[Funland] Thiên Tài Văn Cao

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,043
Động cơ
316,371 Mã lực
Đây là một minh chứng cho cái gọi là "hát Mùa xuân đầu tiên với lối riêng" hát live chứ không phải Lipsing, nhưng nghe rất dễ chịu và cũng đi vào lòng người, dầu ca sĩ không tên, chẳng tuổi, và kỹ thuật thanh nhạc còn non!
Nhưng bảo (hỏi) là có hay, hay không? Thì xin thưa vẫn là hay! Rất hay!!!
Nó hay, ở cái giản dị, mộc mạc, và chân thật, hát với cả tấm lòng, hát mà tự nhiên như nói.




Lại bàn về cái "Nó hay, ở cái giản dị, mộc mạc, và chân thật, hát với cả tấm lòng, hát mà tự nhiên như nói." của bài Mùa xuân đầu tiên.

Mời các bác nghe bài bài Mùa xuân đầu tiên qua sự trình bày hoành tráng với chi phí khổng lồ (sân khấu, phong màn, ánh sáng, phối khí, ban nhạc,...... hiện đại, qua tiếng hát Lipsing (có chuẩn bị, chỉnh sửa và làm lại âm thanh,....) của ca sĩ Phương Anh.

Hãy nghe và so sánh coi bản thu này có hơn (tạo hiệu ứng xúc cảm và thẩm mỹ âm nhạc, cũng như ngọt ngào lôi cuốn, "đi vào lòng" người nghe, ........ ...) cô bé Thu Hiền với cây Guitar thùng hay không?

 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,043
Động cơ
316,371 Mã lực
Bài này thì kinh điển rồi, tết nào em cũng nghe, cảm giác năm nào cũng là mùa xuân đầu tiên của mình vậy.
Cụ cho em ít thông tin về cái này em xem nào :D
Chỉ thế này thôi à cụ?

Xin thưa,
Bài hát Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao có thể nói là tuyệt phẩm cuối cùng của ông để lại cho thế gian!


Trong thực tế, người ta không cứ đợi khi xuân đến, tết về mới nghe lại bản nhạc này, mà có thể nghe bất cứ lúc nào!
FYI, bài hát Mùa xuân đầu tiên được Văn Cao khởi viết cuối tháng 12/1975 và hoàn thành vào Tết Bính Thìn năm 1976.

Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao.
Nó cũng là một bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập giống như sự hòa quyện của nước và lửa - sự trộn chung của hai từ: ít & nhiều. Trộn gi ư? Theo ý kiến của các nhà văn, và phê bình thì cái "ít & nhiều" ntn:

Vui ít buồn nhiều. mừng ít tủi nhiều, hoan ca ít bi ca nhiều, tha thiết ít nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít đau đáu nhiều, tự sự ít ai oán nhiều, bi thương ít than thở nhiều, cứng cỏi ít run run nhiều, da diết ít nỉ non nhiều, tha thiết ít nghẹn ngào nhiều, vui ít khóc nhiều, sum họp ít cô đơn nhiều, yêu thương ít đau thương nhiều, gặp gỡ và bơ vơ nhiều, ................... Hầu như tất cả các cảm xúc trạng thái tình cảm trái ngược nhau trong con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này!

Thế nên ai vui hát lên thì nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình.
Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt. Nếu ai đó, đã và đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc Mùa xuân đầu tiên thì sẽ cảm thương và nhờ những dòng nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.

Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay!

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông gà đang gáy trưa
Bên sông một trưa nắng vui cho bao tâm hồn


Văn Cao thấy cần phải nhắc lại giai điệu này nhưng ca từ phải vượt qua phần kể tả của sự trình bày. Và lời ca lại nối tiếp:

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh giọt rơi ấm đôi
vai anh niềm vui phút giây như đang long lanh


Không khí chung cuộc dâng lên bất tận. Nỗi cảm thán như vừa thắt lại nghẹn ngào, vừa như bật ra nức nở:

