnh của đồng JPY trên thị trường quốc tế.

Em vẫn bướng và cho rằng đồng Yên mạnh là nhờ sự tích hợp giữa nền kinh tế lớn, cấu trúc tài chính vững chắc, và niềm tin toàn cầu, chứ không chỉ dựa vào yếu tố văn hóa hay dân tộc…

Túm lại nhát nữa cho chắc ^^

“Nhẫn” và “tính dân tộc” đúng là nền tảng giúp xã hội Nhật ổn định, nhưng vị thế của JPY trên thị trường quốc tế là đến từ sức mạnh kinh tế, dự trữ ngoại hối, và sự tin cậy của cộng đồng tài chính toàn cầu…!!! :D
Sự tin cậy của cộng đồng tài chính toàn cầu vì cũng biết Nhật nhẫn và dân tộc tính, và dân Nhật tích luỹ giàu còn giữ tài sản / đầu tư bằng tiền Yên. Như EU thì không có dân tộc tính, nên đồng Mác và F răng xe con gà le lưỡi đã biến mất rồi, đồng Bảng cũng suýt chết :) em nói giỡn thôi, cụ phân tích rất logic, em chỉ mở ra một góc nhìn khác trà dư tửu hậu cho vui chứ lúc nào cũng nghĩ về tiền không enjoy
 

Thèm khát

Xe điện
Biển số
OF-785131
Ngày cấp bằng
21/7/21
Số km
2,687
Động cơ
22,515 Mã lực
Tuổi
40
Không biết các cụ ở trong OF hiện nay tình hình làm ăn ntn chứ em thì từ đầu năm tới nay căng thẳng quá
- Các cụ hiện đang làm cv gì và thu nhập hiện tại có bằng những năm trước không? #:-s
Năm nay iem rất năng nổ, sáng tạo ạ.









Hậu quả nà lõm mịa nó 1 con ô tô. Năm nay mất Tết rồi Cụ ạ
 

quangzizi

Xe tăng
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,369
Động cơ
416,886 Mã lực
Em đã từng kinh doanh F&B mấy năm trước nên những nhóm sang nhượng em tham gia từ lâu và các hoạt động sang nhượng vẫn vậy ko có gì đột biến.
Các con phố ẩm thực ở từng quận tại Hà Nội càng ngày càng phát triển.
Em nhà ở Cầu Giấy thì Phố Trung Kính càng ngày càng phát triển khiếp vía, Tô Hiệu cũng ko kém.
Em đi làm trên Ba Đình nên đi qua Hồ Tây giờ còn ngã ngửa ra vì các quán ở đường ven Hồ từ Thanh Niên đi ra phía Văn Cao các quán hàng mở ra cứ cái sau đẹp hơn cái trước, đến cái khu Ngoại giao trước toàn biệt thự có Bốt CA đứng canh mà còn mở cửa ra để làm quán cafe.
Em chẳng thấy nhà hàng quán ăn ảm đạm ở chỗ nào, đến cái ngõ nhỏ bé tý gần nhà em có mấy quán cafe, quán bia nằm kín như bưng mà vẫn đầy khách.
Giờ kinh thật cụ ạ, trong ngõ ngoằn nghèo mà hai ba quán cà phê, cái sau to hơn cái trước, quán rượu, sâu tít cuối ngõ thì có chỗ nấu ăn mang đi, em thấy nhu cầu càng ngày càng lớn. Tất nhiên F&B vẫn thế, chết vẫn nhiều.
 

quangzizi

Xe tăng
Biển số
OF-51667
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,369
Động cơ
416,886 Mã lực
Đến phiên Hà Nội bỏ trống nhà mặt đường dù giá thuê giảm
Mỗi Vin Cổ Loa là tăng giá bất chấp mà vẫn bán hết hàng thôi \m/
Giờ nhu cầu nó khác rồi, đi mua sắm là đi chơi đi ăn uống luôn chứ hiếm khi đi mua lẻ, đi đâu cũng ô tô. Nên nhà mặt đường mà ô tô ko gửi được, lại chỉ bán một mặt hàng thì rất khó.
 

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,401
Động cơ
495,571 Mã lực
Nơi ở
around the world
Giờ kinh thật cụ ạ, trong ngõ ngoằn nghèo mà hai ba quán cà phê, cái sau to hơn cái trước, quán rượu, sâu tít cuối ngõ thì có chỗ nấu ăn mang đi, em thấy nhu cầu càng ngày càng lớn. Tất nhiên F&B vẫn thế, chết vẫn nhiều.
vâng cụ, em thấy F&B ở Việt Nam phát triển khiếp trong vài năm sau dịch cụ ah.
Dân mình ăn uống ngoài ác liệt thật.
Đi khắp hang cùng ngõ hẻm đều thấy có hàng quán
Mặt đường lớn thì các quán đầu tư mặt bằng cứ như đua vũ trang ấy. Tiền đầu tư càng ngày càng lớn, thì mức độ cạnh tranh càng gay gắt, số lượng mở mới tăng lên thì số lỗ rồi đóng cửa cũng tăng .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top