- Biển số
- OF-91518
- Ngày cấp bằng
- 14/4/11
- Số km
- 3,878
- Động cơ
- 428,924 Mã lực
Otofun bị mất dữ liệu nên đã mất một bài phân tích rất dài của cụ hat.tieu, tiếc quá. Em cũng đang định phản hồi mà bài viết mất rồi, không còn hứng phản hồi nữa
Fivimart là siêu thị của tư nhân nên về mức độ đầu tư có phần hạn chế, tuy nhiên theo đánh giá của em, Fivimart là một trong những đơn vị bán lẻ có trách nhiệm nhất hiện nay. Fivimart quản lý chất lượng hàng hóa đầu vào cực kỳ cẩn thận, mọi hoạt động trong siêu thị đều hướng tới khách hàng và tôn trọng khách hàng, tuy nhiên cách làm của Fivimart siêu cứng nhắc, bộ máy nhân sự ì ạch dẫn đến hoạt động bị chậm lại. Fivimart chủ yếu bán cho khách hàng trung thành, và họ có một lượng khách hàng trung thành tuy không nhiều nhưng ổn định nhất trong số tất cả các nhà bán lẻ. Có lẽ bởi vậy nên Fivimart cũng không bành trướng và quảng bá thương hiệu nhiều.Giờ thấy fivi sập sệ và bẩn quá, chắc sắp đi rồi. Anh hapro thì dựa vào bđs bách hóa ngày xưa, chứ buôn bán gì.
Mợ Zo phân tích rất chuẩnFivimart là siêu thị của tư nhân nên về mức độ đầu tư có phần hạn chế, tuy nhiên theo đánh giá của em, Fivimart là một trong những đơn vị bán lẻ có trách nhiệm nhất hiện nay. Fivimart quản lý chất lượng hàng hóa đầu vào cực kỳ cẩn thận, mọi hoạt động trong siêu thị đều hướng tới khách hàng và tôn trọng khách hàng, tuy nhiên cách làm của Fivimart siêu cứng nhắc, bộ máy nhân sự ì ạch dẫn đến hoạt động bị chậm lại. Fivimart chủ yếu bán cho khách hàng trung thành, và họ có một lượng khách hàng trung thành tuy không nhiều nhưng ổn định nhất trong số tất cả các nhà bán lẻ. Có lẽ bởi vậy nên Fivimart cũng không bành trướng và quảng bá thương hiệu nhiều.
Còn Hapro thì là câu chuyện của ông con nhà giàu của thủ đô. Sẵn đất, sẵn tiền cứ tiêu tẹt đi, khác hoàn toàn với SG coop - cũng là con ruột của UBND TP HCM - nhưng SG Coop cực kỳ năng động và làm ăn rất hiệu quả. Nhưng hiện tại Hapro chia thành 4 nhánh, trong đó có 3 nhánh đã hoạt động độc lập về tài chính, tự hạch toán lỗ lãi, do vậy trách nhiệm lớn hơn và cũng đã bắt đầu phải vận động để tìm cách tồn tại trong thị trường khắc nghiệt. Tuy nhiên vẫn còn 1 nhánh được bao cấp, lời ăn lỗ nhà nước chịu. Những thông tin thâm sâu thì em xin phép không chia sẻ, lỡ có nằm vùng ở đây lại khổ em, hic. Tuy nhiên Hapro lại làm được 1 điều tiên phong tại thị trường bán lẻ miền Bắc, đấy là mở chuỗi cửa hàng tiện lợi. Cụ hat.tieu đã phân tích rất đúng, xu hướng phát triển bán lẻ trong tương lai chính là các chuỗi cửa hàng tiện ích, (nhưng không chỉ riêng anh này đâu, tuơng lai sẽ vẫn phát triển hypermarket và supermarket nữa - cái này em xin chia sẻ sau). Thật ra những cửa hàng tiện ích của Hapro giống với cửa hàng tạp hóa hơn, nhưng xét về mô hình thì nó vẫn là cửa hàng tiện ích (có mã code, bàn tính tiền), tuy nhiên cách làm việc thì quá thiếu chuyên nghiệp và manh mún.
E sẵn sàng chia sẻ, tư vấn free cho cụ, nhưng cụ có đủ bản lĩnh, vốn để chiến đấu ko thôi. Thiên hạ có câu : đỏ chưa chắc đã chínThớt hay quá, đúng chủ đề e đang cần thông tin. Tiện đây xin hỏi các cụ em đang có kế hoạch mở siêu thị mini tại nhà ở khu vực Hoàn Kiếm, các cụ cho em xin thêm ý kiến tư vấn với ạ?
Mọ là dân bán hàng chuyên nghiệp rồi ,đã nghĩ ra thương hiệu cho riêng mình chưa mợ.ưu điểm của hàng nhật là có sẵn về tính ổn định và chất lượng được đề cao, đó là một khía cạnh mà nhà bán lẻ nhật bản chắc chắn sẽ khai thác mạnh, nếu khai thác thêm lĩnh vực giá cả hàng hóa nữa thì nhà bán lẻ nhật bản sẽ là một đối thủ khá nặng ký
Unimart chết bởi một lý do đơn giản là giá cả hàng hóa tại siêu thị này luôn đắt gấp mấy lần so với các siêu thị khác do dù thực phẩm tại đó luôn tươi ngon và chưa bị dính phốt bao giờ. Siêu thị là phục vụ đại đa số dân chúng chứ ko thể phục vụ một phân khúc hẹp giành cho người giàu, bởi người giàu họ có nhiều sự lựa chọn hơn là đến siêu thị để mua thức ăn đảm bảo (cụ thể là gửi gà nuôi ở quê, thịt nuôi ở quê- đấy là em đang nói về phương diện thực phẩm).
