[Funland] Thời kỳ bao cấp gian khó

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,262
Động cơ
796,454 Mã lực
Đây là thực tế của các cụ hay nghe kể lại thế ??? Một thời kỳ đói khổ nhưng không đến mức "mạt hạng" như này đâu nhé.
Kể ra em nghĩ ông nào làm cán bộ mà ăn gà liên tục thì cũng giữ ý.
Nhà em nuôi chục con gà, hôm nào mà thịt gà thì vui như hội, em chẳng phải giấu diếm ai.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,001 Mã lực
Nó là bột và sữa theo chương trình PAM, gọi là sữa Pam (chả biết viết đúng không :D). Còn sữa đặc thì phải cho vào nồi luộc lên xong đục ra, mút lấy mút để ngon thật :D
PAM là chương trình chống suy dinh dưỡng cho trẻ em của quỹ UNICEF thì phả, những gia đình có trẻ suy dinh dưỡng thì theo đợt sẽ được nhận 1 ít gạo, sữa bột, loại sữa đóng bao chứ không phải loại đóng lon như hiện nay. Đó là sữa trâu của Ấn Độ.
 

formula_one

Xe tăng
Biển số
OF-719289
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,335
Động cơ
95,158 Mã lực
Kể ra em nghĩ ông nào làm cán bộ mà ăn gà liên tục thì cũng giữ ý.
Nhà em nuôi chục con gà, hôm nào mà thịt gà thì vui như hội, em chẳng phải giấu diếm ai.
Hic, ngày xưa được ăn gà (1) là dịp Tết (2) là con gà nó bị cúm (rù) sắp chết cụ ah :D. Gà rù chặt từng miếng cho vào nồi cho gừng tiêu vào rim lên thơm phức ôi sao mà ngon :))
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,684
Động cơ
281,792 Mã lực
Trước đã có mấy thớt dạng này rồi thời phải, càng ngày các ký ức về thời này sẽ càng ít được đưa lên bởi những người thực sự trải qua, sẽ chỉ còn những ai đó rỗi rãi gom lại, làm méo nó đi rồi đưa ra sau dăm năm nữa chăng, như nick gì kêu ăn thịt gà bị CA khám nhà đó.
Em 7x đời đầu, trải qua thời niên thiếu tại 1 tiểu khu của Hà Nội. Việc dùng kéo cắt gà có hay ko em ko rõ. Nhưng thông điệp nó truyền tải về việc hàng xóm để ý nhau những chuyện kiểu như thế và ngầm đi mách là đúng. Bản thân nhà em hồi đó cũng cán bộ nhà nước thôi. Nhưng ông già làm bên địa chất, tháng đi công tác 1-2 tuần là bình thường. Về kiểu gì cũng có tí nông thổ sản. Có lần có gà, ko đến nỗi phải dùng kéo, mà mẹ em xử lí nhẹ nhàng bằng dao nhỏ, sắc. Em nhớ rất rõ mẹ em bảo thế cho hàng xóm đỡ để ý. À mà hồi đó kéo ko hề hiếm nhé. Nhà em làm gia công vỏ giấy cho cao sao vàng, khéo tay xoè 10-20 tờ lệch nhau 1 lúc để 1 đường kéo cắt chính xác vạch kẻ từng đó tờ bìa, rồi gập, dán.
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,388
Động cơ
466,987 Mã lực
Đây là thực tế của các cụ hay nghe kể lại thế ??? Một thời kỳ đói khổ nhưng không đến mức "mạt hạng" như này đâu nhé.
Nếu k sinh ra ở thời đó thì hãy lắng nghe, tìm hiểu thêm😊. Chuyện này là có thật. Ăn như du kích😊. Và chi tiết này đã từng đc đưa lên sân khấu. Vở kịch gì đó lâu ngày quên mất tên😊
 

Thạc sỹ

Xe tăng
Biển số
OF-379913
Ngày cấp bằng
28/8/15
Số km
1,399
Động cơ
-60,888 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai
Toàn thấy tiêu cực, không thấy ai đánh giá mặt tích cực của thời kỳ bao cấp ??
 

