[Funland] Thị trường bán lẻ Việt Nam và các nhà bán lẻ.

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,878
Động cơ
428,924 Mã lực
em thấy ưu điểm của Nhật là chưa cần làm gì đã có niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng rồi, còn Big C thì thỉnh thoảng lại có phốt, mà e thấy big C cũng nhàm quá rồi. Chỉ cần có 1 cái AEON bằng 1/3 hay 1/4 Big C ở ko quá xa nhà thì em cũng sẵn sàng bye bye BigC ngay và luôn.
Em thấy phải có 1 thằng Nhật đi đầu về chất lượng thành công thì mới mong cứu được cái cảnh mỗi mớ rau 1 giọt thuốc sâu, mỗi cân thịt 1 lạng thuốc như bây giờ.
Nói gì thì nói, BigC bây giờ vẫn đang là nhà bán lẻ thành công nhất tại Vn.
 

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,878
Động cơ
428,924 Mã lực
ưu điểm của hàng nhật là có sẵn về tính ổn định và chất lượng được đề cao, đó là một khía cạnh mà nhà bán lẻ nhật bản chắc chắn sẽ khai thác mạnh, nếu khai thác thêm lĩnh vực giá cả hàng hóa nữa thì nhà bán lẻ nhật bản sẽ là một đối thủ khá nặng ký
Unimart chết bởi một lý do đơn giản là giá cả hàng hóa tại siêu thị này luôn đắt gấp mấy lần so với các siêu thị khác do dù thực phẩm tại đó luôn tươi ngon và chưa bị dính phốt bao giờ. Siêu thị là phục vụ đại đa số dân chúng chứ ko thể phục vụ một phân khúc hẹp giành cho người giàu, bởi người giàu họ có nhiều sự lựa chọn hơn là đến siêu thị để mua thức ăn đảm bảo (cụ thể là gửi gà nuôi ở quê, thịt nuôi ở quê- đấy là em đang nói về phương diện thực phẩm).
Người việt nam vốn tôn sùng hàng nhật, cứ cái gì có chữ made in japan là người mua rất thích cho dù giá có cao hơn. Với giai đoạn hiện tại khi mà hàng trung quốc đang đội lốt tràn lan trên thị trường, niềm tin tiêu dùng đang bị lung lay, cả xã hội đang bài trừ hàng tàu, nếu siêu thị nhật tạo được lòng tin cho người tiêu dùng thì họ sẽ có thị trường. Mà bản thân em nghĩ, nhà bán lẻ nhật bản đã nghiên cứuu rất kỹ vấn đề tâm lý tiêu dùng này mới nhảy vào việt nam trong giai đoạn hiện nay, nếu để một vài năm nữa, khi mà các nhà bán lẻ thái lan đổ bộ với giá rẻ hơn thì lại là một điều khó khăn lớn.
Sáng ra thấy topic của mợ tạm post thế đã, em ko phải là dân marketing hay kinh doanh chuyên nghiệp, chỉ là phân tích dựa trên tâm lý tiêu dùng mà thôi. Có gì mong mợ bỏ qua
Cảm ơn mợ đã đóng góp ý kiến. Thực tế cạnh tranh về giá là việc không doanh nghiệp nào mong muốn, em cũng tin AEON sẽ không bán hàng với giá rẻ, vì phong cách của Nhật là thế. Thêm nữa, nếu cạnh tranh về giá thì AEON lại càng không vượt qua được BigC khi BigC đã bơm vào máu và tiềm thức mỗi người tiêu dùng "BigC - giá rẻ cho mọi nhà". Trên thực tế em nghĩ AEON chỉ cần trung thành với phong cách phục vụ chu đáo thì sẽ ăn điểm các bạn bán lẻ hiện tại ở VN.
 

