Ahihi bạn đừng bao giờ nghĩ rằng ng đàn ông trc hôn nhân, trong hôn nhân và khi ly hôn là 1 nhé. Đó có thể hoàn toàn 3 con người khác nhau đấy.
Đặc biệt, cả đàn ông lẫn đàn bà, đôi khi chỉ khi đứng trc toà tranh chấp thì mới biết đc bộ mặt thật của nhau. Nhưng khi đó biết thì đã cũng muộn rồi, chỉ có thể an ủi là mình đã đúng khi ly hôn với một ng cực kỳ đê tiện và tráo trở, còn cuộc đời mình và con mình cũng đã tan nát rồi.
Đó là thực tế đấy bạn, nên còn hạnh phúc thì biết mình có phúc, hết duyên thì nhẹ nhàng chia tay. Nói chung, tiền k phải vấn đề lớn khi ta có thể làm ra tiền và k vì nó mà bị mất đi cái gì. Còn nếu đã đẩy tới ranh giới vì tiền mà mất đi gia đình, tình cảm con cái, tính mạng sức khoẻ người thân thì lúc đó tiền k chỉ là vật ngang giá chung đâu. Nó là hận thù, là đau đớn và cả tiếc nuối nữa đấy. Em vẫn ủng hộ việc thoả thuận trước về mọi tài sản chung riêng trước và trong hôn nhân ngay trc khi kết hôn. Hãy thoả thuận khi 2 bên còn vui vẻ hơn là khi 1 bên hoặc có khi cả 2 bên đã tổn thương. Rắc rối phiền hà và tổn thương có thể bị nhìn nhận tăng n lần so với thực tế khi con ng đặt cảm xúc vào đó.
Em thấy nhiều quý cô thay đổi cũng kinh lắm
Chỉ cần cưới xong là đã khác rồi.
Và đến lúc ly hôn thì họ có thể biến hẳn thành con quỷ dữ.
Nhiều người sẵn sàng mang con cái ra làm vũ khí để làm hại chồng, bất chấp hậu quả đến chúng nó ra sao.
Mà nguyên nhân sâu xa cũng là do thất vọng.
Lúc yêu và cưới thì phụ nữ thường đặt rất nhiều kỳ vọng (mơ hồ) vào cuộc hôn nhân. Những kỳ vọng này bản thân cô ta cũng không biết cụ thể là gì, và chắc chắn là không được liệt kê ra chi tiết để nói cho người kia biết.
Họ chỉ hình dung đại khái những hình ảnh lãng mạn, cầm tay nhau, nấu ăn chung, đi du lịch, kiểu công chúa - hoàng tử, và hoàng tử thì vừa đẹp, vừa khỏe, vừa giàu, vừa thông minh.
Đến lúc sống chung thì không những hoàng từ của mình hóa ra là lão nông dân hôi hám, mà lại còn vác theo cả bà mẹ chồng, cô em chồng, bà cô bên chồng, đám bạn của chồng, lại lười làm việc nhà, hay bù khú nhậu nhẹt, v.v...
Cứ thế năm này qua tháng khác, những mong đợi chưa bao giờ kịp liệt kê ra đã bị tiêu tan dần, gây nên tâm lý chán chường, rồi dẫn đến tâm lý phẫn uất, đổ tại cho người chồng.
Đến lúc chồng cô ta phạm lỗi lầm gì đó dẫn tới ly hôn, ngoại tình chẳng hạn, thì thực sự là cô vợ chuyển sang tâm lý căm thù. "Mày làm hỏng đời bà"
Và cô ta tìm mọi cách để trả thù.
Tất nhiên diễn biến tâm lý như trên chỉ là những trường hợp hơi đặc biệt (dù cũng không phải là quá hiếm).