[Funland] Thời chiến , Lính đặc công đánh tuyến đầu hay đi sau?

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,311
Động cơ
4,658 Mã lực
Mong các chú các anh yên nghỉ..
 
Biển số
OF-349339
Ngày cấp bằng
4/1/15
Số km
1,020
Động cơ
278,010 Mã lực
Nơi ở
Phố ả đào
Nhìn clip này như đột nhập bị lộ,nhiều người hy sinh ngay tạo cửa mở. Thủ pháo vẫn còn mắc trong hàng rào thép gai. Nhìn thương tâm quá!
Đang mở cửa khẩu thì bị lộ
Một số hy sinh tại hàng rào, 1 số lọt vào trong bị bắt, bị trói và bắn vào đầu
 

Ba Kích Rừng

Xe điện
Biển số
OF-144459
Ngày cấp bằng
3/6/12
Số km
3,910
Động cơ
406,159 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
Đặc công bộ và đặc công nước thời CT chống Mỹ em không rõ. Nhưng năm 198x cậu ruột em đặc công nước ở Đông Hải - Hải Phòng thì không có chuyện huấn luyện chỉ 7 tháng đâu ạ. Ròng rã 3 năm trời, huấn luyện cực kỳ khắc nghiệt đấy.
Đang nói thời chiến kháng mỹ mà cụ... 8x và bây giờ thì khác rồi
 

D.D.C

Xe điện
Biển số
OF-535615
Ngày cấp bằng
4/10/17
Số km
2,747
Động cơ
192,058 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
centicons.com
Đặc công thì chỉ thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt , các nhiệm vụ mang tính bất ngờ và kín đáo. Họ đi trước là để phá hoại trang thiết bị của địch vd: Xì lốp xe tăng. Tùy theo chiến thuật của trận đánh mà sử dụng , đi trước hay đi sau cũng tùy trận. Trận đánh trước có thể là để ốp vào căn cứ quan trọng của địch , tạo sự bất ngờ , tiêu diệt tướng địch.
 

f1_hn

Xe container
Biển số
OF-32387
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
7,038
Động cơ
567,717 Mã lực

TrumpVietnam

Xe tăng
Biển số
OF-485337
Ngày cấp bằng
22/1/17
Số km
1,583
Động cơ
209,203 Mã lực
Tuổi
78
Nơi ở
White House
Thời bình thì hiện trên đèo Hải Vân đang truy lùng Triệu Quân Sự, cũng lính đặc công :(
Em nghĩ nó nhảy lên tàu hỏa thoát rồi, chó nghiệp vụ lùng sục hai hôm không có ra.
Link :

 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Quá trình kiếm tìm hài cốt 17 lính đặc công

Trong những ngày cuối đời, Christopher Jensen quyết tâm kêu gọi đồng đội cũ gom góp hình ảnh, vẽ sơ đồ… để giúp các cựu binh Việt Nam tìm lại 17 hài cốt chiến sĩ đặc công Việt Nam tử trận từng được chính những người lính Mỹ chôn cất năm xưa.


Gần mười ngày nay, người thân trong gia đình và đoàn cựu binh của tiểu đoàn đặc công 404 cùng cơ quan quân sự huyện Phước Sơn đã lật tung cả một ngọn đồi để tìm 17 hài cốt anh hùng liệt sĩ đã cảm tử hi sinh trong trận đánh Mỹ ở sân bay Khâm Đức (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) ngày 5-8-1970.


Tìm mộ cách nửa vòng trái đất

Nằm bên trái đường băng quân sự sân bay Khâm Đức còn phủ đầy lau lách, một cái lều dã chiến của quân đội được dựng lên. Bên dưới vực một chiếc xe múc màu vàng đang gầm gừ, chậm rãi nhả từng ngoạm đất vừa đào xới.
Từng thớ đất thả xuống từ gàu múc, đoàn người tụm lại, họ dùng tay cào cấu, lục tìm mọi thứ trong đó với hi vọng một chút xương tàn hoặc một chiếc răng của người thân hoặc đồng đội của mình được tìm thấy. Những ánh mắt dán vào rãnh đất vừa được đào xới.

Khi một thớ đất khác màu hiện ra, có người vẫy tay, hô lớn: “Dừng! Dừng lại!”. Chiếc xe múc dừng đào. Một người phóng xuống rãnh đất, tay cầm nắm đất đưa lên mũi để ngửi mùi.

Người dùng chiếc bay thợ hồ để xới, đào vỉa đất xung quanh. Bất chấp cái nắng như thiêu trên đầu, nóng và khát, mồ hôi nhễ nhại, những cựu binh đặc công ở tuổi gần 70 vẫn miệt mài tìm đồng đội của mình như vậy.

