[Funland] Thời khốn khó...

mayxanh_hp

Xe tăng
Biển số
OF-305082
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
1,500
Động cơ
260,734 Mã lực
Kinh nhất là cái hố xí công cộng, thối thối là. Mùa hè nóng nực thì muỗi dày đặc, cứ phải vỗ mông bôm bốp. Những lúc nó tắc thì dềnh hết cả lên. Sáng sớm là giờ cao điểm nên vẫn có cảnh xếp hàng để đi, được cái chém gió trong lúc chờ cũng vui. :))
Thằng cu hàng xóm nhà em cũng hay hát khi đi ị. Một hôm em đang ...bỗng nghe thấy tiếng hát chuồng bên cạnh: như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.... Hát hết lần một nó lại hát lần hai cùng với vỗ tay.
 

mayxanh_hp

Xe tăng
Biển số
OF-305082
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
1,500
Động cơ
260,734 Mã lực
Em cũng cùng tuổi cụ rồi. Ngày bé bao nhiêu năm lên đồi lấy cỏ lạc, vào rừng chặt chuối về thái nấu chăn lợn... Em còn hay cùng bạn bè vào rừng lấy củi về đun, mang củi về bằng cách buộc dây, kéo dọc theo dòng suối.... Chơi với hai nhóm bạn cùng lúc, một nhóm toàn đứa con nhà cán bộ công nhâ viên chức, học hành tử tế, học lớp chuyên. Một nhóm toàn đứa mải chơi, bỏ học, hay gây gổ đánh nhau.
Thân chuối có mấy tác dụng: thái ra nấu cám lợn; làm phao tập bơi
 

mayxanh_hp

Xe tăng
Biển số
OF-305082
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
1,500
Động cơ
260,734 Mã lực
Tiện chuyện ị, em lại buôn chuyên lái:D... Hồi ấy về quê, em còn thấy các bà già hay mặc quần mầu đen, ống rộng như cái nơm, đũng thì dài gần tới đầu gối (thấy Bà nội em gọi là quần ống què). Bất kể đang đi chợ hay đi làm đồng, đi ăn cỗ...buồn lái là tìm cái bờ rào hoặc gốc cây, tay vén 1 bên ống quần, 1 chân hơi ghếch lên, người nghiêng nghiêng như múa ba lê... Em cực kỳ ngưỡng mộ các bà ở chỗ đi lái ko cần tụt quần mà vưỡn ko bị ướt. Đứng ven đường mà rất tự tin vì chạ lo bị hở chỗ cần che:)) em cố làm thử mấy lần nhưng toàn bị ướt cả quần lẫn dép, cáu lắm, chắc tại cái đũng quần ko đủ rộng!
Cái này em về quê cũng hay gặp. Các bà buồn lại ra vườn vén lên làm một bãi xòe xòe, miệng vẫn bỏm bẻm nhai trầu.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,230
Động cơ
387,370 Mã lực
Thời đấy làm gì có thuốc chuột làm bằng gạo đỏ , chỉ có loại bả chuột = bột màu xám thôi :)) . Có gạo đỏ ăn đã tốt , toàn gạo mốc mủn ra , hôi bỏ bu . Đong về vo với muối cho bớt mùi hôi , nấu 1 lon sữa bò cùng sắn khô + bo bo + khoai lát , lúc ghế cơm thì bóp vụn mỳ viện trợ vào chờ chín mà ăn =P~
Nhắc về thuốc chuột thì em còn nhớ hồi đó Phường thỉnh thoảng lại có đợt phát động phong trào toàn dân diệt chuột. Sau bữa cơm chiều thì cán bộ Phường xuống từng hộ gia đình phát cho 1 gói thuốc chuột và hướng dẫn cách sử dụng. Thuốc được gói trong giấy báo thì phải, có màu xám và có mùi rất khó chịu. Sáng hôm sau, cán bộ Phường lại đến từng hộ để thu xác chuột và thuốc chuột. Các bác có tin không, trước trụ sở y tế Phường xác chuột được chất thành 1 đống cao như cái gò, thỉnh thoảng lại chen vào xác vài con mèo, con chó ăn phải thuốc.
 

fordeverest2012

Xe điện
Biển số
OF-137063
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
2,230
Động cơ
387,370 Mã lực
Thuở thơ ấu của em ngày xưa cũng như các cháu bé bây giờ thì thế nào cũng phải nhiễm bệnh. Ở miền Nam, dù lớn hay nhỏ, không cần biết là bệnh gì chỉ cần thấy mệt mỏi, biếng ăn, sốt là họ điều trị bằng phương pháp "cạo gió" mà chả thuốc men gì. Hồi nhỏ, em sợ nhất món này. Mỗi lần bị bệnh là mẹ em thường kêu bà Tám (người cạo gió thuê) đến cạo gió cho em. Đồ nghề của bà là cái đồng xu và chai dầu gió. thế là bà ra sức cào, cạo vào tấm lưng non nớt của em. Em khóc gào hết nước mắt "Con hết bịnh rồi, bà Tám đừng cạo nữa bà Tám ơi, con hết bịnh rồi..." Nhưng mặc cho tôi khóc lóc thảm thiết bà vẫn mạnh tay cạo. Phải có "gió" thì mới ăn tiền. Sau màn tra tấn đầy nước mắt ấy thì mẹ tôi cũng đền bù cho tôi 1 tô hủ tiếu thịt heo mua ở tiệm ngoài đầu ngõ mà bình thường tôi chỉ có thể đứng nhìn thòm thèm mà thôi.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
22,114
Động cơ
1,003,774 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cái này em về quê cũng hay gặp. Các bà buồn lại ra vườn vén lên làm một bãi xòe xòe, miệng vẫn bỏm bẻm nhai trầu.
Cái này thì ngày trước bọn cháu hay ra câu đố: chân trắng,chân đen,đuôi thủy tinh ....là gì? :))
 

