[Funland] Thiên tai ở miền Trung

xegiacmo2

Xe tải
Biển số
OF-748999
Ngày cấp bằng
5/11/20
Số km
282
Động cơ
52,831 Mã lực
Tuổi
42
Thực tế thì kinh tế đi lên , nên công tác phòng chống lụt bão được nâng cao , từ chính quyền đến người dân . Xưa bão lũ người chết , nhà tan nhiều lắm
 

HH1993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834024
Ngày cấp bằng
18/5/23
Số km
4,562
Động cơ
134,464 Mã lực
Cả trăm năm nay vẫn đang đối phó dần dần bằng cách đi kinh tế mới Hà Nội, Sài Gòn, BD đó cụ. Cá biệt có cụ còn đi kinh tế mới khắp 5 châu rồi về lập doanh nghiệp nhớn logo nền đỏ đó. Rồi lại gặp những cái thông báo kiểu " Ko nhận lao động Thanh Nghệ Tĩnh"
Vậy là do con Người chứ không do ông Trời bác nhỉ!
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,122
Động cơ
2,091,621 Mã lực
Lũ lụt tàn phá ba tỉnh miền Trung. Câu mong đường có như Rào Trăng năm nào.

Mưa lớn và nước lũ từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều đường ở Thanh Hóa bị tàn phá, nhiều nhà dân tại Nghệ An ngập, vạt núi ở Hà Tĩnh sạt lở.



Nước lũ ngập sâu gây chia cắt giao thông ở tràn Ná Cà 2, tỉnh lộ 520B đoạn qua xã Thanh Quân, huyện Như Xuân sáng nay.
Theo UBND huyện Như Xuân, mưa lũ hai ngày qua khiến nhiều thôn bản ở các xã Hóa Quỳ, Bình Lương, Tân Bình, Xuân Hòa... bị cô lập, nhiều diện tích hoa màu bị cuốn trôi. Một người đàn ông ở xã Bình Lương, huyện Như Xuân đêm 26/9 đi đánh cá đã bị lũ cuốn mất tích, hiện chưa tìm thấy.


Tại TP Thanh Hóa, hàng loạt tuyến phố như Lê Lợi, Phan Chu Trinh, Trường Thi, Triệu Quốc Đạt, Trần Phú... ngập sâu 50-70 cm. Các điểm ngập nặng nhất là ngã tư Lê Lợi - Trần Phú, vòng xuyến trước trụ sở Công an thành phố cũ, đường Triệu Quốc Đạt…
Chưa có thống kê chi tiết thiệt hại song ghi nhận ban đầu đã có hàng nghìn ha lúa và hoa màu của người dân ở các huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc, Quan Hoá, Như Xuân, Lang Chánh... bị hư hại do ngập úng, gãy đổ trong mưa lũ.


Tại Nghệ An, tối 26/9, mưa lớn khiến nước từ các sông suối dâng cao hơn nửa mét, tràn vào một số khu dân cư thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu và thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương.
Trong đêm, chính quyền địa phương đã huy động các lực lượng đến hỗ trợ người dân di dời tài sản, gia súc đến khu vực cao để trú tránh.


Nhiều tuyến đường lớn qua huyện Quỳ Châu ngập sâu hơn nửa mét, ôtô, xe máy không thể di chuyển.


Trụ sở một số cơ quan nhà nước tại huyện Quỳ Châu cũng bị nước tràn vào, khiến một số xe máy và đồ dùng bị ngập, hư hỏng.


Sáng 27/9, lực lượng chức năng tiếp tục đến nhà người dân di dời tài sản như tủ lạnh, tivi đưa lên chỗ cao, đề phòng hư hỏng.


Nhà chức trách huyện Quỳ Châu đã cắm biển cảnh báo, rào và cử cán bộ canh gác, không cho người và phương tiện qua lại các điểm đường ngập.


Tại huyện Kỳ Sơn, sáng 27/9 các con suối chảy qua giữa bản Sơn Hà và Hoà Sơn xã Tà Cạ nước cuồn cuộn dâng cao, chảy xiết, tràn vào nhà dân, gây ngập một số tuyến đường.


Trưa nay, nhà chức trách đã điều máy xúc khắc phục ngập lụt tại bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ.


Tại Hà Tĩnh, mưa lớn kéo dài hai ngày qua khiến hàng trăm khối đất đá sạt lở đổ xuống quốc lộ 8A, đoạn qua xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, khiến giao thông ách tắc.
Một xe bán tải chạy qua khu vực này không thể di chuyển, đã bị đá lăn trúng khiến mắc kẹt, rất may tài xế đã kịp rời đi.