Cựu binh Phạm Công Hưởng, nguyên là trinh sát của tiểu đoàn, cầm trên tay chiếc cặp chứa đầy tài liệu dạo quanh, nhìn hướng núi, hướng sông, đo các ngọn đồi rồi thì thầm khấn nguyện. Ông Hưởng bảo ước nguyện cuối cùng của ông trước khi lìa đời là tìm cho được hài cốt và đưa các đồng đội quả cảm của ông ngày xưa về lại quê nhà.

Ông Hưởng mở cặp tài liệu cho tôi xem những hình ảnh choáng váng, nghẹn ngào đến thót lồng ngực. Đó là những tấm ảnh của Christopher Jensen (phóng viên ảnh chiến trường, người Mỹ, từng làm cho tờ New York Times) gửi cho ông chụp nguyên vẹn hình ảnh thi thể các chiến sĩ đặc công hi sinh trên trận địa. Người bị mảnh đạn cắt ngang tay, người đầu không còn nguyên vẹn, người sấp ngửa trong hố hầm, lô cốt bê bết máu...

Ông Hưởng chỉ tay vào từng chiến sĩ rồi đọc tên, nhiều người thân trong đoàn tìm kiếm cũng nhận dạng được anh, cha của mình. Chưa hết, ông Hưởng đưa ra nguyên một tấm bản đồ được đánh dấu trận địa pháo, hai hàng rào, công sự và cả cái hố chôn mà chính tay cựu binh Mỹ Randy, người đã chôn cất 17 chiến sĩ hi sinh, vẽ lại.

Ông Hưởng thì thầm: “Đây là kết quả của hàng trăm cuộc trao đổi giữa tôi và cựu binh Mỹ hàng mấy năm trời qua email. Cũng là cơ duyên cả, sau nhiều lần thuyết phục, đặc biệt là sự giúp đỡ của Christopher Jensen”.

Ông Hưởng cho rằng có lẽ là người làm báo nên Christopher Jensen có cái nhìn khác các cựu binh Mỹ. Ông ta đồng cảm với sự hi sinh và thuyết phục các cựu binh khác thay đổi cách nhìn. Từ bên kia đại dương, Christopher Jensen đã viết những dòng tự sự để đưa lên mạng Crowdrise về “Viet Nam Kham Duc Grave Search” việc tìm mộ này.


Randy ngày nào đang mang trong mình dư chấn chiến tranh rất lớn, thường hay bất ổn về tâm lý, nhưng những lúc tỉnh táo ông lại ngồi vào bàn vẽ, lục tìm ký ức 45 năm qua để tìm cho ra nơi mà ông chôn 17 lính đặc công Bắc Việt.

Kết quả là rất nhiều sơ đồ được vẽ ra, cùng với những hình ảnh mới, được chấm tọa độ để đo và tham chiếu nơi chôn cất. Một vạch đỏ phía bìa rừng do chính tay Randy vẽ, ông đánh dấu độ sâu của mộ khoảng 1,8 - 2m, cách hàng rào sân bay chừng 30 - 70m về hướng đông nam.

1591359407671.png

Sơ đồ địa điểm chôn thi thể 16 đặc công được các cựu binh Mỹ vẽ lại

"Cuộc tấn công kết thúc lúc rạng sáng, tôi ghi lại những hình ảnh về những người chết. Hơn 40 năm sau, tôi đăng nó lên mạng để mọi người có thể thật sự nhìn thấy thế nào là chiến tranh. Tôi muốn quyên góp ít tiền để người trung sĩ chôn cất những người lính ngày xưa có thể quay về chiến trường xác định vị trí ngôi mộ. Nhìn lại quá khứ, các chiến binh đặc công còn rất trẻ này rất quả cảm..."
(Christopher Jensen )
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Đắn đo hơn nửa đời người

Bất kể chiến tuyến, khi trút chiến bào thì trong lồng ngực là trái tim thấm đẫm tình người. Bữa tối vội vã trong căngtin quân sự huyện, ông Hưởng lặng lẽ ôm máy tính ra quán cà phê trước ngõ để bắt đầu công việc với những người bạn từng là cựu thù.

Ở bên kia bờ đại dương, Christopher Jensen và những cựu binh Mỹ cũng chờ tin ông Hưởng từng giờ. Bật máy tính, nối mạng xong ông Hưởng tải tất cả hình ảnh, clip trong ngày ông quay được lên mạng rồi gửi đường dẫn (link) qua cho những người bạn Mỹ.
Tại đây một nhóm người Mỹ bắt đầu phân tích thảo luận, bàn bạc rồi cùng ông Hưởng chọn vị trí gần nấm mồ nhất để chỉ cho đoàn khai quật đào xới.