altis_oldman

Xe tăng
Biển số
OF-67175
Ngày cấp bằng
26/6/10
Số km
1,712
Động cơ
454,771 Mã lực
Em cũng phải trải qua giai đoạn này, cuộc sống cực khổ (như những gì chủ thớt kể) nhưng về tình cảm thì hơn đứt thời nay, hàng xóm láng giềng sống có cái tình hơn.
Cụ nói thế lào chứ. có cụ bảo ăn con gà không dám nhai xương vì sợ hàng xóm nghe thấy
 
Biển số
OF-314736
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
2
Động cơ
295,220 Mã lực
Phần tiếp của vẫn cụ tác giả Pín đây:

Thời khốn khó đó, không nhắc đến cái hố xí là rất sai lầm.

Đó là cái hố xí ở khu tập thể nhà tôi. tuổi thơ tôi ở đó. Hồi đó, không ai làm chuồng xí trong nhà cả, chuồng xí thối um lại ở trong nhà, có mà điên? hồi đó chưa có khái-niệm hố xí tự hoại.

Với lại nhà tập thể thời đó *** cần hố xí, có ăn *** đâu mà ỉa?

Có khoảng 20 hộ, có 01 cái hố xí 2 ngăn, hình như nữ 1 bên, nam 1 bên, 2 cái lỗ, 2 viên gạch đặt chéo, 1 lỗ nhỏ hơn để nước *** chảy. cách khu cỡ vài chục mét.

Có 2 cánh cửa, sau này *** phân biệt nam nữ. buổi sáng, xếp hàng dài phết, ai ra là người khác vào, nam nữ *** gì?

Cửa thì *** có chốt, nó đã từng có 1 cái chốt bằng sắt, nhưng bị ăn cắp mất, thời thiên đàng, cái chốt sắt là 1 gia tài. Mà tôi giờ cũng *** hiểu, họ đào đâu ra cái chốt sắt thời đó.

Khi cái chốt bị ăn cắp, nhân dân thay chốt bằng 1 que gỗ, và chỉ khi cái khuy sắt giữ que gỗ bị ăn cắp nốt, thì cánh cửa mới luôn luôn mở tung. nhân dân cần lao buộc dây vào, và giữ dây để đóng cửa. nhưng cái dây, cuối cùng phải là dây chuối, đó là thứ dây duy nhất *** bị ăn cắp.

Thời đó, nhân dân cần lao ăn cắp đến tối tăm mặt mũi, các quý anh chị ạ.

Cánh cửa chỉ vài tháng đội mưa là biến thành 1 tấm gỗ mục thủng lỗ chỗ nhòm đc ra ngoài, bên trong có cái khung hình chữ Z, nếu *** có cái chữ Z này, hản nó đã rơi ra từng miếng, và xập xệ đến nỗi nó sỉu xuống thành hình bình hành.

Tôi nhớ là dcm ai đó đã buộc 1 sợi dân vải hay nhựa hay *** gì vào cửa, để thàng ỉa bên trong cầm sợi dây đu đưa nhẹ, đó là cách dân ngoài biết có người, tôi cũng cầm thế hehe, ai đến thì thay vì vo giấy và e-hèm hay ho ( hồi còn cái chốt) thì giờ nghe tiếng bước chân là tôi dập dình cánh cửa sau này đc giữ bằng dây chuối.

Nhưng dây chuối nhanh hỏng, lần nào tôi cũng phải tước 1 sợi nối vào, dcm gì chứ chuối thì khu nhà tôi đầy dcm.

Có lần có người đến, tôi dập dình cửa bằng dây chuối, thế con *** nào dây đứt mẹ, quần thì đang tụt, tôi cuống mẹ lên hehe, hồi đó bé hay ngượng dcm.

Tôi 1 lần chùi bằng 1 tờ trong quyển họa báo nga xô, 1 lần duy nhất, do vội quá vớ bừa, dcm hóa ra nó trơn như ni lông, dcm tôi phải xoai nó ra để cạo dcm. sợi dây giữ cửa sẽ kẹp vào chân khi chùi ***.

Giấy chùi *** nếu thừa, nhân dân hay cài trên nóc nhà xí, lắm hôm quên giấy tôi vớ ở đó, bí quá tôi chùi giấy của thàng chùi trước dcm. giấy thường là báo, hồi đó ngoài báo ****, chả có cái *** gì khác.

Hồi đó, chùi *** là nghệ thuật dcm, 1 tờ giấy, anh phải vò thật nát, chỉ hút *** khi giấy bị vò nát, giấy cũng không có nhiều, xé làm đôi, 1 tờ chùi xong gấp đôi chùi phát nữa, rồi gập tiếp chùi phát nữa, và phát nữa.
lúc tôi chùi xong, tờ giấy trông như con xúc xắc tam tứ ngũ lục thế mới tài .

tôi cũng hay đọc trong chuồng xí, lắm hôm phải giở giấy thằng khác đã chùi *** ra đọc nếu quên mang theo cái *** gì đó để đọc.

