Liên tục phát ngôn sai sự thật, xuyên tạc lịch sử
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
nhưng mà lại tranh cướp vì miếng ăn )Không thấy lừa đảo hay chém giết vì tiền
Cháu biết mấy trường hợp sau nghiện ngập, ăn chơi, đánh bố đánh mẹ, ban đầu đất rộng cứ cắt dần ra bán cho ông hàng xóm để lấy tiền tiêu sài.Không bác ạ, toàn thằng đại thầu dầu đấy. Nhưng phá hoại tột đỉnh, quen cmn cái thói mất dạy của ông bà già truyền cho đòi dỡ cả bếp nhà khác về làm hố xí nhà mình òi.
Xưa ông bà già dùng tem phiếu mua hê quạn thì giờ thằng con dùng cổ phiếu mua bố cạn, quen cmn cái thói bố đời ý rồi.
Người tốt nhiều hơn bây giờ không biết đúng không vì bây giờ nhiều người tốt không giám thể hiện. Nhưng nó nghèo bình đẳng như nhau thì đúng. Đến tận năm 89 mà pgđ số 1 đóng tàu HL còn vẫn đi xe đạp, ở nhà tập thể như cn, cũng nước lọ cơm niêu. Ở các tỉnh thì bộ đội được dân quý, vẫy xe dân cho đi nhờ, chứ ở Bến Nứa HN 83-86 em đầy lần nhỡ xe phải cuốc bộ ra thành cầu LB, xe ra là ba lô lộn khoác vai phi lên nóc để đi Lạng Sơn vì ngày có mỗi chuyến 1g chiều. Chỉ có là lx không dám hành hung thôi. Giờ chắc lơ xe nó cho ăn túp quá.
Bao cấp là cách phân phối thời chiến, phân phối lương thựuc sản phẩm theo khẩu phần, đến Anh thời thế chiến và sau đó còn áp dụng. Có điều ở mình được áp dụng quá lâu và ở bối cảnh hệ thống XHCN bị sụp đổ. Thoát ra khỏi bước ngặt nghèo đó cũng phải trả giá kha khá.Tư tưởng của các cụ cong sản là công bằng nên muốn chia đều tải sản cho toàn dân. Giai cấp công nông bị tư sản bóc lột nên các cụ ghét tư sản. Sau thấy không phù hợp thì bỏ bao cấp. Tư tưởng của các cụ là tốt xong chọn con đường bao cấp là sai (học theo LX)
Tuy nhiên công các cụ giúp dân thoát ách nô lệ quá lớn so với cái lỗi đó.
Cái này cụ đúng, ở quê thì lúa gạo, tôm cá còn bao la chứ thành phố thì do cấm vận nên hàng hóa đâu đến tay người nơi ấy dù họ có tiền. Em đi 1 chuyến xe đò từ Rạch Giá đến SGN, trãi qua biết bao trạm soát, cái giỏ của ai cũng bị mở ra hết kiểm tra từng thứ một. Nhiều người mang có 1 ít nông sản cho người nhà trên thành phố cũng bị tịch thu. Do đó, quan điểm của chúng ta về thời kỳ này không giống nhau còn tùy thuộc vào nơi ta sống.Cụ ở quê thì còn tự cung tự cấp đc, e sống giữa tp nên thấm lắm. Có ng đau ôm về quê xin đc con gà con vịt mà ăn cg đến nhục.
Cụ chuẩn.Chiến tranh liên miên, do ko có sự lựa chọn nào khác để đc quyền độc lập và tự chủ, cộng với bao vây cấm vận kinh tế, nguồn tài trợ từ LX và TQ ko còn, đã làm cho đất nước kiệt quệ còn tệ hơn cả BTT bây giờ. Cũng nhờ các cụ nhà mình khéo xoay sở, vững tay chèo mà đất nước được như hôm nay, mở mày mở mặt với thế giới, dù cho vẫn còn nhiều vấn đề cần cải tổ tiếp. Vậy mà vẫn còn nhiều thành phần bất mãn, so sánh VN với các nước phương Tây để rồi tự nhục, lúc nào cũng hít hà mứt Tây thơm. Chỉ những ai sống qua thời khó khăn đó thì mới hiểu rõ giá trị của cuộc sống bình yên, no ấm bây giờ.
Tivi chạy bình ắc quy.Tivi cả làng có 2 chiếc chạy dầu thì phải. Mở cho cả làng xem, sau một thời gian mất công mất việc đóng cửa thế là bị nó ị vào bể nước mưa, cay cay là. Gớm cc cứ bảo ko có thằng đểu đi. Thời nào cũng có mà thôi kệ
Dài quá. Nhưng auto đúng.Huyền thoại cắt thịt gà bằng kéo là từ một vở kịch một ông CB uống sâm bằng ấm tích, ăn thịt gà cắt bằng kéo phẫu thuật cho êm vì “đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn”. Dân thời đó nếu là ở thành phố cả năm may ra ăn gà một lần ngày tết, lúc đấy thì bổ củi đun bánh chưng ầm ầm nữa là chặt thịt gà ai soi. Đến đại gia thời đó mới ăn phở điểm tâm thì biết, thịt hiếm lắm, muốn chặt cũng có đâu mà chặt.
Tất nhiên, trải qua bao cấp rồi thì biết là… không nên trải qua nữa vì cái gì cũng thiếu, chủ yếu do vấn đề lưu thông phân phối hàng hoá bị bế tắc do ngăn sông cấm chợ vô lối.