PotusTan

Xe buýt
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
976
Động cơ
193,058 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Hài hước quá, nhưng cụ làm em nhớ đến đoạn quay ăng ten. Quay mỏi tay bên trong vẫn "Chưa được, nhiễu rồi. Đấy, lại mất! Quay lại, chậm thôi, lại nhiễu", =)).
____________
Quê em vùng biển. Thời điểm đó (1986-1994) chưa có nhiều nhà cao tầng để chắn gió, bão, nên đến hôm nào đài báo bão, là phải... hạ cột ăng-ten xuống sân trước, rồi mới tính viêc chay cây cối, vật nuôi, chằng chống cửa sổ, mái bếp (thường lợp phi-bờ-rô xi-măng), kê đồ đạc lên cao.
Mỗi bài viết của các bác, là bao kỷ niệm "những ngày xưa thân ái" lại ùa về.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,920
Động cơ
318,006 Mã lực
Favorit làm gì có viện trợ mà phân phối cụ? Em nhớ Favorit (đời sau là Eska) của Tiệp với Diamond (đời sau là Mipha) của Đức là do dân XKLĐ đánh về....Favorit được ưa chuộng nhất vì là vành 650mm cùng chuẩn với xe đạp VN (để dễ thay lốp) còn xe Đức (DAM, MP) thì vành 680mm.
Phượng hoàng cũng vành 660 mà cụ. Thời đấy lốp 660 với 650 là nhiều như nhau, 680 thì hiếm hơn. Favorit nam phân phối hàng loạt cho cb huyện tỉnh cụ ạ. Nó là đỉnh cao của xe đạp khối xhcn và có khi cả tb nữa. Các chi tiết = hk nhôm rất nhẹ và bền đẹp. Duy nhất cái cổ phốt ôm ghi đông do yt thời tiết sang vn bị nứt dọc nhưng không ảnh hưởng gì. Xe có 5,2 kg, tháo lắp bánh nhanh = tai hồng. Moay ơ, trục giưa, xích líp , gác đờ bu to chắc chắn, vành hk nhôm..tất cả đều tuyệt vời. À chắn xích nẹp mỏng nên quần loe em phải cặp không bẩn với gió nó nghiến. Exka sau này không đáng xách dép. Mifa lại yếu ớt, yểu điệu quá.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nó là bột và sữa theo chương trình PAM, gọi là sữa Pam (chả biết viết đúng không :D). Còn sữa đặc thì phải cho vào nồi luộc lên xong đục ra, mút lấy mút để ngon thật :D
Đúng là chương trình PAM chống suy dinh dưỡng thật:
“Năm 1984-1988, Bột Bích Chi được chọn tham gia chương trình 2651 của Chính phủ với sự viện trợ của Chương trình Lương thực Thế giới (PAM) về chống suy dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em. Đây là chương trình viện trợ quốc tế lớn đầu tiên cho Việt Nam trong thời kỳ đất nước bị cấm vận, đã nhận được tài trợ và được trang bị máy móc hiện đại để sản xuất bột dinh dưỡng cho chương trình PAM.”
 

formula_one

Xe tăng
Biển số
OF-719289
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,335
Động cơ
95,158 Mã lực
Nếu k sinh ra ở thời đó thì hãy lắng nghe, tìm hiểu thêm😊. Chuyện này là có thật. Ăn như du kích😊. Và chi tiết này đã từng đc đưa lên sân khấu. Vở kịch gì đó lâu ngày quên mất tên😊
Vậy có lẽ chỗ của tôi nó ổn hơn chỗ cụ, thành phần gia đình chắc cũng khác.
 

nhim bong

Xe tăng
Biển số
OF-204367
Ngày cấp bằng
1/8/13
Số km
1,584
Động cơ
334,158 Mã lực
Cụ ở đâu thế, em sống qua thời kỳ đó đây mà có thấy thế đâu. Thóc vẫn phơi đầy sân, gà vịt vẫn chén, cá sông , cá "ao cá Bác Hồ" vẫn đánh bắt ăn ngập răng. Chỉ có lợn, trâu, bò là không được giết bán tự do ngoài chợ nếu không có giấy phép của ubnd xã mà phải cân cho Ngoại thương. Vải thiều mỗi người được mua, bán , cho tặng 100 quả/ lần khi qua trạm thu mua. Bây giờ nhiều khi cứ nói quá lên chứ thời đấy em cũng chả thấy khổ hơn giờ là mấy. Nó có cái xướng riêng, vô tư ai cũng như ai, không đau đầu lo toan tiền bạc. Vẫn yêu đương, múa hát, cắm trại bt.
Thế lúc ý cụ ở quê rồi, làm được ruộng nên vẫn có thóc mà ăn, bọn em dưới thành phố khổ v kl ra ý. Ăn khoai, sắn độn ngập mồm, lạc mốc, thối vẫn phải ăn bt.
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
965
Động cơ
4,488 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Về món ăn trẻ con, hồi 78-86 em có dững món này:
1. Cơm tấm nếp cho hành, mỡ
2. Bánh đúc
3. Cám rang đường
4. Ăn cơm trộn đường kính trắng
5. Ăn cơm trộn mỡ.
6, D á i khoai ngứa nấu canh cá mài mại
....
Cụ nào còn nhớ món Mắm đầu tôm (thối kinh mờ vẫn ăn vì chả có gì khác)

