[Funland] Thớt chém về những chủ đề lặt vặt ( chỉ được chém những việc liên quan đến vũ khí )

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Có đúng “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” (1)

Đây là chuyển xẩy ra gần đây, trong đời thường, nên baoleo nhà cháu đăng vào đây.

Trong chúng ta, chắc ai cũng còn nhớ, có 1 dạo, dư luận ồn lên chuyện: có sự đối xử bất công với kíp xe tăng 390-kíp xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập.

Nhân dịp C4 xe tăng/lữ 203, được tuyên dương Anh hùng, đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt – nguyên là chiến sỹ lái xe tăng số 380 của C4 nói trên, đã có bài viết về vấn đề này. Được phép của anh, baoleo nhà cháu xin trích đăng lại ở đây.


…………Đó là năm 1995 với sự kiện nhà báo Pháp xuất hiện và bộ phim TH “Những người lính kíp xe 390” ra đời tạo nên một cơn “sốt” trong xã hội. 4 anh em trong kíp 390 đang im lặng trong bóng tối nay bỗng nổi như cồn. Trong ánh hào quang rực rỡ của ánh sang trường quay, của những cuộc phỏng vấn, của các buổi lễ lạt mit- tinh v.v… một vài người trong số đó “nổ” không thương tiếc, nổ như chưa bao giờ được nổ. Cộng với sự vào cuộc của đội ngũ lá cải đã tạo nên một dư luận hết sức không hay là: “dường như đã có một sự tranh công đổ lỗi giữa những người trong cái đại đội 4 này mà cụ thể là xe 843 cướp công của 390, anh Thận cướp công của những người khác”. Dư luận này ngày càng lan rộng trên phạm vi toàn quốc. Thời gian đó, đi đến đâu cũng nghe người ta kháo nhau về câu chuyện này.

Là người trong cuộc, tôi hết sức đau lòng về điều đó vì nó đã gây ra một sự hiểu lầm tai hại đối với toàn xã hội.
Còn riêng với c4 chúng tôi thì cũng tai hại không kém và bị chia rẽ một cách nghiêm trọng. Thật đau xót khi những người đồng đội đã từng vào sinh ra tử với nhau suốt mấy năm trời giữa mưa bom, bão đạn, giữa cái sống cái chết… chỉ vì cái danh hão mà bây giờ lại coi nhau như quân hằn, quân thù.

Những năm tiếp đó, anh Toàn và anh Thận nhìn thấy nhau là quay mặt đi như những người không quen biết. Một vài thành viên kíp 390 cũng có những suy nghĩ và lời nói không được đúng đắn lắm về đại đội trưởng của mình. Vốn là người nóng tính và khá cực đoan nên anh Thận càng căng thẳng, thậm chí khi gặp nhau anh chỉ thẳng tay vào mặt những người đó và mắng sa sả. Còn lái xe Lữ Văn Hỏa từ đó tránh hết các cuộc gặp mặt, phỏng vấn… Khi sự kiện đó xảy ra, tôi đang học trong HVLQ Đà Lạt. Đọc báo thấy rộ lên câu chuyện ấy mà buồn. Lại nghe tin ở BTLTTG tổ chức hội thảo mà tôi thấy rất dở. Giá như tôi ở ngoài Bắc tôi sẽ góp ý với TL Đoàn Sinh Hưởng là sẽ không cần phải hội thảo gì cả. Chỉ cần anh lên TH tuyên bố: “Ai cần sự thật thì đến đây hoặc tìm đọc tài liệu của BTL TTG sẽ hiểu”. Mọi sự rõ như ban ngày sao phải hội thảo làm gì?

Bình tâm lại và phân tích mọi vấn đề, tôi nhận ra rằng sở dĩ có tình trạng trên hoàn toàn là do cách tuyên truyền của các phương tiện TT đại chúng và các cơ quan tuyên huấn của ta. Theo một số nguồn đáng tin cậy thì sau 1975, có một chỉ thị miệng từ TCCT là không tuyên truyền về xe 390. Lý do chỉ vì nó là một chiếc T59 do TQ chế tạo.

Thế là người ta chỉ quan tâm đến việc đưa tin ca ngợi hành động cắm cờ trên nóc dinh ĐL của đại đội trưởng Bùi Quang Thận. Thực tình thì hồi sau chiến thắng chúng tôi cũng coi cái chuyện húc cổng dinh là một cái gì đó hết sức bình thường. Không xe 390 thì xe khác- cả một lữ đoàn ở ngay sau đó mà. Còn cái cánh cổng dinh thì có vững chãi gì đâu, hẩy khẽ một cái là đổ thôi mà. Vì vậy, khi thấy người ta chỉ ca ngợi chuyện cắm cờ thì chẳng ai- kể cả kíp xe 390 thắc mắc gì.
Sau này thì tôi nghiệm ra cái sự tuyên truyền của ta mang nặng tính biểu tượng. Với hành động cắm cờ người ta ngợi ca nó như một hành động anh hùng báo hiệu giờ phút cáo chung của chính quyền SG.
Dần dần, họ lại vô tình đồng nhất việc anh Thận lên cắm cờ với việc xe 843 của anh húc cổng dinh (anh ấy cắm cờ thì xe anh ấy phải đến đầu tiên). Một số tay thợ vẽ “vườn” của tuyên huấn BC lại vẽ lại tấm ảnh một chiếc xe tăng nằm giữa cổng dinh (như tấm ảnh cái 844 ở trên) và tương lên đó số hiệu 843. Rồi BC lại còn đặt hàng số lượng lớn bằng sơn mài để làm quà tặng nữa chứ. Tai hại hơn nữa, các nhà làm sách giáo khoa lại lấy luôn tư liệu tuyên truyền của tuyên huấn làm chính sử đưa vào SGK. Vậy là, suốt những năm trước 1995, chẳng ai biết đến kíp xe 390.