Người việt nam vốn tôn sùng hàng nhật, cứ cái gì có chữ made in japan là người mua rất thích cho dù giá có cao hơn. Với giai đoạn hiện tại khi mà hàng trung quốc đang đội lốt tràn lan trên thị trường, niềm tin tiêu dùng đang bị lung lay, cả xã hội đang bài trừ hàng tàu, nếu siêu thị nhật tạo được lòng tin cho người tiêu dùng thì họ sẽ có thị trường. Mà bản thân em nghĩ, nhà bán lẻ nhật bản đã nghiên cứuu rất kỹ vấn đề tâm lý tiêu dùng này mới nhảy vào việt nam trong giai đoạn hiện nay, nếu để một vài năm nữa, khi mà các nhà bán lẻ thái lan đổ bộ với giá rẻ hơn thì lại là một điều khó khăn lớn.
Sáng ra thấy topic của mợ tạm post thế đã, em ko phải là dân marketing hay kinh doanh chuyên nghiệp, chỉ là phân tích dựa trên tâm lý tiêu dùng mà thôi. Có gì mong mợ bỏ qua
Cơ chế nhà nước vẫn còn trong 2 siêu thị này cụ ạ.Mợ Zo phân tích rất chuẩn
Fivi là siêu thị bán lẻ đầu tiên tại Hà nội, vị trí trung tâm, khách hàng trung thành.
Hapro có lợi thế về mặt địa điểm, mặt bằng, toàn vị trí ngon, cửa hàng toàn dạng ko phải đi thuê, của nhà trồng được. Chuỗi convenience store của Hapro hoạt động kém hiệu quả, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của tồn dư quản lý thời bao cấp. Hapro có vài mảng còn ngon như : hàng miễn thuế, rượu Vodka.
Thêm 1 ông nữa là Intimex, hoạt động tuơng đối tốt thời điểm này, có nhiều lợi thế, đặc biệt là mặt bằng, vốn khỏe, tư duy quản lý khá mới vsf hiện đại. Nhưng ông này vẫn cần phải thay đổi thêm để có thể trở thành Coop mart thứ 2.
Đúng như các cụ mợ nói, chuỗi convenience shop sẽ là xu hướng của tuơng lai, thay thế các chợ, shop truyền thống. E thật tiếc cho Hapro ko tận dụng được lợi thế của mình để phát triển tốt mô hình này.
Cụ cần tư vấn cụ thể về vấn đề gì, cụ cứ chia sẻ đi ạ, em sẽ cố gắng tư vấn cho cụ trong phạm vi hiểu biết của emThớt hay quá, đúng chủ đề e đang cần thông tin. Tiện đây xin hỏi các cụ em đang có kế hoạch mở siêu thị mini tại nhà ở khu vực Hoàn Kiếm, các cụ cho em xin thêm ý kiến tư vấn với ạ?
khác nhau về độ lớn thôi, mỗi cty cũng có 1 quy ước riêng.mợ zorba giải ngố cho em sự khác nhau giữa, supermarket, hypermarket, retail, mall, shoping mall, megal mall; department store; mart; là thế nào ạ.
e hỏi thật.
Em giải thích theo cách hiểu của em nhé, nếu có gì chưa đúng mong các cụ/mợ khác chỉnh sửa giúp. Thực ra các mô hình bán lẻ có nhiều hơn những gì cụ hỏi, nên em xin phép giải thích một số mô hình:mợ zorba giải ngố cho em sự khác nhau giữa, supermarket, hypermarket, retail, mall, shoping mall, megal mall; department store; mart; là thế nào ạ.
e hỏi thật.
Cụ cho em bám càng học hỏi vớiTiện đây cụ mợ nào có nhu cầu tư vấn về hệ thống bán lẻ lớn như các tập đoàn đa quốc gia thì cho cháu xin một suất nhé. hệ thống gồn hạ tầng và phần mềm nhé
Cái này khác nhau về quy mô. Quy mô đến đoạn nào thì được xếp vào loại đó, làm sao quy ước được ạ. Chỉ có mấy ông VN thích tự đặt tên nhằng thôikhác nhau về độ lớn thôi, mỗi cty cũng có 1 quy ước riêng.
Vâng, theo cụ xu thế siêu thị mini hiện tại và sắp tới ở VN có phát triển đc ko? Liệu Seven Eleven có vào VN và mô hình sẽ ra sao?Cụ cần tư vấn cụ thể về vấn đề gì, cụ cứ chia sẻ đi ạ, em sẽ cố gắng tư vấn cho cụ trong phạm vi hiểu biết của em
Theo em để có một cái siêu thị mini thật sự thì cần phải có mặt sàn ít nhất là 100m2. Cụ hiểu "Siêu thị" là cái mà khi người tiêu dùng đến đó sẽ khỏi phải đi chợ.Vâng, theo cụ xu thế siêu thị mini hiện tại và sắp tới ở VN có phát triển đc ko? Liệu Seven Eleven có vào VN và mô hình sẽ ra sao?
Tổng mặt sàn của em gần 50m2 có phù hợp để mở siêu thị mini ko? và cần chuẩn bị bao nhiêu vốn tối thiểu ạ?
Cám ơn cụ!
Vâng, theo cụ xu thế siêu thị mini hiện tại và sắp tới ở VN có phát triển đc ko? Liệu Seven Eleven có vào VN và mô hình sẽ ra sao?
Tổng mặt sàn của em gần 50m2 có phù hợp để mở siêu thị mini ko? và cần chuẩn bị bao nhiêu vốn tối thiểu ạ?
Cám ơn cụ!