Và giòi thì vô khối, hôm nào *** đọc thì tôi theo dõi những ông dòi bò đi bò lại, tôi thích *** trôi mẹ chúng đi lúc mới đầu hehe. còn mùi thì khỏi tả, thối thôi rồi!!!
còn dcm đang ỉa có thàng hót *** ở dưới là thường xuyên, hồi đó *** rất quý, để bán cho cá ăn hoặc để bón ruộng, những anh hót *** đôi khi đánh nhau vỡ đầu để tranh nhau phần ***, vũ khí các anh dùng chính là cái muôi kì lạ hình cái nón có cán dài, tôi thấy 1 lần các anh lôi ra xô sát, thôi thì bà con tránh rõ xa.


Tôi ngượng khi đang ỉa nó cứ xúc ở dưới, 1 lần chúng xúc xong thấy iêm iêm tôi ngó xuống, dcm giật cả mình, có 1 cái xẻng đầy giòi đang đu đưa bịt hết ánh sáng từ cái lỗ.

Hóa ra nó đang đưa xẻng hóng cục *** chót của tôi.
 

boy_spott

Xe container
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
5,102
Động cơ
1,852,806 Mã lực
Tuổi
48
Em thì cơm trộn sắn, rau má, sốt thì mẹ cho uống rau má cho hạ sốt, đi xem ti vi nhờ toàn bị đuổi vì chủ nhà ko muốn cho xem vì các cháu *** khắp sân vườn khai ko chịu được, mà mê nhất phim nô tỳ , đơn giản tôi là maria
 

boy_spott

Xe container
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
5,102
Động cơ
1,852,806 Mã lực
Tuổi
48
Phần tiếp của vẫn cụ tác giả Pín đây:

Thời khốn khó đó, không nhắc đến cái hố xí là rất sai lầm.

Đó là cái hố xí ở khu tập thể nhà tôi. tuổi thơ tôi ở đó. Hồi đó, không ai làm chuồng xí trong nhà cả, chuồng xí thối um lại ở trong nhà, có mà điên? hồi đó chưa có khái-niệm hố xí tự hoại.

Với lại nhà tập thể thời đó *** cần hố xí, có ăn *** đâu mà ỉa?

Có khoảng 20 hộ, có 01 cái hố xí 2 ngăn, hình như nữ 1 bên, nam 1 bên, 2 cái lỗ, 2 viên gạch đặt chéo, 1 lỗ nhỏ hơn để nước *** chảy. cách khu cỡ vài chục mét.

Có 2 cánh cửa, sau này *** phân biệt nam nữ. buổi sáng, xếp hàng dài phết, ai ra là người khác vào, nam nữ *** gì?

Cửa thì *** có chốt, nó đã từng có 1 cái chốt bằng sắt, nhưng bị ăn cắp mất, thời thiên đàng, cái chốt sắt là 1 gia tài. Mà tôi giờ cũng *** hiểu, họ đào đâu ra cái chốt sắt thời đó.

Khi cái chốt bị ăn cắp, nhân dân thay chốt bằng 1 que gỗ, và chỉ khi cái khuy sắt giữ que gỗ bị ăn cắp nốt, thì cánh cửa mới luôn luôn mở tung. nhân dân cần lao buộc dây vào, và giữ dây để đóng cửa. nhưng cái dây, cuối cùng phải là dây chuối, đó là thứ dây duy nhất *** bị ăn cắp.

Thời đó, nhân dân cần lao ăn cắp đến tối tăm mặt mũi, các quý anh chị ạ.

Cánh cửa chỉ vài tháng đội mưa là biến thành 1 tấm gỗ mục thủng lỗ chỗ nhòm đc ra ngoài, bên trong có cái khung hình chữ Z, nếu *** có cái chữ Z này, hản nó đã rơi ra từng miếng, và xập xệ đến nỗi nó sỉu xuống thành hình bình hành.

Tôi nhớ là dcm ai đó đã buộc 1 sợi dân vải hay nhựa hay *** gì vào cửa, để thàng ỉa bên trong cầm sợi dây đu đưa nhẹ, đó là cách dân ngoài biết có người, tôi cũng cầm thế hehe, ai đến thì thay vì vo giấy và e-hèm hay ho ( hồi còn cái chốt) thì giờ nghe tiếng bước chân là tôi dập dình cánh cửa sau này đc giữ bằng dây chuối.

Nhưng dây chuối nhanh hỏng, lần nào tôi cũng phải tước 1 sợi nối vào, dcm gì chứ chuối thì khu nhà tôi đầy dcm.

Có lần có người đến, tôi dập dình cửa bằng dây chuối, thế con *** nào dây đứt mẹ, quần thì đang tụt, tôi cuống mẹ lên hehe, hồi đó bé hay ngượng dcm.

Tôi 1 lần chùi bằng 1 tờ trong quyển họa báo nga xô, 1 lần duy nhất, do vội quá vớ bừa, dcm hóa ra nó trơn như ni lông, dcm tôi phải xoai nó ra để cạo dcm. sợi dây giữ cửa sẽ kẹp vào chân khi chùi ***.

Giấy chùi *** nếu thừa, nhân dân hay cài trên nóc nhà xí, lắm hôm quên giấy tôi vớ ở đó, bí quá tôi chùi giấy của thàng chùi trước dcm. giấy thường là báo, hồi đó ngoài báo ****, chả có cái *** gì khác.