Hồi đó tủ lạnh không có thì có cái gọi là gác măng giê đựng đủ loại nồi, niêu, xong, chảo, bát, thức ăn lẩm cẩm. Chỗ ưa thích của em khi đi học về là mò vào thò thìa vào lọ đường làm mấy thìa ăn. Cứ khi ông bà đi cái là chỗ vào đầu tiên là lọ đường.
Em nông dân nên được cái ăn cơm khỏe, cuốc ruộng ải cũng khỏe (ngày đó, 1 ngày em cuốc được 1 sào ải đó - 360 m2) bà nội luôn dạy là "No cơm tẻ, rẻ mọi sự" nên đến giờ em vẫn bị bệnh nghiện cơm, bò rưỡi gạo đánh bay.
Hồi í khổ dưng mờ vui lắm, thú nhất là trò đi câu trộm cá, ăn trộm hoa quả các loại và ra ruộng bắt cua, mò ốc, quần áo không có cái nào không bị màu bùn đất! Tuổi thơ của em đấy ợ
Ngày ý, tắm gội bằng xà phòng Ca may là hạng sang rồi, chủ yếu là dùng xà phòng bánh Liên xô. Giặt thì chả xà phòng gì, cứ thế đánh bàn chải thôi nên quần áo cũng nhanh bục (loại vải xanh sĩ lâm).

Em nhớ hồi đó ở nông thôn, món cắt tóc dạo, kem mút, đổi nhôm đồng sắt thép là dịch vụ rất ưa chuộng với bọn trẻ. Dững câu rao đi vào lòng người hồi đó, giờ thỉnh thoảng vẫn nghe:
1. Rao về kẹo kéo: Kẹo kéo càng kéo càng dài, càng dai càng ngọt đơi, ai kẹo kéo đơi. Thằng cu chạy tọt về nhà, xin bà năm xu, ra mua kẹo kéo, kẹo kéo đơi!
2. Rao về bật lửa: Bật lửa bật lửa đây, một phát cháy ngay, hai phát cháy tay đơi.
3. Rao đồng nát: Nhốm đồng sắt vụn, đồng nát, dép rách bán đổi dép mới đây (rao loại này giờ vẫn thịnh hành).
Hồi đó dép, chửa rách mang dao ra cắt cho rách đi rồi đổi kẹo ăn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Em 7x đời đầu, trải qua thời niên thiếu tại 1 tiểu khu của Hà Nội. Việc dùng kéo cắt gà có hay ko em ko rõ. Nhưng thông điệp nó truyền tải về việc hàng xóm để ý nhau những chuyện kiểu như thế và ngầm đi mách là đúng. Bản thân nhà em hồi đó cũng cán bộ nhà nước thôi. Nhưng ông già làm bên địa chất, tháng đi công tác 1-2 tuần là bình thường. Về kiểu gì cũng có tí nông thổ sản. Có lần có gà, ko đến nỗi phải dùng kéo, mà mẹ em xử lí nhẹ nhàng bằng dao nhỏ, sắc. Em nhớ rất rõ mẹ em bảo thế cho hàng xóm đỡ để ý. À mà hồi đó kéo ko hề hiếm nhé. Nhà em làm gia công vỏ giấy cho cao sao vàng, khéo tay xoè 10-20 tờ lệch nhau 1 lúc để 1 đường kéo cắt chính xác vạch kẻ từng đó tờ bìa, rồi gập, dán.
Kéo thì có nhưng ở nhà toàn kéo bé, kéo cắt giấy, kéo ngoại cũng là loại tay cầm nhựa đầu lượn tròn, kéo to chỉ có hàng thợ may, mà thế thì cắt thịt gà thế nào. Mấy cụ đã nhớ ra rồi, nó là trong truyện ngắn về vụ án, bác sĩ buôn lậu dùng kéo phẫu cắt thịt gà.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Toàn thấy tiêu cực, không thấy ai đánh giá mặt tích cực của thời kỳ bao cấp ??
Tích cực chỉ ở chỗ giáo dục đồng đều và có để ý phát triển các lớp năng khiếu về toán lý cũng như nhạc hoạ, việc đi học đại học ở nước ngoài thời trước 80 tương đối bình đẳng giữa các vùng miền, cũng từ việc cho đi học này mới có lứa các đại gia soái ca ở Nga và Đông Âu về ta hiện nay.
 