Sau nhiều giờ điều máy móc san gạt đất đá, quốc lộ 8A đã thông tuyến trưa nay.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ đêm qua đến sáng nay đồng bằng Bắc Bộ, Hòa Bình, Thanh Hóa và Quảng Bình mưa vừa (50-100 mm/24 giờ). Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mưa rất to. Lượng mưa 12 giờ qua phổ biến 70-100 mm, một số nơi cao hơn như: Xuân Lẹ (Thanh Hóa) 130 mm; Nậm Giải (Nghệ An) 210 mm; Mộc Sơn (Nghệ An) 200 mm; Mỹ Lộc, Hương Sơn (Hà Tĩnh) 120 mm.
Dự báo hôm nay và ngày mai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mưa 100-200 mm, có nơi trên 250 mm. Đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh Hòa Bình, Quảng Bình mưa 40-80 mm, có nơi trên 120
Năm nay nghệ sỹ lại nghỉ nữa chứ. Đôi bên đều thiệt thòi
Với mưa lũ này chắc phải có chiến lược lâu dài chứ ko cứ năm nào cũng trôi bao nhiêu tiền
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,145
Động cơ
82,985 Mã lực
Miền trung thì do đặc điểm địa hình khu vực này nó vậy nên lũ lụt hàng năm đối với vùng đông dân cư là khó tránh. Mong bà con vượt qua thôi. Chính vì vùng này khắc nghiệt nên sức vươn nên trong cuộc sống của họ là tốt. Nhiều lãnh đạo tiền bối ở miền Trung như Bác Hồ; Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ...
 

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,550
Động cơ
553,151 Mã lực
Không tránh được thì đúng rồi. Nhưng cũng nên tìm cách mà đối phó dần dần. Đến hẹn lại lên. Chứ bất thình lình đâu? Cả trăm năm rồi sao không thấy suy suyển gì?
Thiên tai bây giờ khác xưa. Có nhiều vùng người ta sống trăm năm nay không lụt mà bây giờ lụt. Biến đổi khí hậu với tốc độ này thì còn nhiều bất ngờ nữa.
Ở trên có cụ ko thực tế, đề xuất nhà nổi cho miền Trung.
Phương án nhà nổi chỉ thích hợp với vùng nước lên chậm, nhưng ngay ở ĐB SCL, người ta cũng không áp dụng, vì còn nhiều vấn đề, như giao thông, chăn nuôi, trồng trọt... Vì vậy, hiện nay, phổ biến ở ĐB SCL là làm đê bao. Trong đê, vẫn trồng lúa, chăn nuôi gia súc, thả cá... cuộc sống bình thường.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,929
Động cơ
320,359 Mã lực
Tuổi
58
Năm nay nghệ sỹ lại nghỉ nữa chứ. Đôi bên đều thiệt thòi
Với mưa lũ này chắc phải có chiến lược lâu dài chứ ko cứ năm nào cũng trôi bao nhiêu tiền
Hôm qua em xem thời sự lúc nói về mưa lũ m.Trung, cảnh quay nước tràn đoạn đường, chổ trũng. Em nghĩ, nước tràn thế kia là đúng rồi, chẵng lẽ nó vỗ đuýt nhẩy qua đường ư hiccc.
Như cái sân nhà em mưa to mạnh thì nước hay bị dội ngược, vì tay làm mái để độ dốc mái ít nên nước chảy ngược. Em biết cũng kệ, vì ướt tý đâu có sao. Con ngan năm nào cũng ca cẩm kkk. Nhưng nếu ngập sân á, thì sửa chứ sao.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,024
Động cơ
334,208 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
ai còn nhớ hay đã quên trận lũ quét lịch sử ở Kỳ Sơn, Nghệ An 2022? Phòng tránh kiểu gì?
..
 
Chỉnh sửa cuối:

The Avenue

Xe tăng
Biển số
OF-156393
Ngày cấp bằng
12/9/12
Số km
1,079
Động cơ
-270,634 Mã lực
Ko ai kệ cả. Mà là 1 vấn đề lặp đi lặp lại hàng mấy chục lần thì người ta đặt câu hỏi về giải pháp cũng là hợp lý.
Có vấn đề j nhạy cảm ko mà nhiều cụ cứ giãy lên như đỉa phải vôi vậy
Không chỉ là giải pháp
Mà đã có hẳn Chiến lược cho cụ rồi nhé
 

