[Funland] Thiên tai ở miền Trung

TamchieumoI

Xe buýt
Biển số
OF-808305
Ngày cấp bằng
14/3/22
Số km
915
Động cơ
23,531 Mã lực
Nơi ở
1970
Thiên tai bây giờ khác xưa. Có nhiều vùng người ta sống trăm năm nay không lụt mà bây giờ lụt. Biến đổi khí hậu với tốc độ này thì còn nhiều bất ngờ nữa.
Ở trên có cụ ko thực tế, đề xuất nhà nổi cho miền Trung.
Phương án nhà nổi chỉ thích hợp với vùng nước lên chậm, nhưng ngay ở ĐB SCL, người ta cũng không áp dụng, vì còn nhiều vấn đề, như giao thông, chăn nuôi, trồng trọt... Vì vậy, hiện nay, phổ biến ở ĐB SCL là làm đê bao. Trong đê, vẫn trồng lúa, chăn nuôi gia súc, thả cá... cuộc sống bình thường.
Chắc cụ nói vùng hạ nguồn chứ vùng thượng nguồn như Đồng Tháp Mười (An Giang- Đồng Tháp- phần lớn Long An- một phần Tiền Giang…) làm gì có đê bao đâu cụ? Phải để nước về tràn đồng, dân qui hoạch về các cụm tuyến dân cư vượt lũ để ở.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,436
Động cơ
333,601 Mã lực
Chẳng có gì chống lại được Thiên nhiên, chỉ có không khai thác , chặt phá, đào bới, buôn bán các loại sp từ rừng thì sau 10 đến 20 năm phục hồi sẽ không có sạt lở, lũ quét..... V.v...Nhưng câu hỏi lớn vẫn chưa giải quyết triệt để là : Làm thế nào để người dân miền núi không khai thác bừa bãi trong rừng nhưng mức sống, hạ tầng khu vực của họ phải tiệm cận dưới xuôi.....
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,425
Động cơ
556,169 Mã lực
Cái đắp đê này e nhớ mấy chục năm trc các cụ kể có nghiên cứu khoa học đàng hoàng mờ.
ĐB Sông Hồng độ dốc lớn và hẹp nên nếu ko đắp đê thì lũ lớn nó cuốn tất.
ĐB SCL rộng lớn và bằng phẳng nên ko cần đê. Vừa tốn kém mà lại ko có lợi, lũ có dâng toàn vùng thì cũng chỉ vài chục cm, bù lại thì đc phù sa bồi đắp, diệt sâu bệnh, đa dạng nguồn lợi thuỷ sản…
Nước lũ đến cùng vô số lợi ích, nhưng nhà cửa, đường sá cũng bị phá hoại, sản xuất và sinh hoạt của dân cư bị ảnh hưởng lớn.
ĐB SCL đắp đê bao từng khu vực chứ không làm đê hai bờ sông như Bắc Bộ.
Đắp đê bao thì mình chủ động sử dụng nước lũ hơn trong chống sâu bệnh và làm giàu cho đất, giữ được nhà cửa, đường sá, chăn nuôi, trồng trọt và sinh hoạt bình thường, làm thêm được 1-2 vụ lúa nữa.
 

Killer13

Xe tăng
Biển số
OF-302643
Ngày cấp bằng
23/12/13
Số km
1,363
Động cơ
323,146 Mã lực
Không tránh được thì đúng rồi. Nhưng cũng nên tìm cách mà đối phó dần dần. Đến hẹn lại lên. Chứ bất thình lình đâu? Cả trăm năm rồi sao không thấy suy suyển gì?
Đối phó hiện tại giờ cũng chỉ mới dừng ở mức dự báo, xây dựng nhà kiên cố hơn, di chuyển tránh trú khỏi các nơi có nguy cơ sạt lở, ngập lụt thôi. Chứ cũng chẳng có cách nào đối phó trực tiếp được với thiên tai thảm họa thiên nhiên cả. Kinh phí đầu tư hạ tầng phòng chống thiên tai lớn lắm, không có vốn viện trợ trong những năm gần đây thì đào đâu ra tiền mà đầu tư. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, chính việc đầu tư thủy điện tràn lan, phá rừng bừa bãi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiên tai ngày càng khó lường và thảm khốc hơn.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,530 Mã lực
Cầu trôi nhưng nhà nổi nó lại ko trôi. Cụ tìm hiểu thêm về kĩ thuật đi
Em nghĩ nếu gặp lũ quét thì cây to còn trôi nói gì đến nhà nổi, nổi lên trên nước nhưng cứ những cục đá to như cái bàn nó táng thì phát một.
 