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,878
Động cơ
428,924 Mã lực
trước khi vào đây ng ta(nhà đầu tư)họ tính hết rồi,thành công hay kô phải hành động mới biết
Đúng là làm gì thì cũng phải tính toán, và cái gì thì cũng phải làm xong mới biết chắc chắn kết quả, em chỉ thử phân tích và cố gắng thu lượm thêm kiến thức thôi :)
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
12,498
Động cơ
474,734 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
BigC đang khá nộm nhộm và đã Việt nam hóa , đặc biệt là các gian hàng tư nhân thuê trong trung tâm thương mại của BigC
 

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,878
Động cơ
428,924 Mã lực
Định viết nốt bài về AEON mà chán quá, chả có hứng viết gì cả. Hic.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
Khó mà cạnh tranh được với cửa hàng đại lý và 2 ông lớn Metro, Big C nếu không có cách làm khác, sáng tạo ?
 

lyna81

Xe điện
Biển số
OF-118809
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
2,273
Động cơ
399,293 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
www.pantino.vn
E lv với người nhật chỉ đc khoảng 3 năm và bên mảng xây dựng, nói chung về độ bựa trong việc ăn chia thì ko dám bàn, về hiệu quả cv cũng ko nốt vì mình có phải là sếp của họ quái đâu mà biết nhưng về phong cách và thời gian ngồi để lv thì họ hơn hẳn chúng ta.
Họ cũng oánh nhau cũng phe phái cũng lọ chai mỗi điều mình ko hiểu họ nói gì, cũng xu nịnh nhưng ko hiểu sao lòng tự trọng của người nhật rất cao.
Người nhật luôn có chủ trương phát triển bềm vững trên mọi phương diện do vậy nếu dn nhật đầu tư vào tt việt nam sẽ tuân thủ theo tiêu chí này và đây sẽ là vấn đề khác biệt
Lớn của nhà bán lẻ nhật so với big c hay metro.
Cái người tiêu dùng cần bây giờ là lòng tin vào chất lg sản phẩm, mà cái này là anh nhật có lợi thế.
Ngoài ra nhá, nếu chủ trương phát triển bền vững thì những người nông dân sẽ đc lợi, nếu mà họ liên kết xây dựng mô hình đi từ ruộng nông dân lên kệ siêu thị thì ngon.
Dù sao e cũng mong ông nhật này vào để có thêm nhiều sự lựa chọn
 

Kingvuive

Xe tải
Biển số
OF-177162
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
476
Động cơ
343,530 Mã lực
Em cũng tò mò xem AEON có giống honda ở vn ko? ;)
 

Mr Ngọc

Xe tăng
Biển số
OF-167664
Ngày cấp bằng
20/11/12
Số km
1,360
Động cơ
354,770 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Lội
Đầu tiên có lẽ sẽ nói về AEON, tạm coi là "nhà bán lẻ ngoại" trẻ nhất xâm nhập vào thị trường bán lẻ VN (đúng ra phải là thị trường bán lẻ kênh hiện đại VN) tính đến thời điểm hiện giờ. AEON rất tự tin khi đầu tư vào VN (tất nhiên rồi, không thì sao dám đầu tư, cả đống tiền cơ mà), người dân VN cũng rất kì vọng vào AEON, có lẽ bởi thiện cảm sẵn có dành cho đất nước Nhật Bản cùng với niềm tin vào sự uy tín trong cách làm việc của con người Nhật Bản. Hầu hết độc giả trong bài báo đều có niềm tin AEON sẽ thành công, nhưng em thì nghĩ AEON sẽ chật vật để tồn tại chứ khó thành công.