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…


Bản luân vũ (valse) cho ngày toàn thắng của Văn Cao thật sâu lắng, không ồn ào. Bởi vậy, cũng không lạ gì khi nó bị chìm nghỉm giữa những tiếng reo hò sung sướng lúc đó. Riêng “cặp mắt xanh” của NXB Âm nhạc Moscou thì không nhầm. Mùa xuân đầu tiên đã được dịch ngay sang tiếng Nga và ấn hành ngay vào mùa xuân 1977. Song dù cho nó được in mãi tận bên Liên Xô, dù cho đó là tác phẩm của Văn Cao, thì thói quen nghĩ về Văn Cao lúc đó cũng chẳng làm thế nào cho Mùa xuân đầu tiên vang lên được. Nó được Văn Cao cất cẩn thận trong chiếc tủ cũ và chấp nhận thời gian dần dà phủ bụi.........................
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,113
Động cơ
350,405 Mã lực
Em nghĩ Thanh Thúy hát rất thành công bài này là do giọng hát tự nhiên của chị ấy thời điểm đó cực phù hợp, từ độ cao đến độ luyến láy rất phù hợp để hát bài này. Cảm xúc, tất nhiên là một phần không thể thiếu để đi vào lòng người nghe, nhưng Thanh Thúy có cảm xúc thì người khác cũng có, lúc này chưa có cảm xúc thì bản sau chắc sẽ luyện để có...

Có lẽ chính vì thế nên rất nhiều ca sĩ tài năng, nổi tiếng hơn Thanh Thúy sau này cũng không thể hiện thành công được như chị ấy. Bản thân Thanh Thúy sau này hát bài này cũng rất bình thường.

Thường thì một ca sĩ khi đã hát rất hay một bài thì sau này hát lại cũng phải được phần nào đó, như Cẩm Vân hát lại Bài ca không quên, Thái Bảo hát Thăm bến Nhà Rồng, ... sau bao nhiêu năm vẫn không kém thậm chí đậm đà hơn xưa. Với Thanh Thúy và bài hát Mùa xuân đầu tiên thì em nghĩ là do bài hát chỉ phù hợp đúng với kiểu giọng thời trẻ của chị ấy mà sau này không thể giữ được nữa.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,327
Động cơ
405,601 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Xin thưa,
Bài hát Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao có thể nói là tuyệt phẩm cuối cùng của ông để lại cho thế gian!


Trong thực tế, người ta không cứ đợi khi xuân đến, tết về mới nghe lại bản nhạc này, mà có thể nghe bất cứ lúc nào!
FYI, bài hát Mùa xuân đầu tiên được Văn Cao khởi viết cuối tháng 12/1975 và hoàn thành vào Tết Bính Thìn năm 1976.

Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao.
Nó cũng là một bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập giống như sự hòa quyện của nước và lửa - sự trộn chung của hai từ: ít & nhiều. Trộn gi ư? Theo ý kiến của các nhà văn, và phê bình thì cái "ít & nhiều" ntn:

Vui ít buồn nhiều. mừng ít tủi nhiều, hoan ca ít bi ca nhiều, tha thiết ít nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít đau đáu nhiều, tự sự ít ai oán nhiều, bi thương ít than thở nhiều, cứng cỏi ít run run nhiều, da diết ít nỉ non nhiều, tha thiết ít nghẹn ngào nhiều, vui ít khóc nhiều, sum họp ít cô đơn nhiều, yêu thương ít đau thương nhiều, gặp gỡ và bơ vơ nhiều, ................... Hầu như tất cả các cảm xúc trạng thái tình cảm trái ngược nhau trong con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này!

Thế nên ai vui hát lên thì nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình.
Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt. Nếu ai đó, đã và đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc Mùa xuân đầu tiên thì sẽ cảm thương và nhờ những dòng nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.

Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay!

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông gà đang gáy trưa
Bên sông một trưa nắng vui cho bao tâm hồn


Văn Cao thấy cần phải nhắc lại giai điệu này nhưng ca từ phải vượt qua phần kể tả của sự trình bày. Và lời ca lại nối tiếp:

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh giọt rơi ấm đôi
vai anh niềm vui phút giây như đang long lanh


Không khí chung cuộc dâng lên bất tận. Nỗi cảm thán như vừa thắt lại nghẹn ngào, vừa như bật ra nức nở:

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…


Bản luân vũ (valse) cho ngày toàn thắng của Văn Cao thật sâu lắng, không ồn ào. Bởi vậy, cũng không lạ gì khi nó bị chìm nghỉm giữa những tiếng reo hò sung sướng lúc đó. Riêng “cặp mắt xanh” của NXB Âm nhạc Moscou thì không nhầm. Mùa xuân đầu tiên đã được dịch ngay sang tiếng Nga và ấn hành ngay vào mùa xuân 1977. Song dù cho nó được in mãi tận bên Liên Xô, dù cho đó là tác phẩm của Văn Cao, thì thói quen nghĩ về Văn Cao lúc đó cũng chẳng làm thế nào cho Mùa xuân đầu tiên vang lên được. Nó được Văn Cao cất cẩn thận trong chiếc tủ cũ và chấp nhận thời gian dần dà phủ bụi.........................
Tôi thì nghĩ sự cuốn hút của bài hát này là sự trong sáng rất đặc biệt của nó. Có thể nói bài hát Mùa xuân đầu tiên là sự kết hợp của Giai điệu 18 tuổi và Lời hát 50-60 tuổi. Tuy là 50 tuổi nhưng chỉ là trải nghiệm và suy tư trong đó, nhưng cảm xúc và hy vọng lại vẫn trong trẻo như tuổi 18-20.

Cuối 1975 đầu 1976 có hàng chục bài hát mừng chiến thắng/thống nhất hay, nhưng hầu như tất cả đều theo phong cách cổ động, khí thế, hoặc ít nhất là chỉ nhìn về phía trước không ngoái lại sau. "Mùa xuân đầu tiên" có lẽ là bài hát duy nhất lúc đó mang lại cảm giác buồn nhẹ nhàng, không phải ta thắng địch thua, không phải xây dựng kiến thiết, mà đơn giản chỉ là "từ nay người biết thương người".

Triết lý đó của Văn Cao, phải hàng chục năm sau mới thấy nó đúng thế nào.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,113
Động cơ
350,405 Mã lực
Tôi thì nghĩ sự cuốn hút của bài hát này là sự trong sáng rất đặc biệt của nó. Có thể nói bài hát Mùa xuân đầu tiên là sự kết hợp của Giai điệu 18 tuổi và Lời hát 50-60 tuổi. Tuy là 50 tuổi nhưng chỉ là trải nghiệm và suy tư trong đó, nhưng cảm xúc và hy vọng lại vẫn trong trẻo như tuổi 18-20.

Cuối 1975 đầu 1976 có hàng chục bài hát mừng chiến thắng/thống nhất hay, nhưng hầu như tất cả đều theo phong cách cổ động, khí thế, hoặc ít nhất là chỉ nhìn về phía trước không ngoái lại sau. "Mùa xuân đầu tiên" có lẽ là bài hát duy nhất lúc đó mang lại cảm giác buồn nhẹ nhàng, không phải ta thắng địch thua, không phải xây dựng kiến thiết, mà đơn giản chỉ là "từ nay người biết thương người".

Triết lý đó của Văn Cao, phải hàng chục năm sau mới thấy nó đúng thế nào.
Cụ Văn Cao thì vốn thoát tục sẵn rồi nên việc bài này thoát khỏi cái hân hoan chiến thắng của trần thế lúc bây giờ cũng là bình thường :D

Có điều chính vì nó quá thoát nên lại thành khiên cưỡng khi ghép nó vào chủ đề mừng chiến thắng 75. Nếu không biết lịch sử nó ra đời ngay sau khi đất nước thống nhất 1975 và sau hàng chục năm nhạc sĩ không sáng tác bài nào nữa thì rất ít người nghĩ là bài hát lấy cảm hứng từ sự kiện này, và thực tế ta cũng chả chắc có phải nhạc sĩ lấy cảm hứng từ đó không nữa.
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,814
Động cơ
332,704 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
Tôi thì nghĩ sự cuốn hút của bài hát này là sự trong sáng rất đặc biệt của nó. Có thể nói bài hát Mùa xuân đầu tiên là sự kết hợp của Giai điệu 18 tuổi và Lời hát 50-60 tuổi. Tuy là 50 tuổi nhưng chỉ là trải nghiệm và suy tư trong đó, nhưng cảm xúc và hy vọng lại vẫn trong trẻo như tuổi 18-20.

