- Biển số
- OF-96362
- Ngày cấp bằng
- 22/5/11
- Số km
- 1,290
- Động cơ
- 421,415 Mã lực
Gửi các cụ câu chuyện em đang viết dở-các cụ bổ sung thông tin cho phong phú ạ
HÀ NỘI NHỮNG NGÀY ẤY
Tôi nhớ về những lần đi mua gạo, mua thịt, mua chất đốt... theo chế độ tem phiếu. Vì việc xếp hàng mất rất nhiều thời gian nên nhiều người đã "xí chỗ" bằng gạch đá, bằng mũ, bằng nón. Có lần tôi xếp hàng suốt ba tiếng đồng hồ nhưng khi đến lượt mình thì cô bán gạo tuyên bố ráo hoảnh: Hết gạo rồi, mời các ông, các bà về! Lại có lần mua được gạo hí hửng đem về khoe mẹ nhưng khi mở ra xem thì lại là gạo mốc. Trong cái khó ló cái khôn; Đã thế lần phải dùng các biện pháp tiểu xảo mới mua được gạo nhanh được bằng cách cắt một miếng bìa mầu đỏ gấp lại bỏ túi ngực và chen vào dòng người đang xếp hàng miệng nói “thẻ thương binh” và tiến gần vào cửa dành cho thương binh nhưng lại ngoài người sang cửa nhân dân và cô bán gạo trong cửa chỉ cần ai có sổ gạo là bán, nhưng nhân dân đằng sau thì nghĩ rằng đấy là anh thương binh 7/7. Nhưng mọi mẹo chỉ diễn ra đôi lần thì thị lộ. Với cậy sức trai trẻ lần sau đến CH gạo sớm hơn, đợi xe gạo về chỉ chờ mỗi ai xung phong gác gạo nhập vào CH sẽ được ưu tiên đong trước. Chao ôi những 5 tấn gạo mà chỉ có vài thanh niên vác vào…khi đong được yến gạo thì vai cổ sưng vù và đỏ như gà chọi, đạp xe đưa gạo về xóm dưới ánh mắt than phục của hàng xóm. Mọi người lại nhao ra cửa hàng gạo nhưng tưng hửng mang bao tải về không với giọng nói chề môi “hết gạo rồ ồi”
Chuyện ở căn hộ tập thể chúng tôi sống thời bao cấp. Vào những năm đấy làm gì có tivi, tủ lạnh, đài quay đĩa, màn tuyn. Chỉ những nhà có người đi Liên Xô, CHDC Đức…và cán bộ đi miền nam mới có những đồ cao cấp này. Những đồ sang trọng đó được thêu ren móc che đậy chống bụi và tăng them phần trang trí. Một số đồ điện mới còn để nguyên gối đầu bằng 2 hộp xốp khi đang sử dụng.
Nhà bếp; Vào những năm 60 của thế kỷ trước một loạt mẫu nhà tập thể mang dáng dấp thiết kế của Liên Xô ra đời nhà thì ở riêng nhưng rất khoát bếp và khu phụ phải chung (vì ngày đó quan niệm rằng ăn là ăn ngoài cửa hàng ăn uống bếp chỉ để đun nấu phụ), dẫn đến hàng loạt chuyện dở khóc dở mếu trong sinh hoạt như trong lúc nấu cơm phải canh sợ không có mặt thì hàng xóm sẽ mở nồi nhà mình nhất là hôm nào nhà mình có nồi thịt kho. Và những câu nói tưởng chừng vô hại nhưng rất có thể mất lòng hàng xóm như “ Bếp dầu nhà mình dạo này sao hao thế nhỉ, thùng phuy nước chóng vơi…”
Mấy anh em chúng tôi nói với nhau: Gia đình này, nói theo cách nói của tiến sĩ Bùi Xuân Đính - nhà dân tộc học, là thuộc tầng lớp "da trắng" rồi. Còn chúng ta thuộc dân "da đen" cơ mà!