Ông Hưởng tâm sự: “Christopher Jensen thiết tha với việc tìm mộ 10 năm nay rồi. Cũng như chúng tôi, Christopher Jensen muốn hài cốt của những người lính trẻ quay về với gia đình. Ông bảo không muốn tung ảnh và clip các chiến sĩ hi sinh lên mạng vì sợ các thân nhân thấy sẽ rất đau lòng. Mãi đến gần 40 năm đắn đo, ông quyết định tung lên vì bảo rằng đấy là các chứng tích hiếm hoi qua đó có thể tìm được mộ và cũng là niềm an ủi cho các gia đình nạn nhân của cuộc chiến. Tháng 3-2003 tôi tìm thấy ảnh cùng clip của Christopher Jensen và thật sự mừng rỡ”.

Ông Hưởng kể rằng để đi tìm tung tích đồng đội, ông vào tận kho lưu trữ của báo Quân Đội Nhân Dân để tìm bài viết về trận đánh này, nhưng kết quả chỉ có ba bài báo viết và mô tả là quân và dân Khâm Đức đánh vào sân bay đêm ngày 4 rạng sáng 5-8-1970.

Nhưng riêng ông Hưởng biết đó chỉ là 17 chiến sĩ đặc công, vì theo người trinh sát kỳ cựu này thì có đến 5.000 lính Sài Gòn đóng quân vòng ngoài và hai hàng rào kẽm gai bảo vệ dày đặc, vũ khí rất hiện đại, nếu không là đặc công thì không một lực lượng bộ binh nào có thể tiếp cận được.
Ông nói: “Trận đánh đã làm rung chuyển toàn bộ cứ điểm trọng yếu nhất của Mỹ án ngữ trên cung đường vận chuyển lương thực từ Bắc vào Nam và lên Tây nguyên của quân ta. Sau này tôi được biết đó là các chiến sĩ tinh nhuệ nhất và trước lúc ra chiến trường họ đã thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Đã gần mười năm, nhiều cuộc khai quật tìm kiếm 17 chiến sĩ đặc công anh dũng ngày nào vẫn rơi vào bế tắc và chưa bao giờ hi vọng dâng trào như lần này khi được chính các cựu binh Mỹ bên kia trợ giúp.

Ngồi phịch xuống nền đất đỏ dưới cái nắng chói chang, ông Hoàng Duy Chúc, đồng đội cũ của 17 chiến sĩ anh dũng ngày nào, ước nguyện: “Chúng tôi không bỏ cuộc tìm kiếm, không bỏ đồng đội mình bao giờ. Nếu khi tôi còn sống mà tìm vẫn không ra, chúng tôi mong các thế hệ sau giúp chúng tôi điều đó. Tôi muốn tên các anh được khắc lên một tượng đài kỷ niệm dựng lên trên chính trận địa thấm đẫm máu xương hi sinh này”.
Đắn đo hơn nửa đời người

Bất kể chiến tuyến, khi trút chiến bào thì trong lồng ngực là trái tim thấm đẫm tình người. Bữa tối vội vã trong căng tin quân sự huyện, ông Hưởng lặng lẽ ôm máy tính ra quán cà phê trước ngõ để bắt đầu công việc với những người bạn từng là cựu thù.

Ở bên kia bờ đại dương, Christopher Jensen và những cựu binh Mỹ cũng chờ tin ông Hưởng từng giờ. Bật máy tính, nối mạng xong ông Hưởng tải tất cả hình ảnh, clip trong ngày ông quay được lên mạng rồi gửi đường dẫn (link) qua cho những người bạn Mỹ.

Tại đây một nhóm người Mỹ bắt đầu phân tích thảo luận, bàn bạc rồi cùng ông Hưởng chọn vị trí gần nấm mồ nhất để chỉ cho đoàn khai quật đào xới.

Ông Hưởng tâm sự: “Christopher Jensen thiết tha với việc tìm mộ 10 năm nay rồi. Cũng như chúng tôi, Christopher Jensen muốn hài cốt của những người lính trẻ quay về với gia đình. Ông bảo không muốn tung ảnh và clip các chiến sĩ hi sinh lên mạng vì sợ các thân nhân thấy sẽ rất đau lòng. Mãi đến gần 40 năm đắn đo, ông quyết định tung lên vì bảo rằng đấy là các chứng tích hiếm hoi qua đó có thể tìm được mộ và cũng là niềm an ủi cho các gia đình nạn nhân của cuộc chiến. Tháng 3-2003 tôi tìm thấy ảnh cùng clip của Christopher Jensen và thật sự mừng rỡ”.