Thế rồi, sự kiện 1995 ập đến. Báo chí lại một phen ào ạt xung trận nhưng đợt này là ca ngợi xe 390 đã húc đổ cánh cổng dinh như “húc đổ thành lũy cuối cùng của chế độ thực dân kiểu mới” (chẳng biết có chỉ đạo của nước lạ nào không?).
Lại thêm bộ phim TH của đạo diễn Phạm Hải Tùng với những hình ảnh và lời bình có phần “thậm xưng”, phóng đại về hoàn cảnh thực tại của mấy thành viên kíp 390 đã làm dấy lên câu hỏi cho toàn xã hội: “Tại sao những người làm nên chiến công này lại bị đối xử tàn tệ như vậy. Tại sao không ca ngợi họ mà chỉ ca ngợi kíp xe 843…?”.
Các anh em nhà ta vốn chân chất, thật thà nên bây giờ được lên đài, lên báo là sướng và tất nhiên cánh nhà báo, văn nghệ sĩ nó lái đi đâu là cứ thế đi theo. Thậm chí có lúc các anh cũng tin rằng đồng đội của mình đã tranh công của họ.
Chính bản thân tôi đã nhiều lần phải tranh luận với người này, người khác trong kíp xe 390. Tôi muốn các anh cho biết anh Thận đã tranh công của các anh như thế nào? Chẳng ai đưa được chứng cứ nào, chỉ còn vớt vát: “Thế sao bao nhiêu lần trả lời báo chí anh ấy không nhắc đến xe 390 một câu nào?”. Khổ lắm, anh Thận cũng như các anh thôi. Cánh nhà báo họ hỏi cái gì thì trả lời cái đó. Họ cứ xoáy vào: Lúc đó anh nghĩ gì? Anh hành động như thế nào? Diến biến chuyện cắm cờ ra sao? V.v… và v.v… thì cứ thế mà trả lời thôi chứ. Mà có nói khác đi thì họ cũng biên tập lại theo ý họ cơ mà. Và thực tế sau này chính các anh có bao giờ nhắc đến tập thể đại đội đâu. Hỏi có mấy xe, những xe nào trong đại đội có khi cũng chẳng nhớ ấy chứ…

(còn tiếp)
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
[YOUTUBE]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=qm3-UXkj5ro[/YOUTUBE]
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Có đúng “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” (2)

…(phần tiếp theo) …Quãng năm 2000, chương trình “Người đương thời” của VTV3 có mời tôi (Nguyễn Khắc Nguyệt-chú thích của baoleo) tham gia (chắc do anh Toàn giới thiệu). PV mang máy vào cơ quan và phỏng vấn tôi. Tôi nói thẳng tất cả suy nghĩ của mình:
1. Thật sự ở đây có một sự hiểu lầm rất nghiêm trọng trên phạm vi rất rộng. Để xảy ra sự hiểu lầm và những dư luận không hay này trách nhiệm thuộc về các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có VTV và cơ quan TH của quân đội. Tất nhiên, về phía BCTTG cũng có khuyết điểm là không có ý kiến gì khi thấy có sai sót.
2. Khi họ hỏi tại sao các thành viên 390 lại bị đối xử tàn tệ thế thì tôi cũng nói thẳng: “Không hẳn như vậy. Anh Toàn, anh Phượng đều đã được giữ lại và trưởng thành lên cán bộ tiểu đoàn. Tuy nhiên, bản thân các anh ấy không đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới nên phải về hưu. Còn anh Nguyên là tự anh ấy xin về đấy chứ. Còn nếu nói là về nhà phải lao động vất vả thì ai chả thế. Người VN ta đã rất thấm câu: Nước còn giặc thì đi đánh giặc. Hết giặc rồi thì về làm dân, bới đất lật cỏ mà sống chứ sao. Giỏi thì làm giàu, kém thì vất vả hơn. Mà các bác Toàn, Phượng có lương hưu rồi đấy. Các bác ấy muốn tăng thu nhập thì làm thêm thôi”.
Hôm ra trường quay, chị Tạ Bích Loan đến gặp riêng: “Anh thông cảm! Những điều anh nói đều đúng cả nhưng xin phép anh chúng tôi không phát lên sóng phổ thông được. Anh về xem trên mạng vậy”. Tôi cũng chẳng xem làm gì.
Còn mấy anh em nhà ta thì vẫn thế. Nhưng cũng phải thông cảm cho các bác ấy thôi. Sau này, diễn mãi cũng chán. Với lại nói mãi một câu chuyện nhiều quá nó nhàm đi. Cộng với nhiều đồng đội góp ý các bác ấy cũng đỡ đi nhiều, khôn ngoan và chin chắn dần ra. Tôi nghĩ, đây cũng là một bài học cho anh em ta. Chớ thấy báo đài nó xúm lại mà nổ tùm lum rồi có ngày mang tiếng.