Chúng tôi thấy lại cuộc sống đầy bươn chải của con người thời bao cấp. Một bà là bác sỹ làm nghề chữa bệnh cho mọi người mà phải cặm cụi ngồi quấn thuốc lá thuê, phải làm bánh để đi bỏ mối kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con.
Chúng tôi thời đó trong khu tập thể cũng phải làm như vậy thôi. Ai nấy đều phải xoay xở để cuộc sống đỡ chật vật hơn một tí. Người thì ra ga Hàng Cỏ lấy trứng vịt rồi đem ra chợ Cống Vị bán lại. Người nuôi lợn, nuôi gà. Người làm bánh quế, quấn thuốc lá để đem "bỏ mối".
Và có một nghề rất thông dụng đối với anh chị em khu tập thể khoa học xã hội chúng tôi ngày ấy là nghề "mò cua, bắt ốc". Số là chung quanh khu tập thể có một cái hồ khá lớn (nối liền với Hồ Thủ Lệ bây giờ). Trong hồ có nhiều cua ốc, tôm cá. Thế là gần như ngày nào chúng tôi cũng lao xuống hồ bắt cá, bắt cua. Tôi nhớ có lần mẹ tôi ở quê ra. Không có gì để đãi mẹ, tôi nói với mẹ: Có cái xoong bị thủng con đem ra chợ để hàn, mẹ chờ con một tí! Rồi tôi nháy mắt với đứa con trai sáu tuổi cùng nhau ra hồ. Khoảng hơn một tiếng sau hai cha con tôi trở về với khá nhiều tôm cua trong cái xoong bị coi là "thủng". Thấy hai cha con tôi về, mẹ tôi trìu mến nói: Lúc nãy mẹ đã ra ven hồ xem hai cha con "hàn" xoong rồi! Mẹ tưởng con tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm rồi thì không phải mò cua, bắt ốc như khi ở quê với mẹ. Nghe mẹ nói, tôi cay cay nơi sống mũi và nước mắt cứ thế trào ra.
Chúng tôi gặp lại trong gian trưng bày tác phẩm "Đứng trước biển" của Nguyễn Mạnh Tuấn, phim "Hà Nội trong mắt ai" của đạo diễn Trần Văn Thủy, bài thơ "Tản mạn thời tôi sống" của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và bài thơ "Mùa Xuân nhớ Bác" của Phạm Thị Xuân Khải... Thời đó, chúng tôi say mê xem các tác phẩm dám nói nên sự thật này và cùng hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Và ngày mai ấy cũng đã đến. Nhưng vẫn không quên... Ôi cái thời bao cấp! Cái thời mà nhiều người chỉ mong sao ăn được một bát cơm không bị mốc, có một cái xe đạp tốt để đi, một cái quạt con cóc để xua bớt đi cái nóng nực mùa hè, có một cái áo may ô lành lặn để mặc, có một đôi dép "Tiền phong" để đi, được mua một miếng thịt lợn có nhiều mỡ để khi xào rau, nấu canh còn thấy hơi hướng của chất "thịt", chất "mỡ"...
Nhìn nhận từ góc độ khác, tôi thấy thời kỳ bao cấp dù sống trong gian khó nhưng tình người với nhau vẫn rất sâu đậm. Trong khu tập thể, chúng tôi chia nhau từng con cua, con cá, cọng rau kiếm được, trồng được; cùng nhau tụ tập tại một gia đình để xem phim, xem đá bóng. Ai về quê ra có ít quà đều đem chia cho các nhà xung quanh. Ai có việc vui, việc buồn đều được hàng xóm láng giềng đến chia sẻ, động viên, giúp đỡ. Trong khu tập thể của chúng tôi thời đó không có những tệ nạn xã hội.