Ông Hưởng kể rằng để đi tìm tung tích đồng đội, ông vào tận kho lưu trữ của báo Quân Đội Nhân Dân để tìm bài viết về trận đánh này, nhưng kết quả chỉ có ba bài báo viết và mô tả là quân và dân Khâm Đức đánh vào sân bay đêm ngày 4 rạng sáng 5-8-1970.

Nhưng riêng ông Hưởng biết đó chỉ là 17 chiến sĩ đặc công, vì theo người trinh sát kỳ cựu này thì có đến 5.000 lính Sài Gòn đóng quân vòng ngoài và hai hàng rào kẽm gai bảo vệ dày đặc, vũ khí rất hiện đại, nếu không là đặc công thì không một lực lượng bộ binh nào có thể tiếp cận được.

Ông nói: “Trận đánh đã làm rung chuyển toàn bộ cứ điểm trọng yếu nhất của Mỹ án ngữ trên cung đường vận chuyển lương thực từ Bắc vào Nam và lên Tây nguyên của quân ta. Sau này tôi được biết đó là các chiến sĩ tinh nhuệ nhất và trước lúc ra chiến trường họ đã thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.

Đã gần mười năm, nhiều cuộc khai quật tìm kiếm 17 chiến sĩ đặc công anh dũng ngày nào vẫn rơi vào bế tắc và chưa bao giờ hi vọng dâng trào như lần này khi được chính các cựu binh Mỹ bên kia trợ giúp.

Ngồi phịch xuống nền đất đỏ dưới cái nắng chói chang, ông Hoàng Duy Chúc, đồng đội cũ của 17 chiến sĩ anh dũng ngày nào, ước nguyện: “Chúng tôi không bỏ cuộc tìm kiếm, không bỏ đồng đội mình bao giờ. Nếu khi tôi còn sống mà tìm vẫn không ra, chúng tôi mong các thế hệ sau giúp chúng tôi điều đó. Tôi muốn tên các anh được khắc lên một tượng đài kỷ niệm dựng lên trên chính trận địa thấm đẫm máu xương hi sinh này”.

1591359689547.png

Ông Hưởng dùng hình ảnh các cựu binh Mỹ cung cấp để hướng dẫn đoàn khai quật tìm địa điểm ngôi mộ chôn các đặc công


Hi vọng của người thân

Chứng kiến những cung bậc cảm xúc của thân nhân, đồng đội đang tìm kiếm hài cốt mới thấu hết máu mủ tình thâm.

Chỉ tay vào hình ảnh người chiến sĩ đặc công đang nằm chết giữa trận địa với súng trường ôm chặt trong tay, bà Chương, người Hải Phòng, khẽ bảo tôi: “Anh trai cô đấy! Anh ấy là Nguyễn Ánh Dương, hi sinh lúc tròn 20 tuổi”. Rồi bà kể rằng gia đình mình chỉ có hai anh em. Anh của bà ra chiến trường lúc 17 tuổi. Từ đó đến nay bà đi tìm anh đã 45 năm qua, tìm từ thuở tóc xanh đến khi đầu bạc, bây giờ mới biết anh mình nằm lại ở mảnh đất này. “Trước lúc mẹ cô mất, di nguyện của bà là muốn đưa anh cô về bên mẹ. Cô gắng tìm trước lúc mình khuất núi” - bà Chương thổn thức.

Trong khi đó bà Điểm, người Hải Dương, đội chiếc nón lá, tay cầm nén nhang cháy dở dưới cái nắng trưa ngồi chờ tìm xác cha. Đôi mắt ngấn nước, bà khấn nguyện: “Bố ơi, mấy chục năm rồi! Bố ở với đồng đội lâu rồi! Bố thương con thì hãy về với con. Mẹ đã già yếu không còn chờ bố được lâu hơn nữa...”.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
Sau nhiều ngày khai quật, lực lượng quân sự huyện Phước Sơn, Quảng Nam đã tìm thấy 17 hài cốt chiến sĩ đặc công hi sinh cách đây 50 năm ở sân bay Khâm Đức.

Thượng tá Phan Anh Hải - chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Phước Sơn, Quảng Nam - cho biết đơn vị này vừa đã hoàn tất việc khai quật hố chôn tập thể 17 chiến sĩ đặc công tiểu đoàn 404, Quân khu 5 hi sinh trong trận đánh vào căn cứ Mỹ tại sân bay Khâm Đức rạng sáng 5-8-1970.