Cũng may, dần dần các anh em hai kíp xe cũng hiểu ra và quan hệ giữa anh Thận với anh Toàn, giữa kíp xe 843 với 390 đã cải thiện đáng kể.
Đầu những năm 2000, anh Toàn đã sang quê thăm anh Thận và đã ngủ lại đấy 1 đêm tâm sự. Kể từ đó các anh trở nên thân thiết hơn và hy vọng tập hợp toàn đại đội đã rõ ràng hơn. Mà để tập hợp được, tôi nghĩ không có gì tốt hơn là làm thế nào để đại đội tôi được tuyên dương anh hùng. Vừa để lấy lại sự công bằng, vừa là một cơ hội để kéo mọi người lại với nhau.
Nói cho công bằng, với những thành tích của mình c4 hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Ngay từ năm 1975 cũng đã có ý kiến đề nghị rồi nhưng không biết vì lý do gì mà không được xét. Người thì bảo do các thủ trưởng cấp trên quan niệm: “Lữ đoàn đã anh hùng thì mọi tập thể dưới đó và mọi cá nhân cũng anh hung rồi, còn đề nghị làm gì”. Người thì bảo do c4 làm cháy kho đạn cuối năm 74… Tôi bàn với anh Thận và anh Toàn cùng với BCH hiện tại của 203 quyết “trả lại tên cho em”. Các anh và BCH 203 đều nhất trí.

Năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập BCTTG, 2 kíp xe 843 và 390 lại được mời lên BTL. Tôi soạn thảo Bản thành tích của đại đội và đưa anh Thận, anh Toàn ký rồi gửi cho 203. Sau đó anh Thận phải đi Nam Định xin thêm chữ ký của Lữ phó TMT thời 1975 Trần Minh Công mới hoàn chỉnh hồ sơ. Ngay sau đó 203 gửi lên quân đoàn. Quân đoàn xét, nhất trí và gửi lên TCCT.
Mới đây (3.2013), Thường vụ **** ủy QSTW đã xét và nhất trí đề nghị Nhà nước tuyên dương. Cứ tưởng các bác ấy ký dịp 30.4 này nhưng mừng hụt. Lại phải chờ vậy.
Vụ này đến hôm nay thì đã thành công, cũng là một niềm an ủi cho tất cả những ai đã từng sống và chiến đấu ở đại đội 4. Chỉ thương cho anh Thận không còn sống để chứng kiến ngày ấy.…………….
Nếu không có gì thay đổi thì Lễ đón danh hiệu AHLLVT của c4 chính thức sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm 58 năm ngày thành lập Lữ đoàn 203.

…Thêm chút hình ảnh minh họa về chuyện sự thật lịch sử.
Đây là một đoạn trong cuốn "Một số trận đánh của bộ đội TTG- Tập 2" do BTLTTG ấn hành từ năm 1978:
Rất tiếc, khi lấy tư liệu để tuyên truyền cánh ‘dư luận xã hội’ không dựa vào những chỗ này.





(còn tiếp)
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Thời điểm 10h30 (giờ Sài gòn) hay 11h30 ngày 30-4-1975 theo giờ Hà nội thì cước sắc trong đại đội của anh Thận và anh Toàn ra sao ???
Đây âu cũng là hậu quả của bộ máy tuyên truyền ta để lại :(
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Em xin lỗi cụ Baoleo cho em ném đá phát.
Thời học sinh bọn em chỉ biết mỗi anh Thận và xe 384 thôi. Quyển sách cụ trích thì không mấy người đựoc tiếp xúc để mà biết.
Nếu không có vụ nhà báo Pháp lên tiếng thì đến đời sau cũng chỉ biết đến anh Thận và xe 384 thôi ạ, anh Toàn và xe 390 sẽ chìm nghỉm .
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Em xin lỗi cụ Baoleo cho em ném đá phát.
Thời học sinh bọn em chỉ biết mỗi anh Thận và xe 384 thôi. Quyển sách cụ trích thì không mấy người đựoc tiếp xúc để mà biết.
Nếu không có vụ nhà báo Pháp lên tiếng thì đến đời sau cũng chỉ biết đến anh Thận và xe 384 thôi ạ, anh Toàn và xe 390 sẽ chìm nghỉm .
Quê nhà em có tay Tập, làm nài cái xe tăng Tầu vẽ số 390 của anh Toàn í đới.
Ổng ở cái thôn đầu làng. Nghề chuyên môn là oánh dậm ợ :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Có đúng “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” (3)

Đây là 1 cái kết có hậu, cho loạt bài viết này.


Để biết thêm về tác giả của bài viết về vụ “Kíp xe tăng 390 bị đối xử bất công” - đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt – nguyên là chiến sỹ lái xe tăng số 380 của đại đội 4/lữ đoàn thiết giáp 203, xin đăng tải hồ sơ phong tặng ‘Anh hùng quân đội – thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước’. Xin chú ý đoạn nói về xe tăng 380.