- Điểm thứ nhất: phong cách làm việc của Nhật khá cứng nhắc và thiếu sự linh hoạt, điểm mạnh của các nhà bán lẻ Nhật Bản là sự ổn định, nhưng trong môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh như thị trường bán lẻ VN, nơi mà chiêu trò và sự chộp giật vẫn thịnh hành thì việc chậm thay đổi lại rất khó thích ứng. Các nhà bán lẻ Nhật đã có 2 bài học kinh nghiệm nhỏ cho sự thất bại, là trường hợp của Unimart và Familymart. Unimart chỉ là trường hợp nhỏ, đây là siêu thị có liên kết vốn của VN - Đài Loan - Nhật Bản, tuy chỉ dính máu ăn phần một chút, nhưng sự cứng nhắc trong việc điều hành khiến cho những chiến lược của siêu thị bị lệch khỏi quỹ đạo của guồng quay bán lẻ, và Unimart ngày một đi xuống, đến bây giờ chỉ còn lay lắt. Trường hợp gần nhất là Familymart, Nhật Bản đã phải rút vốn và bán lại cho BJC của Thái Lan. Em có một lần qua Nhật và thấy Familymart là chuỗi cửa hàng cực kỳ phát triển tại Nhật, cứ vài trăm mét lại có 1 cửa hàng Familymart, lúc nào cũng có khách ra vào cửa hàng, nhưng tại VN thì Nhật thất bại hoàn toàn.

- Điểm thứ 2: Hướng đi của siêu thị là "uy tín chất lượng sản phẩm" -> ok. Nhưng AEON sẽ làm thế nào với logistic lởm khởm của VN. Thiệt tình bạn nào cũng thích "uy tín chất lượng sản phẩm", Metro, BigC, Saigon Coop, Fivimart, Hiway.... nếu làm được thì các bạn khác cũng làm luôn rồi, không đợi AEON vào tiên phong.
Và một chiến lược nữa của AEON: "mua sắm không chỉ là mua bán mà còn để trải nghiệm, giải trí, thư giãn". Nếu AEON xác định đi theo con đường này, thì chính xác AEON đang đi lại con đường của BigC, và để vượt qua được cái bóng của BigC, có lẽ AEON sẽ cần một sự đầu tư khổng lồ. BigC đã quá thành công trong việc ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Người ta nhắc đến BigC như một đại từ thay thế cho từ "siêu thị", giống như Honda là từ thay cho "xe máy" mà người dân miền Nam vẫn quen dùng. Nếu đi về các vùng tỉnh lẻ, người dân có thể không biết Saigon Coop là gì, không biết Metro, không biết Fivimart, không biết Intimex, nhưng chắc chắn họ biết chính xác BigC là nơi bán hàng hóa, rất đẹp, rất rộng, và đặc biệt hàng hóa rất rẻ, rất nhiều khuyến mại. Với những người dân thành thị có thể quen với việc mua sắm trong các siêu thị lớn, nhưng với người dân thuộc các tỉnh ngoại thành, việc đi BigC không còn là đi siêu thị nữa, mà giống như một chuyến du lịch, vừa mua sắm, vừa ngắm nghía, vừa giải trí, vui chơi. AEON đã bị muộn khi đầu tư vào VN nếu đi theo con đường đó.
- Điểm thứ 3: thị trường bán lẻ VN không màu mỡ với 90 triệu dân, vì kênh hiện đại chỉ chiếm chưa đến 30% , tức là chỉ có khoảng 27 triệu dân, và mỗi năm con số chuyển từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại chỉ từ 1 - 3%, có nghĩa là có thêm khoảng 0.9 - 2.7 triệu dân nữa. 5 năm nữa thị trường bán lẻ hiện đại sẽ phục vụ cho khoảng 31.5 - 40.5 triệu dân. Tính theo thời điểm hiện tại, bây giờ đang có khoảng hơn 1000 siêu thị (tạm lấy con số 1000 cho tròn), như vậy nếu chia đều ra mỗi siêu thị phục vụ khoảng 27000 người, con số không lớn.
Cu phan tich Như chuyên gia ấy nhể
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
4,635
Động cơ
356,973 Mã lực
Cu phan tich Như chuyên gia ấy nhể
Anh mà biết chị ấy là ai có lẽ cũng phải khóc thét vì sợ ấy chứ (đầu chị ấy cỡ Tổng hay CT HĐQT ) mà ngoài đời lại làm Sales. :)
 

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,878
Động cơ
428,924 Mã lực
Cu phan tich Như chuyên gia ấy nhể
Cảm ơn cụ. Em viết mang tính chất học hỏi thôi cụ, vì kiến thức của em còn non kém lắm, sẽ có nhiều người hiểu biết hơn em, và em mong muốn được chỉ dạy thêm.
 

