Có thích Đê-a-nốp đẹp trai không ?Nhở, mình cũng để mái maika, ...cơ mà ứ xinh
Có thích Đê-a-nốp đẹp trai không ?Nhở, mình cũng để mái maika, ...cơ mà ứ xinh
TP Thái Bình ngày nay phát triển mở rộng nhanh quá bác nhỉ. Hè năm ngoái em đi từ HP qua Thái Bình sang Xuân Thủy, Nam Định thấy phía Nam TP mở rộng qua Tống Văn qua khu làng Cọi, làng Mét rồi, mươi năm nữa chắc TP Thái Bình mở rộng đến đê tả sông Hồng chỗ bến phà Thái Hạc, như thế cũng rất đẹp. Có dự án xây cầu qua sông Hồng kết nối Nam Định - Thái Bình.._________________________
Quê em Thái Bình:
- Ao cá hợp tác xã, ao cá Bác Hồ cơ bản lấp xong chia lô xây nhà ống; hoặc có đại gia nào tay to mua hết cả cái ao lập... trang/thái ấp.
- Hầu như không còn có 1 khóm/bụi tre nào, đừng nói lũy tre. Một số loại cây thân thuộc ngày xưa như mây, xoan, xà cừ... cũng chẳng thấy đâu nữa rồi.
Em có tất. Ăn cả thế giới. Quả xoan chín còn dám ăn thử. Trong khi ai cũng biét quả xanh mà ăn là chết.cụ nào từng ăn zái mít non chấm muối ớt?
Cụ nào từng say sắn?
Cụ nào từng bốc trộm khoai khô đút túi ăn rả rích cả ngày?
Hồi ấy ăn gì cũng ngon lạ...
Vậy mà em cứ nhớ mang máng là khúc gỗ. Tất nhiên là ko to quá nhưng cũng tầm cổ tay, khá cứng.Nó là gốc cây dương xỉ mà mợ. Lõi trong thân, sát gốc. Cây to, tốt và lõi thân phải to, tròn. Khi chết đi, nó tạo thành lông cu li. Không phải cây nào cũng có lông cu li như vậy. Trước em đi rừng, lên đồi hái chổi, sim, lá ỏng...em thỉnh thoảng cũng kiếm 1 cây về. Giữ nhà
Em biết là cây, nhưng ko nổi vì sao nó có lông, mà rất vàng, mượt mà.Ngày bé e cứ nghĩ là con, sau mới biết là cây.
Miễn là đẹp trai thôi,,, còn tên gì không có nhớ đượcCó thích Đê-a-nốp đẹp trai không ?
Ăn không ngon. Hơi ngọt, nhợ nhợ, hơi bết...Em có tất. Ăn cả thế giới. Quả xoan chín còn dám ăn thử. Trong khi ai cũng biét quả xanh mà ăn là chết.
Hàng xóm nhà em có. Thấy truyền miệng nhau là tưới rượu vào thì lông sẽ mọc thêmNó là gốc cây dương xỉ mà mợ. Lõi trong thân, sát gốc. Cây to, tốt và lõi thân phải to, tròn. Khi chết đi, nó tạo thành lông cu li. Không phải cây nào cũng có lông cu li như vậy. Trước em đi rừng, lên đồi hái chổi, sim, lá ỏng...em thỉnh thoảng cũng kiếm 1 cây về. Giữ nhà
Thì tuổi thơ thời bao cấp mờ cụ. Không có nhiều thứ như bi giờ và phần lớn chúng ta đều quy đồng về một cái mẫu số: Đơn giản và tự lập________________
1. Đỏ:
Sao bác và em lại giống nhau vậy ta? Còn trò đi mót trứng vịt đẻ rơi trên đồng (đã gặt xong), be 2 đầu 1 quãng mương thủy lợi đê tát cá, hôi/mò cá khi tát ao hợp tác... nữa.
Còn trò này, chắc là... "láo" nhất: gặt lúa xong, một số nhà mang gà (choai choai) lên đồng thả cho ăn thóc vãi, cào cào, châu chấu, bới giun, dế ở ruộng -> sáng cho gà vào lồng tre gánh lên đồng thả, trưa tranh thủ về ăn cơm (gà vẫn thả đồng), tối mới lùa gà vào lồng gánh về. Thế là buối trưa mấy thằng choai choai lợi dụng chủ gà về ăn cơm, không ai trông => túm lấy con gà, moi đất sét bờ mương bọc ngoài => vơ rạ nướng.
2. Xanh
Có người thân đi công tác nước ngoài về (ngày xưa bác hàng xóm sát vách nhà em đóng chức Phó Chủ tịch tỉnh, thỉnh thoảng có đi công cán nước ngoài) hoặc người thân đi XKLĐ ở Đông Âu về cho bánh xà phòng Camay (vỏ giấy đen tuyền, ruột đỏ hồng) cũng không dám dùng => cho vào đáy tủ quần áo cho... thơm.
Xà phòng giặt: quãng 1986-1991 có cái xà phòng 72 (72%) của Liên Xô, màu nâu đường đỏ, to cỡ 1/4 viên gạch (???) giặt chất lượng kinh. Sau đó đến giai đoạn xà phòng mềm trong hộp nhựa (nước đặc, dạng tào phớ ), giặt cũng sạch, mỗi tội... mùi hắc.
Bố mẹ em vẫn dọa: "Mày cứ lèo nhèo, tao đem đổi bún ăn đấy".- Hãi hãi là. Đâm ra ghét ông....đổi bún. Cứ nghe câu :"Ai đổi bún đi..." là biến mất. KkkBánh bao cấp thì ngôi vua là bánh nắp hầm. Bột mỳ nhào dẻo có tí muối, nặn bằng miệng bát, hấp chín là chén.
Cầu kỳ thì có món bánh véo: nhào bột, nấu nồi nước cho tí muối có thể tí rau muống, xong ngồi véo bột bằng đốt tay thả vào, thành món canh bánh bột, kiểu như làm mọc bây giờ...
Một món nữa là bánh sắn. Sắn lát khô giã nhỏ, rây mịn, nhào với cái gì mình có, muối, đường vàng đường đen thì tốt quá, rồi nặn bánh hấp chín... Ăn cũng ngon, hồi ấy cái quái gì chả ngon
Cụ nào trên kia nói đổi bún là chuẩn đấy, hàng bún đạp xe đi rao ời ợi, trêu trẻ con hay có câu "đem em bé đi đổi bún ăn nhé"...
Hồi đó bán thịt theo tem phiếu .. Hôm đó có bán thịt theo tem dành cho trẻ nhỏ . mậu dịch viên ghi thế này mới hãi
hôm nay có bán thịt trẻ em !
Cái cáu : Trăm sự nhờ Ông Cậy.Quả cậy mợ ah. Quả xanh vị chát như quả hồng xanh, muốn ăn thì phải ngâm trong nước tro bếp hoặc nước vôi như ngâm hồng ngâm ấy. Nhưng quả cậy thì ít người ăn mà dùng để làm keo dán, cậy giã ra cho vào chum chắt lất nước làm keo dán quạt giấy, quạt to dùng quạt thóc lúa, dán diều... phương ngữ quê mình gọi là " phất quạt", " phất diều"...
Cây cậy khá là to và thường trồng ở đầu lối, có tán tỏa bóng mát. Có 1 vế đối liên quan đến " cậy" , " hồng" của nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm mà cụ Quỳnh phải chịu không đối lại được, chuyện rằng: Vào một buổi trưa cụ Quỳnh ngồi vắt vẻo trên cây cậy gần nhà Bà Điểm để chờ bà đi ra mà buông lời tán tỉnh, ra vế đối trêh hoa ghẹo nguyệt.... Bà Điểm đi ra thấy cụ Quỳnh bận quần đùi ( loại ống rộng như quần đùi bộ đội ấy) lộ cả 2 trái gì như 2 trái vải, bà bèn ra câu đối :" Trạng Quỳnh ngồi trên cây cậy, d.ái đỏ hồng hồng"
Cụ Quỳnh nghĩ mãi không ra vế đối lại , bèn xin thua tụt xuống và đi về.
Một số cây có quả ăn được bây giờ hiếm có như : Chay, cậy, vam, ( vam mùi vị giống thị, nhưng quả nhỏ ) , quả sắn thuyền ( cây này người ta lấy vỏ giã ra để trám khe các mảnh gỗ ghép thân thuyền gỗ để chống rò nước, gọi là sắn thuyền), dâu da..
Với bọn em hồi đó sấu là tuyệt nhất. Nhưng theo mùa. Bàng chín cũng chén tạm, nhưng bị người lớn doạ quả chín có con sâu chui lên não bị bệnh điên (doạ phũ vãi), chắc để bớt trèo cây. Mà giờ nhìn các cây sấu, thấy hồi bé trèo tuốt lên cao liều thật. Thế mà ko thấy thằng nào rụng. Hay do ko có MXH nên ko biết. Em nhớ có 1 lần tai nạn nhỏ, 1 thằng tụt xuống gần gốc thì bảo thằng đứng dưới là mày đỡ nhé tao nhảy xuống. Thằng kia nhiệt tình tóm 2 cổ chân thằng trên cây đúng lúc nó buông cây để nhảy. Thế là lộn cắm mặt, va vào rễ nổi, gãy răng cửa. Vẫn may vì ko đập gáy. Cả hội tự giác nộp hết sấu hôm đó cho thằng gãy răng. Muối hạt cắt tí ớt vào rồi chấm sấu xanh giữa hè, ve kêu ong ong. Em thấy như mới hôm nào, vậy mà đã gần 4 chục năm. HaizzzEm có tất. Ăn cả thế giới. Quả xoan chín còn dám ăn thử. Trong khi ai cũng biét quả xanh mà ăn là chết.
Bác hàng xóm vậy là tốt tính. Xóm em xưa có 2 nhà giầu (chốt 2 đầu xóm). Mà họ khinh người như rác. Cả xóm ghét. Không ai đếm xỉa đến bao giờ. Đi họp xóm cũng không ai nc luôn. 2 nhà ấy khinh người lắm luôn. Ghét đến giờ ấy chứ._________________
1. Ông chú em đi bộ đội, 1976 từ SG ra mang theo con 68 tay lái cao, chạy đến cuối 1980s.
2. Bác hàng xóm sát vách nhà em 1986-1990 đóng chức Phó Chủ tịch tỉnh, được trang bị... xe công là con Cub 70 cánh én, tay lái công, biển xanh để đi lại từ nhà <-> cơ quan. Cơ mà, thỉnh thoảng chủ nhật, bác vẫn cho bố em mượn để cả nhà em 4 người (2 trẻ con) về quê. Tết, bác thường cho nhà em mượn xe đấy nguyên ngày 1 để về quê.
Xe cá nhân, thì bác có con 81 kim vàng, giọt lệ, đâu như mua 1988 gì đó hoặc muộn hơn (em ứ nhớ chính xác).
Giầu đâu. Nhà em đây. Nghèo. Nhưng mẹ em chạy chợ. Cũng đỡ. Chứ lương bố em thì chết đói.Những nhà đó là nhà giầu rùi, Khổ là đúng mừ
He he, chạy chợ là nghề hót lúc đó, hình như lúc đó gọi bằng từ "Con phe" thì phải ạ.Giầu đâu. Nhà em đây. Nghèo. Nhưng mẹ em chạy chợ. Cũng đỡ. Chứ lương bố em thì chết đói.
Ai để ý cáy dương xỉ, thì lá lõi trong nó đều có lông tơ vàng. Nghịch lá đấy là dễ bị dặm (ngứa) do lông nó bay dính vào da gây nên.Em biết là cây, nhưng ko nổi vì sao nó có lông, mà rất vàng, mượt mà.
Con phe, con buôn...cũng là 1 cụ ạ.He he, chạy chợ là nghề hót lúc đó, hình như lúc đó gọi bằng từ "Con phe" thì phải ạ.
Với cả, các cụ trai thường làm trong nhà nước, có vợ đi buôn nhiều khi thấy xấu hổ ấy, Mang tiếng lấy lương của chính phủ chủ yếu là có suất tem phiếu . Nghĩ các cụ giỏi thật , đúng là cái thời "Làm việc vì đam mê"Giầu đâu. Nhà em đây. Nghèo. Nhưng mẹ em chạy chợ. Cũng đỡ. Chứ lương bố em thì chết đói.