Cuối 1975 đầu 1976 có hàng chục bài hát mừng chiến thắng/thống nhất hay, nhưng hầu như tất cả đều theo phong cách cổ động, khí thế, hoặc ít nhất là chỉ nhìn về phía trước không ngoái lại sau. "Mùa xuân đầu tiên" có lẽ là bài hát duy nhất lúc đó mang lại cảm giác buồn nhẹ nhàng, không phải ta thắng địch thua, không phải xây dựng kiến thiết, mà đơn giản chỉ là "từ nay người biết thương người".

Triết lý đó của Văn Cao, phải hàng chục năm sau mới thấy nó đúng thế nào.
Cụ còm hay kinh hoàng luôn , hehe
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,113
Động cơ
350,405 Mã lực
Em xin nói thêm về giọng hát của Thanh Thúy trong bản được coi là hay nhất này. Thông thường điệp khúc sẽ là đoạn mà ca sĩ thể hiện rõ nhất "trình" của mình trong bài và bài này cũng vậy. Em để ý mấy bản ca sĩ khác hát thì đều đuối rõ nhất là câu "... Từ đây người biết yêu người...", cũng không rõ tại sao vì nốt không quá cao, lời không khó hát nhưng không ai thể hiện tốt được cả, kể cả chính Thanh Thúy sau này.

Em liên tưởng đến bài Happy New Year của ABBA, cả bài nói chung dễ hát, nhưng có cái câu điệp khúc cũng là tên bài "Happy new year" thì rất đặc trưng, chỉ chính ABBA hát thì nghe mới có hồn, dù hình như các chị ấy phát âm sai chữ year, em nghe toàn ra chữ you, còn các ca sĩ khác thì phát âm ra đúng chữ year nhưng lại thành ra không hay bằng.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,043
Động cơ
316,371 Mã lực
Em nghĩ Thanh Thúy hát rất thành công bài này là do giọng hát tự nhiên của chị ấy thời điểm đó cực phù hợp, từ độ cao đến độ luyến láy rất phù hợp để hát bài này. Cảm xúc, tất nhiên là một phần không thể thiếu để đi vào lòng người nghe, nhưng Thanh Thúy có cảm xúc thì người khác cũng có, lúc này chưa có cảm xúc thì bản sau chắc sẽ luyện để có...

Có lẽ chính vì thế nên rất nhiều ca sĩ tài năng, nổi tiếng hơn Thanh Thúy sau này cũng không thể hiện thành công được như chị ấy. Bản thân Thanh Thúy sau này hát bài này cũng rất bình thường.

Thường thì một ca sĩ khi đã hát rất hay một bài thì sau này hát lại cũng phải được phần nào đó, như Cẩm Vân hát lại Bài ca không quên, Thái Bảo hát Thăm bến Nhà Rồng, ... sau bao nhiêu năm vẫn không kém thậm chí đậm đà hơn xưa. Với Thanh Thúy và bài hát Mùa xuân đầu tiên thì em nghĩ là do bài hát chỉ phù hợp đúng với kiểu giọng thời trẻ của chị ấy mà sau này không thể giữ được nữa.
Em xin nói thêm về giọng hát của Thanh Thúy trong bản được coi là hay nhất này. Thông thường điệp khúc sẽ là đoạn mà ca sĩ thể hiện rõ nhất "trình" của mình trong bài và bài này cũng vậy. Em để ý mấy bản ca sĩ khác hát thì đều đuối rõ nhất là câu "... Từ đây người biết yêu người...", cũng không rõ tại sao vì nốt không quá cao, lời không khó hát nhưng không ai thể hiện tốt được cả, kể cả chính Thanh Thúy sau này.

Em liên tưởng đến bài Happy New Year của ABBA, cả bài nói chung dễ hát, nhưng có cái câu điệp khúc cũng là tên bài "Happy new year" thì rất đặc trưng, chỉ chính ABBA hát thì nghe mới có hồn, dù hình như các chị ấy phát âm sai chữ year, em nghe toàn ra chữ you, còn các ca sĩ khác thì phát âm ra đúng chữ year nhưng lại thành ra không hay bằng.


Những gì bác nói đều đúng nhưng chưa đủ, và vẫn còn mang logic nửa vời, mà nói logic nửa vời thì em e cũng cũng không đúng! Từ chính xác là "kinh nghiệm sống, trải nghiệm tuy nhiều, rất nhiều, nhưng chưa đủ" và cái chết người là thiếu (hay non) kinh nghiệm ở cái đoạn sau!