HH1993

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834024
Ngày cấp bằng
18/5/23
Số km
4,562
Động cơ
134,464 Mã lực
Thiên tai bây giờ khác xưa. Có nhiều vùng người ta sống trăm năm nay không lụt mà bây giờ lụt. Biến đổi khí hậu với tốc độ này thì còn nhiều bất ngờ nữa.
Ở trên có cụ ko thực tế, đề xuất nhà nổi cho miền Trung.
Phương án nhà nổi chỉ thích hợp với vùng nước lên chậm, nhưng ngay ở ĐB SCL, người ta cũng không áp dụng, vì còn nhiều vấn đề, như giao thông, chăn nuôi, trồng trọt... Vì vậy, hiện nay, phổ biến ở ĐB SCL là làm đê bao. Trong đê, vẫn trồng lúa, chăn nuôi gia súc, thả cá... cuộc sống bình thường.
Đúng thế. Tôi thấy rằng 1 con đường đúng đắn là cả nhà nước và dân cùng làm. Tuy nhiên thì tư duy ăn xổi của cư dân,thói chấm mút,bệnh thành tích của quan tổng hợp nên bức tranh như hiện tại.Thế không thay đổi tư duy thì cả trăm năm nữa vẫn như vậy mà thôi.
 

Xe Thánh

Xe buýt
Biển số
OF-787148
Ngày cấp bằng
10/8/21
Số km
763
Động cơ
42,998 Mã lực
Lại một mùa mưa nữa của miền Trung đã đến. Năm nay, thời tiết cực đoan trên toàn thế giới. Hy vọng miền Trung sẽ tránh được mưa lũ cực đoan. Cùng một câu chuyện về mưa lũ, xin kể với cccm về người anh hùng đất Quảng mà nhà báo Nguyễn Hồng Lam đã viết về ông, em đã copy về từ lâu để có dịp kể cho các bạn trẻ về ngày ấy mà em cũng là một trong những nhân chứng về mùa lũ năm ấy ở đấy.
———
ÔNG LÊ TRÍ TẬP VÀ MỘT QUYẾT ĐỊNH CHO CẢ CUỘC ĐỜI, CHO NHIỀU CUỘC ĐỜI

"Những con người cực tốt
Trái tim thường hay đau"
(Henrich Heine)

Cách đây 19 năm, vào đầu tháng 12-1999, suýt chút nữa thôi, một đại thảm họa tương tự vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy ở Attapeu, Nam Lào đã được chặn lại, không để xảy ra tại Quảng Nam.

Tất nhiên, về sức nước và quy mô tàn phá thì không bằng, bởi lượng nước của hồ Phú Ninh, nằm cách TP Tam Kỳ ngày nay 7 km chỉ bằng khoảng 1/12 con số 5 tỷ m3 khối nước từ đập Xe Pian-Xe Namnoy vừa tràn xuống tối 23-7. Nhưng về thiệt hại, nhất là mất mát nhân mạng, nếu hồ Phú Ninh bị vỡ chắc chắn sẽ khủng khiếp hơn hàng chục, hàng trăm lần, thậm chí không thể so sánh nổi.

Bởi lẽ, đập Xe Pian-Xe Namnoy nằm trong khu vực rừng già lẫn núi non, dân cư xung quanh rất thưa thớt. Toàn tỉnh Attapu rộng khoảng 10.000km2 chỉ có 126.000 dân. Vùng bị cơn hồng thủy cuồng nộ của vụ vỡ đập quét qua chỉ gồm 6 bản (xã) với tổng cộng trên dưới 10.000 nhân khẩu. Trong khi đó, với diện tích gần như tương đương, tỉnh Quảng Nam lại có dân số lớn hơn 12 lần tỉnh Attapu. TP Tam Kỳ, khi đó còn là thị xã, nằm ngay dưới chân đập chỉ rộng hơn 100 km2 nhưng có tới gần 160.000 dân sinh sống. Vùng Tam Kỳ và hai huyện Thăng Bình, Duy Xuyên kế nó địa hình thuần đồng bằng, sẽ không gì có thể ngăn dòng nước, không nơi nào địa hình có cao độ tối thiểu để người dân có thể sơ tán kịp khi nước đổ xuống. Tất cả con người, tài sản sẽ lập tức bị cuốn phăng ra biển và nhận chìm.

Nhưng dù từ Trung ương, lệnh phá đập (vỡ đập chủ động, tránh vỡ mất kiểm soát) đã được nhắc đến, đại thảm họa đó cũng đã không xảy ra. Tất cả nhờ vào quyết tâm, lòng dũng cảm trên nền tảng tri thức và tấm lòng của một “công bộc” đúng nghĩa: Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Tập.

Xuất thân, ông là một kỹ sư thủy lợi được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm thực tiễn. Chống lệnh phá đập để cứu dân là quyết định sinh tử của đời ông. Không chỉ đặt cược vào nó sinh mạng chính trị, ông còn đặt vào quyết định ngăn lệnh phá đập từ Trung ương bằng chính mạng sống của bản thân. Ông đưa ra quyết định đó, trì hoãn nó đến giây cuối cùng khi đang đứng ngay trên mặt đập Phú Ninh, chỉ huy bộ đội, công an và nhiều lực lượng khác tải cát đóng bao gia cố cao độ mặt đập trong cơn mưa như trút nước dai dẳng nhiều ngày. Nếu đâp vỡ, chính ông sẽ là người hy sinh ngay trong giây đầu tiên.

Sau vụ đó không lâu, ông nghỉ hưu. Trong một lần đến thăm ông tại nhà riêng vào 10 năm sau nữa, năm 2010, tôi đã nghe ông bảo: “Nếu được chọn lựa lại từ đầu, tôi vẫn chọn nghề thủy lợi. Nếu quay lại thời khắc đó, tôi vẫn sẽ không cho phá đập”...

Đầu tháng 12-1999, miền Trung oằn mình trong cơn lũ "bà thêm" (lũ xảy ra ngày 23 -10 âm lịch). Đã hàng chục năm gắn với công tác thuỷ lợi và kinh nghiệm lãnh đạo ở một tỉnh bão lũ thường xuyên như Quảng Nam, ông Lê Trí Tập, Chủ tịch tỉnh biết chắc thiệt hại sắp xảy ra sẽ rất tàn khốc.

5h30 sáng ngày 1-12-1999, trước đỉnh lũ đúng 24h, ông Tập đã đứng trên mặt đập hồ Phú Ninh, trọng điểm xung yếu bậc nhất của tỉnh Quảng Nam để thị sát và chỉ đạo. Mưa chéo mặt và kín trời, nước hồ dâng rất nhanh. Tất cả những người có mặt đều cực kỳ lo lắng. Khá đông phóng viên báo chí có mặt, nhưng câu hỏi đưa ra thì chỉ có một: "Nếu mưa không giảm thì sao? Vỡ đập thì sao?". Người ướt sũng, vị Chủ tịch tỉnh kiên quyết: "Tôi đang đứng trên mặt đập, nếu vỡ đập, tôi sẽ là người đầu tiên bị cuốn cùng cơn lũ".

Hồ Phú Ninh cách thị xã Tam Kỳ chỉ 7 km, rộng 23.409 ha. Đáy tự nhiên của đập nằm ở cao độ 25m, hai đập tràn sự cố Long Sơn I và Long Sơn II nằm ở cao độ 26m. Cao trình đập phụ Dương Lâm ở đỉnh là 35m. Đến chiều ngày 1-12-1999, mưa vẫn không ngớt. Tốc độ xả lũ 1.000 m3/s hầu như không ăn thua gì với tốc độ nước dâng trong đập. Chỉ cần mưa thêm khoảng 40mm, nước sẽ tràn qua và phá vỡ mặt đập.

Tình hình căng như một sợi dây đàn. Một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức ngay, gồm một bên là toàn bộ cán bộ chủ chốt của tỉnh và bên kia là đoàn công tác do đích thân Bộ trưởng Bộ NN và PTNT kiêm Trưởng Ban Phòng chống lụt bão TW Lê Huy Ngọ dẫn đầu. Các thông số báo cáo đều khẳng định: đến nửa đêm, ngưỡng 35m sẽ bị nước phá vỡ. Lúc đó, cả công trình thuỷ lợi hồ Phú Ninh sẽ bị xoá sổ. Đại thảm họa đã gần kề. Để cứu đập chính và cả công trình, không còn cách nào khác, phải cho nước tràn, nghĩa là phải phá vỡ đập phụ Dương Lâm, theo đúng tiêu chuẩn thiết kế.

Có ý kiến cho rằng, thậm chí nếu đập không vỡ thì phải cho nổ mìn. Lúc đó, nước sẽ tràn qua cao trình, mặt đập bằng đất sẽ bị nước phá vỡ ngay. Một khối nước 300-400 triệu m3 ngay lập tức từ độ cao 30m sẽ đổ ập xuống khu vực thị xã Tam Kỳ, biến cả vùng phía Bắc Tam Kỳ thành một con sông không có bờ và cuốn đi bất kỳ thứ gì nằm trên dòng chảy của nó.

Nếu điều đó xảy ra, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn dân của Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên... sẽ bị lũ cuốn phăng. Đại thảm họa sẽ xảy ra, thiệt hại là không thể tính nổi. Cũng không gì có thể ngăn chặn được dòng nước. Thời gian bàn bạc, chọn lựa phương án xem như cũng không còn nữa.