BÁO CÁO THÀNH TÍCH
Đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


- Tên đơn vị: Đại đội 4 thuộc Trung (lữ) đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2.
- Quá trình xây dựng và phát triển:
Đại đội xe tăng 4 được thành lập tháng 11 năm 1971 trong đội hình Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 203 tại Lương Sơn, Hòa Bình. Ngày 05 tháng 12 năm 1971 tiểu đoàn nhận lệnh đi B và đổi phiên hiệu thành Tiểu đoàn 512, vào tập kết tại Tây Quảng Bình (Trang 63- Lữ đoàn 203- Quân đoàn 2 ấn hành 1990).
Tháng 2 năm 1972 đại đội 4 được giao nhiệm vụ hành quân độc lập vào khu vực A Sầu- A Lưới để sẵn sàng làm mũi vu hồi vào thành phố Huế từ phía tây. Tại đây, đại đội được biên chế vào Tiểu đoàn xe tăng 408 trực thuộc quân khu Trị Thiên.
Tháng 7 năm 1974 Tiểu đoàn 408 được quân khu Trị Thiên bàn giao về đội hình Lữ đoàn xe tăng 203, mang phiên hiệu là Tiểu đoàn 4.
Tháng 4 năm 1975, sau khi giải phóng Đà Nẵng, đại đội 4 được điều chuyển về Tiểu đoàn 1 của Lữ đoàn xe tăng 203 để chuẩn bị hành quân vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
I- NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1- Đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu trong tất cả các trận đánh, các chiến dịch mà đơn vị tham gia. Cụ thể:
Vào tháng 2 năm 1972 đã tổ chức cho đơn vị độc lập hành quân với quy mô cấp đại đội vượt gần 500 km đường quân sự làm gấp, có mặt đúng thời gian tại vị trí quy định, đưa được 7/8 xe vào chiến đấu (01 xe bị bom B52 đánh trúng).
Từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 4 năm 1973 đại đội đứng chân tại khu vực Ngầm Sông Bồ, đường 12 làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Trong điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ, ác liệt đơn vị vẫn kiên cường bám trụ, bảo đảm đầu xe và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ngày 27 tháng Giêng năm 1973 đại đội đã hiệp đồng với bộ binh của Căn cứ 2 thuộc quân khu Trị Thiên đánh chiếm cứ điểm Tà Lương, tiêu diệt 01 đại đội địch, mở rộng vùng giải phóng trước khi Hiệp định Pa- ri có hiệu lực.
Ngày 04 tháng 2 năm 1973 đại đội hiệp đồng với bộ binh đánh địch lấn chiếm ở Tà Lương, tiêu diệt 01 đại đội địch, góp phần giữ vững vùng giải phóng (dòng 12, 13 trang 196- LS binh chủng Thiết giáp- NXBQĐND, 1982).

Từ tháng 4 năm 1973 đến tháng 3 năm 1975 đại đội làm nhiệm vụ Huấn luyện- Sẵn sàng chiến đấu tại khu vực sân bay A Lưới. Trong thời gian này đơn vị đã có nhiều biện pháp sáng tạo trong huấn luyện nâng cao trình độ sử dụng vũ khí trang bị cho cán bộ, chiến sĩ.
Ngày 23 tháng 3 năm 1975 đơn vị được giao nhiệm vụ phối thuộc cho Trung đoàn 3, Sư đoàn bộ binh 324 tiến công cụm cứ điểm Núi Bông- Núi Nghệ. Đây là một cứ điểm có tầm quan trọng đặc biệt, khống chế đường 14 từ Nam Đông về Huế nên địch phòng ngự rất vững chắc, bộ binh đã đánh từ 20 tháng 3 nhưng chưa giải quyết được. Do điều kiện đường xấu, xe bị lầy đại đội đã sử dụng hỏa lực bắn ngắm trực tiếp chi viện cho bộ binh. Sau 3 giờ chiến đấu đã buộc địch phải bỏ chạy. Núi Bông- Núi Nghệ được giải phóng, đường về Huế đã thông (tr 244- sđd).
Ngày 25 tháng 3 năm 1975 đại đội phối thuộc cho Trung đoàn 3, Sư đoàn bộ binh 324 tiến công Tiểu khu La Sơn, Phú Bài và Thành phố Huế. Khi gặp địch phá cầu Phú Bài đã linh hoạt tìm đường vòng tránh, kịp thời đánh chiếm thành Mang Cá, dinh Tỉnh trưởng lúc 13 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975. Trong quá trình đánh địch đã thu giữ 3 xe M48 tại Phú Bài và đưa ngay vào đội hình chiến đấu (tr 245- sđd).
15 giờ ngày 25 tháng 3 năm 1975 đại đội được giao nhiệm vụ truy kích địch ra Cửa Thuận An. Tại đây đơn vị đã gọi hàng và hướng dẫn cho hàng nghìn binh sỹ ngụy về trình diện. Thu giữ 54 xe tăng, xe thiết giáp và hàng trăm phương tiện chiến tranh khác (tr 245 sđd).
Ngày 29 tháng 3 năm 1975 đại đội nhận lệnh tham gia tiến công Đà Nẵng. Khi bị địch phá cầu Thừa Lưu ngăn chặn đơn vị đã sáng tạo, linh hoạt cho xe tăng vượt qua cầu đường sắt để có mặt kịp thời đánh chiếm Thương cảng Bạch Đằng theo quy định (tr 249- sđd).
Từ 30 tháng 3 đến 03 tháng 4 năm 1975 đại đội được giao nhiệm vụ chốt giữ tại Thương cảng Bạch Đằng và Bảo tàng cổ vật Chăm- Pa để bảo đảm an ninh cho thành phố mới giải phóng. Đại đội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, không để xảy ra bất cứ sự cố nào.
Từ ngày 10 tháng 4 năm 1975 đến 24 tháng 4 năm 1975 tổ chức hành quân gần 1000 km vào Rừng Lá (Bình Thuận) trong điều kiện xe máy, trang bị cũ nát. Tuy vậy, đơn vị đã khắc phục mọi khó khăn, đưa được 100% xe và người vào tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Tại đây, đơn vị được giao nhiệm vụ nằm trong đơn vị đi đầu của binh đoàn thọc sâu vào đánh chiếm Sài Gòn.
Ngày 28 tháng 4 năm 1975, xe 380 của đại đội tăng cường cho đại đội 5, tiểu đoàn 2 tiến công căn cứ Nước Trong. Mặc dù xe bị trúng đạn, trưởng xe bị thương, nạp đạn hy sinh vẫn kiên quyết bám trụ giữ vững trận địa cho đến khi có lệnh đưa thương binh về phía sau.
Ngày 29 tháng 4 năm 1975, đại đội được Lữ đoàn giao nhiệm vụ hiệp đồng với bộ binh tiến công căn cứ Nước Trong. Đây là một căn cứ quan trọng án ngữ đường tiến về Sài Gòn nên địch tổ chức phòng ngự rất mạnh, đại đội tăng 5 cùng với bộ binh đã đánh 3 trận mà chưa giải quyết được lại còn bị thiệt hại nặng. Khi nhận nhiệm vụ đại đội đã có nhiều biện pháp như: tích cực trinh sát nắm tình hình, chủ động đề đạt lùi thời gian tiến công với bộ binh, tổ chức đội hình thành hai tuyến để chi viện lẫn nhau, dùng đạn nổ phát quang rừng cao su để phát hiện xe tăng địch… nên đã nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ. Trong trận này đại đội đã tiêu diệt 3 xe M48 và 1 xe M41 cùng nhiều bộ binh địch làm cho chiến đoàn 318 phải núng thế rút chạy, mở đường cho cánh quân phía đông tiến về Sài Gòn (tr 290, 291- sđd).
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, đại đội dẫn đầu đội hình Binh đoàn thọc sâu của Binh đoàn Hương Giang đánh chiếm Sài Gòn. Tại đầu cầu Sài Gòn đại đội đã cùng các xe trong tiểu đoàn tiêu diệt 2 xe M48. Sau khi vượt cầu Sài Gòn đại đội tiếp tục đập tan các ổ đề kháng của địch để tiến về mục tiêu chủ yếu là dinh Độc Lập. Tại cầu Thị Nghè và khu vực Ngã tư Hàng Xanh các xe của đại đội đã bắn cháy 2 xe M41 và 2 xe M113.
Lúc 10 giờ 45 ngày 30 tháng 4 năm 1975, các xe tăng số 843 do đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy và số 390 do chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập.
Ngay sau đó, trung úy Bùi Quang Thận- đại đội trưởng đã cắm lá cờ bách chiến, bách thắng của dân tộc lên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu giờ khắc hoàn toàn giải phóng miền Nam (tr 293, 294- sđd).