Cho đến bây giờ, mấy gia đình chúng tôi gắn bó với nhau từ thời bao cấp vẫn đi lại thăm hỏi, động viên và giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt, cho dù không còn sống chung trong một khu tập thể nữa....
HÀ NỘI NHỮNG NGÀY ẤY
Tôi nhớ về những lần đi mua gạo, mua thịt, mua chất đốt... theo chế độ tem phiếu. Vì việc xếp hàng mất rất nhiều thời gian nên nhiều người đã "xí chỗ" bằng gạch đá, bằng mũ, bằng nón. Có lần tôi xếp hàng suốt ba tiếng đồng hồ nhưng khi đến lượt mình thì cô bán gạo tuyên bố ráo hoảnh: Hết gạo rồi, mời các ông, các bà về! Lại có lần mua được gạo hí hửng đem về khoe mẹ nhưng khi mở ra xem thì lại là gạo mốc. Trong cái khó ló cái khôn; Đã thế lần phải dùng các biện pháp tiểu xảo mới mua được gạo nhanh được bằng cách cắt một miếng bìa mầu đỏ gấp lại bỏ túi ngực và chen vào dòng người đang xếp hàng miệng nói “thẻ thương binh” và tiến gần vào cửa dành cho thương binh nhưng lại ngoài người sang cửa nhân dân và cô bán gạo trong cửa chỉ cần ai có sổ gạo là bán, nhưng nhân dân đằng sau thì nghĩ rằng đấy là anh thương binh 7/7. Nhưng mọi mẹo chỉ diễn ra đôi lần thì thị lộ. Với cậy sức trai trẻ lần sau đến CH gạo sớm hơn, đợi xe gạo về chỉ chờ mỗi ai xung phong gác gạo nhập vào CH sẽ được ưu tiên đong trước. Chao ôi những 5 tấn gạo mà chỉ có vài thanh niên vác vào…khi đong được yến gạo thì vai cổ sưng vù và đỏ như gà chọi, đạp xe đưa gạo về xóm dưới ánh mắt than phục của hàng xóm. Mọi người lại nhao ra cửa hàng gạo nhưng tưng hửng mang bao tải về không với giọng nói chề môi “hết gạo rồ ồi”
Chuyện ở căn hộ tập thể chúng tôi sống thời bao cấp. Vào những năm đấy làm gì có tivi, tủ lạnh, đài quay đĩa, màn tuyn. Chỉ những nhà có người đi Liên Xô, CHDC Đức…và cán bộ đi miền nam mới có những đồ cao cấp này. Những đồ sang trọng đó được thêu ren móc che đậy chống bụi và tăng them phần trang trí. Một số đồ điện mới còn để nguyên gối đầu bằng 2 hộp xốp khi đang sử dụng.
Nhà bếp; Vào những năm 60 của thế kỷ trước một loạt mẫu nhà tập thể mang dáng dấp thiết kế của Liên Xô ra đời nhà thì ở riêng nhưng rất khoát bếp và khu phụ phải chung (vì ngày đó quan niệm rằng ăn là ăn ngoài cửa hàng ăn uống bếp chỉ để đun nấu phụ), dẫn đến hàng loạt chuyện dở khóc dở mếu trong sinh hoạt như trong lúc nấu cơm phải canh sợ không có mặt thì hàng xóm sẽ mở nồi nhà mình nhất là hôm nào nhà mình có nồi thịt kho. Và những câu nói tưởng chừng vô hại nhưng rất có thể mất lòng hàng xóm như “ Bếp dầu nhà mình dạo này sao hao thế nhỉ, thùng phuy nước chóng vơi…”
Mấy anh em chúng tôi nói với nhau: Gia đình này, nói theo cách nói của tiến sĩ Bùi Xuân Đính - nhà dân tộc học, là thuộc tầng lớp "da trắng" rồi. Còn chúng ta thuộc dân "da đen" cơ mà!