Ở cương vị Chủ tịch tỉnh, ông Lê Trí Tập phát biểu: "Mục đích cao nhất là cứu dân. Nếu để nước tràn đập hoặc phá đập lúc nửa đêm, số người chết sẽ rất kinh khủng. Nếu không có đoàn công tác của Chính phủ, tôi sẽ là người quyết định. Nhưng đã có đoàn ở đây, chúng tôi xin Trung ương cho quyết định: nâng cao trình mặt đập lên thêm 30cm để kéo dài thời gian tràn đập nhằm cứu dân".

Lập luận của ông được xác tín bằng những số liệu lượng mưa cập nhật từ trạm đầu nguồn ở Tiên Phước và hai trạm riêng cho hồ Phú Ninh là Xuân Bình và Phú Thọ. Nếu mưa vẫn không giảm, với việc nâng cao trình mặt đập lên thành 35,3m, hồ Phú Ninh sẽ đủ sức chứa thêm 17,3 triệu m3 nước, đủ để trì hoãn việc tràn đập đến tận sáng, thay vì nửa đêm như với cao trình hiện tại. Ông Tập bảo: "Đến lúc đó thì hết cách, có phá là trời phá chứ chúng ta không phá. Nhưng vỡ đập vào ban ngày, việc sơ tán, cứu dân chắc chắn hiệu quả hơn, giảm thiểu được tổn thất".

Không có ý kiến nào thuyết phục hơn. Ngặt một nỗi, cao trình mặt đập là con số của thiết kế, có tính pháp lệnh. Thay đổi cao trình là vi phạm pháp lệnh. Cho dù có dũng cảm thay đổi cao trình mà mưa vẫn tiếp tục thì đại thảm họa vẫn cứ xảy ra. Cho tràn đập hay trì hoãn, đó là quyết định sinh tử, không chỉ thách thức sinh mệnh chính trị của một cá nhân, một tập thể mà quan trọng hơn cả, nó còn quyết định luôn cả số phận, sinh mạng và tài sản của hàng chục ngàn người dân. Không có thời gian cho sự đắn đo, ông Tập quyết định ngay: "Xin cho nâng mặt đập, tôi sẽ chịu mọi trách nhiệm".

Không khí cuộc họp căng như bong bóng. Đoàn công tác của Chính phủ đề nghị tạm hoãn cuộc họp để xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Tiếp điện thoại của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, ông Tập khẳng định: "Tình hình hiện tại chỉ có thể giải quyết tại chỗ, không thể chờ sự chi viện từ Trung ương hay địa phương khác. Quảng Nam đã có phương án sẵn, xin Trung ương cho tự quyết để thực hiện".

Không đầy 10 phút sau, cuộc họp lại tiếp tục. Bộ trưởng Lê Huy Ngọ và đoàn công tác đều ủng hộ ý kiến "sửa thiết kế" của Chủ tịch tỉnh nhưng rất lo lắng. Làm sao có thể gấp rút tăng cao trình lên thêm 30cm, trong khi mưa vẫn xối xả? Ông Tập mừng quá, trình bày luôn phương án đã chuẩn bị: một trung đoàn bộ đội 500 quân đang đi dã ngoại ở huyện miền núi Tiên Phước đã được điều động chờ sẵn tại chân đập hồ Phú Ninh cùng với 2.000 bao đất đóng sẵn. Xe xúc, xe ủi cũng đã chuẩn bị và tập kết từ trước. Chỉ cần phát lệnh, sau không đầy 20 phút là sẽ nâng cao xong cao trình cho mặt đập dài 200m, bằng cách chồng 2 bao đất lên thành hàng.

Chưa đến "giờ G" - nửa đêm, công việc nâng cao trình đã hoàn tất. Từ đó đến sáng, cả Chủ tỉnh tỉnh Lê Trí Tập và hầu như toàn bộ cán bộ lãnh đạo đầu ngành của tỉnh QuảngNam lẫn đoàn công tác của Trung ương đều thức trắng và ướt sũng trên mặt đập. Sống cùng sống, chết cũng chết, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả tính mạng của họ cũng gắn luôn vào số phận của con đập.

Trời không phụ lòng người. Gần sáng, mưa ngớt, rồi tạnh hẳn. Lên đến lé đé "điểm chết" mới nâng cao của mặt đập, nước hồ chững lại, sau đó hạ dần theo đà tiêu thoát của trận đại hồng thuỷ. Con đập và cả công trình hồ Phú Ninh vẫn đứng vũng trong cơn lũ lịch sử. Hàng chục ngàn dân các huyện Bắc Quảng Nam thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

Mười năm sau ngoảnh lại, cảm xúc căng thẳng, thắt ruột vẫn chưa tan hẳn trong lòng ông Tập. Ông bảo: "Nếu mất con đập, hàng ngàn dân thảm nạn, tôi chắc cũng để nước cuốn mình trôi chứ không sống nổi".