Theo thượng tá Hải, cuộc khai quật này diễn ra trong vòng nửa tháng, hiện 17 hài cốt của các liệt sĩ đã được tìm thấy, vị trí hố chôn tập thể này nằm phía đông namcủa sân bay Khâm Đức (huyện Phước Sơn)

Theo đó hài cốt đầu tiên được phát hiện khi đào xuống 3m, hài cốt sâu nhất gần 5m. Lực lượng khai quật đã tìm thấy nhiều xương ống chân, đầu, dây dù buộc lưng quần và nhiều hiện vật khác.
Thượng tá Hải cho biết hố chôn tập thể này đã 50 năm nên người thân các liệt sĩ có nguyện vọng cải táng tập trung tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Phước Sơn, dự kiến sáng 5-6 làm lễ truy điệu và an táng cho các liệt sĩ.

Từ năm 2001, đồng đội và cơ quan chức năng tìm kiếm hài cốt nhưng chưa phát hiện. Tháng 2-2013, cựu phóng viên chiến trường Mỹ - Christopher Jensen đã công bố trên Youtube đoạn video clip dài hơn 6 phút về trận đánh vào sân bay Khâm Đức về sự hi sinh của các chiến sĩ đặc công.
Sau đó, hội Cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam – VVA; phóng viên Christopher Jensen cung cấp và qua thư từ liên lạc để xác định vị trí chôn tập thể. Tuy nhiên sân bay Khâm Đức đã thay đổi, với hàng chục đợt tìm kiếm nhiều năm trời nhưng chưa thấy.

Và đến thời điểm này cơ quan chức năng mới tìm thấy hố chôn tập thể các chiến sĩ đặc công cảm tử hi sinh trong trận đánh Mỹ ở sân bay Khâm Đức.

1591360057696.png


1591360100266.png


1591360449015.png


1591360201296.png

1591361794758.png

Sáng 5.6, UBND H.Phước Sơn (Quảng Nam) tổ chức lễ truy điệu và an tang hài cốt của 17 chiến sĩ đặc công tiểu đoàn 404 (Quân khu 5) hy sinh trong trận đánh Khâm Đức ngày 5.8.1970.
 
Chỉnh sửa cuối:

TrungUce

Xe tải
Biển số
OF-414665
Ngày cấp bằng
5/4/16
Số km
463
Động cơ
232,801 Mã lực
Đọc bình luận của các cụ mà xúc động thật. Bố em là lính trinh sát, cũng tham gia Huế - Đà Nẵng và vào đến Sài Gòn. Ông kể có hai trường hợp tí chết. Một là đang trên đài quan sát thì bị ném bom. Đài lúc đó 3 chân gãy, 1 chân còn. Thế mà may, không đổ. Lần khác thì cũng bị máy bay ném bom, nhường cho đồng đội vào trước nhưng bom đánh sập hầm. Nghe lãnh đạo kể chuyện, dù có tưởng tượng ra được em nghĩ mình cũng không thể hiểu hết sự khủng khiếp của chiến tranh.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,383
Động cơ
321,867 Mã lực
Tuổi
58
Rip các anh hùng. Thật sự ngưỡng mộ, thật sự cảm động.
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,666 Mã lực
Tuổi
51
An táng hài cốt 17 chiến sĩ đặc công hy sinh 50 năm trước

1591360603099.png

Các liệt sĩ được an táng trang trọng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Phước Sơn

Sáng 5/6, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam), Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Phước Sơn long trọng tổ chức Lễ Truy điệu và an táng hài cốt 17 liệt sĩ thuộc đơn vị Tiểu đoàn Đặc công 404
Đọc điếu văn, ông Nguyễn Mạnh Hà, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn khẳng định:
"17 liệt sĩ của chúng ta từ nay sẽ mãi mãi yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Phước Sơn, trong tình cảm thương yêu vô hạn của đồng chí, đồng bào. Với tất cả lòng thành và tri ân sâu sắc, chúng ta cùng cầu cho linh hồn các liệt sĩ được siêu thoát, mát mẻ nơi chín suối, bình an trong cõi vĩnh hằng"

Theo ông Hà, vào ngày 5/8/1970, chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu 5, Tiểu đoàn 404 có nhiệm vụ tổ chức tấn công tập kích cứ điểm sân bay Khâm Đức. Xác định đây là một trận đánh vô cùng quan trọng, Tiểu đoàn 404 đã chọn những cán bộ, đảng viên, đoàn viên ưu tú.
Sân bay và cứ điểm Khâm Đức được Mỹ xây dựng năm 1960, nhằm án ngữ vùng miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, cắt đứt con đường 14 nối Tây Nguyên với Hạ Lào và con đường Hồ Chí Minh chi viện vào miền Nam.

