Thang cuốn thực chất cũng là 1 luồng lưu thông 1 chiều, thậm chí là duy nhất trong 1 không gian chung (bởi ngoài nó chỉ có thang bộ thoát hiểm mà chả ai dùng thang đó để đi lại trong điều kiện bình thường). Trên luồng lưu thông đó có người đi (vì họ vội, vì họ thích đi bộ), có người đứng, chẳng có quy định nào là người đi thang cuốn phải đứng yên cả. Vì vậy mọi người cũng nên có ý thức giống như khi tham gia giao thông trên đường là đi/ đứng về bên phải theo chiều đi của mình nhường đường cho người khác. Ở nước ngoài họ luôn thực hiện như thế ở thang cuốn (escalator) hay băng tải hành khách (passenger conveyor), một số nước sử dụng tay lái nghịch thì họ đứng về bên trái, nghĩa là đúng chiều giao thông trên đường. Em cho rằng do ở VN mọi người chưa biết đến thói quen đó nên chưa thực hiện (giống như thói quen xếp hàng khi vào thang máy, để khách trong thang ra hết rồi mới vào....)
Em đồng quan điểm với cụ này. Cái này do thói quen hành xử nơi công cộng ở các xã hội khác nhau nó khác nhau, sau một thời gian cái gì phù hợp với số đông hơn sẽ chi phối cách mọi người ứng xử và định hình thế nào là đúng hoặc phù hợp. Vấn đề kỹ thuật hay an toàn là câu chuyện khác.
Em có thời gian ở Nhật, em thấy họ có thói quen đứng gọn về một bên, (vùng em ở là bên phải vùng khác lại là bên trái), nhường bên còn lại cho ai vội đi bộ vượt lên. Điều này đặc biệt phổ biến ở các ga tàu điện ngầm đông đúc, vì có nhiều người cần di chuyển nhanh qua thang máy để chạy đến gần ke ga chỗ đợi lên tàu kế tiếp (tầng trên hoặc dưới). Nhiều người khá vội do họ cần bắt được ngay chuyến tàu gần nhất (vì cần đi nhanh để kịp đổi chuyến khác ở ga khác nữa chẳng hạn, vì chuyến này giá rẻ đi vẫn kịp, nếu không đi chuyến sau phải trả nhiều tiền hơn, v.v...). Có rất nhiều lý do liên quan đến tiền, thời gian dẫn đến họ lên kế hoạch cho chuyến đi của họ như vậy. Ở những ga lớn, giờ cao điểm, dòng người ùn ùn đổ ra từ các cửa tàu đi tràn ra lối đi nhưng đến đầu thang cuốn là tách ra, ai không vội thì xếp hàng vào bên đứng, ai vội thì đi bên kia, và cũng kín luôn. Do văn hoá, thói quen làm việc, sinh hoạt coi trọng sự đúng giờ nên sinh ra cách hàn xử nơi công cộng như vậy để người không vội không ảnh hưởng đến những người đang vội. Có thể vì thế nên em thấy trên thang cuốn trong ga, trong siêu thị, trung tâm mua sắm, trong toà nhà văn phòng (và thường mấy khu chức năng này liên thông với nhau) họ đều đứng và đi như vậy. Trong không gian đó, nếu có một người đứng chắn ở lối kia sẽ được coi là ứng xử không phù hợp với số đông những người còn lại. Người nào nhẹ nhàng họ sẽ vỗ nhẹ nói xin làm phiền cho tôi qua, cáu hơn tí thì lách lên xong lườm và những người xung quanh nhìn. Không phải không có người đứng chắn “làn tốc độ cao”, nhưng đa phần là người nước ngoài mới đến, khách du lịch chưa quen với văn hoá công cộng của nơi đó. Sau một thời gian phải tự điều chỉnh.
Ở ta, em nghĩ do thời gian mọi người tiếp xúc với thang cuốn chưa lâu, đa phần mới chỉ có ở các trung tâm mua sắm nơi mọi người đến chủ yếu để đi chơi, giải trí nên không có nhiều người ở trạng thái vội, cách sử dụng thang cuốn vì thế cũng “phóng khoáng” hơn “bọn kia”. Các toà nhà văn phòng em ít thấy dùng thang cuốn, nếu có thì có thể do quy định về thời gian làm việc không quá cứng nên cũng ít thấy ai vội vã.
Có lẽ vì vậy nên đứng thế nào cũng phù hợp, ai vội thì nói một tiếng. Số đông chấp nhận điều này nên chưa cần hình thành kiểu mới. Bọn kia sang đây có thể thấy khó chịu và ném cái nhìn hơi đểu nhưng đám này chưa đủ đông và hung hãn nên buộc phải thích nghi. Sau một thời gian có thể cũng sẽ tự cho phép mình “phóng khoáng” như số đông hoặc biết thế rồi thôi kệ cmcn.
Em nghĩ sau một thời gian nữa, khi có nhiều không gian công cộng hơn, tàu điện, xe buýt, trung tâm mua sắm lớn, dân ta ra ngoài nhiều hơn, dân ngoài vào ta nhiều hơn, cách hành xử nơi công cộng sẽ thay đổi theo hướng không cần đi nhanh thì đứng gọn vào một bên.
Cơ mờ lội còm các cụ xong em cũng loạn m luôn. Biết dell đâu đấy ta đồng hoá hết chúng nó và chả có gì thay đổi. Đứng thế nào cho thoải mái sướng thằng người là được. Đứa nào cần thì còi pha xin, không được thì luồn lách cho nó dẻo.
Tiện, cụ nào biết cho mấy cái biểu tượng mặt cười trên điện thoại vào không chỉ em phát?