Sau cơn lũ, ông Lê Trí Tập đã được thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Nhưng trong tâm thức của người dân Quảng Nam, với quyết định giúp níu lại cuộc sống của hàng chục ngàn người, ông Chủ tịch tỉnh của họ thật sự đã là một anh hùng. Ông Tập không quan tâm đến danh hiệu hay chức vị. Ông chỉ hài lòng vì đã quyết định đúng, vì sở học, kiến thức khoa học đã phát huy tác dụng trong giây phút quyết liệt nhất.

Vào cái đêm kinh hoàng suýt thành thảm họa ấy, tôi cũng có mặt, đội mưa trên mặt đập hồ Phú Ninh từ nửa đêm đến tận sáng, hồi hộp theo dõi từng giây diễn biến câu chuyện nghẹt thở và chờ tin quyết định cuối cùng, phấp phỏng chờ kết cục cuối cùng. Trong khi chờ đợi, tôi đã phỏng vấn ông Lê Trí Tập, ông Lê Huy Ngọ và một số quan chức khác ngay trong mưa lũ, giữa thời khắc căng thẳng nhất. Tôi cũng không ân hận gì vì chỉ đến thăm vào 10 năm sau, khi ông Tập đã nghỉ hưu. Với quan chức khả kính, tôi chỉ muốn đến với họ sau mùa hoa nở, để biểu lộ một lòng kính trọng. Tôi tin chắc ông cựu Chủ tịch tỉnh Quảng Nam sẽ được người dân đồng lòng lập đến thờ ngay khi còn sống. Dù sao thờ một người đang sống, một người đã vì dân mà quên mình, không vịn tay vào mấy chữ "đúng quy trình", cũng là chuyện hạnh phúc hơn nhiều việc phải thờ hàng ngàn, hàng chục ngàn người đã chết trong cùng một ngày.

Và tôi cũng biết, đền thờ ông Lê Trí Tập, rất nhiều người dân xứ Quảng đã dựng sẵn trong lòng.

NGUYỄN HỒNG LAM
Cái gì mà dài lê thê lếch thếch thế ông ơi
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
ai còn nhớ hay đã quên trận lũ quét lịch sử ở Kỳ Sơn, Nghệ An 2022? Phòng tránh kiểu gì?
..
Sơn La có năm cũng bị lũ, khoảng 2007, trôi cả xe zin ba cầu, cách phòng tránh là...chuyển thị xã đi chỗ khác.
Cách phòng tránh lũ lụt của cha ông hàng nghìn năm nay thì chỉ có đắp đê, tuy nhiên miền Trung mà đắp đê thì hết cả phù sa đắp cho các đồng bằng nhỏ hẹp.
Mà cũng lạ, bây giờ bản đồ cao trình cả nước vào hết google map rồi, thời tiết bão lũ dự báo chính xác trước cả tuần, ngư dân đi biển người ta biết vào vịnh tránh bão từ lâu, sao các bác noogn dân nhà ta chưa tìm được lối sống phù hợp với nơi nhiều bão lũ như làm nhà hầm trên đồi, đi thăm ruộng bằng xe máy, tìm các giống ngắn ngày có giá trị thương mại trồng nơi cao, ....
Khoa học kỹ thuật để đâu, chả nhẽ có mỗi lòng thiền tự từ thiện là cứu cánh duy nhất cho miền Trung giàu tinh thần cách mạng, nghĩa là giàu óc phát kiến chống chọi nghịch cảnh, có phỏng ạ.
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,024
Động cơ
334,208 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Sơn La có năm cũng bị lũ, khoảng 2007, trôi cả xe zin ba cầu, cách phòng tránh là...chuyển thị xã đi chỗ khác.
Cách phòng tránh lũ lụt của cha ông hàng nghìn năm nay thì chỉ có đắp đê, tuy nhiên miền Trung mà đắp đê thì hết cả phù sa đắp cho các đồng bằng nhỏ hẹp.
Mà cũng lạ, bây giờ bản đồ cao trình cả nước vào hết google map rồi, thời tiết bão lũ dự báo chính xác trước cả tuần, ngư dân đi biển người ta biết vào vịnh tránh bão từ lâu, sao các bác noogn dân nhà ta chưa tìm được lối sống phù hợp với nơi nhiều bão lũ như làm nhà hầm trên đồi, đi thăm ruộng bằng xe máy, tìm các giống ngắn ngày có giá trị thương mại trồng nơi cao, ....
Khoa học kỹ thuật để đâu, chả nhẽ có mỗi lòng thiền tự từ thiện là cứu cánh duy nhất cho miền Trung giàu tinh thần cách mạng, nghĩa là giàu óc phát kiến chống chọi nghịch cảnh, có phỏng ạ.
Nhà e cũng 1 huyện của Nghệ An. Vd như việc bảo vệ rừng phòng hộ, bên cạnh 1 số ng dân ý thức kém chặt phá rừng thì chính quyền và cũng ko ít ng dân vẫn có ý thức bảo vệ rừng.
Thiên tai có ai mong muốn xảy ra vào nhà mình để trông chờ vào mấy đồng thiện nguyện đâu ạ? Nếu có thể đi đến 1 nơi nào đó, để sống và xây dựng nhà cửa tránh đi cái vất vả và khắc nghiệt, thì bọn e cũng chỉ biết cố gắng như vậy...
Cứu cánh như cụ nói, vd nhà hầm trên đồi? Điều này khả thi sao? Nếu có khả thi thì sẽ xây dc bao nhiêu căn như vậy trong khi số lượng ng dân quá đông?
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,495
Động cơ
501,535 Mã lực
Dạ

