- Biển số
- OF-725597
- Ngày cấp bằng
- 15/4/20
- Số km
- 33
- Động cơ
- 75,350 Mã lực
- Tuổi
- 44
Các cụ ngày xưa khổ vậy nhưng vẫn chịu được quá gỏi.
Em còn nhớ là trước lúc đổi tiền đã có nhiều lời đồn đoán gây xáo động thị trường chợ đen. Nhiều người găm hàng không bán ra làm giá cả nhiều mặt hàng tăng phi mã liên tục. Nhà nước lại trấn an bằng cách đưa tin lên báo. Mấy hôm sau thì có đổi tiền thật, dân chúng vỡ òa, giá cả cứ theo đó mà tăng phi mã.Em nhớ hồi đó khi mong manh đổi tiền, đêm tối , trời lại mưa. 2 bố con đèo nhau đi mua cái đài cassette sharp và một cái xe đap Mifa. Giấu giếm như buôn lậu.
lịch sử là lịch sử chứ gì mà cụ dùng từ nâng tầm"Nâng tầm thời bao cấp lên tầm lịch sử dân tộc thế liệu có đáng ko?" thì nhà cháu ko đủ trình để bàn, nhưng giờ ai nhắc đến từ "thời bao cấp" là hình dung ngay ra cái cảnh ăn độn bobo đến gần bục cái dạ dày dù đã đc ngâm từ tối hôm trước để gần trưa mới nấu.
Thêm cảnh giữa đêm Tổ trưởng í ới đến từng nhà vác bao ra cửa hàng lương thực mua khoai lang, 5kg/ nhân khẩu, ko đc lựa, cứ thế bốc lên cân. Về đổ ra check, quá nửa là khoai sùng.
Còn rất nhiều thứ liên quan đến đời sống thuở ấy, nhưng 2 cảnh trên ám ảnh ko nguôi.
Câu ấy là nguyên văn của chủ thớt ở #1, nhà cháu chỉ quote lại.lịch sử là lịch sử chứ gì mà cụ dùng từ nâng tầm
_______________
Như bọn em, đầu tiên là phải ăn cái thịt bên ngoài của quả bàng, chán rồi mới đổi vị sang đập lấy nhân quả bàng ăn. Vì đơn giản, có những cây bàng có quả tương đối to mà thịt của quả bàng thì lại thơm, ngọt dịu, rất... cuốn hút. Có những quả bàng đào, ruột nó màu hồng/đỏ nhạt, ăn cực thơm.
Quãng 1988-1990, nghỉ hè em được ông chú là bộ đội (cấp bậc *//, chức vụ Trưởng ban Hậu cần của Sư đoàn thì phải) đưa lên Hà Nội chơi ở đơn vị của chú (ở chỗ hồ Văn Chương). Trong doanh trại có những cây bàng chắc tuổi... cụ, em đoán là chứng nhân của những trận bom B52 rải thảm Khâm Thiên, quả sai chĩu chịt, to, thơm... Tầm 5.30 chiều, em lại mon men ra cổng nhờ mấy anh vệ binh tung dép/giầy hoặc lấy sào chọc cho cả một mũ cối quả bàng, tha hồ choén
Bàng đào này ăn ngon, hạt cũng ngon và bùi, giờ chẳng thấy cây bàng đào nào nữa. Các cụ hay đập bàng có biết con cồ cộ thường sống trên cây bàng ko. Con này họ nhà ve, to hơn ve, cánh có vạch ngang đen đỏ, mắt cũng đỏ, giờ cũng chẳng còn.loại bàng đào này quê em cũng có 1 cây, cùi dày, ăn ngọt lịm, thi thoảng có quả chín hồng ăn ngon thôi rồi
Kẹo gôm, kẹo mềm, kẹo Hải Hà mãi sau này chỗ e mới cóCụ ở chỗ nào mà có loại kẹo đầu đầu lâu hay thế thời bao cấp ở hn đối với trẻ con tụi em ngoài kẹo kéo phổ biến thì có kẹo gôm, kẹo mềm, cứng của Hải hà, kẹo dồi là hay thích ăn, kẹo lạc với kẹo vừng thì trẻ con ko thích. Nói tới kẹo Hải hà, có năm giáp tết bà ngoại em bị bọn bán dạo nó lừa. Lúc đưa ăn thử thì là kẹo thật, cân xong mang vào nhà cất đến lúc lôi ra thì ôi thôi toàn đất sét khô bên trong...
