[Funland] Thông tin sáp nhập xã, huyện, tỉnh

Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
10,152
Động cơ
193,092 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cho rằng vì hoạt động như quận bé và nối thẳng lên thành phố nên quản lý sẽ còn chặt chẽ hơn xưa, đặc biệt là quản lý đất đai
 

qchien14

Xe tải
Biển số
OF-201195
Ngày cấp bằng
8/7/13
Số km
296
Động cơ
325,869 Mã lực
Để ý là các tỉnh phía Nam như Tphcm, Bình Dương, Đồng Nai chia các xã phường lớn hơn hẳn ngoài Bắc( cả dân số và diện tích), thậm chí gấp 2 lần Hà Nội, gấp 4 lần các tỉnh khác ở ĐBSH. Có vẻ lãn đạo trong này quán xuyến công việc tốt hơn ở phía Bắc
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
3,107
Động cơ
423,463 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤

Entropy

Xe điện
Biển số
OF-747676
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
2,430
Động cơ
3,504,619 Mã lực
Nó liên quan nhiều thứ…. Tại sao ko lấy tên Nam Định mà lấy tên Ninh Bình, tại sao Không lấy tên Quảng Nam mà lấy tên Đà Nẵng… cái này liên quan tới Thương hiệu trên thị trường quốc tế và đang ký tên miền. Ninh Binh là địa chỉ du lịch là cố đô có thương hiệu với du khách và các app dịch vụ lữ hành. Đà nẵng cũng vậy. Đặt lên bàn cân loại bỏ mấy yếu tố vùng miền thì lấy tên có giá trị thương mại cao nhất. Bây giờ mà lấy tên Quang Nam mà vứt tên Đà Nẵng là vứt toi 1 thương hiệu du lịch cức lớn có tầm ảnh hưởng quốc tế
Đặt mấy cái tên này cũng đc đưa lên AI nó phân tích hơn thiệt thua rồi quyết nên đều có lý do cả
Nếu ưu tiên du lịch thì hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị nên giữ lại Quảng Bình chứ?
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,572
Động cơ
1,141,603 Mã lực
Em cho rằng vì hoạt động như quận bé và nối thẳng lên thành phố nên quản lý sẽ còn chặt chẽ hơn xưa, đặc biệt là quản lý đất đai
"Các quy định quản lý của Nhà nước rất đúng đắn và chặt chẽ. Tuy nhiên, kết quả thực hiện còn xộc xệch chủ yếu do năng lực, trình độ và cách thức tổ chức của cá nhân hoặc nhóm người thực hiện ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở."
Khi việc không trôi thì thường bị nhận xét như vậy.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,680
Động cơ
1,327,470 Mã lực
Nó liên quan nhiều thứ…. Tại sao ko lấy tên Nam Định mà lấy tên Ninh Bình, tại sao Không lấy tên Quảng Nam mà lấy tên Đà Nẵng… cái này liên quan tới Thương hiệu trên thị trường quốc tế và đang ký tên miền. Ninh Binh là địa chỉ du lịch là cố đô có thương hiệu với du khách và các app dịch vụ lữ hành. Đà nẵng cũng vậy. Đặt lên bàn cân loại bỏ mấy yếu tố vùng miền thì lấy tên có giá trị thương mại cao nhất. Bây giờ mà lấy tên Quang Nam mà vứt tên Đà Nẵng là vứt toi 1 thương hiệu du lịch cức lớn có tầm ảnh hưởng quốc tế
Đặt mấy cái tên này cũng đc đưa lên AI nó phân tích hơn thiệt thua rồi quyết nên đều có lý do cả
Cụ giải thích chẳng liên quan gì đến post cụ quote của em cả. Em chỉ nói là bài báo em đưa trong post có nêu các lý do, nhưng hoàn toàn không thuyết phục (dùng tên đã có sẵn, tên ngắn gọn và dễ nhớ, do dùng tên cũ nên giúp giảm thiểu xáo trộn giấy tờ => không phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý).
Thế nên em có viết là cứ thế mà làm thôi, chứ giải thích vớ vẩn thì chẳng để làm gì.
P.S còn như có cụ thắc mắc post của cụ ở trên về Quảng Bình - Quảng Trị ý, cụ cũng chẳng giải thích được đâu. Còn AI thì cũng chỉ là để tổng hợp thông tin, phân tích thiệt hơn mà để cho AI làm hết thì cũng hơi sợ cụ ạ :).
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
28,992
Động cơ
946,458 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
Bỏ phường thì cấp nào sẽ tiếp xúc trực tiếp với dân
Người ta bỏ quận/ huyện vì đây là cấp trung gian, cấp này cũng có chức năng/cơ cấu gần với cấp tỉnh.
Bỏ quận huyện và tăng cường sức mạnh cho cấp phường /xã là quá hợp lý rồi.