Tôi đọc và nhớ ở hai/ba chi tiết này ạ

1. 5h30 sáng ngày 1-12-1999, trước đỉnh lũ đúng 24h, Tình hình căng như một sợi dây đàn. Một cuộc họp khẩn cấp được tổ chức ngay,... Các thông số báo cáo đều khẳng định: đến nửa đêm, ngưỡng 35m sẽ bị nước phá vỡ.
2. Có ý kiến cho rằng, thậm chí nếu đập không vỡ thì phải cho nổ mìn. Lúc đó, nước sẽ tràn qua cao trình, mặt đập bằng đất sẽ bị nước phá vỡ ngay. Một khối nước 300-400 triệu m3 ngay lập tức từ độ cao 30m sẽ đổ ập xuống khu vực thị xã Tam Kỳ, biến cả vùng phía Bắc Tam Kỳ thành một con sông không có bờ và cuốn đi bất kỳ thứ gì nằm trên dòng chảy của nó. Nếu điều đó xảy ra, hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn dân của Tam Kỳ, Thăng Bình, Duy Xuyên... sẽ bị lũ cuốn phăng. Đại thảm họa sẽ xảy ra, thiệt hại là không thể tính nổi. Cũng không gì có thể ngăn chặn được dòng nước. Thời gian bàn bạc, chọn lựa phương án xem như cũng không còn nữa.
3.Ở cương vị Chủ tịch tỉnh, ông Lê Trí Tập phát biểu: "Mục đích cao nhất là cứu dân. Nếu để nước tràn đập hoặc phá đập lúc nửa đêm, số người chết sẽ rất kinh khủng. Nếu không có đoàn công tác của Chính phủ, tôi sẽ là người quyết định. Nhưng đã có đoàn ở đây, chúng tôi xin Trung ương cho quyết định: nâng cao trình mặt đập lên thêm 30cm để kéo dài thời gian tràn đập nhằm cứu dân".
Lập luận của ông được xác tín bằng những số liệu lượng mưa cập nhật từ trạm đầu nguồn ở Tiên Phước và hai trạm riêng cho hồ Phú Ninh là Xuân Bình và Phú Thọ. Nếu mưa vẫn không giảm, với việc nâng cao trình mặt đập lên thành 35,3m, hồ Phú Ninh sẽ đủ sức chứa thêm 17,3 triệu m3 nước, đủ để trì hoãn việc tràn đập đến tận sáng, thay vì nửa đêm như với cao trình hiện tại. Ông Tập bảo: "Đến lúc đó thì hết cách, có phá là trời phá chứ chúng ta không phá. Nhưng vỡ đập vào ban ngày, việc sơ tán, cứu dân chắc chắn hiệu quả hơn, giảm thiểu được tổn thất".


Tóm tắt là 5h30 sáng họp, dự báo nửa đêm hoặc sáng hôm sau (sau 24h) đập vỡ. Và lo đập vỡ nửa đêm dân chết nhiều, nên đắp tạm để câu giờ cho nếu có vỡ thì vỡ vào sáng hôm sau nữa cho vào ban ngày cho dễ cưu dân.

