2 cụ thân sinh để lại tài sản cho con cháu rất đáng quý. Cụ lăn lộn vậy thì đã rất thành công, chúc mừng.
Tuy nhiên "Nhà cửa đất đai rồi sẽ mua được" thì cái này phải xem lại, đời mình nó vậy nhưng đời con thì chưa chắc đúng và đời càng sau nữa thì tỷ lệ đúng càng thấp. Vì "người sinh chứ đất có sinh ra đâu" về cơ bản vẫn là câu nói đúng mặc dù trong trường hợp cụ thể nào đó thì có thể sai. Phải tới năm 2060 mức tăng dân số mới bắt đầu hơi chậm lại thì đến bao giờ người ở cái đất VN này giảm? Và đến tận khi nào thì nhu cầu mua nhà mới giảm như bên Nhật? Do đó nhà đất là 2 mặt hàng chắc chắn chỉ có tăng giá trong tương lai, cho dù có thể tăng chậm trong 1 giai đoạn nào đó do chính phủ điều tiết qua thuế hoặc chính sách. Kết quả chung vẫn là lương tăng không đủ so với giá nhà đất, đời mình người giỏi phấn đấu mua được nhà đất thì đời cháu mình phải người xuất sắc mới phấn đấu mua được nhà đất.
Và nếu quay lại chủ đề chung thì nếu con cháu phấn đấu vài chục năm để có căn nhà, thậm chí nhỏ hơn căn chúng ta đang ở bây giờ, thì có công bằng cho con cái không?
nếu tất cả những người cùng thời với con cái chúng ta đều phải cùng cố gắng phấn đấu, thì với em chẳng có gì là ko công bằng cả. Các nước khác nó cũng thế, cụ yên tâm là tương lai VN cũng sẽ như các nước đã phát triển hơn, là sẽ có thuế bds, thuế thừa kế, có mua nhà trả góp chiếm 95-98% và trả trong 20 năm trở thành rất phổ biến. VN muốn hay ko cũng sẽ đi vào con đường đó.
Còn tất nhiên, của cải nếu mình có thì ko để cho con thì để cho ai, ko lẽ cho ông hàng xóm? có điều ko phải cứ suốt ngày gào lên là nhà cửa cao giá thì là bất công, là abc (mà em chẳng hiểu các bác gào lên làm gì, vừa mất sức vừa ko giải quyết gì). Em tin vào số phận, ai đẻ ra cũng có lá số tử vi của mình, mình có thể cải thiện nhưng nói chung nghiệm lý lại thì nó ko khác quá. Nên bố mẹ giàu, con giỏi và phát triển cũng có, con dốt và sống đời tầm thường cũng có, con phá gia chi tử cũng có, bố mẹ nghèo mà con giỏi cũng có, con giàu có vượt bậc cũng có, mà con tầm thường, hay thậm chí nghèo hèn và bất đắc chí, quay ra hận bố mẹ cũng có.
Còn nhỏ hơn hay ko thì chưa chắc, công nghệ 10 năm đã khác, những chỗ ngày xưa ko thể ở được, ko thể trồng trọt được h đã được cải tạo, làm NN hay ở được hết. Quy hoạch đô thị cũng thế cũng vậy, thậm chí nhìn vào, 20 năm trước bn trong chúng ta được sống trong biệt thự? Chỉ có con số rất ít biệt thự trong phố và 1 số cụm dân cư ở khu vực có thu nhập cao hoặc có người đi nước ngoài về,
Trong khi đó h nhìn vào số lượng những người đang sôgns trong các khu BT và khu đô thị mới ở VN, rõ ràng, là diện tích ở thật lớn hơn rất nhiều, còn ko thích thì mời về quê. Trước bà nội em 6 người con, ở tất cả trong 1 cái nhà ngang. H thì mỗi người có 1 cái nhà to hơn cái nhà đó và xây cao hơn cái nhà đó. Vậy chẳng phải diện tích nhà ở thật đã hơn nhiều rồi? Ở quê em h mỗi chú mỗi bác 1 cái nhà, toàn ông già ở vì con cái lên HN sạch, chẳng còn ai.
Rồi thế giới h càng phẳng hơn, việc di cư cũng dễ dàng hơn, mỗi năm có cả trăm nghìn người sang Nhật, Hàn, châu Âu sống, làm việc, định cư. Càng bị cuốn vào đời sống công nghiệp + thu nhập tăng + khả năng chi tả cho các thú vui tăng, tỉ lệ sống độc thân và ko kết hôn cũng sẽ tăng dần, đấy là tất yếu thôi.
Và cụ hơi nhầm 1 tý đoạn 2060 dân số mới chậm lại, thực ra h nó đã bắt đầu chậm lại rồi, và đến 2030 là sẽ bắt đầu giảm tỉ lệ dân số trong tuổi lao động trong tổng số cư dân so với hiện nay. Vì thế thay vì lo cho con, nói thật là nên lo cho mình đi.
Mẹ em vẫn hay bảo, những cái này là của bố mẹ hết, bố mẹ thích cho ai thì cho, và tiêu hết thì tiêu, kể cả ko cho con cái cái gì, đấy cũng là quyền của bố mẹ. Trách nhiệm nuôi nấng cho ăn học, giúp đỡ ban đầu bố mẹ làm xong rồi, thì sau có thế nào là do chúng mày, chứ ko thể quay lại để trách móc hay ý kiến gì được cả. Và cả hai bọn em thì đều thấy đúng là như vậy. Nên h chỉ mong ông bà sống khỏe, đi chơi nhiều, trước mỗi năm đi 1 châu, con cháu ko phải chăm ốm đau đã là tốt lắm rồi. Bọn em đều tài hèn chí mọn cũng ko cần phát triển vượt bậc như các bác.