Có một số lĩnh vực sẽ hoạt động theo hệ thống riêng mà không liên quan đến phân cấp hành chính. VD như: tòa án, kho bạc, thuế,...
Bỏ huyện là đúng!
Nhưng lấy cả huyện đó làm một xã là đẹp, các xã hiện nay thành xóm. Giao thông, CNTT đã phát triển, có việc đi lại tầm 20-30km trong phút mốt.
 

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,279
Động cơ
257,471 Mã lực
Từ đầu em cũng nghĩ bỏ xã, giữ huyện hợp lý hơn với nhiều ưu điểm:

- Sẽ giảm mạnh được biên chế và chi phí. Hiện một huyện bao gồm rất nhiều xã (10-15 xã) nhưng hiện nay bỏ huyện rồ phải gom 3-4 xã thành một xã mới phải tăng cường cán bộ huyện, tỉnh về xã, phải thành lập thêm phòng chức năng, kiện toàn bộ máy thì mình không chắc có giảm biên chế được hay không. Bỏ đi một huyện mà phải xây dựng, tăng cường cho nhiều xã. Khá nghịch lý là bỏ huyện rồi lại xây dựng huyện thu nhỏ

- Tổ chức của cấp huyện đầy đủ hơn với các phòng chức năng, cán bộ huyện được đào tạo và có trình độ tốt hơn cấp xã.

- Không bị xung đột với các thiết chế khác như tòa án huyện, viện kiểm soát huyện, bệnh viện huyện, thư viện huyện, trung tâm thể dục thể thao huyện, bộ chỉ huy quân sự huyện,...Hiện nay bỏ cấp huyện thì phải đứng trước vấn đề phải sắp xếp, cơ cấu lại các thiết chế này sao cho phù hợp.

- Không bị gặp vấn đề khá nan giải và tranh cãi là giữ hay bỏ thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh như Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Hạ Long, Quy Nhơn,..Nhiều thành phố, thị xã đã hình thành lâu đời, là thương hiệu du lịch được mọi người trong và ngoài nước biết đến....Hiện nay các thành phố, thị xã bị xóa bỏ, tách ra nhiều phường thì quản lý hay nguồn lực bị tản mác, trong quảng bá du lịch cũng bị mất nhận diện thương hiệu,...Nhiều thành phố mới thành lập, mở rộng năm 2024 nay đã bỏ. Trên thế giới thì người ta vẫn có thành phố trực thuộc tỉnh (bang) đó thôi.

- Tỉnh quản lý dễ hơn. Lúc trước một tỉnh quản lý 10-20 huyện, hiện nay một tỉnh có thể quản lý cả 100 hay hơn 100 xã. Mỗi lần họp ở tỉnh chắc cũng mệt. Chẳng hạn phòng giáo dục huyện hiện quản lý các trường tiểu học và THCS, nếu bỏ cấp huyện thì không biết cấp nào quản lý các trường này, nếu đưa về Sở GD thì có bị quá tải không.

- Trung gian hay cơ sở sát dân không nằm ở từ "huyện"hay "xã" mà do tổ chức và chức năng. Nếu bỏ xã, giữ huyện thì lúc này huyện giữ vai trò cấp cơ sở trực tiếp quản lý và làm việc với dân.

- Về vấn đề đi lại xa. Đa số các huyện trên cả nước hiện nay diện tích không quá lớn, qua kinh nghiệm bản thân thì em thấy đường kính một huyện khoảng 20-30 km (bán kính tính từ trung tâm huyện khoảng 10 km), thậm chí rất nhiều huyện nhỏ hơn thì vấn đề đi lại không quá khó với sự phát triển giao thông như hiện nay so với thời cách đây 30-40 năm. Chỉ có một số huyện miền núi thì có khó khăn thì có thể cơ cấu, sắp xếp thêm cơ sở 2 hay như thế nào đó thì em nghĩ cũng ổn.