formula_one

Xe tăng
Biển số
OF-719289
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,335
Động cơ
95,158 Mã lực
Kéo thì có nhưng ở nhà toàn kéo bé, kéo cắt giấy, kéo ngoại cũng là loại tay cầm nhựa đầu lượn tròn, kéo to chỉ có hàng thợ may, mà thế thì cắt thịt gà thế nào. Mấy cụ đã nhớ ra rồi, nó là trong truyện ngắn về vụ án, bác sĩ buôn lậu dùng kéo phẫu cắt thịt gà.
Truyện này là 1 và truyện "Những thiên đường mù" của Dương Thu Hương có cảnh miêu tả vợ chồng ông cậu khi có món ngon cũng phải kéo rèm che, tránh tai mắt hàng xóm rồi thì abczxy...mà qua con mắt nhân sinh quan, thế giới quan của Dương Thu Hương thì các cụ biết nó thế nào rồi đó :D
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
12,930
Động cơ
420,961 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Vẫn nộp mà cụ. Tận 2004 làng em có ô chủ nhiệm mới, ông ý mới thu đc hết sản nợ trong dân. Ông ý đưa ra kế, ai nộp hết mới đc xem xét cấp đất giãn dân, cả làng thi nhau nộp đủ!
Cụ nhầm sang nộp thuế và phí NNTL rồi. Nộp sản là làm đc bn nộp hết về htx bấy nhiêu đó là hình thức khoán hộ, sau đó đc chia lại theo công thực tế mỗi hộ. Từ 1988 khoán 10 ra đời thì mỗi khẩu đc chia 2 sào ruộng và 1 sào đất % thì chỉ phải nộp thuế và phí. Theo em đc biết mỗi sào ruộng nộp có 50kg thóc, còn ruộng % hầu như ko mất gì cả.
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,920
Động cơ
318,006 Mã lực
Phượng thì chữ hoa mềm mại còn Cửu thì chữ vuông ...mà em nhớ là Phượng Hoàng cánh trả mới chuẩn chứ nhỉ?
Nó có màu cánh trả và rêu đen. Nhưng con Vĩnh cửu cánh trả nó đẹp hơn con phượng hoàng cánh trả, bền thì không bằng. Có ông đổi Favodit lấy PH vì Favidit là xe chơi, thồ hàng không khỏe và tiện như PH xích hộp nữ, đi không cắn quần, quăng quật vô tư. Nếu không đèo hàng và nam đi thì Favodit là bố chấy.😀
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
____________
Quê em vùng biển. Thời điểm đó (1986-1994) chưa có nhiều nhà cao tầng để chắn gió, bão, nên đến hôm nào đài báo bão, là phải... hạ cột ăng-ten xuống sân trước, rồi mới tính viêc chay cây cối, vật nuôi, chằng chống cửa sổ, mái bếp (thường lợp phi-bờ-rô xi-măng), kê đồ đạc lên cao.
Mỗi bài viết của các bác, là bao kỷ niệm "những ngày xưa thân ái" lại ùa về.
Em thì sinh sau đẻ muộn so với các cụ trên này, nhưng tàn dư của bao cấp vẫn như bóng ma bao trùm lên những ngày em bé. Nhà nghèo, nên có cái TV đen trắng được bác em cho - bác là cán bộ của bên Lương thực gì ấy, xin được mang cho nhà em. Mỗi lần mưa bão là khổ vì cần ăng ten quay lệch, Tv nhiễu. Mà xem Bao Thanh Thiên thì giật cục lắm luôn. Chị em em toàn cầu khấn ông Trời đừng mưa để được xem phim...
Nhà nghèo quá nên bác em thỉnh thoảng mang cho bao gạo về, phải trộn cùng sắn để ăn dè.
Ăn cơm, bố mẹ em chọn hết sắn ra để cho em ăn. Bố em thì sinh ra ở thời bao cấp, nên tằn tiện, tích cóp và đúng chuẩn của những người thời đó: Tình cảm, nhân hậu, tiêu pha gì cũng dè xẻn,...
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top