Huế cũng có món trứng ruốc mà xài ruốc Huế.________________
Ngoài muối vừng, muối lạc, thì em nhớ mãi ứ thể nào quên vài món sau:
1. Xương sống lợn, xương sườn lợn (chỗ không có sụn) băm nhỏ nhất có thể, rồi... rim/chưng với nước mắm => cho vào lọ thủy tinh ăn dần.
2. Lạc khô rang với nước muối cho vào lọ thủy tinh ăn dần. Tầm bọn em học lớp 6 ở trường chuyên của thị xã, các phụ huynh có tổ chức học thêm cái gọi là đội tuyển (để luyện gà nòi đi thi HSG cấp tỉnh) ở nhà 1 thằng bạn. Đội tuyển có 10 đứa chính thức + 2 dự khuyết được đi thi => lớp gà nòi thường có 15 đứa để chọn lấy 12 đứa. Vào 1 ngày đẹp giời, 1 thằng phát hiện bếp nhà thằng bạn có... lọ lạc rang muối => mấy buổi học sau cứ liên tục luân phiên xin thầy cho ra ngoài đi WC, thực chất là rỉ tai nhau đi thăm lọ lạc => được đâu 2 buổi thì hết cả lọ lạc rang nhà bạn => bạn mách thầy là bố mẹ em phê bình các bạn ăn như thế sẽ khát nước.
3. Mắm tôm đánh cho tơi xốp, cho vào bát ăn cơm => thả hành khô đập dập, thả 1 quả trứng vịt rồi đảo cho đều => nồi cơm (nồi gang nấu bếp trấu, mùn cưa) vừa cạn nước thì thả bát mắm + trứng vào. Cơm chín thì món mắm+trứng cũng chín. Ngon ngoài sức tưởng tượng.
4....
vâng h quê e có nhà ai trồng bàng đâu, cây e miêu tả trên cũng bị chặt hồi 2010 rồi, giờ quê toàn cây sấu với xoan đào, những cây cổ thụ chặt hết sạch. Con mà bác nói em cũng chưa nhìn thấy bao giờ ). Hồi xưa thì hay đi bắt ve, cuốn nhựa đường hoặc nhựa mít vào đầu cây gậy dài, thấy con ve là chấm vào lưng nó thế là hết bay, trưa không ngủ toàn đi bắt ve, chọc tổ ong :vBàng đào này ăn ngon, hạt cũng ngon và bùi, giờ chẳng thấy cây bàng đào nào nữa. Các cụ hay đập bàng có biết con cồ cộ thường sống trên cây bàng ko. Con này họ nhà ve, to hơn ve, cánh có vạch ngang đen đỏ, mắt cũng đỏ, giờ cũng chẳng còn.
Bọn trẻ con ngày ý còn có mấy câu ca:Bàng đào này ăn ngon, hạt cũng ngon và bùi, giờ chẳng thấy cây bàng đào nào nữa. Các cụ hay đập bàng có biết con cồ cộ thường sống trên cây bàng ko. Con này họ nhà ve, to hơn ve, cánh có vạch ngang đen đỏ, mắt cũng đỏ, giờ cũng chẳng còn.
Chuẩn rùi , lão có biết con cồ cộ hơmBọn trẻ con ngày ý còn có mấy câu ca:
- Cây cao cao có con Cào Cào.
Con Cào Cào cắn con Cồ Cồ.
Con Cồ Cồ chết cửng cừng cưng....