Nếu các bác chịu khó đọc kỹ và ngắm nghĩ phân tích của em về bài Mùa xuân đầu tiên này ở "còm" trên (còm #122) thì sẽ hiểu, tại sao mà bất kỳ ai khi hết bài hát này cách giản dị mộc mạc chân thật hết với tất cả tấm lòng hết mà tự nhiên như nói thì sẽ thành công và đi vào lòng người nghe, nói nôm na là hay.

FYI, Khi hát bài hát đó, Thanh Thúy chỉ là một cô ca sỹ mới ra nghề, trước bao cây đại thụ trong cái gọi là Showbiz thời đấy, thì lúc ấy, không chỉ cô mà bất kỳ ca sĩ thực sự yêu ca hát sẽ hát với tất cả những đam mê nghệ thuật và chỉ muốn hát sao cho hay nhất với kinh nghiệm của mình, tuy có thể còn non, nhưng rất chân thật!
Sau này khi cô đã lớn, và trưởng thành thực sự "dày sương dạn gió" đấu đá trong showbiz thì khi hát (tiếng hát) của cô ta (hay bất kỳ các ca sĩ, nghệ sĩ nào đồng cảnh) thường sẽ mang tính chất "đối phó" và lúc đó, hơi không còn phong phú, kèm những hạn chế về thể lực, cũng không thể (hay không muốn) làm cho mình "bung ra hết ra" được từng câu hát hay tiếng đàn.

Đấy là chưa nói lúc đó, khi đã trưởng thành thì sự chân thành mộc mạc thật sự sẽ không còn nữa mà chỉ là sự khéo léo tinh tế, cốt để làm vừa lòng người khác!

Cho đến giờ phút này vẫn chưa ai bước qua được cây đại thụ Quốc Hương với bài Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người, mặc dù khi ông có thể (cơ hội) hát bài hát này trước công chúng cả nước, thì đã già móm mém, hát có lúc hụt hơi, âm thanh phát ra không tròn, ngọng, lướt nhịp và chưa chính xác tần số của thang âm, nhưng tấm lòng yêu kính của ông với người mà ông ca ngợi, đã thực sự khiến cho từng lời ca, từng câu hát, từng chữ, như lời gan ruột chân thật từ đáy lòng của mình phát ra, và người nghe, hay những ai mà có tâm hồn sẽ cảm thụ được cái giá trị này.


Đi xa hơn, hay nói cho dễ hiểu (lấy ví dụ minh họa cho "gần gũi"), các bác cứ tưởng tượng gặp một cô gái, có thể là không đẹp nhưng mà vì cô yêu, mở lòng nói với các bác những lời quý mến, yêu thương chân thật, sự kính phục thực sự của cô dành cho người nghe, tất cả từ đáy lòng mình với một sự chân thật, bày tỏ tình cảm với các bác, VÀ một cô gái khác trẻ hay có cái đẹp chín mùi và lại rất khéo léo xinh đẹp (người này/ cô gái thứ hai này cũng có thể là cô gái ngây thơ năm nào giờ đã trưởng thành "lột xác") mở miệng nói với các bạn những lời yêu thương, êm ái ngọt như "rót vào tai" nhưng hoàn toàn chỉ là "kỹ thuật phát âm" vì dùng đài từ chuẩn xác, âm điệu mượt mà hầu lấy lòng người nghe hầu mưu cầu một cái gì đó. Thử hỏi cả cái cô gái loại thứ hai này, có làm cho các bác rung cảm hay không hay? Đấy là chưa nói, với những người tinh tế và từng trải sẽ là sự coi thường vì những lời nói đó được nói ra hoàn toàn mang tính kỹ thuật và không có một chút xúc cảm thực sự nào. Hoặc giả, nếu là xúc cảm thực sự nếu có, nó vẫn là cái xúc cảm không có tính hồn nhiên chân thật trong trắng của một cô gái mới lớn!!!