Vậy trong cả 1 ngày ấy, và cả đêm ấy dân thị xã vẫn bình thường, ăn ngủ như mọi ngày ạ ?
Hay khó khăn đến mức mà không thể sơ tán hàng ngàn người ?
Bài báo nâng quan điểm quá.
Chắc cũng phải vừa gia cố đập vừa sơ tán dân, chứ cụ Tập đứng trên mặt đập thì nhỡ vỡ cũng có cứu đc dân đâu?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Nhà e cũng 1 huyện của Nghệ An. Vd như việc bảo vệ rừng phòng hộ, bên cạnh 1 số ng dân ý thức kém chặt phá rừng thì chính quyền và cũng ko ít ng dân vẫn có ý thức bảo vệ rừng.
Thiên tai có ai mong muốn xảy ra vào nhà mình để trông chờ vào mấy đồng thiện nguyện đâu ạ? Nếu có thể đi đến 1 nơi nào đó, để sống và xây dựng nhà cửa tránh đi cái vất vả và khắc nghiệt, thì bọn e cũng chỉ biết cố gắng như vậy...
Cứu cánh như cụ nói, vd nhà hầm trên đồi? Điều này khả thi sao? Nếu có khả thi thì sẽ xây dc bao nhiêu căn như vậy trong khi số lượng ng dân quá đông?
Nếu em nói giải pháp mà đúng ngay thì thành thánh sống mất rồi, chỉ có điều em thấy năm nào cũng thương về miền Trung rồi thiện nguyện lọ chai hết tỷ nọ sang tỷ kia mà chưa thấy khoa học gia, thủy lợi gia nào nêu ra ý tưởng gì giúp dân phòng ngừa bão lũ.
Còn nói nhà hầm không khả thi, gần 20 năm chống Mỹ mưa bom bão đạn còn dùng hầm mà tránh được, chả nhẽ...
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,495
Động cơ
501,535 Mã lực
Thiên tai bây giờ khác xưa. Có nhiều vùng người ta sống trăm năm nay không lụt mà bây giờ lụt. Biến đổi khí hậu với tốc độ này thì còn nhiều bất ngờ nữa.
Ở trên có cụ ko thực tế, đề xuất nhà nổi cho miền Trung.
Phương án nhà nổi chỉ thích hợp với vùng nước lên chậm, nhưng ngay ở ĐB SCL, người ta cũng không áp dụng, vì còn nhiều vấn đề, như giao thông, chăn nuôi, trồng trọt... Vì vậy, hiện nay, phổ biến ở ĐB SCL là làm đê bao. Trong đê, vẫn trồng lúa, chăn nuôi gia súc, thả cá... cuộc sống bình thường.
Cái đắp đê này e nhớ mấy chục năm trc các cụ kể có nghiên cứu khoa học đàng hoàng mờ.
ĐB Sông Hồng độ dốc lớn và hẹp nên nếu ko đắp đê thì lũ lớn nó cuốn tất.
ĐB SCL rộng lớn và bằng phẳng nên ko cần đê. Vừa tốn kém mà lại ko có lợi, lũ có dâng toàn vùng thì cũng chỉ vài chục cm, bù lại thì đc phù sa bồi đắp, diệt sâu bệnh, đa dạng nguồn lợi thuỷ sản…
 

MuathuHN252

Xe cút kít
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
17,024
Động cơ
334,208 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Nếu em nói giải pháp mà đúng ngay thì thành thánh sống mất rồi, chỉ có điều em thấy năm nào cũng thương về miền Trung rồi thiện nguyện lọ chai hết tỷ nọ sang tỷ kia mà chưa thấy khoa học gia, thủy lợi gia nào nêu ra ý tưởng gì giúp dân phòng ngừa bão lũ.
Còn nói nhà hầm không khả thi, gần 20 năm chống Mỹ mưa bom bão đạn còn dùng hầm mà tránh được, chả nhẽ...
Vâng mời cụ cho thiết kế xây dựng ạ. Với dân số rất đông như ở Nghệ An và các tỉnh khác miền Trung?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Vâng mời cụ cho thiết kế xây dựng ạ. Với dân số rất đông như ở Nghệ An và các tỉnh khác miền Trung?
Em có phải giáo sai tiến sãi gì đâu mà thiết kế được chỗ cả dải miền Trung, cái nôi học thật của cả nước.
Mà khó quá thì thuê Tây, như đường dây 500 kV ấy.
 

vnstockduke

Xe hơi
Biển số
OF-736614
Ngày cấp bằng
20/7/20
Số km
100
Động cơ
69,224 Mã lực
Miền Trung thương lắm. Phần lớn chỉ còn người già với trẻ nhỏ. Bản thân em gốc miền trung và đi nhiều thấy người dân hiền hoà nhưng bão lũ đến sao thấy khổ thế.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top