Trận tập kích của Tiểu đoàn đặc công 404 tấn công đánh vào Tiểu đoàn 1, Trung đoàn pháo binh 82 và 2 đại đội thuộc Lữ đoàn 196 Lục quân Mỹ. Qua đó đã làm thiệt hại nặng nề về vũ khí, trang bị và người, buộc quân địch phải tháo chạy khỏi Khâm Đức vào ngày 26/8/1970. Từ đó, Khâm Đức mới hoàn toàn sạch bóng quân thù.
Dù vậy, 17 chiến sĩ đặc công thuộc Tiểu đoàn 404 đã anh dũng hy sinh.

Danh sách 17 liệt sĩ đặc công hy sinh được tìm thấy:
1: Lê Quý Quỳnh, 1928, Tiểu đoàn phó (Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình).
2: Tạ Thiên Trì ,1945, Trợ lý tác huấn (Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi).
3: Nguyễn Văn Tiến, 1939, Chính trị viên đại đội (Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Tây).
4: Nguyễn Ánh Dương, 1950, Trung đội trưởng (Quang Phục, Tiên Lãng, Hải Phòng).
5: Vũ Quang Đặc, 1941, Trung đội trưởng (Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương).
6: Vũ Văn Bỉnh, 1949, Tiểu đội trưởng (Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Tây).
7: Hoàng Văn Mão, 1950, Tiểu đội trưởng (An Khang, Yên Sơn, Tuyên Quang).
8: Đinh Quang Cừ, 1950, Tiểu đội trưởng (Hợp Hòa, Sơn Dương, Tuyên Quang).
9: Lê Ngọc Anh, 1950, Hạ sĩ (Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên).
10: Đỗ Tiến Vũ, 1951, Tiểu đội phó (Thăng Long, Đông Hưng, Thái Bình).
11: Nguyễn Văn Quế, 1951, Hạ sĩ (Tân Hưng, Văn Lâm, Hưng Yên).
12: Nguyễn Trọng Thế, 1950, Hạ Sĩ (Hòa Thành, Yên Thành, Nghệ An).
13: Đỗ Như Lợi, 1950, Hạ sĩ (Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên).
14: Chu Văn Sừu, 1952 Binh nhất Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
15: Nguyễn Công Soi, 1952, Binh nhất (Hồng Lĩnh, Hưng Hà, Thái Bình).
16: Nguyễn Văn Lữ, 1952, Binh nhất (Hồng Lĩnh, Hưng Hà, Thái Bình).
17: Nguyễn Văn Ứng, 1951, Hạ sĩ (Quế Nham, Tân Yên, Bắc Giang).

Sưu tầm nhiều nguồn.

Tưởng nhớ các Anh linh Liệt sỹ.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,383
Động cơ
321,867 Mã lực
Tuổi
58
An táng hài cốt 17 chiến sĩ đặc công hy sinh 50 năm trước

View attachment 4681792

Các liệt sĩ được an táng trang trọng tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Phước Sơn

Sáng 5/6, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam), Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Phước Sơn long trọng tổ chức Lễ Truy điệu và an táng hài cốt 17 liệt sĩ thuộc đơn vị Tiểu đoàn Đặc công 404
Đọc điếu văn, ông Nguyễn Mạnh Hà, Bí thư kiêm ************* huyện Phước Sơn khẳng định:
"17 liệt sĩ của chúng ta từ nay sẽ mãi mãi yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Phước Sơn, trong tình cảm thương yêu vô hạn của đồng chí, đồng bào. Với tất cả lòng thành và tri ân sâu sắc, chúng ta cùng cầu cho linh hồn các liệt sĩ được siêu thoát, mát mẻ nơi chín suối, bình an trong cõi vĩnh hằng"

Theo ông Hà, vào ngày 5/8/1970, chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Quân khu 5, Tiểu đoàn 404 có nhiệm vụ tổ chức tấn công tập kích cứ điểm sân bay Khâm Đức. Xác định đây là một trận đánh vô cùng quan trọng, Tiểu đoàn 404 đã chọn những cán bộ, đảng viên, đoàn viên ưu tú.
Sân bay và cứ điểm Khâm Đức được Mỹ xây dựng năm 1960, nhằm án ngữ vùng miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam, cắt đứt con đường 14 nối Tây Nguyên với Hạ Lào và con đường Hồ Chí Minh chi viện vào miền Nam.

Trận tập kích của Tiểu đoàn đặc công 404 tấn công đánh vào Tiểu đoàn 1, Trung đoàn pháo binh 82 và 2 đại đội thuộc Lữ đoàn 196 Lục quân Mỹ. Qua đó đã làm thiệt hại nặng nề về vũ khí, trang bị và người, buộc quân địch phải tháo chạy khỏi Khâm Đức vào ngày 26/8/1970. Từ đó, Khâm Đức mới hoàn toàn sạch bóng quân thù.
Dù vậy, 17 chiến sĩ đặc công thuộc Tiểu đoàn 404 đã anh dũng hy sinh.

Danh sách 17 liệt sĩ đặc công hy sinh được tìm thấy:
1: Lê Quý Quỳnh, 1928, Tiểu đoàn phó (Quảng Phú, Quảng Trạch, Quảng Bình).
2: Tạ Thiên Trì ,1945, Trợ lý tác huấn (Phổ Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi).
3: Nguyễn Văn Tiến, 1939, Chính trị viên đại đội (Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Tây).
4: Nguyễn Ánh Dương, 1950, Trung đội trưởng (Quang Phục, Tiên Lãng, Hải Phòng).
5: Vũ Quang Đặc, 1941, Trung đội trưởng (Cổ Thành, Chí Linh, Hải Dương).
6: Vũ Văn Bỉnh, 1949, Tiểu đội trưởng (Thuỷ Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Tây).
7: Hoàng Văn Mão, 1950, Tiểu đội trưởng (An Khang, Yên Sơn, Tuyên Quang).
8: Đinh Quang Cừ, 1950, Tiểu đội trưởng (Hợp Hòa, Sơn Dương, Tuyên Quang).
9: Lê Ngọc Anh, 1950, Hạ sĩ (Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên).
10: Đỗ Tiến Vũ, 1951, Tiểu đội phó (Thăng Long, Đông Hưng, Thái Bình).
11: Nguyễn Văn Quế, 1951, Hạ sĩ (Tân Hưng, Văn Lâm, Hưng Yên).
12: Nguyễn Trọng Thế, 1950, Hạ Sĩ (Hòa Thành, Yên Thành, Nghệ An).
13: Đỗ Như Lợi, 1950, Hạ sĩ (Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên).
14: Chu Văn Sừu, 1952 Binh nhất Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên.
15: Nguyễn Công Soi, 1952, Binh nhất (Hồng Lĩnh, Hưng Hà, Thái Bình).
16: Nguyễn Văn Lữ, 1952, Binh nhất (Hồng Lĩnh, Hưng Hà, Thái Bình).
17: Nguyễn Văn Ứng, 1951, Hạ sĩ (Quế Nham, Tân Yên, Bắc Giang).

Sưu tầm nhiều nguồn.

Tưởng nhớ các Anh linh Liệt sỹ.
Nhìn danh sách, chênh tuổi, chênh cấp bậc. Híc chắc chọn CC giỏi nhất, gấu nhất:((.
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,793
Động cơ
500,065 Mã lực
Em quen 1 chú đặc công thời chống mỹ, đi 6 năm đánh có 3 trận, được huy chương chiến công cả 3:
Trận 1 đơn vị cử 5 người đi trong đó 1 cứu thương 1 tiếp phẩm (mang lương khô và lựu đạn, mìn) còn lại 3 ông mặc xà lỏn xách AK, b41. Luồn rừng 3 ngày với nhiệm vụ chặn đường tiếp quân cơ giới địch, phục kích 1 đêm gặp đoàn xe có hộ vệ của địch, ngay lập tức chú tách nhóm để khoá đuôi với b41 5 quả đạn, 2 lựu đạn. 4 người phía trên đanhs nghi binh chặn đoàn ce riêng chú ngang sườn phụt được 2 trái b41 là chạy ném lại dọc đường hết 2 quả lựu đạn, rút ra sau 7 ngày mới tìm về được đến đơn vị đói lả cả 5 người, chiến công ghi nhận bắn cháy 2 xe cơ giới làm thương vong 8 tên địch tại chỗ.
Trận 2: đi trinh sát và cài mìn đột khẩu bị lộ ném lự đạn vào giữa đội hình địch bị sức ép lựu đạn chính mình bị thương nặng ngã xuống khe may mắn thoát chết do nấp cạnh mạn thuyền và quân địch hoảng hốt co cụm không truy lùng kỹ, được ghi nhận phá 1 rada pháo của địch và làm thương vong 5 địch, được phong dũng sỹ, ra bắc học quân y
Trận 3: chiến dịch HCM, đi theo phục vụ y tế, đánh cứ điểm ở Bình Phước, tham chiến lấy b41 của đồng đội bị thương bắn cháy 1 xe tăng địch
Sau mày về học y sỹ y học cổ truyền, giải ngũ công tác ở bệnh viện đến khi nghỉ hưu, có huân chương kháng chiến, chết do tái phát vết thương được công nhận liệt sỹ
 