Âm nhạc là cảm thụ, nếu chúng ta nghe với nó với đôi tai và con tim của những khán giả bình thường chứ không phải của những thầy giáo thanh nhạc, hay ban giám khảo chấm thi, thì khi người hát hay người đàn dầu có thể vấp hay sai dăm ba chỗ nhưng câu hát, tiếng đàn của họ vẫn lấy được nước mắt của người nghe và lay động trái tim họ.
Trong khi những ca sỹ hay nghệ sĩ tuy hát hay đàn cực kỳ chuẩn xác và đúng kĩ thuật như tiếng hát câu hát tiếng đàn chỉ đi qua tai rồi ................................ mất!
 
Chỉnh sửa cuối:

PotusTan

Xe buýt
Biển số
OF-544218
Ngày cấp bằng
4/12/17
Số km
975
Động cơ
192,830 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội

greenearthforus

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-824953
Ngày cấp bằng
8/1/23
Số km
362
Động cơ
4,633 Mã lực
Tuổi
24
Xin thưa,
Bài hát Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao có thể nói là tuyệt phẩm cuối cùng của ông để lại cho thế gian!


Trong thực tế, người ta không cứ đợi khi xuân đến, tết về mới nghe lại bản nhạc này, mà có thể nghe bất cứ lúc nào!
FYI, bài hát Mùa xuân đầu tiên được Văn Cao khởi viết cuối tháng 12/1975 và hoàn thành vào Tết Bính Thìn năm 1976.

Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao.
Nó cũng là một bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập giống như sự hòa quyện của nước và lửa - sự trộn chung của hai từ: ít & nhiều. Trộn gi ư? Theo ý kiến của các nhà văn, và phê bình thì cái "ít & nhiều" ntn:

Vui ít buồn nhiều. mừng ít tủi nhiều, hoan ca ít bi ca nhiều, tha thiết ít nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít đau đáu nhiều, tự sự ít ai oán nhiều, bi thương ít than thở nhiều, cứng cỏi ít run run nhiều, da diết ít nỉ non nhiều, tha thiết ít nghẹn ngào nhiều, vui ít khóc nhiều, sum họp ít cô đơn nhiều, yêu thương ít đau thương nhiều, gặp gỡ và bơ vơ nhiều, ................... Hầu như tất cả các cảm xúc trạng thái tình cảm trái ngược nhau trong con người đều có trong bản nhạc kỳ lạ này!

Thế nên ai vui hát lên thì nghe vui, ai buồn hát lên thấy buồn não ruột, ai đau khổ hát lên thấy một trời đau khổ, ai sầu thảm hát lên thấy cả một thế giới sầu thảm đang đồng cảm cùng mình.
Nghe đi nghe lại bản nhạc này, ta thấy xuất hiện rất nhiều tâm trạng không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt. Nếu ai đó, đã và đang đi qua bể khổ trần gian, nghe bản nhạc Mùa xuân đầu tiên thì sẽ cảm thương và nhờ những dòng nước mắt diễn đạt nỗi lòng mình.

Riêng lời bài hát đã là một bài thơ hay!

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông gà đang gáy trưa
Bên sông một trưa nắng vui cho bao tâm hồn


Văn Cao thấy cần phải nhắc lại giai điệu này nhưng ca từ phải vượt qua phần kể tả của sự trình bày. Và lời ca lại nối tiếp:

Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh giọt rơi ấm đôi
vai anh niềm vui phút giây như đang long lanh


Không khí chung cuộc dâng lên bất tận. Nỗi cảm thán như vừa thắt lại nghẹn ngào, vừa như bật ra nức nở:

Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…


Bản luân vũ (valse) cho ngày toàn thắng của Văn Cao thật sâu lắng, không ồn ào. Bởi vậy, cũng không lạ gì khi nó bị chìm nghỉm giữa những tiếng reo hò sung sướng lúc đó. Riêng “cặp mắt xanh” của NXB Âm nhạc Moscou thì không nhầm. Mùa xuân đầu tiên đã được dịch ngay sang tiếng Nga và ấn hành ngay vào mùa xuân 1977. Song dù cho nó được in mãi tận bên Liên Xô, dù cho đó là tác phẩm của Văn Cao, thì thói quen nghĩ về Văn Cao lúc đó cũng chẳng làm thế nào cho Mùa xuân đầu tiên vang lên được. Nó được Văn Cao cất cẩn thận trong chiếc tủ cũ và chấp nhận thời gian dần dà phủ bụi.........................
Viết hay quá. Cảm động.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,603 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải
Top