tuan281085

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-122267
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
15,749
Động cơ
656,290 Mã lực
Nơi ở
Zalo, Viber, SMS, Call: 0909141129
Website
www.otofun.net
Tầm này 3 năm trước khúc ruột miền Trung bị nặng. Năm trước cả nước yên bình hơn. Hy vọng là năm nay chỉ thế thôi ko thiệt hại nặng nề.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,570
Động cơ
329,224 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Tầm này 3 năm trước khúc ruột miền Trung bị nặng. Năm trước cả nước yên bình hơn. Hy vọng là năm nay chỉ thế thôi ko thiệt hại nặng nề.
Tầm này mới năm ngoái thôi. Trận lũ quét lịch sử ở Kỳ Sơn Nghệ An gây thiệt hại nặng nề lắm ạ. Nhà e đợt đó mưa gió cũng bị thiệt hại nhưng là thiệt hại do trộm. Nhân lúc mưa to gió lớn, bọn trộm vào bắt hết gà ngan của nhà e, kể cả ổ gà đang ấp trứng, chúng nó bẫng cả gà mẹ + ổ trứng đi luôn.
Bình thường bố e ngủ cũng tỉnh, nhà còn có chó nữa. Nhưng hôm ý mưa to quá, vậy mà có những đứa bất chấp mưa gió đi ăn trộm
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,175
Động cơ
1,065,223 Mã lực
Lũ quét, sạt lở ở miền núi là khó tránh.
Quản lý quy hoạch dân cư, rừng đầu nguồn, thủy điện tốt thì sẽ tránh dc các thảm họa.
 

Xperia ZZ

Xe tăng
Biển số
OF-337232
Ngày cấp bằng
3/10/14
Số km
1,407
Động cơ
294,730 Mã lực
Lại một mùa mưa nữa của miền Trung đã đến. Năm nay, thời tiết cực đoan trên toàn thế giới. Hy vọng miền Trung sẽ tránh được mưa lũ cực đoan. Cùng một câu chuyện về mưa lũ, xin kể với cccm về người anh hùng đất Quảng mà nhà báo Nguyễn Hồng Lam đã viết về ông, em đã copy về từ lâu để có dịp kể cho các bạn trẻ về ngày ấy mà em cũng là một trong những nhân chứng về mùa lũ năm ấy ở đấy.
———
ÔNG LÊ TRÍ TẬP VÀ MỘT QUYẾT ĐỊNH CHO CẢ CUỘC ĐỜI, CHO NHIỀU CUỘC ĐỜI

"Những con người cực tốt
Trái tim thường hay đau"
(Henrich Heine)

Cách đây 19 năm, vào đầu tháng 12-1999, suýt chút nữa thôi, một đại thảm họa tương tự vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy ở Attapeu, Nam Lào đã được chặn lại, không để xảy ra tại Quảng Nam.

Tất nhiên, về sức nước và quy mô tàn phá thì không bằng, bởi lượng nước của hồ Phú Ninh, nằm cách TP Tam Kỳ ngày nay 7 km chỉ bằng khoảng 1/12 con số 5 tỷ m3 khối nước từ đập Xe Pian-Xe Namnoy vừa tràn xuống tối 23-7. Nhưng về thiệt hại, nhất là mất mát nhân mạng, nếu hồ Phú Ninh bị vỡ chắc chắn sẽ khủng khiếp hơn hàng chục, hàng trăm lần, thậm chí không thể so sánh nổi.