-Về vấn đề quá tải. Thực tế hiện nay em thấy đi đến huyện hay xã thì cán bộ không bận rộn lắm, nếu đông thì chỉ một vài bộ phận nhỏ thôi còn lại đa số các bộ phận khác khá nhàn. Thực tế nhiều phường tại TP HCM trước khi sáp nhập đã có dân số 150-160k người bằng dân số một nửa tỉnh miền núi, mà địa bàn thành phố bận rộn và nhiều hoạt động hơn nông thôn rất nhiều nhưng vẫn hoạt động được nên vấn đề quá tải không quá lo ngại. Chỉ cần tăng cường cán bộ nhất là ở các bộ phận có nhu cầu cao là ổn thôi. Mặt khác xu thế phát triển chính quyền điện tử thì nhu cầu đến trụ sở sẽ giảm giống như ngân hàng hiện nay.

- Theo thông tin hiện nay, khi bỏ huyện 85% nhiệm vụ cấp huyện chuyển về xã còn 15% chuyển về tỉnh. Trong bối cảnh 2, 3 tỉnh sáp nhập vào một thì khoảng cách tới trung tâm tỉnh rất xa, như vậy 15% này chuyển về tỉnh thì sẽ gây khó khăn cho người dân hơn trước.

- Đơn giản hơn về mặt thực hiện. Hiện nay bỏ huyện, sáp nhập 2-3 xã thành xã mới với cơ cấu như một huyện thu nhỏ rồi phải sáp nhập tỉnh gây xáo trộn cho toàn bộ hệ thống. Nếu bỏ xã, giữ huyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Theo cá nhân em thấy, một là giữ lại chính quyền 3 cấp như hiện nay nhưng sáp nhập tỉnh, huyện, xã thì đã giảm được rất nhiều biên chế và thu gọn đầu mối rồi. Còn nếu vẫn muốn làm chính quyên 2 cấp thì nên bỏ xã giữ huyện thì sẽ đơn giản, hiệu quả hơn.
Em đồng ý với comment của cụ dưới.
Số lượng huyện ít hơn, nhưng bộ máy lớn hơn (trung bình khoảng 40-50 đầu mối), thực tế huyện thực hiện một phần công việc của tỉnh và một phần công việc của xã, nên chuyển một số việc về tỉnh, một số việc về xã là hợp lý.
Trong lịch sử, các triều đại dù thay đổi cấp huyện, tổng hay trấn...nhưng chưa bao giờ bỏ cấp xã.

thực chất là loại bỏ hoạt động của cấp huyện như hiện nay, chứ không phải là bỏ huyện cho các cụ đỡ thắc mắc
 

Killer13

Xe tăng
Biển số
OF-302643
Ngày cấp bằng
23/12/13
Số km
1,735
Động cơ
331,446 Mã lực
Theo em thấy thay vì bỏ thành phố, huyện, gộp xã nhỏ thành xã to sao không bỏ xã, tách thành phố, huyện to thành 2 -3 thành phố, huyện, thị trấn nhỏ và chuyển mô hình thành chính quyền cơ sở. Như vậy vừa nhanh, vừa khỏe, vừa ít đầu mối và vẫn đảm bảo việc tinh gọn bộ máy. Việc sửa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hoặc phục vụ hành chính công cũng dễ hơn, dù sao bộ máy cấp huyện bao gồm cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đang hoạt động trơn tru rồi. Mặt khác, chính quyền cấp huyện hiện tại đang giải quyết rất nhiều khối lượng công việc hàng ngày, từ cấp giấy CNQSD đất, quy hoạch, GPMB, dự án đầu tư..v.v. Chuyển sang cấp xã thực hiện những nhiệm vụ trên khả năng sẽ có nhiều điểm nghẽn liên quan đến việc sửa Luật và ổn định các phòng, ban chức năng liên quan.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
759
Động cơ
187,007 Mã lực
Tuổi
46
Em vẫn nghĩ sau này sẽ phải có giải pháp để duy trì thành phố thôi, k bỏ được. Có thể là 1 ban quản lý mang tính chất đại diện, đầu mối kết nối các phường của thành phố,gọn nhẹ tầm 40 50 người chẳng hạn,được tỉnh ủy quyền quyết 1 số vấn đề,vấn đề lớn thì tỉnh quyết. K hẳn là cấp 2.5 mà như 1 cánh tay nối dài của tỉnh.
Mỗi tỉnh giờ có 3-4 thành phố +thị xã,chính là hạt nhân phát triển.tập trung phát triển tốt 120 thành phố ấy cần rất nhiều đặc thù riêng
 

Hanoi1919

Xe tăng
Biển số
OF-322467
Ngày cấp bằng
5/6/14
Số km
1,852
Động cơ
797,726 Mã lực
Vậy thì cụ cứ coi như cấp Xã/Phường mới sau thành lập là cấp Quận/Huyện thôi, có gì đâu, suy cho cùng cũng chỉ là tên gọi, còn về bản chất nó ( Xã/Phường sau sáp nhập) là đơn vị hành chính cơ sở, thế thôi.
Kể cả bây giờ: toàn TG người ta gọi con Mèo là con Mèo, riêng cụ quy ước cho cá nhân cụ con Mèo là con Chó kêu "meo meo" cũng được cơ mà. Xét cho cùng, do con người quy ước thôi. :))

Còn cụ nào nói : sao không bỏ xã/phường, giữ lại huyện và để huyện làm việc của xã phường ? Em đã có phân tích ở còm trên rồi. Tư duy thế nó luẩn quẩn kiểu " con kiến mà leo cành đa...leo phải cành cụt, leo ra-leo vào"...;))
Thực tế là khi chuyển từ 3 xuống còn 2 cấp thì cấp Tỉnh, Thành tw vẫn như cũ. Cấp Quận, Huyện đã bị xoá bỏ. Cấp Xã, Phường cũ cũng đã bị xoá bỏ vì cấp Cơ sở trực tiếp mới có quy mô diện tích và dân số lớn hơn, quyền hạn và trách nhiệm sẽ nhiều hơn nên bộ máy cũng không giống cấp xã, phường cũ nữa. Gọi cấp cơ sở mới là quận, huyện hay xã, phường đều khiến mọi người hình dung nó giống như quận, huyện hay xã, phường cũ nên vẫn cứ luẩn quẩn với câu hỏi sao không giữ quận huyện, bỏ xã phường? Nên giữ xã, phường bỏ quận huyện nọ kia. :P

Thực chất là bỏ cả 2 cấp quận huyện và xã phường trước đây rồi. Hệ thống mới sẽ có ĐVHC cấp cơ sở trực tiếp tạm gọi là Xã, Phường, Đặc khu. Nhưng nó cũng không phải là cấp xã, phường trước kia nữa. :))
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,563
Động cơ
1,834,625 Mã lực
Sẽ hơi mất thời gian và ách tắc.
Nguyên khoảng chuyển giao giấy tờ, sắp xếp và đồng bộ dữ liệu đã thấy lớn rồi.
Chưa kể ko phải ngành nào cũng chạy dc, mấy cụ bên giáo dục hay nông lâm, tài nguyên... trước nay vẫn cục bộ và cơm là chính.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,761
Động cơ
819,716 Mã lực
Thực tế là khi chuyển từ 3 xuống còn 2 cấp thì cấp Tỉnh, Thành tw vẫn như cũ. Cấp Quận, Huyện đã bị xoá bỏ. Cấp Xã, Phường cũ cũng đã bị xoá bỏ vì cấp Cơ sở trực tiếp mới có quy mô diện tích và dân số lớn hơn, quyền hạn và trách nhiệm sẽ nhiều hơn nên bộ máy cũng không giống cấp xã, phường cũ nữa. Gọi cấp cơ sở mới là quận, huyện hay xã, phường đều khiến mọi người hình dung nó giống như quận, huyện hay xã, phường cũ nên vẫn cứ luẩn quẩn với câu hỏi sao không giữ quận huyện, bỏ xã phường? Nên giữ xã, phường bỏ quận huyện nọ kia. :P

Thực chất là bỏ cả 2 cấp quận huyện và xã phường trước đây rồi. Hệ thống mới sẽ có ĐVHC cấp cơ sở trực tiếp tạm gọi là Xã, Phường, Đặc khu. Nhưng nó cũng không phải là cấp xã, phường trước kia nữa. :))
Về cơ bản cụ tư duy thế là gần ổn rồi đấy. :))

Các cụ phải hiểu bản chất là VN thiết lập cơ cấu hành chính 3 cấp: TƯ- Tỉnh/TP tư- Cơ sở.

Không giữ Quận/Huyện được, vì nó là cấp trung gian không trực tiếp làm việc với dân, cần loại bỏ để tinh gọn bộ máy.
Giờ là thiết lập 1 hệ thống hành chính cơ sở mới trên cơ sở sáp nhập các Phường/Xã cũ, cấp HC cơ sở này về bản chất không phải là mô hình HC Xã/Phường như hiện tại, nó phải làm tốt hơn công việc của Xã/Phường, đồng thời làm luôn cả công việc mà trước đây cấp HC Quận/Huyện làm.

Nó là tên gọi đơn vị hành chính cơ sở thôi.
Tuy nhiên, về mặt chính danh Nhà nước, cấp hành chính cơ sở này phải có "tên chính danh" ....không thể gọi nó là Quận/Huyện, vậy còn mỗi lựa chọn là vẫn gọi tên cấp HC cơ sở là Xã/Phường, phù hợp văn hóa người dân VN từ xưa nay vẫn quen gọi thế.

Về bản chất không phải liên quan đến bỏ Quận/huyện, giữ xã/phường hay ngược lại. Tư duy kiểu đó thì không làm cách mạng "tinh giản bộ máy HC" được, không vươn mình được.

Phải hiểu là chúng ta bỏ cấp HC trung gian và thiết lập cấp HC cơ sở mới, theo định hướng cơ cấu hành chính 3 cấp TƯ-Tỉnh/TP-Cơ sở.

P/S: Em không phải Ban tuyên giáo, không phải người Nhà nước, em chỉ là 1 công dân VN bình thường và đang làm cho 1 DN FDI tại VN.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tv1912

Xe buýt
Biển số
OF-794977
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
637
Động cơ
74,960 Mã lực
Tuổi
38
Theo em thấy thay vì bỏ thành phố, huyện, gộp xã nhỏ thành xã to sao không bỏ xã, tách thành phố, huyện to thành 2 -3 thành phố, huyện, thị trấn nhỏ và chuyển mô hình thành chính quyền cơ sở. Như vậy vừa nhanh, vừa khỏe, vừa ít đầu mối và vẫn đảm bảo việc tinh gọn bộ máy. Việc sửa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hoặc phục vụ hành chính công cũng dễ hơn, dù sao bộ máy cấp huyện bao gồm cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đang hoạt động trơn tru rồi. Mặt khác, chính quyền cấp huyện hiện tại đang giải quyết rất nhiều khối lượng công việc hàng ngày, từ cấp giấy CNQSD đất, quy hoạch, GPMB, dự án đầu tư..v.v. Chuyển sang cấp xã thực hiện những nhiệm vụ trên khả năng sẽ có nhiều điểm nghẽn liên quan đến việc sửa Luật và ổn định các phòng, ban chức năng liên quan.
Cụ nói cũng có lý! Nhưng hết vòng thảo luận rồi, bây giờ đang trong tiến trình triển khai rồi không làm lại bản thiết kế nữa! :D

Đại thể của kế hoạch chính quyền địa phương 2 cấp là phân tán và tập trung. Nếu xét theo quy luật tự nhiên thì chưa đúng, nhưng xét theo quy luật xã hội(ở đây là XHCN) thì lại rất chính xác. Trước đây giữa huyện và các thành phố có khoảng cách như trời và đất, như huyện Tương Dương chả có tý mầu sắc nào khi đặt cạnh tp.Vinh, rất là chênh lệch. Nhưng một xã nào đó so với một phường nào đó thì nó lại rất gần...có thể coi cuộc cách mạng này đưa tất cả các địa phương về một điểm xuất phát mới! Những phường dĩ nhiên vẫn chiếm ưu thế nhưng các xã cũng còn nhìn thấy bóng lưng của các phường, chứ không phải ngước mặt lên trời mới nom thấy như giữa huyện và thành phố! :D

Với việc thủ phủ của tỉnh chỉ là một phường, sẽ trói quan niệm cục bộ nếu có của lãnh đạo trong một phường nhỏ để tư duy quản lý bao trùm ra cả tỉnh. Chia huyện bỏ xã thì cũng được lại nhàn hơn, nhưng có vẻ như thế sẽ giống như nhổ cỏ, không tróc được hết bộ rễ trì trệ, phải sới tung lên mới tốt cho vụ sau! Vấn đề bây giờ là có đúng thời điểm hay không, làm đất mà sai vụ là mất mùa như chơi! :))
 

xe đạp Japan

Xe điện
Biển số
OF-824378
Ngày cấp bằng
26/12/22
Số km
2,247
Động cơ
129,854 Mã lực
Về cơ bản cụ tư duy thế là gần ổn rồi đấy. :))

Các cụ phải hiểu bản chất là VN thiết lập cơ cấu hành chính 3 cấp: TƯ- Tỉnh/TP tư- Cơ sở.