Hồi đó, chùi *** là nghệ thuật dcm, 1 tờ giấy, anh phải vò thật nát, chỉ hút *** khi giấy bị vò nát, giấy cũng không có nhiều, xé làm đôi, 1 tờ chùi xong gấp đôi chùi phát nữa, rồi gập tiếp chùi phát nữa, và phát nữa.
lúc tôi chùi xong, tờ giấy trông như con xúc xắc tam tứ ngũ lục thế mới tài .

tôi cũng hay đọc trong chuồng xí, lắm hôm phải giở giấy thằng khác đã chùi *** ra đọc nếu quên mang theo cái *** gì đó để đọc.

Và giòi thì vô khối, hôm nào *** đọc thì tôi theo dõi những ông dòi bò đi bò lại, tôi thích *** trôi mẹ chúng đi lúc mới đầu hehe. còn mùi thì khỏi tả, thối thôi rồi!!!
còn dcm đang ỉa có thàng hót *** ở dưới là thường xuyên, hồi đó *** rất quý, để bán cho cá ăn hoặc để bón ruộng, những anh hót *** đôi khi đánh nhau vỡ đầu để tranh nhau phần ***, vũ khí các anh dùng chính là cái muôi kì lạ hình cái nón có cán dài, tôi thấy 1 lần các anh lôi ra xô sát, thôi thì bà con tránh rõ xa.


Tôi ngượng khi đang ỉa nó cứ xúc ở dưới, 1 lần chúng xúc xong thấy iêm iêm tôi ngó xuống, dcm giật cả mình, có 1 cái xẻng đầy giòi đang đu đưa bịt hết ánh sáng từ cái lỗ.

Hóa ra nó đang đưa xẻng hóng cục *** chót của tôi.
Vãi cụ quá
 

namtrung478

Xe tải
Biển số
OF-97795
Ngày cấp bằng
30/5/11
Số km
422
Động cơ
402,640 Mã lực
Nơi ở
Cách hồ gươm 8 km
Ngày đó chỉ mong ốm để được ăn cơm nóng với tóp mỡ.nằm bệnh viện Đống đa còn được ăn bánh PAM
Rõ khổ, bây giờ có điều kiện tý lại phải kiêng khem.... Chán
 

Cavali

Xe điện
Biển số
OF-20856
Ngày cấp bằng
6/9/08
Số km
2,268
Động cơ
520,860 Mã lực
Nơi ở
Dưới rốn 1 gang ...
Em 91 nên ăn cũng ít khổ rồi, mặc dù hồi đấy nhà em nghèo nên em vẫn thấy thốn lắm, e chỉ nhớ mãi chuyện mẹ e kể, bà ngoại mua một tháng một con cá, rán lên thơm phưng phức, các con cứ ngồi bâu xung quanh đợi với rình, thế nào đúng bữa cơm ông ngoại lại có khách, thế là con cá mang ra đãi khách uống rượu, mấy mẹ con cứ ngồi dưới bếp đợi bao giờ ông nhậu xong thì lên dọn, lên đến nơi thì còn rặt xương, cái đầu cũng chả còn, thế là 3 mẹ con ngồi dưới bếp ôm nhau khóc:(
Giờ nhắc lại chuyện ấy bà với mẹ và dì em vẫn khóc
 

mount

Xe buýt
Biển số
OF-29161
Ngày cấp bằng
15/2/09
Số km
845
Động cơ
489,000 Mã lực
Nơi ở
...có giàn hoa giấy, có người tôi thương...
Em trích "HỒI KÝ" của chính em nhé:

Hồi tôi được 7 tháng, tháng 10 năm 1970, mẹ tôi và đấng cứu thế sinh tôi lần thứ hai…
Nhà tạm dựng lên dưới chân đê (không rõ đê gì), trên mặt đê là đường đi. Hàng ngày mọi người, xe cộ của bộ đội ta đi trên mặt đê ấy.
Một hôm, có 1 đoàn xe tăng, thiết giáp, ô tô gì đấy dừng bánh trên “mặt đường khát vọng”, trời ngả sang trưa, mẹ tôi đi mượn cái chày để về giã cua nấu canh. Chị tôi (hồi đó 7 tuổi) đang ru tôi gật gà trên chiếc võng trong nhà. Trên đường về, mẹ tôi thấy một chiếc xe tăng cứ rục rà rục rịch tiến lên, lùi xuống phía trên đê. Bất chợt, một khối đất trên con đê bị lở và chiếc xe tăng cung khẩu pháo…
Mẹ tôi nghĩ mọi chuyện nhanh hơn là nó sẽ xảy ra. Bà vứt cái chày, lao vào nhà, hai tay hai đứa con… (Lạy trời, lúc đó tay của một đứa bé 7 tháng sao khoẻ vậy?)
Ra khỏi nhà được khoảng mươi bước chân thì cả cái khối chiến tranh kia rơi đúng vào nhà tôi…
Khi kéo được cái khối giết người kia ra khỏi khu vực nhà tôi thì… không còn thấy 1 mảnh võng … nó biến thành bột vải rồi…
Và thế là … Một “thiên thần” được giải thoát…


Trong thời gian đi sơ tán, tôi ở với gia đình "Ông cụ Binh", cùng với người học trò của bố tôi tên là Nhuần.
Hồi ấy, khi có người hỏi : " Sơn ở với ai?" , tôi liến thoắng trả lời : "Sơn ở với anh Nuần, ăn cơm nô". ( với anh Nhuần, ăn cơm ngô dưới nước xì-dầu).