Bởi lẽ, đập Xe Pian-Xe Namnoy nằm trong khu vực rừng già lẫn núi non, dân cư xung quanh rất thưa thớt. Toàn tỉnh Attapu rộng khoảng 10.000km2 chỉ có 126.000 dân. Vùng bị cơn hồng thủy cuồng nộ của vụ vỡ đập quét qua chỉ gồm 6 bản (xã) với tổng cộng trên dưới 10.000 nhân khẩu. Trong khi đó, với diện tích gần như tương đương, tỉnh Quảng Nam lại có dân số lớn hơn 12 lần tỉnh Attapu. TP Tam Kỳ, khi đó còn là thị xã, nằm ngay dưới chân đập chỉ rộng hơn 100 km2 nhưng có tới gần 160.000 dân sinh sống. Vùng Tam Kỳ và hai huyện Thăng Bình, Duy Xuyên kế nó địa hình thuần đồng bằng, sẽ không gì có thể ngăn dòng nước, không nơi nào địa hình có cao độ tối thiểu để người dân có thể sơ tán kịp khi nước đổ xuống. Tất cả con người, tài sản sẽ lập tức bị cuốn phăng ra biển và nhận chìm.

Nhưng dù từ Trung ương, lệnh phá đập (vỡ đập chủ động, tránh vỡ mất kiểm soát) đã được nhắc đến, đại thảm họa đó cũng đã không xảy ra. Tất cả nhờ vào quyết tâm, lòng dũng cảm trên nền tảng tri thức và tấm lòng của một “công bộc” đúng nghĩa: Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập.

Xuất thân, ông là một kỹ sư thủy lợi được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm thực tiễn. Chống lệnh phá đập để cứu dân là quyết định sinh tử của đời ông. Không chỉ đặt cược vào nó sinh mạng chính trị, ông còn đặt vào quyết định ngăn lệnh phá đập từ Trung ương bằng chính mạng sống của bản thân. Ông đưa ra quyết định đó, trì hoãn nó đến giây cuối cùng khi đang đứng ngay trên mặt đập Phú Ninh, chỉ huy bộ đội, công an và nhiều lực lượng khác tải cát đóng bao gia cố cao độ mặt đập trong cơn mưa như trút nước dai dẳng nhiều ngày. Nếu đâp vỡ, chính ông sẽ là người hy sinh ngay trong giây đầu tiên.

Sau vụ đó không lâu, ông nghỉ hưu. Trong một lần đến thăm ông tại nhà riêng vào 10 năm sau nữa, năm 2010, tôi đã nghe ông bảo: “Nếu được chọn lựa lại từ đầu, tôi vẫn chọn nghề thủy lợi. Nếu quay lại thời khắc đó, tôi vẫn sẽ không cho phá đập”...

Đầu tháng 12-1999, miền Trung oằn mình trong cơn lũ "bà thêm" (lũ xảy ra ngày 23 -10 âm lịch). Đã hàng chục năm gắn với công tác thuỷ lợi và kinh nghiệm lãnh đạo ở một tỉnh bão lũ thường xuyên như Quảng Nam, ông Lê Trí Tập, Chủ tịch tỉnh biết chắc thiệt hại sắp xảy ra sẽ rất tàn khốc.

5h30 sáng ngày 1-12-1999, trước đỉnh lũ đúng 24h, ông Tập đã đứng trên mặt đập hồ Phú Ninh, trọng điểm xung yếu bậc nhất của tỉnh Quảng Nam để thị sát và chỉ đạo. Mưa chéo mặt và kín trời, nước hồ dâng rất nhanh. Tất cả những người có mặt đều cực kỳ lo lắng. Khá đông phóng viên báo chí có mặt, nhưng câu hỏi đưa ra thì chỉ có một: "Nếu mưa không giảm thì sao? Vỡ đập thì sao?". Người ướt sũng, vị Chủ tịch tỉnh kiên quyết: "Tôi đang đứng trên mặt đập, nếu vỡ đập, tôi sẽ là người đầu tiên bị cuốn cùng cơn lũ".

Hồ Phú Ninh cách thị xã Tam Kỳ chỉ 7 km, rộng 23.409 ha. Đáy tự nhiên của đập nằm ở cao độ 25m, hai đập tràn sự cố Long Sơn I và Long Sơn II nằm ở cao độ 26m. Cao trình đập phụ Dương Lâm ở đỉnh là 35m. Đến chiều ngày 1-12-1999, mưa vẫn không ngớt. Tốc độ xả lũ 1.000 m3/s hầu như không ăn thua gì với tốc độ nước dâng trong đập. Chỉ cần mưa thêm khoảng 40mm, nước sẽ tràn qua và phá vỡ mặt đập.

Tình hình căng như một sợi dây đàn. Một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức ngay, gồm một bên là toàn bộ cán bộ chủ chốt của tỉnh và bên kia là đoàn công tác do đích thân Bộ trưởng Bộ NN và PTNT kiêm Trưởng Ban Phòng chống lụt bão TW Lê Huy Ngọ dẫn đầu. Các thông số báo cáo đều khẳng định: đến nửa đêm, ngưỡng 35m sẽ bị nước phá vỡ. Lúc đó, cả công trình thuỷ lợi hồ Phú Ninh sẽ bị xoá sổ. Đại thảm họa đã gần kề. Để cứu đập chính và cả công trình, không còn cách nào khác, phải cho nước tràn, nghĩa là phải phá vỡ đập phụ Dương Lâm, theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Có ý kiến cho rằng, thậm chí nếu đập không vỡ thì phải cho nổ mìn. Lúc đó, nước sẽ tràn qua cao trình, mặt đập bằng đất sẽ bị nước phá vỡ ngay. Một khối nước 300-400 triệu m3 ngay lập tức từ độ cao 30m sẽ đổ ập xuống khu vực thị xã Tam Kỳ, biến cả vùng phía Bắc Tam Kỳ thành một con sông không có bờ và cuốn đi bất kỳ thứ gì nằm trên dòng chảy của nó.

Nếu điều đó xảy ra, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn dân của Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên... sẽ bị lũ cuốn phăng. Đại thảm họa sẽ xảy ra, thiệt hại là không thể tính nổi. Cũng không gì có thể ngăn chặn được dòng nước. Thời gian bàn bạc, chọn lựa phương án xem như cũng không còn nữa.

Ở cương vị Chủ tịch tỉnh, ông Lê Trí Tập phát biểu: "Mục đích cao nhất là cứu dân. Nếu để nước tràn đập hoặc phá đập lúc nửa đêm, số người chết sẽ rất kinh khủng. Nếu không có đoàn công tác của Chính phủ, tôi sẽ là người quyết định. Nhưng đã có đoàn ở đây, chúng tôi xin Trung ương cho quyết định: nâng cao trình mặt đập lên thêm 30cm để kéo dài thời gian tràn đập nhằm cứu dân".

Lập luận của ông được xác tín bằng những số liệu lượng mưa cập nhật từ trạm đầu nguồn ở Tiên Phước và hai trạm riêng cho hồ Phú Ninh là Xuân Bình và Phú Thọ. Nếu mưa vẫn không giảm, với việc nâng cao trình mặt đập lên thành 35,3m, hồ Phú Ninh sẽ đủ sức chứa thêm 17,3 triệu m3 nước, đủ để trì hoãn việc tràn đập đến tận sáng, thay vì nửa đêm như với cao trình hiện tại. Ông Tập bảo: "Đến lúc đó thì hết cách, có phá là trời phá chứ chúng ta không phá. Nhưng vỡ đập vào ban ngày, việc sơ tán, cứu dân chắc chắn hiệu quả hơn, giảm thiểu được tổn thất".

Không có ý kiến nào thuyết phục hơn. Ngặt một nỗi, cao trình mặt đập là con số của thiết kế, có tính pháp lệnh. Thay đổi cao trình là vi phạm pháp lệnh. Cho dù có dũng cảm thay đổi cao trình mà mưa vẫn tiếp tục thì đại thảm họa vẫn cứ xảy ra. Cho tràn đập hay trì hoãn, đó là quyết định sinh tử, không chỉ thách thức sinh mệnh chính trị của một cá nhân, một tập thể mà quan trọng hơn cả, nó còn quyết định luôn cả số phận, sinh mạng và tài sản của hàng chục ngàn người dân. Không có thời gian cho sự đắn đo, ông Tập quyết định ngay: "Xin cho nâng mặt đập, tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm".

Không khí cuộc họp căng như bong bóng. Đoàn công tác của Chính phủ đề nghị tạm hoãn cuộc họp để xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Tiếp điện thoại của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, ông Tập khẳng định: "Tình hình hiện tại chỉ có thể giải quyết tại chỗ, không thể chờ sự chi viện từ Trung ương hay địa phương khác. Quảng Nam đã có phương án sẵn, xin Trung ương cho tự quyết để thực hiện".

Không đầy 10 phút sau, cuộc họp lại tiếp tục. Bộ trưởng Lê Huy Ngọ và đoàn công tác đều ủng hộ ý kiến "sửa thiết kế" của Chủ tịch tỉnh nhưng rất lo lắng. Làm sao có thể gấp rút tăng cao trình lên thêm 30cm, trong khi mưa vẫn xối xả? Ông Tập mừng quá, trình bày luôn phương án đã chuẩn bị: một trung đoàn bộ đội 500 quân đang đi dã ngoại ở huyện miền núi Tiên Phước đã được điều động chờ sẵn tại chân đập hồ Phú Ninh cùng với 2.000 bao đất đóng sẵn. Xe xúc, xe ủi cũng đã chuẩn bị và tập kết từ trước. Chỉ cần phát lệnh, sau không đầy 20 phút là sẽ nâng cao xong cao trình cho mặt đập dài 200m, bằng cách chồng 2 bao đất lên thành hàng.

Chưa đến "giờ G" - nửa đêm, công việc nâng cao trình đã hoàn tất. Từ đó đến sáng, cả Chủ tỉnh tỉnh Lê Trí Tập và hầu như toàn bộ cán bộ lãnh đạo đầu ngành của tỉnh QuảngNam lẫn đoàn công tác của Trung ương đều thức trắng và ướt sũng trên mặt đập. Sống cùng sống, chết cũng chết, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả tính mạng của họ cũng gắn luôn vào số phận của con đập.

Trời không phụ lòng người. Gần sáng, mưa ngớt, rồi tạnh hẳn. Lên đến lé đé "điểm chết" mới nâng cao của mặt đập, nước hồ chững lại, sau đó hạ dần theo đà tiêu thoát của trận đại hồng thuỷ. Con đập và cả công trình hồ Phú Ninh vẫn đứng vũng trong cơn lũ lịch sử. Hàng chục ngàn dân các huyện Bắc Quảng Nam thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Mười năm sau ngoảnh lại, cảm xúc căng thẳng, thắt ruột vẫn chưa tan hẳn trong lòng ông Tập. Ông bảo: "Nếu mất con đập, hàng ngàn dân thảm nạn, tôi chắc cũng để nước cuốn mình trôi chứ không sống nổi".

Sau cơn lũ, ông Lê Trí Tập đã được thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Nhưng trong tâm thức của người dân Quảng Nam, với quyết định giúp níu lại cuộc sống của hàng chục ngàn người, ông Chủ tịch tỉnh của họ thật sự đã là một anh hùng. Ông Tập không quan tâm đến danh hiệu hay chức vị. Ông chỉ hài lòng vì đã quyết định đúng, vì sở học, kiến thức khoa học đã phát huy tác dụng trong giây phút quyết liệt nhất.

Vào cái đêm kinh hoàng suýt thành thảm họa ấy, tôi cũng có mặt, đội mưa trên mặt đập hồ Phú Ninh từ nửa đêm đến tận sáng, hồi hộp theo dõi từng giây diễn biến câu chuyện nghẹt thở và chờ tin quyết định cuối cùng, phấp phỏng chờ kết cục cuối cùng. Trong khi chờ đợi, tôi đã phỏng vấn ông Lê Trí Tập, ông Lê Huy Ngọ và một số quan chức khác ngay trong mưa lũ, giữa thời khắc căng thẳng nhất. Tôi cũng không ân hận gì vì chỉ đến thăm vào 10 năm sau, khi ông Tập đã nghỉ hưu. Với quan chức khả kính, tôi chỉ muốn đến với họ sau mùa hoa nở, để biểu lộ một lòng kính trọng. Tôi tin chắc ông cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Nam sẽ được người dân đồng lòng lập đến thờ ngay khi còn sống. Dù sao thờ một người đang sống, một người đã vì dân mà quên mình, không vịn tay vào mấy chữ "đúng quy trình", cũng là chuyện hạnh phúc hơn nhiều việc phải thờ hàng ngàn, hàng chục ngàn người đã chết trong cùng một ngày.

Và tôi cũng biết, đền thờ ông Lê Trí Tập, rất nhiều người dân xứ Quảng đã dựng sẵn trong lòng.

NGUYỄN HỒNG LAM
Em dân Quảng Nam, đã trực tiếp nếm mùi vị đau thương của gần 10 ngày trận lụt lịch sử 1999, mà bây giờ mới biết đến câu chuyện ni, đúng là giây phút sinh tử, cảm ơn cụ nhiều!
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,530 Mã lực
Miền trung lũ quét nào?
Miền Trung không có đồi núi hả cụ. Nếu có thì lũ quét, sạt lở đất nó là đương nhiên. Chỉ có vùng dưới đồng bằng gần biển thì đúng là không có lũ quét.
 

Brothers

Xe hơi
Biển số
OF-840537
Ngày cấp bằng
22/9/23
Số km
197
Động cơ
4,292 Mã lực
Tuổi
31
Miền Trung không có đồi núi hả cụ. Nếu có thì lũ quét, sạt lở đất nó là đương nhiên. Chỉ có vùng dưới đồng bằng gần biển thì đúng là không có lũ quét.
Cụ nên học thêm lũ miền trung đi rồi bi bô ko muộn
 

Xperia ZZ

Xe tăng
Biển số
OF-337232
Ngày cấp bằng
3/10/14
Số km
1,407
Động cơ
294,730 Mã lực
Dạ

Tôi đọc và nhớ ở hai/ba chi tiết này ạ

1. 5h30 sáng ngày 1-12-1999, trước đỉnh lũ đúng 24h, Tình hình căng như một sợi dây đàn. Một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức ngay,... Các thông số báo cáo đều khẳng định: đến nửa đêm, ngưỡng 35m sẽ bị nước phá vỡ.
2. Có ý kiến cho rằng, thậm chí nếu đập không vỡ thì phải cho nổ mìn. Lúc đó, nước sẽ tràn qua cao trình, mặt đập bằng đất sẽ bị nước phá vỡ ngay. Một khối nước 300-400 triệu m3 ngay lập tức từ độ cao 30m sẽ đổ ập xuống khu vực thị xã Tam Kỳ, biến cả vùng phía Bắc Tam Kỳ thành một con sông không có bờ và cuốn đi bất kỳ thứ gì nằm trên dòng chảy của nó. Nếu điều đó xảy ra, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn dân của Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên... sẽ bị lũ cuốn phăng. Đại thảm họa sẽ xảy ra, thiệt hại là không thể tính nổi. Cũng không gì có thể ngăn chặn được dòng nước. Thời gian bàn bạc, chọn lựa phương án xem như cũng không còn nữa.
3.Ở cương vị Chủ tịch tỉnh, ông Lê Trí Tập phát biểu: "Mục đích cao nhất là cứu dân. Nếu để nước tràn đập hoặc phá đập lúc nửa đêm, số người chết sẽ rất kinh khủng. Nếu không có đoàn công tác của Chính phủ, tôi sẽ là người quyết định. Nhưng đã có đoàn ở đây, chúng tôi xin Trung ương cho quyết định: nâng cao trình mặt đập lên thêm 30cm để kéo dài thời gian tràn đập nhằm cứu dân".
Lập luận của ông được xác tín bằng những số liệu lượng mưa cập nhật từ trạm đầu nguồn ở Tiên Phước và hai trạm riêng cho hồ Phú Ninh là Xuân Bình và Phú Thọ. Nếu mưa vẫn không giảm, với việc nâng cao trình mặt đập lên thành 35,3m, hồ Phú Ninh sẽ đủ sức chứa thêm 17,3 triệu m3 nước, đủ để trì hoãn việc tràn đập đến tận sáng, thay vì nửa đêm như với cao trình hiện tại. Ông Tập bảo: "Đến lúc đó thì hết cách, có phá là trời phá chứ chúng ta không phá. Nhưng vỡ đập vào ban ngày, việc sơ tán, cứu dân chắc chắn hiệu quả hơn, giảm thiểu được tổn thất".


Tóm tắt là 5h30 sáng họp, dự báo nửa đêm hoặc sáng hôm sau (sau 24h) đập vỡ. Và lo đập vỡ nửa đêm dân chết nhiều, nên đắp tạm để câu giờ cho nếu có vỡ thì vỡ vào sáng hôm sau nữa cho vào ban ngày cho dễ cưu dân.

Vậy trong cả 1 ngày ấy, và cả đêm ấy dân thị xã vẫn bình thường, ăn ngủ như mọi ngày ạ ?
Hay khó khăn đến mức mà không thể sơ tán hàng ngàn người ?
Có cụ ạh, có rất nhiều, do nhà em ở trong đường nhỏ nên ko thấy. Thằng bạn thân em nhà ở mặt đg QL1A nó kể lại, hôm đó từng đoàn xe tăng thiết giáp từ hướng Đà Nẵng tiến vào Tam Kỳ từ 2h chiều cho đến 10h tối, mang theo rất nhiều đồ cứu hộ, ghe lớn ghe nhỏ, ... nó ngồi đếm cũng tầm 200 xe các loại. Lúc đó ai cũng nghèo, nhà nước cũng nghèo, thời gian lại cấp bách, triển khai đc như vậy là rất tốt rồi cụ ạh.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,570
Động cơ
329,224 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Miền trung lũ quét nào?
Mới những ngày này năm ngoái thôi ạ
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
841
Động cơ
37,536 Mã lực
Vậy trong cả 1 ngày ấy, và cả đêm ấy dân thị xã vẫn bình thường, ăn ngủ như mọi ngày ạ ?
Hay khó khăn đến mức mà không thể sơ tán hàng ngàn người ?
Hồi đó, QN mới tách tỉnh mà chưa tách thì vẫn cực nghèo, hệ thống và thông tin liên lạc về việc vỡ đập là người dân có lan truyền nhau qua dự đoán thôi vì sự việc diễn ra rất nhanh và khẩn. Cũng đương nhiên là nhân lực, vật lực không thể sơ tán hàng ngàn người các thị xã Tam Kỳ, huyện Núi Thành, Thăng Bình và một phần huyện Duy Xuyên được. Tất cả các tỉnh lộ, huyện lộ đều bị chia cắt, quốc lộ 1A từ Bình An (Thăng Bình) ra đến Thanh Quýt (Điện Bàn) hàng ngàn xe khách, xe tải ùn ứ không thể di chuyển, người dân các thị trấn ven đường Bình Trung, Hà Lam, Hương An, Bà Rén … lúc đầu còn mang hàng ra bán cho người đi xe khách xe tải, sau họ cũng hết tiền thì chuyển sang cứu trợ. Hồi đó cũng vì nghèo, phương tiện thông tin lạc hậu (nhà tôi thuộc loại oai nhất khu mới có điện thoại bàn) nên không thể nghĩ đến thông báo sơ tán di dân.
Em dân Quảng Nam, đã trực tiếp nếm mùi vị đau thương của gần 10 ngày trận lụt lịch sử 1999, mà bây giờ mới biết đến câu chuyện ni, đúng là giây phút sinh tử, cảm ơn cụ nhiều!
Nhà cụ ở mô ? Nếu từ Hương An ra Điện Bàn thì cũng không cảm nhận được mấy, nếu từ Bình Tú trở vào Núi Thành thì cảm nhận rất rõ sự nhốn nháo vỡ đập có thể xảy ra.
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,143
Động cơ
360,934 Mã lực
HN mưa to quá, miền trung mưa 5 ngày ko dứt. Lũ 2020 khủng khiếp lại về em nhớ cũng sau trung thu
 

Brothers

Xe hơi
Biển số
OF-840537
Ngày cấp bằng
22/9/23
Số km
197
Động cơ
4,292 Mã lực
Tuổi
31
Mới những ngày này năm ngoái thôi ạ
Đây là miền núi nghệ an nhé. Miền núi nào chả có lũ quét riêng j nghệ an
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,658
Động cơ
757,612 Mã lực

Xperia ZZ

Xe tăng
Biển số
OF-337232
Ngày cấp bằng
3/10/14
Số km
1,407
Động cơ
294,730 Mã lực
Hồi đó, QN mới tách tỉnh mà chưa tách thì vẫn cực nghèo, hệ thống và thông tin liên lạc về việc vỡ đập là người dân có lan truyền nhau qua dự đoán thôi vì sự việc diễn ra rất nhanh và khẩn. Cũng đương nhiên là nhân lực, vật lực không thể sơ tán hàng ngàn người các thị xã Tam Kỳ, huyện Núi Thành, Thăng Bình và một phần huyện Duy Xuyên được. Tất cả các tỉnh lộ, huyện lộ đều bị chia cắt, quốc lộ 1A từ Bình An (Thăng Bình) ra đến Thanh Quýt (Điện Bàn) hàng ngàn xe khách, xe tải ùn ứ không thể di chuyển, người dân các thị trấn ven đường Bình Trung, Hà Lam, Hương An, Bà Rén … lúc đầu còn mang hàng ra bán cho người đi xe khách xe tải, sau họ cũng hết tiền thì chuyển sang cứu trợ. Hồi đó cũng vì nghèo, phương tiện thông tin lạc hậu (nhà tôi thuộc loại oai nhất khu mới có điện thoại bàn) nên không thể nghĩ đến thông báo sơ tán di dân.

Nhà cụ ở mô ? Nếu từ Hương An ra Điện Bàn thì cũng không cảm nhận được mấy, nếu từ Bình Tú trở vào Núi Thành thì cảm nhận rất rõ sự nhốn nháo vỡ đập có thể xảy ra.
Dạ nhà em ở Vĩnh Điện, tỉnh lộ DT 608 hướng xuống Hội An.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
16,570
Động cơ
329,224 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Đây là miền núi nghệ an nhé. Miền núi nào chả có lũ quét riêng j nghệ an
Cụ bảo miền Trung ko có Lũ quét..vậy ý cụ TRung là Trung nào. Thế NA ko miền trung ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top