- Biển số
- OF-471375
- Ngày cấp bằng
- 18/11/16
- Số km
- 6,293
- Động cơ
- 4,658 Mã lực
Mong các chú các anh yên nghỉ..
Đang mở cửa khẩu thì bị lộNhìn clip này như đột nhập bị lộ,nhiều người hy sinh ngay tạo cửa mở. Thủ pháo vẫn còn mắc trong hàng rào thép gai. Nhìn thương tâm quá!
K ai gọi là cửa khẩu cụ ơi, thuật ngữ của bọn e gọi là cửa mở ạ!Đang mở cửa khẩu thì bị lộ
Một số hy sinh tại hàng rào, 1 số lọt vào trong bị bắt, bị trói và bắn vào đầu
Đang nói thời chiến kháng mỹ mà cụ... 8x và bây giờ thì khác rồiĐặc công bộ và đặc công nước thời CT chống Mỹ em không rõ. Nhưng năm 198x cậu ruột em đặc công nước ở Đông Hải - Hải Phòng thì không có chuyện huấn luyện chỉ 7 tháng đâu ạ. Ròng rã 3 năm trời, huấn luyện cực kỳ khắc nghiệt đấy.
Em vào xin một chỗ nghe chuyện về bộ độ đặc công ạ
Em tóm được 2 cụ đặc công ghé thớt.Chuẩn cụ ạ, e lính 2002 đặc công bộ cũng huấn luyện 3 năm liền.
Nhìn danh sách, chênh tuổi, chênh cấp bậc. Híc chắc chọn CC giỏi nhất, gấu nhất.An táng hài cốt 17 chiến sĩ đặc công hy sinh 50 năm trước
View attachment 4681792
Các liệt sĩ được an táng trang trọng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Phước Sơn
Sáng 5/6, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam), Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Phước Sơn long trọng tổ chức Lễ Truy điệu và an táng hài cốt 17 liệt sĩ thuộc đơn vị Tiểu đoàn Đặc công 404
Đọc điếu văn, ông Nguyễn Mạnh Hà, Bí thư kiêm ************* huyện Phước Sơn khẳng định:
"17 liệt sĩ của chúng ta từ nay sẽ mãi mãi yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Phước Sơn, trong tình cảm thương yêu vô hạn của đồng chí, đồng bào. Với tất cả lòng thành và tri ân sâu sắc, chúng ta cùng cầu cho linh hồn các liệt sĩ được siêu thoát, mát mẻ nơi chín suối, bình an trong cõi vĩnh hằng"
Theo ông Hà, vào ngày 5/8/1970, chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu 5, Tiểu đoàn 404 có nhiệm vụ tổ chức tấn công tập kích cứ điểm sân bay Khâm Đức. Xác định đây là một trận đánh vô cùng quan trọng, Tiểu đoàn 404 đã chọn những cán bộ, đảng viên, đoàn viên ưu tú.
Sân bay và cứ điểm Khâm Đức được Mỹ xây dựng năm 1960, nhằm án ngữ vùng miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, cắt đứt con đường 14 nối Tây Nguyên với Hạ Lào và con đường Hồ Chí Minh chi viện vào miền Nam.
Trận tập kích của Tiểu đoàn đặc công 404 tấn công đánh vào Tiểu đoàn 1, Trung đoàn pháo binh 82 và 2 đại đội thuộc Lữ đoàn 196 Lục quân Mỹ. Qua đó đã làm thiệt hại nặng nề về vũ khí, trang bị và người, buộc quân địch phải tháo chạy khỏi Khâm Đức vào ngày 26/8/1970. Từ đó, Khâm Đức mới hoàn toàn sạch bóng quân thù.
Dù vậy, 17 chiến sĩ đặc công thuộc Tiểu đoàn 404 đã anh dũng hy sinh.
Danh sách 17 liệt sĩ đặc công hy sinh được tìm thấy:
1: Lê Quý Quỳnh, 1928, Tiểu đoàn phó (Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình).
2: Tạ Thiên Trì ,1945, Trợ lý tác huấn (Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi).
3: Nguyễn Văn Tiến, 1939, Chính trị viên đại đội (Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Tây).
4: Nguyễn Ánh Dương, 1950, Trung đội trưởng (Quang Phục, Tiên Lãng, Hải Phòng).
5: Vũ Quang Đặc, 1941, Trung đội trưởng (Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương).
6: Vũ Văn Bỉnh, 1949, Tiểu đội trưởng (Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Tây).
7: Hoàng Văn Mão, 1950, Tiểu đội trưởng (An Khang, Yên Sơn, Tuyên Quang).