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,878
Động cơ
428,924 Mã lực
Anh mà biết chị ấy là ai có lẽ cũng phải khóc thét vì sợ ấy chứ (đầu chị ấy cỡ Tổng hay CT HĐQT ) mà ngoài đời lại làm Sales. :)
Không những làm sales mà còn sales mấy sản phẩm lìu tìu, giá vài chục ngàn đến vài trăm ngàn 1 sản phẩm :)) =)) =)) =))
 

dungcarnival

Xe tăng
Biển số
OF-24466
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,938
Động cơ
508,253 Mã lực
Không những làm sales mà còn sales mấy sản phẩm lìu tìu, giá vài chục ngàn đến vài trăm ngàn 1 sản phẩm :)) =)) =)) =))
Đánh dấu để mai làm bài thảo luận với mợ cho vui, để mợ có thêm động lực chia sẻ kiến thức của mợ :-*
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
7,470
Động cơ
-185,235 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Nói gì thì nói, BigC bây giờ vẫn đang là nhà bán lẻ thành công nhất tại Vn.
Công nhận BigC quả thật là thành công lớn ở VN
Ở HN nó có vẻ không vượt Metro,mấy mart thương hiệu VN tuy nhiên ở nhiều tỉnh em đã từng tới thì BigC vô địch
Có lần em với thằng bạn xuống Hải phòng ăn tiệc, nhà hàng đối diện BigC,
ăn xong 2 thằng vào BigC mua 1 chai nước lọc, rồi lên xe bus của BigC đi Đồ Sơn free, sướng đừng hỏi :))
 

Xe bọ xít

Xe lăn
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
11,183
Động cơ
551,448 Mã lực
Đầu tiên có lẽ sẽ nói về AEON, tạm coi là "nhà bán lẻ ngoại" trẻ nhất xâm nhập vào thị trường bán lẻ VN (đúng ra phải là thị trường bán lẻ kênh hiện đại VN) tính đến thời điểm hiện giờ. AEON rất tự tin khi đầu tư vào VN (tất nhiên rồi, không thì sao dám đầu tư, cả đống tiền cơ mà), người dân VN cũng rất kì vọng vào AEON, có lẽ bởi thiện cảm sẵn có dành cho đất nước Nhật Bản cùng với niềm tin vào sự uy tín trong cách làm việc của con người Nhật Bản. Hầu hết độc giả trong bài báo đều có niềm tin AEON sẽ thành công, nhưng em thì nghĩ AEON sẽ chật vật để tồn tại chứ khó thành công.

- Điểm thứ nhất: phong cách làm việc của Nhật khá cứng nhắc và thiếu sự linh hoạt, điểm mạnh của các nhà bán lẻ Nhật Bản là sự ổn định, nhưng trong môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh như thị trường bán lẻ VN, nơi mà chiêu trò và sự chộp giật vẫn thịnh hành thì việc chậm thay đổi lại rất khó thích ứng. Các nhà bán lẻ Nhật đã có 2 bài học kinh nghiệm nhỏ cho sự thất bại, là trường hợp của Unimart và Familymart. Unimart chỉ là trường hợp nhỏ, đây là siêu thị có liên kết vốn của VN - Đài Loan - Nhật Bản, tuy chỉ dính máu ăn phần một chút, nhưng sự cứng nhắc trong việc điều hành khiến cho những chiến lược của siêu thị bị lệch khỏi quỹ đạo của guồng quay bán lẻ, và Unimart ngày một đi xuống, đến bây giờ chỉ còn lay lắt. Trường hợp gần nhất là Familymart, Nhật Bản đã phải rút vốn và bán lại cho BJC của Thái Lan. Em có một lần qua Nhật và thấy Familymart là chuỗi cửa hàng cực kỳ phát triển tại Nhật, cứ vài trăm mét lại có 1 cửa hàng Familymart, lúc nào cũng có khách ra vào cửa hàng, nhưng tại VN thì Nhật thất bại hoàn toàn.

- Điểm thứ 2: Hướng đi của siêu thị là "uy tín chất lượng sản phẩm" -> ok. Nhưng AEON sẽ làm thế nào với logistic lởm khởm của VN. Thiệt tình bạn nào cũng thích "uy tín chất lượng sản phẩm", Metro, BigC, Saigon Coop, Fivimart, Hiway.... nếu làm được thì các bạn khác cũng làm luôn rồi, không đợi AEON vào tiên phong.
Và một chiến lược nữa của AEON: "mua sắm không chỉ là mua bán mà còn để trải nghiệm, giải trí, thư giãn". Nếu AEON xác định đi theo con đường này, thì chính xác AEON đang đi lại con đường của BigC, và để vượt qua được cái bóng của BigC, có lẽ AEON sẽ cần một sự đầu tư khổng lồ. BigC đã quá thành công trong việc ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Người ta nhắc đến BigC như một đại từ thay thế cho từ "siêu thị", giống như Honda là từ thay cho "xe máy" mà người dân miền Nam vẫn quen dùng. Nếu đi về các vùng tỉnh lẻ, người dân có thể không biết Saigon Coop là gì, không biết Metro, không biết Fivimart, không biết Intimex, nhưng chắc chắn họ biết chính xác BigC là nơi bán hàng hóa, rất đẹp, rất rộng, và đặc biệt hàng hóa rất rẻ, rất nhiều khuyến mại. Với những người dân thành thị có thể quen với việc mua sắm trong các siêu thị lớn, nhưng với người dân thuộc các tỉnh ngoại thành, việc đi BigC không còn là đi siêu thị nữa, mà giống như một chuyến du lịch, vừa mua sắm, vừa ngắm nghía, vừa giải trí, vui chơi. AEON đã bị muộn khi đầu tư vào VN nếu đi theo con đường đó.
- Điểm thứ 3: thị trường bán lẻ VN không màu mỡ với 90 triệu dân, vì kênh hiện đại chỉ chiếm chưa đến 30% , tức là chỉ có khoảng 27 triệu dân, và mỗi năm con số chuyển từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại chỉ từ 1 - 3%, có nghĩa là có thêm khoảng 0.9 - 2.7 triệu dân nữa. 5 năm nữa thị trường bán lẻ hiện đại sẽ phục vụ cho khoảng 31.5 - 40.5 triệu dân. Tính theo thời điểm hiện tại, bây giờ đang có khoảng hơn 1000 siêu thị (tạm lấy con số 1000 cho tròn), như vậy nếu chia đều ra mỗi siêu thị phục vụ khoảng 27000 người, con số không lớn.
Cụ nhìn nhận rất chính xác và sâu sắc ạ, nhưng như em thấy Big C ở các tỉnh thì e ko rõ chứ BigC ở Hà Nội giường như đang quá tải, quá công suất phục vụ vì lúc nào cũng đông và thanh toán được thì mất nhiều tg quá, em ko hiểu có rẻ hơn nhiều so với mặt bằng giá của các siêu thị khác ko, cũng có thể mặt hàng này rẻ hơn nhưng mẶt hàng khác lại nhỉnh hơn ạ. Như em thấy đi mua hàng ở BigC thực sự ngột ngạt, ko biết trong tương lai gần BigC có cải thiện ko hay mở thêm để giảm tải ko ạ
 