Năm 1973, tôi 3 tuổi, về lại thị xã. Lúc đó đã ký hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh của Mỹ tại Việt nam, hết bom rơi, đạn lạc...
Nhà tôi làm trên một nơi vốn bị bom bỏ trúng 3 lần. Lần nào mẹ tôi cùng các anh chị lớn cũng đào bới, san nền, dựng lại. Nhà làm bằng luồng, nứa, trát bùn đất lên các tấm phên làm vách ngăn của căn nhà. Ngày xưa hay gọi là trát "tôc-xi". Và thảm kịch bắt đầu xảy ra với tôi...

Vì dị ứng hơi bom, toàn thân tôi bắt đầu lở loét. Chỉ trừ cái mặt hầu như không việc gì (chả hiểu tại sao).
Người tôi phỏng lên như bề mặt cái bánh tráng đã quạt than. Các mụn nước khi “chín” lần lượt vỡ ra, tất nhiên một thứ nước vàng vàng, đùng đục oà ra theo…
Các loại thuốc kháng sinh thời đó hầu như chỉ giúp vá víu từng khu vực “trọng yếu”, nhưng không thể ngăn được sự phồng rộp liên tiếp mọc lên…
Các loại vỏ cây đắng, thuốc tây, thuốc ta cũng đều chào thua trước sự nổi dậy mãnh liệt của căn bệnh ngoài da chết tiệt. Quần áo chỉ mặc gọi là, luôn phải ngồi trên giấy báo hay giấy thấm nước mà người ta gọi là giấy bản. Anh chị tôi thi nhau dùng Xanh mê ti len “vẽ bản đồ” lên toàn bộ cơ thể nhỏ bé đáng thương ấy…

Và một quyết định “nghiệt ngã” được đưa ra : Chiếu điện!

Hàng ngày, thằng bé gần 4 tuổi phải đi bộ từ nhà xuống bệnh viện tỉnh để được chiếu tia tử ngoại (tia cực tím). Các bác sỹ bảo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển gì đó… nhưng gia đình vẫn phải đành lòng chấp nhận.
Khoảng 1, 2 tháng gì đó như vậy. Hôm nào mượn được xe đạp thì được anh bạn của chị thứ hai chở đi. Nhưng phải dừng vài lần để “đổi bên”, vì ngồi xe, bị xóc cũng rất đau cái để ngồi. Thành thử toàn phải ngồi lần lượt bằng một nửa “bàn toạ”. Hôm nào bố tôi rỗi, không phải đi dạy thì bố đèo đi. Còn không thì 2 anh em đi bộ khoảng 5 km… Mỗi buổi sáng đi chiếu điện tôi được cho 1 hào để mua cái bánh tráng hay bánh xốp. Bánh tráng thì đội lên đầu che nắng, bẻ ăn dần. Đến viện là vừa hết. Bánh xốp thì cắn tí một, sợ ăn hết lại tiếc…
Tôi không nhớ cái nắng hồi ấy màu gì, tiếng chim hót ran hồi ấy ra sao, những cái hầm hập của một buổi sáng mùa hè từ dưới đường bốc lên như thế nào… Lúc đó, tôi chỉ thấy mình thật sướng, vì cả nhà có mỗi mình được ăn bánh tráng, bánh xốp, được ăn quà sáng.

Đến nơi, vào phòng chiếu, bác sỹ lấy cái bịt mắt đeo vào cho tôi, thế là như mù. “Nào, cháu trèo lên giường, rồi, nằm xuống, dạng chân ra… (một phút sau) Rồi, nằm sấp xuống, giơ tay lên…” Sau 5 hay 10 phút gì đó là xong. Và lại chuẩn bị hành trình về nhà…

Một thời gian sau, bệnh tình của tôi tạm ổn. Lúc bấy giờ trông tôi như “người cá”. Tôi rất thích ngồi “bóc vẩy” của mình! Mỗi lần bóc lớp “vẩy” đó, tôi lại thấy 1 lớp da hồng hồng lộ ra, nhìn thật đã… Giờ đây tôi đã có thể ngồi, nằm thoải mái hơn mà không đau đớn, nhớp nháp như trước. Thậm chí không còn có lúc phải ngủ đứng vì đau không nằm được…

Cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Không đèn điện, không quạt máy, đương nhiên không ti vi, radio… Bọn trẻ chúng tôi trong phố háo hức lao ra đường để xem mỗi khi có 1 chiếc ô tô chạy qua. Tuyệt nhiên không hề có cái “bình bịch” nào cho mãi tới 2 năm sau (1976).
Đói là điều đầu tiên tôi nhớ. Ngoài 2 bữa cơm tuềnh toàng của gia đình, hoạ hoằn tôi mới được bắp ngô, củ khoai lang, củ sắn hay cái kẹo… Và một tháng 2 lần có thể được ăn chuối vào ngày rằm và mồng 1 đầu tháng âm lịch. Tôi nhớ hồi ấy, mẹ tôi thường mua một nải chuối con con, về tẽ ra làm 3 khóm để đủ bày 3 bàn thờ trong nhà…
Một năm thì được ăn “của lạ” vào ngày lễ hàn thực (bánh trôi, bánh chay), ngày giết sâu bọ kiểu gì bố tôi cũng ủ rượu nếp. Rằm tháng Bảy, Trung thu là những ngày vui nhất: vừa được ăn đủ thứ, lại vừa được chơi và xem nhiều trò.
Lại nhớ trung thu năm 4 tuổi, chị thứ 2 lấy xe đạp chở tôi ra chợ. Chị định sẽ mua cho thằng em cái đầu sư tử (đồ chơi của con nhà giàu lúc đó).
Xe đạp không có chân chống, bà chị sai thằng nhóc 4 tuổi giữ xe để chị vào mua…
Lúc quay ra, bà chị được 1 phen hoảng hồn và cũng buồn cười vỡ bụng.
Thằng nhóc đứng nghiêng người 45 độ, hai tay chống cái xe đạp cũng nghiêng 45 độ, hai chân nó dạng ra, môi mím lại, mặt đỏ phừng phừng…Người và xe tạo thành thế chữ A, xe cao hơn người một chút…

Thật bõ công giữ xe. Không những có cái đầu sư tử loại xịn (loại mà râu bằng bông thật chứ không phải loại đỏ đỏ râu bằng giấy cắt ra…), thằng nhóc còn có cái mặt nạ quỷ nữa. “Trông gớm chết”.

Tối hôm đó, cả nhà đang vui vẻ chuyện trò, bỗng thấy thằng nhóc gào lên thất thanh và chạy như ma đưổi từ ngoài đường vào trong nhà. Mọi người tưởng nó bị làm sao. Hoá ra, đem mặt nạ “quỷ” đi doạ người, lại bị thằng có mặt nạ “ông địa” nó doạ lại… chạy “suýt” mất dép…




Cũng năm đó, anh trai tôi và bạn của anh dạy chữ cho tôi. Các bác ấy lấy bìa cac-tông cắt ra thành những lá như là bài tú lơ khơ, lấy mực viết các chữ cái lên 1 mặt cho tôi học…
Sau 1 tuần, tôi biết đọc, biết ghép vần, bắt đầu đọc bất cứ từ nào nhìn thấy…
Tuần sau, tôi tập viết, tuy nhiên không phải từ nào cũng viết đúng. Nhưng rồi cũng viết được thư để gửi ra Hà nội cho chị, đòi chị mua cho cái tàu thuỷ, thả vào chậu nước, đốt lửa lên là nó chạy vòng quanh trong chậu… Thật là hạnh phúc hoàn toàn…

Chẳng nhớ tôi mò mẫm đàn đóm từ bao giờ, nhưng có 1 dịp tôi đi biểu diễn đàn tranh (thập lục) tại hội trường tỉnh ủy, mà đánh đến 3 bài mới khiếp chứ! Anh phụ trách, cũng là học trò bố tôi sau này, bế tôi đi qua nhiều đám đông chen chúc, đặt tôi lên 1 cái bàn giáo viên, để lên đùi tôi cái đàn… Chị tôi ra giới thiệu : “ Sau đây, em ..., 4 tuổi, sẽ “biểu diễn”…). Chà , ồn quá, loa lại khọt khẹt, chả nghe rõ gì nữa…
Lúc về tôi được thưởng 1 gói kẹo. Kẹo thời đó hay lắm… Toàn bột thôi, hơi ngòn ngọt, ăn một lúc thấy có chõ đăng đắng (đường cháy), và vì 1 trong số những chiếc kẹo đó, tôi bị sứt 1 cái răng (đã thay rồi).
(Còn tiếp.)
 

mayxanh_hp

Xe tăng
Biển số
OF-305082
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
1,500
Động cơ
260,734 Mã lực
Truyện cụ mount thật là hay. Một thời đói khổ.
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
3,036
Động cơ
496,718 Mã lực
Em bổ sung là với cái ngòi bút chửa đó thì lọ mực được bọn em phát minh là lọ penicillin có nút , bên trong đổ mực + một dúm bông : chấm, viết rồi lại chấm, viết ... :) !
ngòi bụng chửa hồi đó rất hiếm, em còn nhớ có loại ngòi con tôm nữa, viết gai thấy mẹ luôn. ngyaf xưa đã nghèo lại còn hay bị rơi bút, mà em nhớ cái quản bút ngày xưa thiết kế thế chó nào mà toàn rơi ngòi cắm thẳng xuống đất. cứ vài hôm là phải thay ngòi bút
 

VNM

Xe điện
Biển số
OF-190749
Ngày cấp bằng
21/4/13
Số km
2,603
Động cơ
354,276 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em trích "HỒI KÝ" của chính em nhé:

Hồi tôi được 7 tháng, tháng 10 năm 1970, mẹ tôi và đấng cứu thế sinh tôi lần thứ hai…
Nhà tạm dựng lên dưới chân đê (không rõ đê gì), trên mặt đê là đường đi. Hàng ngày mọi người, xe cộ của bộ đội ta đi trên mặt đê ấy.
Một hôm, có 1 đoàn xe tăng, thiết giáp, ô tô gì đấy dừng bánh trên “mặt đường khát vọng”, trời ngả sang trưa, mẹ tôi đi mượn cái chày để về giã cua nấu canh. Chị tôi (hồi đó 7 tuổi) đang ru tôi gật gà trên chiếc võng trong nhà. Trên đường về, mẹ tôi thấy một chiếc xe tăng cứ rục rà rục rịch tiến lên, lùi xuống phía trên đê. Bất chợt, một khối đất trên con đê bị lở và chiếc xe tăng cung khẩu pháo…
Mẹ tôi nghĩ mọi chuyện nhanh hơn là nó sẽ xảy ra. Bà vứt cái chày, lao vào nhà, hai tay hai đứa con… (Lạy trời, lúc đó tay của một đứa bé 7 tháng sao khoẻ vậy?)
Ra khỏi nhà được khoảng mươi bước chân thì cả cái khối chiến tranh kia rơi đúng vào nhà tôi…
Khi kéo được cái khối giết người kia ra khỏi khu vực nhà tôi thì… không còn thấy 1 mảnh võng … nó biến thành bột vải rồi…
Và thế là … Một “thiên thần” được giải thoát…