Tóm lại, trong suốt quá trình tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam- đại đội xe tăng 4 đã luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, lập được những chiến công xuất sắc, xứng đáng với truyền thống anh hùng của quân đội, của binh chủng Tăng Thiết giáp.

2- Đơn vị luôn chấp hành nghiêm mọi chủ trương, chính sách của **** và Nhà nước. Cán bộ, chiến sĩ có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh và tinh thần đoàn kết tốt. Trong quá trình công tác, chiến đấu ở chiến trường miền Nam đã có 8 chiến sĩ của đại đội hy sinh và hàng chục người bị thương song cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

3- Trong điều kiện hết sức khó khăn, ác liệt ở chiến trường cán bộ chiến sĩ trong đại đội đã luôn chủ động, sáng tạo tìm mọi biện pháp để bảo đảm tốt trang bị kỹ thuật. Là đơn vị trang bị xe cũ nhưng đã tổ chức tốt các đợt hành quân, đưa được 100% trang bị và người vào tham gia chiến đấu.

4- Chi bộ **** của đơn vị thường xuyên đạt trong sạch, vững mạnh, giữ vững vai trò lãnh đạo trong đơn vị. Trong 4 năm đã phát triển được hàng chục **** viên. Các **** viên của chi bộ luôn phát huy được vai trò tiền phong, gương mẫu của mình.

II- CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHẬN

- Tập thể đại đội: Huân chương Quân công Giải phóng hạng Nhất vì những thành tích đã đạt được trong cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm 1975 theo Quyết định số 148 ngày 10 tháng 02 năm 1976 của HĐCV Chính phủ Cách mạng lâm thời CH Miền Nam Việt Nam.
- 100% số xe của đại đội tham gia cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm 1975 được tăng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công giải phóng các loại.
- 100% cán bộ, chiến sĩ trong đại đội tham gia cuộc Tổng tiến công nổi dậy năm 1975 được tặng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công giải phóng các loại.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG CHỈ HUY ĐẠI ĐỘI 4
TRUNG ĐOÀN XT 203
ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG CHÍNH TRỊ VIÊN

Bùi Quang Thận - Vũ Đăng Toàn

Và đây, lễ Lễ đón danh hiệu AHLLVT của c4, được tổ chức vào dịp kỷ niệm 58 năm ngày thành lập Lữ đoàn 203.



 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Em xin lỗi cụ Baoleo cho em ném đá phát.
Thời học sinh bọn em chỉ biết mỗi anh Thận và xe 384 thôi. Quyển sách cụ trích thì không mấy người đựoc tiếp xúc để mà biết.
Nếu không có vụ nhà báo Pháp lên tiếng thì đến đời sau cũng chỉ biết đến anh Thận và xe 384 thôi ạ, anh Toàn và xe 390 sẽ chìm nghỉm .
Loạt bài này, cốt chỉ để trách mấy tay :
1/ Tuyên truyền: đã có thời ấu trĩ, tuyên truyền không đầy đủ, như bài viết của đại ta Nguyệt là: ‘…sở dĩ có tình trạng trên hoàn toàn là do cách tuyên truyền của các phương tiện TT đại chúng và các cơ quan tuyên huấn của ta. Theo một số nguồn đáng tin cậy thì sau 1975, có một chỉ thị miệng từ TCCT là không tuyên truyền về xe 390. Lý do chỉ vì nó là một chiếc T59 do TQ chế tạo. …’

‘…..Một số tay thợ vẽ “vườn” của tuyên huấn BC lại vẽ lại tấm ảnh một chiếc xe tăng nằm giữa cổng dinh (như tấm ảnh cái 844 ở trên) và tương lên đó số hiệu 843. Rồi BC lại còn đặt hàng số lượng lớn bằng sơn mài để làm quà tặng nữa chứ. Tai hại hơn nữa, các nhà làm sách giáo khoa lại lấy luôn tư liệu tuyên truyền của tuyên huấn làm chính sử đưa vào SGK. Vậy là, suốt những năm trước 1995, chẳng ai biết đến kíp xe 390……’


2/ Mấy tay nhà báo: không chịu tìm hiểu kỹ càng, viết theo kiểu giật tin, chắp vá, làm lệch hướng sự thật: ‘….Hôm ra trường quay, chị Tạ Bích Loan đến gặp riêng: “Anh thông cảm! Những điều anh nói đều đúng cả nhưng xin phép anh chúng tôi không phát lên sóng phổ thông được. Anh về xem trên mạng vậy”.




Quê nhà em có tay Tập, làm nài cái xe tăng Tầu vẽ số 390 của anh Toàn í đới.
Ổng ở cái thôn đầu làng. Nghề chuyên môn là oánh dậm ợ :D
Anh Tập đã làm lái xe nâng hàng ở ‘Sơn Bạch tuyết’ lâu rồi.
Baoleo nhà cháu, cũng có nhiều lần ngồi uống rượu với anh Tập và anh Nguyên, các bố ấy bây giờ cũng ‘chém’ ác lắm. Nhất là ông Nguyên. :D

Nếu bác nào có lòng, dịp tháng 12, nhà cháu ới các bác đi off với các CCB, có cả 2 bác trên nhá.:D
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Theo một số nguồn đáng tin cậy thì sau 1975, có một chỉ thị miệng từ TCCT là không tuyên truyền về xe 390. Lý do chỉ vì nó là một chiếc T59 do TQ chế tạo. …’[/COLOR]
Chung quy vẫn tại cái này !
Không tôn trọng lịch sử.
 

khuyếnh

Xe buýt
Biển số
OF-55609
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
778
Động cơ
458,980 Mã lực
Bây giờ bác ấy "Đại tá về hưu" mới nói. Sao lúc trước các bác ấy cứ ngậm miệng để Bác Thận nhận xe 843 húc đổ cổng. Sao bác không nói không có anh PĐG thì đằng sau đầy người lấp lỗ châu mai thôi, có gì phải nói???
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Bây giờ bác ấy "Đại tá về hưu" mới nói. Sao lúc trước các bác ấy cứ ngậm miệng để Bác Thận nhận xe 843 húc đổ cổng. Sao bác không nói không có anh PĐG thì đằng sau đầy người lấp lỗ châu mai thôi, có gì phải nói???
Bác xem nhà cháu đã biên ở trên, dư lày:
…Quãng năm 2000, chương trình “Người đương thời” của VTV3 có mời tôi (Nguyễn Khắc Nguyệt-chú thích của baoleo) tham gia (chắc do anh Toàn giới thiệu). PV mang máy vào cơ quan và phỏng vấn tôi. Tôi nói thẳng tất cả suy nghĩ của mình:……..
Hôm ra trường quay, chị Tạ Bích Loan đến gặp riêng: “Anh thông cảm! Những điều anh nói đều đúng cả nhưng xin phép anh chúng tôi không phát lên sóng phổ thông được. Anh về xem trên mạng vậy”. ……
Như thế đã nói rõ, là anh Nguyệt, đã phát biểu quan điểm của mình khi đang là đương kim đại tá- Phòng huấn luyện chiến đấu-Binh chủng Tăng-Thiết giáp, bác khuyếnh nhá.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuanva06

Xe tải
Biển số
OF-165316
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
423
Động cơ
348,935 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ Baoleo kết thúc "Hồi ức lính Hải Quân" rồi à
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Bây giờ bác ấy "Đại tá về hưu" mới nói. Sao lúc trước các bác ấy cứ ngậm miệng để Bác Thận nhận xe 843 húc đổ cổng. Sao bác không nói không có anh PĐG thì đằng sau đầy người lấp lỗ châu mai thôi, có gì phải nói???
Ở ta thời cứ phải về hưu xong người ta mới có thể mở được mồm.
Lúc đuơng chức đuơng nhiệm, nói năng linh tinh không đúng ý quan trên thời toi đặc :D :D :D
Mờ bắc Thận cũng ở cái thế được người ta đặt lên trên lưng con hổ roài.
Trong chiện này theo em chả có thể trách riêng cá nhân ai.
Lỗi là lỗi hệ thống. Nhà giột từ nóc giột xuống :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Cụ Baoleo kết thúc "Hồi ức lính Hải Quân" rồi à
Nhà cháu đang có đợt công tác tại Răng-gun (Miến Điện) và đương phải sắp xếp 'Hồi ức' lại một tý, sẽ sớm tái ngộ :D
 

Bung To

Xe điện
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
4,233
Động cơ
520,604 Mã lực
Nhà cháu đang có đợt công tác tại Răng-gun (Miến Điện) và đương phải sắp xếp 'Hồi ức' lại một tý, sẽ sớm tái ngộ :D
Lúc nào cụ về nhớ xách hộ em mấy bánh Xà phòng nhé :D
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Ở ta thời cứ phải về hưu xong người ta mới có thể mở được mồm.
Lúc đuơng chức đuơng nhiệm, nói năng linh tinh không đúng ý quan trên thời toi đặc :D :D :D
Mờ bắc Thận cũng ở cái thế được người ta đặt lên trên lưng con hổ roài.
Trong chiện này theo em chả có thể trách riêng cá nhân ai.
Lỗi là lỗi hệ thống. Nhà giột từ nóc giột xuống :D
Cụ lói cứ nà chuẫn .. không phải lỗi của các anh, hệ thống nó thế mà ...
 

khuyếnh

Xe buýt
Biển số
OF-55609
Ngày cấp bằng
22/1/10
Số km
778
Động cơ
458,980 Mã lực
Bác xem nhà cháu đã biên ở trên, dư lày:


Như thế đã nói rõ, là anh Nguyệt, đã phát biểu quan điểm của mình khi đang là đương kim đại tá- Phòng huấn luyện chiến đấu-Binh chủng Tăng-Thiết giáp, bác khuyếnh nhá.
Nếu bác ấy đúng là người trọng danh dự như bác ấy nói thì thiếu gì kênh để bác ấy "nói lại cho đúng" như truyền hình quân đội hay báo QĐND chắc chị TBL không thể nói họ thông cảm được nhỉ. Bác có nghe khi đoàn làm PS tới gặp Viện LSQS để tìm hiểu các bác ở đấy cũng xin "thông cảm"??? Vậy ai ở đây cần thông cảm. Nếu bác ấy hỏi tôi câu ấy tôi sẽ trả lời rằng bao nhiêu năm nay trên tất cả các sách lịch sử đều viết " xe 843 húc đổ cổng Dinh Độc lập", bao nhiêu lần trả lời PV sao anh T không đính chính thì có phải cướp công không? Chiến thắng trong một trận bóng là chiến thắng chung của toàn đội nhưng vẫn phải ghi nhận số bàn thắng từng người ghi không được nhầm lẫn?
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,879
Động cơ
73 Mã lực
Vì sao xe tăng Cọp chúa Đức thất trận trước T-34 Liên Xô?

Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn băn khoăn day dứt vì sao xe tăng Đức “khủng” hơn, có hỏa lực mạnh gấp bội lại bị thua trước xe tăng T-34 của Liên Xô được sản xuất với công nghệ lạc hậu hơn.



Xe tăng chủ lực T-34 của Hồng quân Liên Xô

Có một điều rõ ràng là quân đội Đức quốc xã đã hoàn toàn bất ngờ trước lối đánh “giáp lá cà”, “một đổi một” của lực lượng xe tăng Liên Xô. Không những thế, người Đức còn phạm một sai lầm chết người là “lấy chất lượng bù số lượng” và không lường trước được tiềm lực công nghiệp quốc phòng khổng lồ của Liên Xô, Mỹ.

Quân Đức mất trắng 1.200 xe tăng tại “Vòng cung Kursk”

Trong chiến dịch “Vòng cung Kursk” kéo dài từ ngày 5/7 đến 23/8/1943 có trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Trên một trận tuyến chỉ có 600 km ở phía trước và hai bên vòng cung Kursk (chiếm không quá 14% tổng độ dài mặt trận Xô-Đức), Quân đội Đức Quốc xã đã tập trung 950.000 quân, 2.928 xe tăng, 9.467 trọng pháo, hơn 2.200 máy bay. Phía Liên Xô có 1,3 triệu quân tham chiến, cùng với 3.600 xe tăng, 20.000 pháo cối và 2.792 máy bay.

Ngoài xe tăng hạng trung T-34 được sử dụng phổ biến, mỗi quân đoàn xe tăng Liên Xô đều có từ 1 đến 2 tiểu đoàn được trang bị xe tăng hạng nặng IS-1 có tính năng không thua kém xe tăng “Tiger I” của Đức.



Xe tăng "Tiger I" của Đức quốc xã
Ngày 10/7/1941, trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới đã mở màn và kéo dài suốt 3 ngày trên cánh đồng Prokhorovka ở phía Nam của “Vòng cung Kursk”. Chặn đánh hai quân đoàn xe tăng hùng mạnh gồm hơn 500 chiếc của quân đội Đức Quốc xã là Quân đoàn xe tăng cận vệ 5, với vỏn vẹn 135 xe tăng các loại. Trước chiến thuật “đánh giáp lá cà”, “một đổi một” của Quân đoàn xe tăng cận vệ 5, hai quân đoàn xe tăng 48 và 2 SS đã bị mất tới gần 100 xe tăng.

Sau đó, Hồng quân Liên Xô đã tung vào trận Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 còn nguyên vẹn với khoảng 500 xe tăng, trong đó có 118 xe tăng IS-1 của Quân đoàn xe tăng 10.



Xe tăng hạng nặng IS-1 "khăc tinh của Tiger I.​

Các xe tăng IS-1 lần lượt hạ từng chiếc “Tiger I” của Đức bằng pháo nòng dài 85 mm từ cự ly 1.000 m. Pháo 88 mm của Tiger I bất lực trước vỏ thép dày từ 90 đến 120 mm của loại xe tăng này.

Trong ba ngày, hai bên đã tung vào trận trên 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Đến tối 12/7, xe tăng Đức phải tháo chạy, sau khi bị mất 320 xe tăng. Trong trận đấu tăng lớn nhất lịch sử trên cánh đồng Prokhorovka, quân đội Liên Xô mất khoảng 400 chiếc xe tăng.

Tổng cộng, trong chiến dịch Vòng cung Kursk, Hồng quân Liên Xô bị mất hơn 1.500 xe tăng và quân Đức mất khoảng 1.200 chiếc. Các sư đoàn xe tăng 3, 9, 12 (Đức) đã bị xóa sổ.

Do phải rút lui, quân Đức “mất trắng” 1.200 xe tăng, trong khi Hồng quân Liên Xô kịp thời sửa chữa được 600 xe tăng bị hư hỏng nhẹ trên chiến trường.

Đây là trận thảm bại lớn nhất của lực lượng tăng, thiết giáp Đức quốc xã.

Sai lầm chết người: “Lấy chất lượng bù số lượng”

Để tăng cường sức chiến đấu cho quân đội, nền công nghiệp chiến tranh của Đức tìm cách nâng cấp vũ khí, cải tiến phương tiện chiến tranh. Trong các sư đoàn xe tăng, cơ giới Đức trên chiến trường Xô-Đức đã xuất hiện các loại xe tăng hạng nặng “Tiger” (cọp), “Panther” (báo đen) và pháo tự hành “Elefant” (voi) đều thuộc loại hiện đại nhất.