phuchung11a3

Xe buýt
Biển số
OF-142996
Ngày cấp bằng
23/5/12
Số km
612
Động cơ
369,190 Mã lực
Nơi ở
góc trên bên phải màn hình máy tính của cụ
Định viết nốt bài về AEON mà chán quá, chả có hứng viết gì cả. Hic.
đừng dừng lại cụ ơi. e đang hóng cao độ :D rất bổ ích. nhưng chưa biết nên chõ mồm vào ở khúc nào vì kiến thức hạn hẹp quá, e tạm nghe đã. ý kiến chắc phải chờ phần sau :D
 

dungcarnival

Xe tăng
Biển số
OF-24466
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
1,938
Động cơ
508,253 Mã lực
Lắm chữ quá. Mai em sẽ tính nốt đoạn thị trường bán lẻ với 27 triệu dân.
Thử điểm chi tiết các ông lớn bán lẻ theo kênh MT để phục vụ số dân trên :

1. BigC : là số 1 thời điểm hiện tại, do chiến lược kinh doanh rất đúng và hợp lý. Các store của BigC nằm ở các vị trí đẹp, ở các TP lớn, thị xã trung tâm. Mô hình BigC đúng như mợ Zo đã nói, không chỉ là nơi mua sắm mà còn là chỗ đi chơi, giải trí....
2. Metro : ban đầu khi Metro bắt đầu vào Việt nam, thì là số 1, do ko có đối thủ cạnh tranh về quy mô cũng như mô hình. Thời điểm đó, lần đầu tiên Việt nam biết đến mô hình đại siêu thị. Hiện tại, Metro đã đánh mất vị trí số 1, do chính bản thân nội tại : mô hình đăng ký tại Việt nam là bán buôn ( nhưng thực tế doanh số bán lẻ chiếm 70%), vào cửa phải dùng thẻ gây tâm lý rào cản cho người tiêu dùng, cộng với sự thiếu hấp dẫn về không gian - như kiểu BigC. Điểm yếu của Metro là vị trí các store ko đẹp, xa trung tâm, thậm chí có vị trí cực xấu, như Metro Hoàng Mai. Hiện tại doanh số của Metro đã giảm sút khá nhiều so với kỳ vọng ban đầu.
3. Coop mart , Maximart: chỉ phát triển được trong TpHCM, tồn tại do các lợi thế cũ : vị trí trung tâm, tiện dụng, dễ đi lại, mua sắm
4. Fivi mart : chỉ phát triển được ở Hà nội, tồn tại do giống Coop mart.
5. Nhà giàu mới nổi Ocean Retail: đặt vị trí tại các khu đô thị mới, phục vụ khách hàng xung quanh khu vực đó. Nhà này muốn tồn tại sẽ phải đầu tư nhiều hạng mục ngoài mua sắm, giống như BigC, thu hút thêm khách hàng, giữ chân khách hàng cũ.
6. Lotte Mart : đầy tiềm năng và tiềm lực, sẽ là đối thủ đáng gờm của các ông trên do nằm ở các vị trí trung tâm, tài chính mạnh.
7. AEON : no idea
8. ...

Tổng kết lại : thị trường bán lẻ theo kiểu mô hình MT tại Việt nam đã có dấu hiệu thừa tại thời điểm này, không còn là tiềm năng. Lý do : hầu hết mô hình này chỉ tồn tại và phát triển tại các thành phố lớn. Các khu vực tỉnh, thị trấn nhỏ, xa trung tâm người tiêu dùng vẫn thích mô hình GT do thói quen mú sắm, văn hóa tiêu dùng kiểu chợ cóc, mẹt thịt lợn đầu ngõ, vại cà muối dưa muối. Các tập đoàn lớn về hàng tiêu dùng như Unilever, P&G, Pepsi, Coke, Samsung, LG.. vẫn đẩy mạnh và tập trung vào kênh GT.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top