Trong thời gian đi sơ tán, tôi ở với gia đình "Ông cụ Binh", cùng với người học trò của bố tôi tên là Nhuần.
Hồi ấy, khi có người hỏi : " Sơn ở với ai?" , tôi liến thoắng trả lời : "Sơn ở với anh Nuần, ăn cơm nô". ( với anh Nhuần, ăn cơm ngô dưới nước xì-dầu).


Năm 1973, tôi 3 tuổi, về lại thị xã. Lúc đó đã ký hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh của Mỹ tại Việt nam, hết bom rơi, đạn lạc...
Nhà tôi làm trên một nơi vốn bị bom bỏ trúng 3 lần. Lần nào mẹ tôi cùng các anh chị lớn cũng đào bới, san nền, dựng lại. Nhà làm bằng luồng, nứa, trát bùn đất lên các tấm phên làm vách ngăn của căn nhà. Ngày xưa hay gọi là trát "tôc-xi". Và thảm kịch bắt đầu xảy ra với tôi...

Vì dị ứng hơi bom, toàn thân tôi bắt đầu lở loét. Chỉ trừ cái mặt hầu như không việc gì (chả hiểu tại sao).
Người tôi phỏng lên như bề mặt cái bánh tráng đã quạt than. Các mụn nước khi “chín” lần lượt vỡ ra, tất nhiên một thứ nước vàng vàng, đùng đục oà ra theo…
Các loại thuốc kháng sinh thời đó hầu như chỉ giúp vá víu từng khu vực “trọng yếu”, nhưng không thể ngăn được sự phồng rộp liên tiếp mọc lên…
Các loại vỏ cây đắng, thuốc tây, thuốc ta cũng đều chào thua trước sự nổi dậy mãnh liệt của căn bệnh ngoài da chết tiệt. Quần áo chỉ mặc gọi là, luôn phải ngồi trên giấy báo hay giấy thấm nước mà người ta gọi là giấy bản. Anh chị tôi thi nhau dùng Xanh mê ti len “vẽ bản đồ” lên toàn bộ cơ thể nhỏ bé đáng thương ấy…

Và một quyết định “nghiệt ngã” được đưa ra : Chiếu điện!

Hàng ngày, thằng bé gần 4 tuổi phải đi bộ từ nhà xuống bệnh viện tỉnh để được chiếu tia tử ngoại (tia cực tím). Các bác sỹ bảo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển gì đó… nhưng gia đình vẫn phải đành lòng chấp nhận.
Khoảng 1, 2 tháng gì đó như vậy. Hôm nào mượn được xe đạp thì được anh bạn của chị thứ hai chở đi. Nhưng phải dừng vài lần để “đổi bên”, vì ngồi xe, bị xóc cũng rất đau cái để ngồi. Thành thử toàn phải ngồi lần lượt bằng một nửa “bàn toạ”. Hôm nào bố tôi rỗi, không phải đi dạy thì bố đèo đi. Còn không thì 2 anh em đi bộ khoảng 5 km… Mỗi buổi sáng đi chiếu điện tôi được cho 1 hào để mua cái bánh tráng hay bánh xốp. Bánh tráng thì đội lên đầu che nắng, bẻ ăn dần. Đến viện là vừa hết. Bánh xốp thì cắn tí một, sợ ăn hết lại tiếc…
Tôi không nhớ cái nắng hồi ấy màu gì, tiếng chim hót ran hồi ấy ra sao, những cái hầm hập của một buổi sáng mùa hè từ dưới đường bốc lên như thế nào… Lúc đó, tôi chỉ thấy mình thật sướng, vì cả nhà có mỗi mình được ăn bánh tráng, bánh xốp, được ăn quà sáng.

Đến nơi, vào phòng chiếu, bác sỹ lấy cái bịt mắt đeo vào cho tôi, thế là như mù. “Nào, cháu trèo lên giường, rồi, nằm xuống, dạng chân ra… (một phút sau) Rồi, nằm sấp xuống, giơ tay lên…” Sau 5 hay 10 phút gì đó là xong. Và lại chuẩn bị hành trình về nhà…

Một thời gian sau, bệnh tình của tôi tạm ổn. Lúc bấy giờ trông tôi như “người cá”. Tôi rất thích ngồi “bóc vẩy” của mình! Mỗi lần bóc lớp “vẩy” đó, tôi lại thấy 1 lớp da hồng hồng lộ ra, nhìn thật đã… Giờ đây tôi đã có thể ngồi, nằm thoải mái hơn mà không đau đớn, nhớp nháp như trước. Thậm chí không còn có lúc phải ngủ đứng vì đau không nằm được…

Cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Không đèn điện, không quạt máy, đương nhiên không ti vi, radio… Bọn trẻ chúng tôi trong phố háo hức lao ra đường để xem mỗi khi có 1 chiếc ô tô chạy qua. Tuyệt nhiên không hề có cái “bình bịch” nào cho mãi tới 2 năm sau (1976).
Đói là điều đầu tiên tôi nhớ. Ngoài 2 bữa cơm tuềnh toàng của gia đình, hoạ hoằn tôi mới được bắp ngô, củ khoai lang, củ sắn hay cái kẹo… Và một tháng 2 lần có thể được ăn chuối vào ngày rằm và mồng 1 đầu tháng âm lịch. Tôi nhớ hồi ấy, mẹ tôi thường mua một nải chuối con con, về tẽ ra làm 3 khóm để đủ bày 3 bàn thờ trong nhà…
Một năm thì được ăn “của lạ” vào ngày lễ hàn thực (bánh trôi, bánh chay), ngày giết sâu bọ kiểu gì bố tôi cũng ủ rượu nếp. Rằm tháng Bảy, Trung thu là những ngày vui nhất: vừa được ăn đủ thứ, lại vừa được chơi và xem nhiều trò.
Lại nhớ trung thu năm 4 tuổi, chị thứ 2 lấy xe đạp chở tôi ra chợ. Chị định sẽ mua cho thằng em cái đầu sư tử (đồ chơi của con nhà giàu lúc đó).
Xe đạp không có chân chống, bà chị sai thằng nhóc 4 tuổi giữ xe để chị vào mua…
Lúc quay ra, bà chị được 1 phen hoảng hồn và cũng buồn cười vỡ bụng.
Thằng nhóc đứng nghiêng người 45 độ, hai tay chống cái xe đạp cũng nghiêng 45 độ, hai chân nó dạng ra, môi mím lại, mặt đỏ phừng phừng…Người và xe tạo thành thế chữ A, xe cao hơn người một chút…

Thật bõ công giữ xe. Không những có cái đầu sư tử loại xịn (loại mà râu bằng bông thật chứ không phải loại đỏ đỏ râu bằng giấy cắt ra…), thằng nhóc còn có cái mặt nạ quỷ nữa. “Trông gớm chết”.

Tối hôm đó, cả nhà đang vui vẻ chuyện trò, bỗng thấy thằng nhóc gào lên thất thanh và chạy như ma đưổi từ ngoài đường vào trong nhà. Mọi người tưởng nó bị làm sao. Hoá ra, đem mặt nạ “quỷ” đi doạ người, lại bị thằng có mặt nạ “ông địa” nó doạ lại… chạy “suýt” mất dép…




Cũng năm đó, anh trai tôi và bạn của anh dạy chữ cho tôi. Các bác ấy lấy bìa cac-tông cắt ra thành những lá như là bài tú lơ khơ, lấy mực viết các chữ cái lên 1 mặt cho tôi học…
Sau 1 tuần, tôi biết đọc, biết ghép vần, bắt đầu đọc bất cứ từ nào nhìn thấy…
Tuần sau, tôi tập viết, tuy nhiên không phải từ nào cũng viết đúng. Nhưng rồi cũng viết được thư để gửi ra Hà nội cho chị, đòi chị mua cho cái tàu thuỷ, thả vào chậu nước, đốt lửa lên là nó chạy vòng quanh trong chậu… Thật là hạnh phúc hoàn toàn…

Chẳng nhớ tôi mò mẫm đàn đóm từ bao giờ, nhưng có 1 dịp tôi đi biểu diễn đàn tranh (thập lục) tại hội trường tỉnh ủy, mà đánh đến 3 bài mới khiếp chứ! Anh phụ trách, cũng là học trò bố tôi sau này, bế tôi đi qua nhiều đám đông chen chúc, đặt tôi lên 1 cái bàn giáo viên, để lên đùi tôi cái đàn… Chị tôi ra giới thiệu : “ Sau đây, em ..., 4 tuổi, sẽ “biểu diễn”…). Chà , ồn quá, loa lại khọt khẹt, chả nghe rõ gì nữa…
Lúc về tôi được thưởng 1 gói kẹo. Kẹo thời đó hay lắm… Toàn bột thôi, hơi ngòn ngọt, ăn một lúc thấy có chõ đăng đắng (đường cháy), và vì 1 trong số những chiếc kẹo đó, tôi bị sứt 1 cái răng (đã thay rồi).
(Còn tiếp.)
Tiếp đi cụ!
 

DuhocNhatBan

Xe tăng
Biển số
OF-184882
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
1,187
Động cơ
256,839 Mã lực
Đếu mệ...khộ đến tận giờ, cãi nhau mấy lần với gấu cũng chỉ vì thèm miếng tóp mỡ hồi xưa, mà thế nào gấu nó cứ cãi là giờ tìm mua không được hic...
Tóp mỡ bi giờ hôi xì, không ngon như xưa
Ngày xưa, chen lấn xếp hàng bục mặt mới mua được 1 cân thịt có nhiều mỡ. Thịt và bì đem kho, mỡ mang rán, mỡ nước cho vào liễn sành dùng tiết kiệm cả tháng. Tóp mỡ nóng ngâm nước mắm ăn với cháy cơm... ngon bá cháy
Thế mà gấu nhà em bây giờ nó cũng chê: thế có gì mà ngon
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top