Em nghĩ Thanh Thúy hát rất thành công bài này là do giọng hát tự nhiên của chị ấy thời điểm đó cực phù hợp, từ độ cao đến độ luyến láy rất phù hợp để hát bài này. Cảm xúc, tất nhiên là một phần không thể thiếu để đi vào lòng người nghe, nhưng Thanh Thúy có cảm xúc thì người khác cũng có, lúc này chưa có cảm xúc thì bản sau chắc sẽ luyện để có...
Có lẽ chính vì thế nên rất nhiều ca sĩ tài năng, nổi tiếng hơn Thanh Thúy sau này cũng không thể hiện thành công được như chị ấy. Bản thân Thanh Thúy sau này hát bài này cũng rất bình thường.
Thường thì một ca sĩ khi đã hát rất hay một bài thì sau này hát lại cũng phải được phần nào đó, như Cẩm Vân hát lại Bài ca không quên, Thái Bảo hát Thăm bến Nhà Rồng, ... sau bao nhiêu năm vẫn không kém thậm chí đậm đà hơn xưa. Với Thanh Thúy và bài hát Mùa xuân đầu tiên thì em nghĩ là do bài hát chỉ phù hợp đúng với kiểu giọng thời trẻ của chị ấy mà sau này không thể giữ được nữa.
Em xin nói thêm về giọng hát của Thanh Thúy trong bản được coi là hay nhất này. Thông thường điệp khúc sẽ là đoạn mà ca sĩ thể hiện rõ nhất "trình" của mình trong bài và bài này cũng vậy. Em để ý mấy bản ca sĩ khác hát thì đều đuối rõ nhất là câu "... Từ đây người biết yêu người...", cũng không rõ tại sao vì nốt không quá cao, lời không khó hát nhưng không ai thể hiện tốt được cả, kể cả chính Thanh Thúy sau này.
Em liên tưởng đến bài Happy New Year của ABBA, cả bài nói chung dễ hát, nhưng có cái câu điệp khúc cũng là tên bài "Happy new year" thì rất đặc trưng, chỉ chính ABBA hát thì nghe mới có hồn, dù hình như các chị ấy phát âm sai chữ year, em nghe toàn ra chữ you, còn các ca sĩ khác thì phát âm ra đúng chữ year nhưng lại thành ra không hay bằng.
Những gì bác nói đều đúng nhưng chưa đủ, và vẫn còn mang logic nửa vời, mà nói logic nửa vời thì em e cũng cũng không đúng! Từ chính xác là "kinh nghiệm sống, trải nghiệm tuy nhiều, rất nhiều, nhưng chưa đủ" và
cái chết người là thiếu (hay non) kinh nghiệm ở cái đoạn sau!
Nếu các bác chịu khó đọc kỹ và ngắm nghĩ phân tích của em về bài Mùa xuân đầu tiên này ở "còm" trên (còm #122) thì sẽ hiểu, tại sao mà
bất kỳ ai khi hết bài hát này cách giản dị mộc mạc chân thật hết với tất cả tấm lòng hết mà tự nhiên như nói thì sẽ thành công và đi vào lòng người nghe, nói nôm na là hay.
FYI, Khi hát bài hát đó, Thanh Thúy chỉ là một cô ca sỹ mới ra nghề, trước bao cây đại thụ trong cái gọi là Showbiz thời đấy, thì lúc ấy, không chỉ cô mà bất kỳ ca sĩ thực sự yêu ca hát sẽ hát với tất cả những đam mê nghệ thuật và chỉ muốn hát sao cho hay nhất với kinh nghiệm của mình, tuy có thể còn non, nhưng rất chân thật!
Sau này khi cô đã lớn, và trưởng thành thực sự
"dày sương dạn gió" đấu đá trong showbiz thì khi hát (tiếng hát) của cô ta (hay bất kỳ các ca sĩ, nghệ sĩ nào đồng cảnh) thường sẽ mang tính chất "đối phó" và lúc đó, hơi không còn phong phú, kèm những hạn chế về thể lực, cũng không thể (hay không muốn) làm cho mình "bung ra hết ra" được từng câu hát hay tiếng đàn.
Đấy là chưa nói lúc đó,
khi đã trưởng thành thì sự chân thành mộc mạc thật sự sẽ không còn nữa mà chỉ là sự khéo léo tinh tế, cốt để làm vừa lòng người khác!
Cho đến giờ phút này vẫn chưa ai bước qua được cây đại thụ Quốc Hương với bài Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người, mặc dù khi ông có thể (cơ hội) hát bài hát này trước công chúng cả nước, thì đã già móm mém, hát có lúc hụt hơi, âm thanh phát ra không tròn, ngọng, lướt nhịp và chưa chính xác tần số của thang âm, nhưng tấm lòng yêu kính của ông với người mà ông ca ngợi, đã thực sự khiến cho từng lời ca, từng câu hát, từng chữ, như lời gan ruột chân thật từ đáy lòng của mình phát ra, và người nghe, hay những ai mà có tâm hồn sẽ cảm thụ được cái giá trị này.
Đi xa hơn, hay nói cho dễ hiểu (lấy ví dụ minh họa cho "gần gũi"), các bác cứ tưởng tượng gặp một cô gái, có thể là không đẹp nhưng mà vì cô yêu, mở lòng nói với các bác những lời quý mến, yêu thương chân thật, sự kính phục thực sự của cô dành cho người nghe, tất cả từ đáy lòng mình với một sự chân thật, bày tỏ tình cảm với các bác, VÀ một cô gái khác trẻ hay có cái đẹp chín mùi và lại rất khéo léo xinh đẹp (người này/ cô gái thứ hai này cũng có thể là cô gái ngây thơ năm nào giờ đã trưởng thành "lột xác") mở miệng nói với các bạn những lời yêu thương, êm ái ngọt như "rót vào tai" nhưng hoàn toàn chỉ là "kỹ thuật phát âm" vì dùng đài từ chuẩn xác, âm điệu mượt mà hầu lấy lòng người nghe hầu mưu cầu một cái gì đó. Thử hỏi cả cái cô gái loại thứ hai này, có làm cho các bác rung cảm hay không hay? Đấy là chưa nói, với những người tinh tế và từng trải sẽ là sự coi thường vì những lời nói đó được nói ra hoàn toàn mang tính kỹ thuật và không có một chút xúc cảm thực sự nào. Hoặc giả, nếu là xúc cảm thực sự nếu có, nó vẫn là cái xúc cảm không có tính hồn nhiên chân thật trong trắng của một cô gái mới lớn!!!
Âm nhạc là cảm thụ, nếu chúng ta nghe với nó với đôi tai và con tim của những khán giả bình thường chứ không phải của những thầy giáo thanh nhạc, hay ban giám khảo chấm thi, thì khi người hát hay người đàn dầu có thể vấp hay sai dăm ba chỗ nhưng câu hát, tiếng đàn của họ vẫn lấy được nước mắt của người nghe và lay động trái tim họ.
Trong khi những ca sỹ hay nghệ sĩ tuy hát hay đàn cực kỳ chuẩn xác và đúng kĩ thuật như tiếng hát câu hát tiếng đàn chỉ đi qua tai rồi ................................ mất!