Xe tăng Tiger II "Cọp chúa"
Thế nhưng, ngay từ mùa hè năm 1942, bộ máy công nghiệp quốc phòng Đức đã bại trận, nếu xét về lĩnh vực sản xuất xe tăng, xe thiết giáp.

Sau khi tấn công Liên Xô theo “Kế hoạch Barbarosa” năm 1941, Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức quốc xã đã nhanh chóng nhận ra rằng các xe tăng kiểu III và IV của họ bị lép vế trước xe tăng T-34 của Hồng quân Liên Xô.



Xe tăng III của Đức quốc xã không phải là đối thủ của T-34​

Tháng 6/1941, hai tập đoàn công nghiệp Đức đã bắt tay nghiên cứu chế tạo loại xe tăng hạng nặng mới với số thứ tự VI và mang tên “Tiger” (con cọp) và đã mắc sai lầm nghiêm trong khâu chọn hướng ưu tiên. Cả hai tập đoàn này đều thiên về chế tạo loại xe tăng hạng nặng hiện đại để chiếm ưu thế trước xe tăng hạng trung T-34 của Liên Xô.

Cả hai mẫu thiết kế xe tăng mới của Đức quốc xã được đưa ra thử nhiệm hồi đầu năm 1942 đều được trang bị pháo 88 mm – một loại pháo gắn trên xe tăng có uy lực nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hệ thống chuyển động của cả hai mẫu xe tăng thử nghiệm này phức tạp hơn nhiều so với hệ thống chuyển động của xe tăng T-34 vốn dựa theo thiết kế của Anh năm 1924.

Chỉ có điều người Đức đã bỏ qua một thực tế quan trọng là: Trên chiến trường, vũ khí đơn giản ít hỏng hóc còn quan trọng hơn vũ khí phức tạp hay bị trục trặc; vỏ bọc thép của xe tăng thon vát ít bị dính đạn pháo chống tăng hơn loại xe tăng có vỏ thép dày hơn nhưng lại “vuông thành sắc cạnh”.

Ba trong 4 chiếc Tiger I thử nghiệm đầu tiên đã bị T-34 tiêu diệt vì quá
cồng kềnh. cơ động kém

Trong số 4 chiếc xe tăng “Tiger” (con cọp) đầu tiên được đem ra thử lửa, có 3 chiếc bị xe tăng T-34 tiêu diệt do bị trục trặc động cơ hoặc kém cơ động vì quá cồng kềnh.

Sau thất bại này, Đức quốc xã cho ra đời loại xe tăng Panther V (báo đen) , có ưu thế vượt trội so với xe tăng T-34. Xe tăng Panther V không “vuông thành sắc cạnh” và có hệ thống chuyển động đơn giản hơn, chắc chắn hơn.



Panther V, "xe tăng tốt nhất Chiến tranh thế giới thứ II".​

Chỉ có điều, do thiết kế phức tạp, mãi đến tháng 1/1943, chiếc xe tăng Panther V sản xuất hàng loạt đầu tiên mới được xuất xưởng. Mặc dù xe Panther V (báo đen) là xe tăng tốt nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng đến giữa năm 1945 (khi Đức đầu hàng đồng minh), chỉ có 6.000 xe tăng loại này được xuất xưởng. Trong cùng thời gian, Liên Xô đã sản xuất được gần 60.000 xe tăng T-34 và tung ra chiến trường.



Xe tăng M-4 Sherman của Mỹ: Không phải là đối thủ của Tiger I
nhưng lại có tới 50.000 chiếc, áp đảo về số lượng.

Trong khi đó Mỹ cũng sản xuất hàng loạt loại xe tăng M-4 “Sherman”, được trang bị một khẩu pháo cỡ 75 mm khá hiện đại. Về mặt kỹ thuật, M-4 “Sherman” thua xa Panther V và dễ bị làm mồi cho pháo 88 mm của xe tăng Đức.



Xe tăng M-26 Pershing tương đương với "Cọp chúa" Tiger II.​

Thế nhưng, chỉ trong vòng một khoảng thời gian khá ngắn ngủi, quân đội Mỹ đã được trang bị tới 50.000 chiếc xe tăng M-4 “Sherman”. Không những thế, hồi đầu năm 1945, người Mỹ lại tung vào chiến trường 2.000 chiếc xe tăng hạng nặng M-26 “Pershing”, có tính năng tương đương với loại xe tăng “Tiger II” hiện đại nhất của quân Đức.

“Nước xa không cứu được lửa gần”

Giữa lúc quân Đức quốc xã đang bị dồn ép trên khắp các chiến trường trong năm 1944, thay vì sản xuất hàng loạt các loại xe tăng Panther V đã được kiểm chứng trên chiến trường, Hitler lại ra lệnh cho ngành công nghiệp quân sự Đức nghiên cứu sản xuất các loại xe tăng mới “khủng” hơn nữa. Đó là loại xe tăng Loewe VII (sư tử) nặng 91,4 tấn và loại xe tăng khổng lồ Maus VIII (con chuột) với trọng lượng tới 188 tấn.



Siêu xe tăng E-100 chỉ là miếng mồi béo bở của quân đồng minh.thắng trận.
Hitler cũng ra lệnh nghiên cứu chế tạo 3 siêu xe tăng mang mã số E-50, E-75 và E-100, Kết quả là không một mẫu “siêu xe tăng” nào được sản xuất hàng loạt và trở thành miếng mồi béo bở cho các nước đồng minh thắng trận vào lúc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Minh Bích (Welt.de, Wikipedia)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top