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Nhìn danh sách, chênh tuổi, chênh cấp bậc. Híc chắc chọn CC giỏi nhất, gấu nhất:((.
Cụ nhìn danh sách này, sẽ thấy lứa tuổi hy sinh...
Đau xót và hào hùng!
Em nói những câu trên không theo khẩu hiệu nào đâu, bản thân em đã tìm được ông chú ruột sinh 1949 và hy sinh 1969 tại Quế Sơn- Quảng Nam...
Vào đó, gặp gỡ từ Quân khu 5 đến Thành đội Đà Nẵng - Tỉnh đội Quảng Nam- các Huyện đội- đến các xã như Quế Long Quế Phong...nhiều xã Quế..., vào Đèo Le, gặp các CCB địa phương, dân quân, cơ sở...mới có tạm hình dung sự khắc nghiệt của chiến trường Khu 5 ngày đó.
Có những cao điểm 2 năm trời ngày là Mỹ đêm là ta, giằng co như vậy dưới pháo kích mặt đất và Hạm đội 7, với không quân hùng hậu...mà bên ta thì có gì?
Lứa 19-20-21 hy sinh vô kể, xã nào cũng ít nhất 1 nghĩa trang rất lớn hầu hết lính Bắc, hầu hết vô danh...có xã 2-3 nghĩa trang như vậy...
Ông chú dân trinh sát, được du kích cướp xác về chôn, rồi được quy tập 2 lần rất phức tạp...
Vào đến đó, chứng kiến những gì còn lại, kể cả các anh hùng thực sự hiện là những ông bà già bình thường hàng ngày phơi củ cây ra đường bê tông, tối về yên lặng trong những căn nhà hẻo lánh không điện đóm...sẽ cảm được rất nhiều thứ, rất nhiều thứ!
 
Chỉnh sửa cuối:

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,383
Động cơ
321,867 Mã lực
Tuổi
58
Cụ nhìn danh sách này, sẽ thấy lứa tuổi hy sinh...
Đau xót và hào hùng!
Em nói những câu trên không theo khẩu hiệu nào đâu, bản thân em đã tìm được ông chú ruột sinh 1949 và hy sinh 1969 tại Quế Sơn- Quảng Nam...
Vào đó, gặp gỡ từ Quân khu 5 đến Thành đội Đà Nẵng - Tỉnh đội Quảng Nam- các Huyện đội- đến các xã như Quế Long Quế Phong...nhiều xã Quế..., vào Đèo Le, gặp các CCB địa phương, dân quân, cơ sở...mới có tạm hình dung sự khắc nghiệt của chiến trường Khu 5 ngày đó.
Có những cao điểm 2 năm trời ngày là Mỹ đêm là ta, giằng co như vậy dưới pháo kích mặt đất và Hạm đội 7, với không quân hùng hậu...mà bên ta thì có gì?
Lứa 19-20-21 hy sinh vô kể, xã nào cũng ít nhất 1 nghĩa trang rất lớn hầu hết lính Bắc, hầu hết vô danh...có xã 2-3 nghĩa trang như vậy...
Ông chú dân trinh sát, được du kích cướp xác về chôn, rồi được quy tập 2 lần rất phức tạp...
Vào đến đó, chứng kiến những gì còn lại, kể cả các anh hùng thực sự hiện là những ông bà già bình thường hàng ngày phơi củ cây ra đường bê tông, tối về yên lặng trong những căn nhà hẻo lánh không điện đóm...sẽ cảm được rất nhiều thứ, rất nhiều thứ!
Em cũng có ông Cậu hy sinh năm 68-69 ở Phú Yên, xung phong vì diện không phải đi. Bị phục kích, bị pháo dập tan tành hết cả, nên thuộc trong số mộ vô danh ở NTLS - PY. Sau phải nhờ ngoại cảm tìm mộ, nhưng lúc ấy Ông Bà em mất lâu rồi. Bà em (người HN xưa, tỉnh cc đấy) từ khi nhận tin con trai cưng
báo tử năm 1972 (đúng thời sơ tán) là như người khác, câm lặng, ánh nhìn lúc nào cũng xa xăm. Chiến tranh thật đáng sợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

trauxanh

Xe lăn
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
14,247
Động cơ
427,801 Mã lực
Em cũng có ông Cậu hy sinh năm 68-69 ở Phú Yên, xung phong vì diện không phải đi. Bị phục kích, bị pháo dập tan tành hết cả, nên thuộc trong số mộ vô danh ở NTLS - PY. Sau phải nhờ ngoại cảm tìm mộ, nhưng lúc ấy Ông Bà em mất lâu rồi. Bà em (người HN xưa, tỉnh cc đấy) từ khi nhận tin con trai cưng
báo tử năm 1972 (đúng thời sơ tán) là như người khác, câm lặng, ánh nhìn lúc nào cũng xa xăm. Chiến tranh thật đáng sợ.
Ông chú em cũng xung phong, trốn nhà đăng ký, hôm nhập ngũ nhà mới biết.
Máu thế chứ lỵ! :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top