8: Đinh Quang Cừ, 1950, Tiểu đội trưởng (Hợp Hòa, Sơn Dương, Tuyên Quang).
9: Lê Ngọc Anh, 1950, Hạ sĩ (Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên).
10: Đỗ Tiến Vũ, 1951, Tiểu đội phó (Thăng Long, Đông Hưng, Thái Bình).
11: Nguyễn Văn Quế, 1951, Hạ sĩ (Tân Hưng, Văn Lâm, Hưng Yên).
12: Nguyễn Trọng Thế, 1950, Hạ Sĩ (Hòa Thành, Yên Thành, Nghệ An).
13: Đỗ Như Lợi, 1950, Hạ sĩ (Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên).
14: Chu Văn Sừu, 1952 Binh nhất Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
15: Nguyễn Công Soi, 1952, Binh nhất (Hồng Lĩnh, Hưng Hà, Thái Bình).
16: Nguyễn Văn Lữ, 1952, Binh nhất (Hồng Lĩnh, Hưng Hà, Thái Bình).
17: Nguyễn Văn Ứng, 1951, Hạ sĩ (Quế Nham, Tân Yên, Bắc Giang).
Sưu tầm nhiều nguồn.
Tưởng nhớ các Anh linh Liệt sỹ.
Cụ nhìn danh sách này, sẽ thấy lứa tuổi hy sinh...Nhìn danh sách, chênh tuổi, chênh cấp bậc. Híc chắc chọn CC giỏi nhất, gấu nhất.
Thêm nhiệm vụ nữa là đi mở đường, cắt dây thép gai, dọn mìn...đi sau thì chỉ đi nhặt xác thôi.Theo em đội đấy chỉ đi trinh sát và phá hoại là chủ yếu
Em cũng có ông Cậu hy sinh năm 68-69 ở Phú Yên, xung phong vì diện không phải đi. Bị phục kích, bị pháo dập tan tành hết cả, nên thuộc trong số mộ vô danh ở NTLS - PY. Sau phải nhờ ngoại cảm tìm mộ, nhưng lúc ấy Ông Bà em mất lâu rồi. Bà em (người HN xưa, tỉnh cc đấy) từ khi nhận tin con trai cưngCụ nhìn danh sách này, sẽ thấy lứa tuổi hy sinh...
Đau xót và hào hùng!
Em nói những câu trên không theo khẩu hiệu nào đâu, bản thân em đã tìm được ông chú ruột sinh 1949 và hy sinh 1969 tại Quế Sơn- Quảng Nam...
Vào đó, gặp gỡ từ Quân khu 5 đến Thành đội Đà Nẵng - Tỉnh đội Quảng Nam- các Huyện đội- đến các xã như Quế Long Quế Phong...nhiều xã Quế..., vào Đèo Le, gặp các CCB địa phương, dân quân, cơ sở...mới có tạm hình dung sự khắc nghiệt của chiến trường Khu 5 ngày đó.
Có những cao điểm 2 năm trời ngày là Mỹ đêm là ta, giằng co như vậy dưới pháo kích mặt đất và Hạm đội 7, với không quân hùng hậu...mà bên ta thì có gì?
Lứa 19-20-21 hy sinh vô kể, xã nào cũng ít nhất 1 nghĩa trang rất lớn hầu hết lính Bắc, hầu hết vô danh...có xã 2-3 nghĩa trang như vậy...
Ông chú dân trinh sát, được du kích cướp xác về chôn, rồi được quy tập 2 lần rất phức tạp...
Vào đến đó, chứng kiến những gì còn lại, kể cả các anh hùng thực sự hiện là những ông bà già bình thường hàng ngày phơi củ cây ra đường bê tông, tối về yên lặng trong những căn nhà hẻo lánh không điện đóm...sẽ cảm được rất nhiều thứ, rất nhiều thứ!
Ông chú em cũng xung phong, trốn nhà đăng ký, hôm nhập ngũ nhà mới biết.Em cũng có ông Cậu hy sinh năm 68-69 ở Phú Yên, xung phong vì diện không phải đi. Bị phục kích, bị pháo dập tan tành hết cả, nên thuộc trong số mộ vô danh ở NTLS - PY. Sau phải nhờ ngoại cảm tìm mộ, nhưng lúc ấy Ông Bà em mất lâu rồi. Bà em (người HN xưa, tỉnh cc đấy) từ khi nhận tin con trai cưng
báo tử năm 1972 (đúng thời sơ tán) là như người khác, câm lặng, ánh nhìn lúc nào cũng xa xăm. Chiến tranh thật đáng sợ.