Không giữ Quận/Huyện được, vì nó là cấp trung gian không trực tiếp làm việc với dân, cần loại bỏ để tinh gọn bộ máy.
Giờ là thiết lập 1 hệ thống hành chính cơ sở mới trên cơ sở sáp nhập các Phường/Xã cũ, cấp HC cơ sở này về bản chất không phải là mô hình HC Xã/Phường như hiện tại, nó phải làm tốt hơn công việc của Xã/Phường, đồng thời làm luôn cả công việc mà trước đây cấp HC Quận/Huyện làm.

Nó là tên gọi đơn vị hành chính cơ sở thôi.
Tuy nhiên, về mặt chính danh Nhà nước, cấp hành chính cơ sở này phải có "tên chính danh" ....không thể gọi nó là Quận/Huyện, vậy còn mỗi lựa chọn là vẫn gọi tên cấp HC cơ sở là Xã/Phường, phù hợp văn hóa người dân VN từ xưa nay vẫn quen gọi thế.

Về bản chất không phải liên quan đến bỏ Quận/huyện, giữ xã/phường hay ngược lại. Tư duy kiểu đó thì không làm cách mạng "tinh giản bộ máy HC" được, không vươn mình được.

Phải hiểu là chúng ta bỏ cấp HC trung gian và thiết lập cấp HC cơ sở mới, theo định hướng cơ cấu hành chính 3 cấp TƯ-Tỉnh/TP-Cơ sở.

P/S: Em không phải Ban tuyên giáo, không phải người Nhà nước, em chỉ là 1 công dân VN bình thường và đang làm cho 1 DN FDI tại VN.
Nhưng cách cụ viết với thời gian cụ comment, em cảm giác cụ như đang trong bộ máy và không lo bị cho nghỉ sớm vậy. Thật khó tin.....
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,315
Động cơ
142,227 Mã lực
Bỏ huyện là đúng!
Nhưng lấy cả huyện đó làm một xã là đẹp, các xã hiện nay thành xóm. Giao thông, CNTT đã phát triển, có việc đi lại tầm 20-30km trong phút mốt.
Về mặt nguyên tắc, em thấy việc ghép các xã đủ rộng (có thể trở thành vùng tương đương huyện hiện nay) ở các khu vực thành phố, đồng bằng sông Hồng và khu vực Đông Nam Bộ là hợp lý. Vấn đề duy nhất là con người (Cụ thể là người quản lý hiện hữu sẽ chuyển đi đâu). Đây là vấn đề mà lãnh đạo các tỉnh thành chắc không quyết mà nếu muốn quyết là phải trung ương (nếu muốn). Các tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai… (em kể theo tên mới) hoàn toàn có thể giảm số lượng xã, phường lên tới 80% (hoặc hơn nữa, có thể lên tới 90% ở một số nơi nghĩa là 10 xã còn 1 xã). Nhưng nếu Trung Ương chỉ giao chỉ tiêu chung là 60-70% (không phân biệt tỉnh, thành) thì dưới địa phương sẽ thực hiện như vậy (Vừa đảm bảo đúng quy định phía trên đã quyết, vừa dễ giải quyết vấn đề lao động).
 

BKG

Xe điện
Biển số
OF-54108
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,153
Động cơ
399,528 Mã lực
Nhà bạn em ở ngõ gì ngay đầu Nguyễn Xiển, gần lối lên đường trên cao, trước thuộc quận Thanh Xuân, sau đợt này thuộc về huyện Thanh Trì.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,761
Động cơ
819,716 Mã lực
Nhà bạn em ở ngõ gì ngay đầu Nguyễn Xiển, gần lối lên đường trên cao, trước thuộc quận Thanh Xuân, sau đợt này thuộc về huyện Thanh Trì.
Làm gì còn cấp hành chính Huyện Thanh Trì nữa mà cụ nói "sau đợt này thuộc về huyện Thanh Trì" ???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top