* Chắc mợ cũng biết mấy câu nì nhờ
Bây giờ bàng trồng trên phố toàn là loại có quả nhỏ, trơn nhẵn. Hồi trước ngoài ăn quả bàng và hạt bàng, bọn em còn nhai cả cọng bàng (cọng gân chính lá hoặc cọng chùm hoa, vị hơi chát chát), ăn cả hoa phượng vị hơi chua nhẹ.vâng h quê e có nhà ai trồng bàng đâu, cây e miêu tả trên cũng bị chặt hồi 2010 rồi, giờ quê toàn cây sấu với xoan đào, những cây cổ thụ chặt hết sạch. Con mà bác nói em cũng chưa nhìn thấy bao giờ ). Hồi xưa thì hay đi bắt ve, cuốn nhựa đường hoặc nhựa mít vào đầu cây gậy dài, thấy con ve là chấm vào lưng nó thế là hết bay, trưa không ngủ toàn đi bắt ve, chọc tổ ong :v
Quên hình dáng nó rồi. Cơ mà ngày bé thì không lạ gì. Nghe tên gọi biết liền áChuẩn rùi , lão có biết con cồ cộ hơm
Hình như trò gọi tên thời nay ít rồi chứ thời xưa thành truyền thồng cụ nhỉ.. Nhóm e chơi thân có thằng tên H, bố nó tên L cũng toàn gọi tên như vậy.. Đợt thi lên cấp 3 đi xem điểm dán ở bảng tin cổng trường.. Cả bọn dò tên H của nó không dò cứ đi dò tên L bố nó rồi thắc mắc sao không thấy. Nghĩ cũng hàiLớp em có thằng T., bố nó tên Nh, bọn em toàn gọi ghép tên nó và bố nó thành quen. Cách đây vài năm, bố nó mổ nằm viện 103, bọn em vào thăm. Vào viện thì mới chỉ biết khoa, chưa biết phòng. Cả lũ quay ra hỏi nhau: này chúng này ơi, ko biết bố thằng T Nh. tên là gì để đi hỏi xem bác í nằm phòng nào. Kaka ngẫn vãi luôn í
Cuộc sống hồi đấy cũng thú vị. Bây giờ nhớ lại thấy nghèn nghẹn.Gọi là ôn nghèo kể khổ về 1 thời gian khó của tuổi thơ thôi mà các cụ. Nhưng em thấy rất vui đấy chứ.
Cụ xem các cụ ấy còm ở thớt khác là biết ngay tuổi các cụ ấy màcụ 2006 đi bộ đội 1954 chắc cũng phải cỡ 1936, cụ 0506 hơn dăm bảy tuổi chắc cũng cỡ 1928,29,30, cụ võ hơn chục tuổi chắc 1920, năm nay hơn 100, thế mà các cụ còn trích còm nhau sát sạt, kính các cụ thật, lúc nào rảnh mong các cụ cho vài chỉ bảo về dưỡng sinh cho con cháu ạ.
Không thấy 2 bố kia phản hồi chứng tỏ phét thật .Đúng là mấy bố ấy chém gió không biết ngượng trên OF này member cao tuổi nhất em biết là cụ Ngao năm nay cũng khoảng 75 tuổi còn đi đánh Pháp năm 1954 thì ông nội em năm nay đã 90 tuổi rồi nhớ tên con cháu đã là may đọc chữ trên này vào mắt .
Em đang thắc mắc tại sao có người muốn lên chức Cụ làm gì trên mạng ảo nhỉ? Nhỡ đâu là Cụ thật, máy tính các Cụ ấy có AI chỉ cần nói nó sẽ chuyển thành chữ trong commentKhông thấy 2 bố kia phản hồi chứng tỏ phét thật .
Cũng có thể mình nhầm nhưng mà tuổi ấy rất khó vào chém gió mà còn minh mẫn như vậy .Em đang thắc mắc tại sao có người muốn lên chức Cụ làm gì trên mạng ảo nhỉ? Nhỡ đâu là Cụ thật, máy tính các Cụ ấy có AI chỉ cần nói nó sẽ chuyển thành chữ trong comment