Nếu tủ lạnh hiểu được điều này thì có thể thiếu xa xỉ phẩm nhưng không thiếu dinh dưỡng, chi phí vận chuyển không tăng nhưng hàng hoá vẫn lưu thông đều. Đó chính là yếu tố để ta thắng Mỹ: các đường mòn trên núi, trên biển không bao giờ bị đứt đoạn, những người sử dụng hàng hoá từ những con đường mòn đó toàn ngưo2ì chắt chiu, dùng đúng lúc, đúng nơi, không xài phí. Có thế đi dép lốp mới diệt được bọn ngồi tàu bay, ngồi thitst giáp và hở ra là đá phùa.
Bao cấp là sự lạm dụng thái quá sức chịu đựng và sự hy sinh của những người tốt xứ mình, còn những người tốt xứ Cam thì họ tốt kiểu Mỳ, lúc nào chả “ông Tây bố cu tốt, bố cu giỏi, giải đuwocj tất và ao tô đúng”, tuổi gì nói chuyện bao cấp, phỏng ạ.
Đến 1989 vẫn là thời chiến mà.Bao cấp là cách phân phối thời chiến, phân phối lương thựuc sản phẩm theo khẩu phần, đến Anh thời thế chiến và sau đó còn áp dụng. Có điều ở mình được áp dụng quá lâu và ở bối cảnh hệ thống XHCN bị sụp đổ. Thoát ra khỏi bước ngặt nghèo đó cũng phải trả giá kha khá.
Con đường đi lên XHCN và tập trung cho sản xuất đến giừo vẫn thế mà.
Giờ dạy các F1 hiểu cũng khó phết. Các cháu lớn thì dễ, cháu bé nó sướng từ trong trứng rồi, khó.Em cũng phải bước qua một giai đoạn đó và thời điểm mà em nhận thức rõ nhất là đầu năm 79 khi thấy rất nhiều anh chị từ các làng khác đến nhà em ngủ, sáng hôm sau đi sớm. Hồi đó sôi sục chuyện bành trướng. Đó là dững ấn tượng rất rõ. Tuổi bọn em còn bơi hố bom, chơi bên quanh quả bom lớn có hàng rào bao quanh là bình thường. Cảm nhận về thời bao cấp rõ nhất với nhà em đó là đi xếp hàng mua thịt (mỗi tháng được mua 1.5kg theo suât của ông) và thỉnh thoảng được mua vải, ăn mì sợi, nước mắm, xì dầu ông mua về. Tết đến thì chục nhà dấm dúi thịt lợn chia nhau ăn chung.
Ăn cơm độn sắn thì nhà em không phải ăn nhiều vì em ở với ông bà, mà ông bà có 7 sào ruộng, đủ thóc ăn.
Ông bà còn cho vay thóc và đến vụ lại nhận lại thóc trả nợ, bà làm hàng sáo, buôn bán dép các loại ở chợ Rồng. Nói chúng là cảm nhận rõ nhất là chuyện bà gánh dép mấy chục cân chạy phòng thuế ... hôm nào về bà lấm khắp người là biết ( vì toàn gánh dép đi tắt đường đồng).
Nó là một giai đoạn có đen tối (vì nó o bế sức lao động và sức mạnh của nhân dân trong sản xuất). Giai đoạn đó cũng một phần do bị ảnh hưởng của các cuộc chiến và sự tàn tạ mang tính toàn diện của mọi thành phần kinh tế.
Không có chữ Nếu vì đó là điều mà lịch sử đã ghi. Chỉ mong sao đừng có giai đoạn nào mà sức lao động bị o bế nữa. Em có đi với cụ Lê Đăng Doanh thì cụ ý có chốt lại là: Giai đoạn đổi mới (1986) là giải phóng sự kìm kẹp, sức lao động cho xã hội và giờ thì ta đã đến điểm tối đa của sự giải phóng này rồi. Hiện tại ta cần một sự giải phóng khác đó là Sức sáng tạo và tự do sáng tạo. Hy vọng chính phủ mới và giai đoạn này sẽ làm được điều đó để Con người Việt nam thỏa sức sáng tạo và vươn xa.
===========
PS: Các cụ đã qua giai đoạn đó, cũng nên bớt khắt khe với bọn trẻ ạ, chúng có thể không biết thì hãy giúp chúng biết, đừng mắng mà chúng sẽ không rút ra được bài học mà chúng ta đã bước qua! Nếu họ có chẳng may đưa ra những xét đoán chưa đầy đủ, thì ta bổ sung cho nó đủ. Không có sự đúng sai trong cảm nhận của họ vì họ cũng chỉ nghe và đọc thôi. Nếu họ đã nghe, đọc và nói lại tức là họ cũng quan tâm và muốn biết. Nếu thế thì tại sao không kể để họ biết các vị tiền bối của họ đã bước qua một giai đoạn như nào?
Kinh khủng. 2021 vẫn còn kiểu suy nghĩ này .Bình thường thôi. Cả nước khó khăn nhưng chỉ thiếu ăn chứ chưa chết đói.
Hãy nhìn cuộc sống người dân khắp nơi thời chiến dưới mưa bom, lưới đạn.
Hay 2triệu thuyền nhân lênh đênh trên biển. Chỉ biết lên thuyền đi mà ko rõ về đâu.
Đấy mới là đen tối.
Hài hước quá, nhưng cụ làm em nhớ đến đoạn quay ăng ten. Quay mỏi tay bên trong vẫn "Chưa được, nhiễu rồi. Đấy, lại mất! Quay lại, chậm thôi, lại nhiễu", .CCCM tranh thủ chém gió ngày xưa đi. Còn 45 phút nữa em xem Êu Dô bằng con TV Samsung 14’ đen trắng nhà em đơi. May tối nay ko dông gió nên đỡ phải quay giàn ăng ten giời