Chúng tôi thấy lại cuộc sống đầy bươn chải của con người thời bao cấp. Một bà là bác sỹ làm nghề chữa bệnh cho mọi người mà phải cặm cụi ngồi quấn thuốc lá thuê, phải làm bánh để đi bỏ mối kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con.
Chúng tôi thời đó trong khu tập thể cũng phải làm như vậy thôi. Ai nấy đều phải xoay xở để cuộc sống đỡ chật vật hơn một tí. Người thì ra ga Hàng Cỏ lấy trứng vịt rồi đem ra chợ Cống Vị bán lại. Người nuôi lợn, nuôi gà. Người làm bánh quế, quấn thuốc lá để đem "bỏ mối".
Và có một nghề rất thông dụng đối với anh chị em khu tập thể khoa học xã hội chúng tôi ngày ấy là nghề "mò cua, bắt ốc". Số là chung quanh khu tập thể có một cái hồ khá lớn (nối liền với Hồ Thủ Lệ bây giờ). Trong hồ có nhiều cua ốc, tôm cá. Thế là gần như ngày nào chúng tôi cũng lao xuống hồ bắt cá, bắt cua. Tôi nhớ có lần mẹ tôi ở quê ra. Không có gì để đãi mẹ, tôi nói với mẹ: Có cái xoong bị thủng con đem ra chợ để hàn, mẹ chờ con một tí! Rồi tôi nháy mắt với đứa con trai sáu tuổi cùng nhau ra hồ. Khoảng hơn một tiếng sau hai cha con tôi trở về với khá nhiều tôm cua trong cái xoong bị coi là "thủng". Thấy hai cha con tôi về, mẹ tôi trìu mến nói: Lúc nãy mẹ đã ra ven hồ xem hai cha con "hàn" xoong rồi! Mẹ tưởng con tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm rồi thì không phải mò cua, bắt ốc như khi ở quê với mẹ. Nghe mẹ nói, tôi cay cay nơi sống mũi và nước mắt cứ thế trào ra.
Chúng tôi gặp lại trong gian trưng bày tác phẩm "Đứng trước biển" của Nguyễn Mạnh Tuấn, phim "Hà Nội trong mắt ai" của đạo diễn Trần Văn Thủy, bài thơ "Tản mạn thời tôi sống" của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và bài thơ "Mùa Xuân nhớ Bác" của Phạm Thị Xuân Khải... Thời đó, chúng tôi say mê xem các tác phẩm dám nói nên sự thật này và cùng hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Và ngày mai ấy cũng đã đến. Nhưng vẫn không quên... Ôi cái thời bao cấp! Cái thời mà nhiều người chỉ mong sao ăn được một bát cơm không bị mốc, có một cái xe đạp tốt để đi, một cái quạt con cóc để xua bớt đi cái nóng nực mùa hè, có một cái áo may ô lành lặn để mặc, có một đôi dép "Tiền phong" để đi, được mua một miếng thịt lợn có nhiều mỡ để khi xào rau, nấu canh còn thấy hơi hướng của chất "thịt", chất "mỡ"...
Nhìn nhận từ góc độ khác, tôi thấy thời kỳ bao cấp dù sống trong gian khó nhưng tình người với nhau vẫn rất sâu đậm. Trong khu tập thể, chúng tôi chia nhau từng con cua, con cá, cọng rau kiếm được, trồng được; cùng nhau tụ tập tại một gia đình để xem phim, xem đá bóng. Ai về quê ra có ít quà đều đem chia cho các nhà xung quanh. Ai có việc vui, việc buồn đều được hàng xóm láng giềng đến chia sẻ, động viên, giúp đỡ. Trong khu tập thể của chúng tôi thời đó không có những tệ nạn xã hội.
Cho đến bây giờ, mấy gia đình chúng tôi gắn bó với nhau từ thời bao cấp vẫn đi lại thăm hỏi, động viên và giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt, cho dù không còn sống chung trong một khu tập thể nữa....
Chỉnh sửa cuối: