[Funland] Thêm thông tin về cầu sập.

Lenhhocaca

Xe hơi
Biển số
OF-569952
Ngày cấp bằng
20/5/18
Số km
181
Động cơ
146,520 Mã lực
Nơi ở
Tân Phú, Hồ Chí Minh
Chị trưởng nhóm thiện nguyệnblaf 1 kts và chủ 1 khách sạn trong Đà Nẵng, em quen trông dịp hè khi gia đình đi nghỉ ở Ks của chị ấy.
Em cũng đã ngồi nhậu với đội lead chuơbg trình này và thấy họ là người năng động và nhiệt huyết, đam mê và có tâm.
Chỉ có điều em thấy không ổn ở chỗ họ quá chú trọng vào chi phí và tiến độ nên đã bỏ qua nhiều khâu, thiết bị.
Em lập topic này để cung cấp thông tin rõ hơn chút vì topic trc và nhiều bài báo nói đây là cây cầu với ngân sách 12 tỏi rồi rút ruột nọ kia.
Riêng bạn Khanh giám sát đã tự bỏ toàn bộ chi phí đi lại, ăn ngủ tại công trình thời gian dài.
nhìn cách bô thép mố trụ thì có thể thấy là đội thi công làm việc tương đối tốt cũng như giám sát rất đeo bám công việc và có tâm. Lỗi chủ yếu ở khâu thiết kế thôi.
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,225
Động cơ
402,231 Mã lực
Ngày xưa công nghệ dự ứng lực chưa phát triển, người ta tận dụng khả năng chịu kéo của thép và chịu nén của BT để tạo nên cái dầm thép liên hợp này.
Sau này DƯL phát triển thì dầm chữ I, chữ T rồi Super-T thì dầm liên hợp hầu như không còn.
Cái cầu này họ thiết kế cong để tận dụng khả năng chịu nén của BT và vượt đc khẩu độ lớn hơn so với dầm liên hợp thẳng thông thường.
Âu cũng là do kinh phí hạn hẹp.
Còn người trong nghề nhìn là biết nó sập do đâu.
 

dealer-ck

Xe tăng
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
1,756
Động cơ
277,104 Mã lực
Cụ thử cho 1 ví dụ trường hợp thiết kế định hướng luôn biện pháp thi công để làm căn cứ chào thầu xem nào?
Ví dụ một công việc cụ thể?
Ví dụ bên tke họ tke luôn biện pháp thi công móng thế nào, chiều dài, khoảng cách các cọc vây, trình tự thi công, phân khu đào đất, cốt đào đất qua các giai đoạn... làm sao cho chi phí là thấp nhất. Còn chủ đầu tư có thể tham khảo các biện pháp khác... nhưng tính đi tính lại vẫn phải theo phương án bên tke đưa ra vì như thế mới đảm bảo suất đầu tư thấp nhất.
 

ttdna

Xe đạp
Biển số
OF-584828
Ngày cấp bằng
13/8/18
Số km
32
Động cơ
136,420 Mã lực
Tuổi
21
Nhìn trên hình (tại thời điểm đặt dầm thép dọc, tại thời điểm lắp thép sàn và tại thời điểm đổ bê tông bị sập) em thấy có 2 vấn đề chính gây sập:
1. Cầu bê tông thép liên hợp, Dầm dọc tính toán kiểu chịu nén khi có hoạt tải sử dụng, nhưng thiết kế thiếu liên kết ngang (hay thi công ẩu không hàn liên kết ngang) do đó gây xoắn dầm dọc khi có tải trọng thi công (bê tông + thép bản mặt cầu), dẫn đến phá vỡ kết cấu và gây sụp đổ;
2. Kể cả nếu đảm bảo liên kết ngang chống xoắn và đạt ổn định khi thi công, thì vấn đề giàn giáo và thanh chống theo hình hoàn toàn là không đạt; Khi có tải trọng thi công thì thanh chống bị lún gây ứng suất và sụp đổ kết cấu (Cụ nào tìm hiểu sâu thì có thể google sự cố cầu Cần Thơ).
Như cụ nào đó đã nói ở trên, cầu là thiện nguyện, thiết kế do 1 kts kinh nghiệm, giám sát có tâm; Nhưng lỗi đầu tiên là Tư vấn giám sát, không kiểm tra điều kiện trước khi đổ bê tông (hay quá non kinh nghiệm???) thấy giàn giáo và thanh chống như vậy, thấy liên kết dọc quá rời rạc có thể gây xoắn và lệch ngang nhưng vẫn tiến hành đổ bê tông.... Kinh phí thực hiện dù là của ai đó bỏ ra hay ngân sách, thì lúc thi công và đưa vào sử dụng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật từ lúc thi công và suốt quá trình sử dụng; May rằng bị sập ngay thời điểm thi công, chứ lúc sử dụng và có thiệt hại về tính mạng là bị khởi tố như chơi đấy....
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,437
Động cơ
451,250 Mã lực
Ví dụ bên tke họ tke luôn biện pháp thi công móng thế nào, chiều dài, khoảng cách các cọc vây, trình tự thi công, phân khu đào đất, cốt đào đất qua các giai đoạn... làm sao cho chi phí là thấp nhất. Còn chủ đầu tư có thể tham khảo các biện pháp khác... nhưng tính đi tính lại vẫn phải theo phương án bên tke đưa ra vì như thế mới đảm bảo suất đầu tư thấp nhất.
+ "chiều dài, khoảng cách các cọc vây": Cái này thì dĩ nhiên là bên thiết kế phải làm rồi, vì nó thuộc phạm vi của thiết kế.
+ "trình tự thi công, phân khu đào đất, cốt đào đất qua các giai đoạn... làm sao cho chi phí là thấp nhất": Riêng cái này thì không đúng, không ai giỏi hơn các công việc này bằng các ông thi công, nó phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ và năng lực của đơn vị thi công, nếu ông thiết kế mà làm được những việc này thì ông ấy đã đi thầu mất rồi. Những việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ tổ chức thi công, thiết bị kỹ thuật, nhân lực và máy móc của nhà thầu.
Mấy ông thiết kế thuần túy thì chỉ có một bụng sách vở thôi, cho ra công trường là lơ ngơ liền.
 

nhchaiduong

Xe tải
Biển số
OF-375383
Ngày cấp bằng
28/7/15
Số km
298
Động cơ
250,400 Mã lực
hỏng thì lại xây cầu mới, hết tiền thì ta lại in, in tiền là việc ta làm được, các cụ tranh luận làm gì cho nó mất lòng nhau hihi
 

dealer-ck

Xe tăng
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
1,756
Động cơ
277,104 Mã lực
+ "chiều dài, khoảng cách các cọc vây": Cái này thì dĩ nhiên là bên thiết kế phải làm rồi, vì nó thuộc phạm vi của thiết kế.
+ "trình tự thi công, phân khu đào đất, cốt đào đất qua các giai đoạn... làm sao cho chi phí là thấp nhất": Riêng cái này thì không đúng, không ai giỏi hơn các công việc này bằng các ông thi công, nó phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ và năng lực của đơn vị thi công, nếu ông thiết kế mà làm được những việc này thì ông ấy đã đi thầu mất rồi. Những việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ tổ chức thi công, thiết bị kỹ thuật, nhân lực và máy móc của nhà thầu.
Mấy ông thiết kế thuần túy thì chỉ có một bụng sách vở thôi, cho ra công trường là lơ ngơ liền.
+ "chiều dài, khoảng cách các cọc vây": Cái này thì dĩ nhiên là bên thiết kế phải làm rồi, vì nó thuộc phạm vi của thiết kế.
+ "trình tự thi công, phân khu đào đất, cốt đào đất qua các giai đoạn... làm sao cho chi phí là thấp nhất": Riêng cái này thì không đúng, không ai giỏi hơn các công việc này bằng các ông thi công, nó phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ và năng lực của đơn vị thi công, nếu ông thiết kế mà làm được những việc này thì ông ấy đã đi thầu mất rồi. Những việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ tổ chức thi công, thiết bị kỹ thuật, nhân lực và máy móc của nhà thầu.
Mấy ông thiết kế thuần túy thì chỉ có một bụng sách vở thôi, cho ra công trường là lơ ngơ liền.
Chắc cụ chưa gặp đội thiện chiến thôi :D
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,097
Động cơ
667,149 Mã lực
Có thể cụ là dân xây dựng nên phân tích gần đúng. Nhưng cụ đổ lỗi ngay cho thiết kế là cụ chém hơi nhanh nhé. Phân tích qua các bức ảnh chỉ có thể do thiếu liên kết ngang giữa các dầm thép nên nó mất ổn định dẫn đến vặn xoắn. ngoài liên kết ngang còn cần liên kết chéo để tăng bậc siêu tĩnh.
Chính vì thiết kế liên kết thanh ngang thiếu và yếu nên mới sập.
Dầm này chắc dùng thép hình I 400, nếu liên kết ngang, các thanh chéo như dầm Bailey thì ok.
 

haisactigon

Xe tải
Biển số
OF-198834
Ngày cấp bằng
18/6/13
Số km
392
Động cơ
328,982 Mã lực
Đầu tiên họ tính phương án trụ giữa nhưng theo phương án cầu cong thì cùng chi phí sẽ làm đc cầu rộng hơn gần gấp đôi.
Hơn nữa đến mùa mưa lũ con nước lên cao nên khả năng hư hỏng cao hơn.
+ "chiều dài, khoảng cách các cọc vây": Cái này thì dĩ nhiên là bên thiết kế phải làm rồi, vì nó thuộc phạm vi của thiết kế.
+ "trình tự thi công, phân khu đào đất, cốt đào đất qua các giai đoạn... làm sao cho chi phí là thấp nhất": Riêng cái này thì không đúng, không ai giỏi hơn các công việc này bằng các ông thi công, nó phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ và năng lực của đơn vị thi công, nếu ông thiết kế mà làm được những việc này thì ông ấy đã đi thầu mất rồi. Những việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ tổ chức thi công, thiết bị kỹ thuật, nhân lực và máy móc của nhà thầu.
Mấy ông thiết kế thuần túy thì chỉ có một bụng sách vở thôi, cho ra công trường là lơ ngơ liền.
Nếu cụ đã từng thiết kế cầu đường sắt thì nếu cụ không thiết kế biện pháp thi công chỉ đạo là nhà thầu thi công chịu. Việt Nam mình riêng thi công đường sắt là vừa thi công vừa chạy tàu (dưới cứ thi công, trên tàu cứ chạy) nên nếu tư vấn thiết kế không thiết kế biện pháp thi công thì chỉ có tai nạn. Nhà thầu thi công trình biện pháp thi công chi tiết chỉ thay đổi một số vật tư theo thực tế họ có ví dụ thiết kế trụ tạm bằng thép nhưng họ có rọ đá thì xin thay đổi... Nói chung mỗi nghề nó có một cái đặc thù. Có một thực tế rất ngược trong đường sắt, nhiều khi phương án thi công quyết định đến phương án thiết kế. Một cái cầu dài 33m trong đường bộ dùng 1 nhịp là xong nhưng đường sắt cải tạo (đường sắt làm mới thì vô tư) có thể phải dùng 3 nhịp 11m. Vì nếu sử dụng dầm 33m có thể phải làm đường tạm tránh vị trí thi công thì chi phí còn đắt hơn vài lần cái cầu cần làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sùng A Khoái

Xe tải
Biển số
OF-68039
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
411
Động cơ
438,650 Mã lực
Cụ lấy ví dụ cầu dầm đúc hẫng, hoặc dây văng hoặc đúc đẩy ấy...cho nó nét cụ ạ

Nếu cụ đã từng thiết kế cầu đường sắt thì nếu cụ không thiết kế biện pháp thi công chỉ đạo là nhà thầu thi công chịu. Việt Nam mình riêng thi công đường sắt là vừa thi công vừa chạy tàu (dưới cứ thi công, trên tàu cứ chạy) nên nếu tư vấn thiết kế không thiết kế biện pháp thi công thì chỉ có tai nạn. Nhà thầu thi công trình biện pháp thi công chi tiết chỉ thay đổi một số vật tư theo thực tế họ có ví dụ thiết kế trụ tạm bằng thép nhưng họ có rọ đá thì xin thay đổi... Nói chung mỗi nghề nó có một cái đặc thù. Có một thực tế rất ngược trong đường sắt, nhiều khi phương án thi công quyết định đến phương án thiết kế. Một cái cầu dài 33m trong đường bộ dùng 1 nhịp là xong nhưng đường sắt cải tạo (đường sắt làm mới thì vô tư) có thể phải dùng 3 nhịp 11m. Vì nếu sử dụng dầm 33m có thể phải làm đường tạm tránh vị trí thi công thì chi phí còn đắt hơn vài lần cái cầu cần làm.
 

haisactigon

Xe tải
Biển số
OF-198834
Ngày cấp bằng
18/6/13
Số km
392
Động cơ
328,982 Mã lực
Cụ lấy ví dụ cầu dầm đúc hẫng, hoặc dây văng hoặc đúc đẩy ấy...cho nó nét cụ ạ
Cái đó nó to quá cụ ạ. Em lấy ví dụ cái ngắn ngắn cho nó phù hợp với hoàn cảnh của cầu sập
 

Sùng A Khoái

Xe tải
Biển số
OF-68039
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
411
Động cơ
438,650 Mã lực
Thôi, thế lấy ví dụ cọc phải đc tính toán trong giai đoạn cẩu cọc lên giá đóng/ ép vậy... cg đc cụ nhỉ?

Cái đó nó to quá cụ ạ. Em lấy ví dụ cái ngắn ngắn cho nó phù hợp với hoàn cảnh của cầu sập
 

Lexus 717

Xì hơi lốp
Biển số
OF-109991
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
3,335
Động cơ
417,805 Mã lực
Mảnh quá nó không chịu được tải trọng bản thân nên mới sập đó thôi. Tính gì đâu đây là tưởng tượng rồi mua cái dầm bắc qua và đổ bê tông nên thôi.
Nói thật là nhìn thì thấy làm như trò mèo! Thế nên nhiệt tình + ngu dốt = phá hoại đó, may mà không ai chết, nhưng từ giờ kêu gọi từ thiện bằng niềm tin!
Cụ chả hiểu gì phán bừa!
 

Xinxàphòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-357212
Ngày cấp bằng
8/3/15
Số km
2,685
Động cơ
298,968 Mã lực
Nơi ở
bờ giếng
Chị trưởng nhóm thiện nguyện là 1 kts và chủ 1 khách sạn trong Đà Nẵng, em quen trông dịp hè khi gia đình đi nghỉ ở Ks của chị ấy.
Em cũng đã ngồi nhậu với đội lead chuơng trình này và thấy họ là người năng động và nhiệt huyết, đam mê và có tâm.
Chỉ có điều em thấy không ổn ở chỗ họ quá chú trọng vào chi phí và tiến độ nên đã bỏ qua nhiều khâu, thiết bị.
Riêng bạn Khanh giám sát đã tự bỏ toàn bộ chi phí đi lại, ăn ngủ tại công trình trong thời gian dài.
Em lập topic này để cung cấp thông tin rõ hơn chút vì topic trc và nhiều bài báo nói đây là cây cầu với ngân sách 12 tỏi rồi rút ruột nọ kia.
...năng động và nhiệt huyết, đam mê và có tâm... chỉ có những cái này thì chưa đủ cụ ạ, đặc biệt với kết cấu kiểu rất mới như thế này, nó đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm và sự cẩn trọng. Muốn ngon - bổ - rẻ thì phải có những người thực sự giỏi, giàu kinh nghiệm mới làm được.
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Dầm thép thì cần có hệ giằng chống cụ ạ. Có điều họ giằng như vậy hơi lúa
Họ, và nhiều người nghĩ, mà nghĩ thế này cũng là đúng: Rằng sau khi đổ bê tông hoàn thiện, bê tông đủ cứng vững, thì chính cái sàn bê tông đó là hệ thống liên kết ngang giữa các dầm thép.

Tội là tội ở cái thằng bê tông; không chịu khô nhanh, trước lúc sập giề cả.
Thằng dầm thép thì không kiên trì, nó cố chịu đựng thêm 1 ngày nữa thì vô tư đê, dưng mờ nó buông sớm quá.

Nhiều dầm ngang nhưng họ không hàn với cánh dầm, nên khi các dầm biên dịch chuyển sang hai bên (hoặc bị vặn theo chiều mũi tên đỏ em vẽ) thì các dầm ngang vô tác dụng (nó sẽ rơi xuống dưới).

Nhìn cái ảnh này thì thấy rõ là: không có hệ thống giằng liên kết cụ ạ.

E chém thế này: trông mấy cái dầm vặn như vỏ đỗ thế kia thì ko hiểu ông thiết kế tính ổn định như thế nào, có cái ảnh trước khi lắp vk mặt cầu thì ko thấy dầm nngang, liên kết ngang thì khá dơn sơ nên e cứ phán bừa là phải xem lại ông thiết kế. Vì bản thân tải trọng thi công ít hơn nhiều so với tải trọng khai thác. Còn ông thi công thì ẩu khỏi nói rồi, làm nhà dân thế kia cg vỡ ccmn mồm chứ đừng nói cầu.

Ý đồ tình cảm là vô giá, nhưng những dự án này cần kiểm soát cchặt về kỹ thuật và thủ tục. Đen đủi dính vào tính mạng của người dân thì ko đỡ nổi... :(
Nếu nó làm cẩn thận hệ giằng chống thì chắc chắn khổng thể sập. Mấy cái que chống kia thì chịu sao nổi sức nặng của hàng trăm tấn bê tông.
Vấn đề cốt lõi đơn giản chỉ là vì hệ dầm H quá mỏng và mảnh cũng như liên kết giằng ngang giữa các dầm H chưa đủ cứng để tạo độ ổn định cho hệ dầm. Đổ bê tông từ 1 đầu cầu vào cũng là vấn đề nhưng không phải yếu tố quyết định mà đôi khi đó là giọt nước làm tràn ly.
Nhìn trên hình (tại thời điểm đặt dầm thép dọc, tại thời điểm lắp thép sàn và tại thời điểm đổ bê tông bị sập) em thấy có 2 vấn đề chính gây sập:
1. Cầu bê tông thép liên hợp, Dầm dọc tính toán kiểu chịu nén khi có hoạt tải sử dụng, nhưng thiết kế thiếu liên kết ngang (hay thi công ẩu không hàn liên kết ngang) do đó gây xoắn dầm dọc khi có tải trọng thi công (bê tông + thép bản mặt cầu), dẫn đến phá vỡ kết cấu và gây sụp đổ;
2. Kể cả nếu đảm bảo liên kết ngang chống xoắn và đạt ổn định khi thi công, thì vấn đề giàn giáo và thanh chống theo hình hoàn toàn là không đạt; Khi có tải trọng thi công thì thanh chống bị lún gây ứng suất và sụp đổ kết cấu (Cụ nào tìm hiểu sâu thì có thể google sự cố cầu Cần Thơ).
Như cụ nào đó đã nói ở trên, cầu là thiện nguyện, thiết kế do 1 kts kinh nghiệm, giám sát có tâm; Nhưng lỗi đầu tiên là Tư vấn giám sát, không kiểm tra điều kiện trước khi đổ bê tông (hay quá non kinh nghiệm???) thấy giàn giáo và thanh chống như vậy, thấy liên kết dọc quá rời rạc có thể gây xoắn và lệch ngang nhưng vẫn tiến hành đổ bê tông.... Kinh phí thực hiện dù là của ai đó bỏ ra hay ngân sách, thì lúc thi công và đưa vào sử dụng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật từ lúc thi công và suốt quá trình sử dụng; May rằng bị sập ngay thời điểm thi công, chứ lúc sử dụng và có thiệt hại về tính mạng là bị khởi tố như chơi đấy....
Chính vì thiết kế liên kết thanh ngang thiếu và yếu nên mới sập.
Dầm này chắc dùng thép hình I 400, nếu liên kết ngang, các thanh chéo như dầm Bailey thì ok.
 
Chỉnh sửa cuối:

van_ly

Xe buýt
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
891
Động cơ
354,956 Mã lực
Cầu bản dầm thép liên hợp, đây có thể là do lỗi biện pháp thi công, thi công không đúng trình tự, ăn bớt hệ thống trụ tạm
Nếu cụ đã từng thiết kế cầu đường sắt thì nếu cụ không thiết kế biện pháp thi công chỉ đạo là nhà thầu thi công chịu. Việt Nam mình riêng thi công đường sắt là vừa thi công vừa chạy tàu (dưới cứ thi công, trên tàu cứ chạy) nên nếu tư vấn thiết kế không thiết kế biện pháp thi công thì chỉ có tai nạn. Nhà thầu thi công trình biện pháp thi công chi tiết chỉ thay đổi một số vật tư theo thực tế họ có ví dụ thiết kế trụ tạm bằng thép nhưng họ có rọ đá thì xin thay đổi... Nói chung mỗi nghề nó có một cái đặc thù. Có một thực tế rất ngược trong đường sắt, nhiều khi phương án thi công quyết định đến phương án thiết kế. Một cái cầu dài 33m trong đường bộ dùng 1 nhịp là xong nhưng đường sắt cải tạo (đường sắt làm mới thì vô tư) có thể phải dùng 3 nhịp 11m. Vì nếu sử dụng dầm 33m có thể phải làm đường tạm tránh vị trí thi công thì chi phí còn đắt hơn vài lần cái cầu cần làm.
Em làm thực tế dự án cầu đường sắt ODA, tư vấn thiết kế chỉ đưa ra biện pháp thi công chủ đạo tham khảo. Nhà thầu thi công sẽ thiết kế bản vẽ thi công và biện pháp thi công để tư vấn giám sát & CĐT duyệt. Tư vấn thiết kế ko thiết kế biện pháp thi công chi tiết nhé. Các cầu đường sắt của dự án toàn dùng dàn thép, thi công hết mố trụ phía dưới, rồi xin phong tỏa trong tầm 3 h đồng hồ, sàng cái dầm cũ ra sàng cái dầm mới vào, một nhịp cầu cả 50-60m. Cầu bê tông nhỏ nhịp tầm chục m thì dùng dầm bó ray tạm để thi công, còn làm cầu bê tông nhịp lớn làm mới thì chỉ có cách cải tuyến làm ra vị trí mới.
 

haisactigon

Xe tải
Biển số
OF-198834
Ngày cấp bằng
18/6/13
Số km
392
Động cơ
328,982 Mã lực
Thôi, thế lấy ví dụ cọc phải đc tính toán trong giai đoạn cẩu cọc lên giá đóng/ ép vậy... cg đc cụ nhỉ?
Quả móc cẩu ngày xưa các cụ có tính đấy
Cầu bản dầm thép liên hợp, đây có thể là do lỗi biện pháp thi công, thi công không đúng trình tự, ăn bớt hệ thống trụ tạm

Em làm thực tế dự án cầu đường sắt ODA, tư vấn thiết kế chỉ đưa ra biện pháp thi công chủ đạo tham khảo. Nhà thầu thi công sẽ thiết kế bản vẽ thi công và biện pháp thi công để tư vấn giám sát & CĐT duyệt. Tư vấn thiết kế ko thiết kế biện pháp thi công chi tiết nhé. Các cầu đường sắt của dự án toàn dùng dàn thép, thi công hết mố trụ phía dưới, rồi xin phong tỏa trong tầm 3 h đồng hồ, sàng cái dầm cũ ra sàng cái dầm mới vào, một nhịp cầu cả 50-60m. Cầu bê tông nhỏ nhịp tầm chục m thì dùng dầm bó ray tạm để thi công, còn làm cầu bê tông nhịp lớn làm mới thì chỉ có cách cải tuyến làm ra vị trí mới.
Thì trên bảo đưa ra biện pháp thi công chỉ đạo còn gì không đọc à?
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,225
Động cơ
402,231 Mã lực
Cầu bản dầm thép liên hợp, đây có thể là do lỗi biện pháp thi công, thi công không đúng trình tự, ăn bớt hệ thống trụ tạm

Em làm thực tế dự án cầu đường sắt ODA, tư vấn thiết kế chỉ đưa ra biện pháp thi công chủ đạo tham khảo. Nhà thầu thi công sẽ thiết kế bản vẽ thi công và biện pháp thi công để tư vấn giám sát & CĐT duyệt. Tư vấn thiết kế ko thiết kế biện pháp thi công chi tiết nhé. Các cầu đường sắt của dự án toàn dùng dàn thép, thi công hết mố trụ phía dưới, rồi xin phong tỏa trong tầm 3 h đồng hồ, sàng cái dầm cũ ra sàng cái dầm mới vào, một nhịp cầu cả 50-60m. Cầu bê tông nhỏ nhịp tầm chục m thì dùng dầm bó ray tạm để thi công, còn làm cầu bê tông nhịp lớn làm mới thì chỉ có cách cải tuyến làm ra vị trí mới.
Cụ làm ODA biết cầu này không? Thay luôn 6 nhịp dàn và một nhịp dầm đấy.

 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,225
Động cơ
402,231 Mã lực
Nếu cụ đã từng thiết kế cầu đường sắt thì nếu cụ không thiết kế biện pháp thi công chỉ đạo là nhà thầu thi công chịu. Việt Nam mình riêng thi công đường sắt là vừa thi công vừa chạy tàu (dưới cứ thi công, trên tàu cứ chạy) nên nếu tư vấn thiết kế không thiết kế biện pháp thi công thì chỉ có tai nạn. Nhà thầu thi công trình biện pháp thi công chi tiết chỉ thay đổi một số vật tư theo thực tế họ có ví dụ thiết kế trụ tạm bằng thép nhưng họ có rọ đá thì xin thay đổi... Nói chung mỗi nghề nó có một cái đặc thù. Có một thực tế rất ngược trong đường sắt, nhiều khi phương án thi công quyết định đến phương án thiết kế. Một cái cầu dài 33m trong đường bộ dùng 1 nhịp là xong nhưng đường sắt cải tạo (đường sắt làm mới thì vô tư) có thể phải dùng 3 nhịp 11m. Vì nếu sử dụng dầm 33m có thể phải làm đường tạm tránh vị trí thi công thì chi phí còn đắt hơn vài lần cái cầu cần làm.
Cụ biết cầu này không?

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top