Cụ nói hơi chủ quan, để em soi chiếu lại kinh tế chính trị Marx cho khách quan
hàng hoá là gì: là sản phẩm - thoả mãn nhu cầu - thông qua trao đổi, mua bán.
Cụ Marx thì cho rằng GIÁ TRI là KẾT TINH LAO ĐỘNG; có thể cụ Marx đúng, nhưng em lười nghĩ sâu xa đại cục triết học như cụ Marx nên em theo trường phái "bảng điện" tức là kết tinh lao động phản ánh qua GIÁ.
Về bản chất giá trị có thể kết tinh lao động (cả lao động "cổ xanh" tay chân, cả lao động trí tuệ "cổ trắng" của công nghệ, doanh nhân, lao động quá khứ kết tinh trong vốn, nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm), nhưng vì khó định lượng "kết tinh lao động" quá (nó chỉ là khái niệm triết học, không phải định lượng kinh tế), nên để định lượng em tạm lấy giá trị gần = giá sản phẩm (trừ trung gian thì thành Gross Domestic Product GDP).
Rồi, tiếp theo định giá thế nào. Định Giá thì phải dùng đến ngang giá là TIỀN.
Nếu trong nước cùng đồng tiền thì dễ. Bây giờ đến xét trong quốc tế, do các đồng tiền khác nhau nên xuất hiện vấn đề quy đổi. GDP có 2 phương pháp:
- Nominal
- PPP
Nếu cụ ngại đổi tiền nhiều tỷ giá chính thức (nominal) nhảy nhót thì cụ dùng phương pháp PPP ngang giá sức mua. Như vậy kinh tế học đã giải quyết hết các vấn đề cụ nêu.
Thứ 2, như cụ Marx nói trong định nghĩa hàng hoá "thoả mãn nhu cầu". Nhu cầu con người thì đa dạng, giày cũng cần, lát gạch vỉa hè cũng cần, điện cũng cần. Nên khó nói cái gì cần hơn cái gì, mà chúng là những "đôi bạn cùng tiến", chứ không phải đối kháng - loại trừ lẫn nhau; sẽ đi sâu hơn nếu cụ muốn tám về cơ cấu kinh tế.
Lâu lắm đọc Marx lõm bõm nên có gì sai mong các cụ đảng viên chỉ giáo
theo em GDP sâu xa là "kết tinh lao động" theo định nghĩa Marx đấy, chứ không phải tăng giá đất đầu cơ (không lao động) đâu.
Sản phẩm, Lao động nào phục vụ nhu cầu chính đáng con người cũng đều đáng quý cả. GDP nào cũng đáng quý cả.