Các cụ cho em hỏi ngu phát, tại sao không giữ Quận bỏ phường.
Em thấy giờ bỏ quận, nhập phường thì lại gom phường, thay tên đổi trụ sở hành chính, loằng ngoằng phết.
Mà nghe Phường Hoàn Kiếm, Phường Ba Đình nó cứ ển ển như nào ý ....
Vậy sao không giữ Cấp Lãnh đạo quận, Bỏ luôn cấp Lãnh đạo phường. Bộ máy chỉ cần Lãnh đạo quận chỉ huy, còn các đơn vị hành chính sẽ chia về ngồi ở các trụ sở phường thực hiện thủ tục giấy tờ cho bà con ....
Ví dụ Quận Hoàn kiếm giữ nguyên, các phường giải tán Lãnh đạo, biến trụ sở phường Hà Mã thành nơi Đăng ký xe, trụ sở phường Hà Đào thành nơi cấp căn cước công dân .... hoặc gộp lại, còn dôi trụ sở thì cho các cháu làm nhà trẻ, trường học.
Làm thế, tên địa danh vẫn giữ nguyên, vẫn dễ tìm kiếm và chả cần thay đổi giấy tờ gì cả. Ai Đăng ký hộ khẩu số 1 Phố Hàng Đào, Phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm vẫn thế.
Hoặc vẫn như trên em nói, bỏ địa giới phường. Vậy giờ sẽ là địa chỉ số 1 Phố Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm .... còn trong quận tự chia Tổ Dân phố để quản lý con người ...
Em hết ạ...
Từ đầu em cũng nghĩ bỏ xã, giữ huyện hợp lý hơn với nhiều ưu điểm:
- Sẽ giảm mạnh được biên chế và chi phí. Hiện một huyện bao gồm rất nhiều xã (10-15 xã) nhưng hiện nay bỏ huyện rồ phải gom 3-4 xã thành một xã mới phải tăng cường cán bộ huyện, tỉnh về xã, phải thành lập thêm phòng chức năng, kiện toàn bộ máy thì mình không chắc có giảm biên chế được hay không. Bỏ đi một huyện mà phải xây dựng, tăng cường cho nhiều xã. Khá nghịch lý là bỏ huyện rồi lại xây dựng huyện thu nhỏ
- Tổ chức của cấp huyện đầy đủ hơn với các phòng chức năng, cán bộ huyện được đào tạo và có trình độ tốt hơn cấp xã.
- Không bị xung đột với các thiết chế khác như tòa án huyện, viện kiểm soát huyện, bệnh viện huyện, thư viện huyện, trung tâm thể dục thể thao huyện, bộ chỉ huy quân sự huyện,...Hiện nay bỏ cấp huyện thì phải đứng trước vấn đề phải sắp xếp, cơ cấu lại các thiết chế này sao cho phù hợp.
- Không bị gặp vấn đề khá nan giải và tranh cãi là giữ hay bỏ thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh như Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Hạ Long, Quy Nhơn,..Nhiều thành phố, thị xã đã hình thành lâu đời, là thương hiệu du lịch được mọi người trong và ngoài nước biết đến....Hiện nay các thành phố, thị xã bị xóa bỏ, tách ra nhiều phường thì quản lý hay nguồn lực bị tản mác, trong quảng bá du lịch cũng bị mất nhận diện thương hiệu,...Nhiều thành phố mới thành lập, mở rộng năm 2024 nay đã bỏ. Trên thế giới thì người ta vẫn có thành phố trực thuộc tỉnh (bang) đó thôi.
- Tỉnh quản lý dễ hơn. Lúc trước một tỉnh quản lý 10-20 huyện, hiện nay một tỉnh có thể quản lý cả 100 hay hơn 100 xã. Mỗi lần họp ở tỉnh chắc cũng mệt. Chẳng hạn phòng giáo dục huyện hiện quản lý các trường tiểu học và THCS, nếu bỏ cấp huyện thì không biết cấp nào quản lý các trường này, nếu đưa về Sở GD thì có bị quá tải không.
- Trung gian hay cơ sở sát dân không nằm ở từ "huyện"hay "xã" mà do tổ chức và chức năng. Nếu bỏ xã, giữ huyện thì lúc này huyện giữ vai trò cấp cơ sở trực tiếp quản lý và làm việc với dân.
- Về vấn đề đi lại xa. Đa số các huyện trên cả nước hiện nay diện tích không quá lớn, qua kinh nghiệm bản thân thì em thấy đường kính một huyện khoảng 20-30 km (bán kính tính từ trung tâm huyện khoảng 10 km), thậm chí rất nhiều huyện nhỏ hơn thì vấn đề đi lại không quá khó với sự phát triển giao thông như hiện nay so với thời cách đây 30-40 năm. Chỉ có một số huyện miền núi thì có khó khăn thì có thể cơ cấu, sắp xếp thêm cơ sở 2 hay như thế nào đó thì em nghĩ cũng ổn.
-Về vấn đề quá tải. Thực tế hiện nay em thấy đi đến huyện hay xã thì cán bộ không bận rộn lắm, nếu đông thì chỉ một vài bộ phận nhỏ thôi còn lại đa số các bộ phận khác khá nhàn. Thực tế nhiều phường tại TP HCM trước khi sáp nhập đã có dân số 150-160k người bằng dân số một nửa tỉnh miền núi, mà địa bàn thành phố bận rộn và nhiều hoạt động hơn nông thôn rất nhiều nhưng vẫn hoạt động được nên vấn đề quá tải không quá lo ngại. Chỉ cần tăng cường cán bộ nhất là ở các bộ phận có nhu cầu cao là ổn thôi. Mặt khác xu thế phát triển chính quyền điện tử thì nhu cầu đến trụ sở sẽ giảm giống như ngân hàng hiện nay.
- Theo thông tin hiện nay, khi bỏ huyện 85% nhiệm vụ cấp huyện chuyển về xã còn 15% chuyển về tỉnh. Trong bối cảnh 2, 3 tỉnh sáp nhập vào một thì khoảng cách tới trung tâm tỉnh rất xa, như vậy 15% này chuyển về tỉnh thì sẽ gây khó khăn cho người dân hơn trước.
- Đơn giản hơn về mặt thực hiện. Hiện nay bỏ huyện, sáp nhập 2-3 xã thành xã mới với cơ cấu như một huyện thu nhỏ rồi phải sáp nhập tỉnh gây xáo trộn cho toàn bộ hệ thống. Nếu bỏ xã, giữ huyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Theo cá nhân em thấy, một là giữ lại chính quyền 3 cấp như hiện nay nhưng sáp nhập tỉnh, huyện, xã thì đã giảm được rất nhiều biên chế và thu gọn đầu mối rồi. Còn nếu vẫn muốn làm chính quyên 2 cấp thì nên bỏ xã giữ huyện thì sẽ đơn giản, hiệu quả hơn.