[Thảo luận] Thế nào là lỗi: Không đi về phía bên phải theo chiều đi của mình?

Trạng thái
Thớt đang đóng

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
xxx mà lạm dụng cách hiểu của cụ chinhatm và cụ pnew thì chết dân. Em đố cụ nào lúc nào cũng đi sát về bên phải đường cho đến khi không thể sát hơn được nữa đấy.

Em vẫn hiểu điều 9 là quy tắc chung cho giao thông VN là đi về bên phải đường theo chiều đi của mình. Từ đó người ta mới phân định được phải trái khi có vấn đề. Và áp dụng quy tắc này trong việc quy định các điều khoản khác như sử dụng làn đường, vượt xe, dừng đỗ..v.v. khi nào thì bên phải khi nào thì bên trái cho phù hợp với quy tắc giao thông chung.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Đến 1 cái quy tắc chung đơn giản mà cụ thích hiểu thế thì tùy cụ. Chả có lý do gì mà chả có phân làn hay 411 gì cả thì chả có lý do gì dù là có 100 làn đường ở 1 bên mà em không được đi ở làn ngoài cùng bên trái cả (bỏ qua yếu tố VHGT mà chỉ nói về luật nhé). Nếu không thì khi có TNGT chả có lý do gì mà CSGT phải đi đo vị trí các xe so với lề đường và tim đường để xác định nguyên nhân và lỗi của người gây TNGT cả. Em nghĩ việc này đến đây kết thúc được rồi nhưng em chúa ghét 4b mà đi sát vào bên phải để 2b chả có đường mà đi.
Lý do chính là Điều 9 được hiểu theo cách chia đường để xác định trái phải. Chả có lý do gì không chọn cách hiểu phù hợp với VHGT.
4b mà tranh đường với 2b ở làn bên phải thì nó rơi vào trường hợp được đi nhưng không đi được. Mặt khác, cụ yên tâm điều cụ ghét sẽ ít xảy ra vì vấn đề gây nhiều bức xúc ở VN hiện nay là các phương tiện luôn cố gắng bám trái.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
xxx mà lạm dụng cách hiểu của cụ chinhatm và cụ pnew thì chết dân. Em đố cụ nào lúc nào cũng đi sát về bên phải đường cho đến khi không thể sát hơn được nữa đấy.

Em vẫn hiểu điều 9 là quy tắc chung cho giao thông VN là đi về bên phải đường theo chiều đi của mình. Từ đó người ta mới phân định được phải trái khi có vấn đề. Và áp dụng quy tắc này trong việc quy định các điều khoản khác như sử dụng làn đường, vượt xe, dừng đỗ..v.v. khi nào thì bên phải khi nào thì bên trái cho phù hợp với quy tắc giao thông chung.
Bác vẫn cố tình hiểu sai ý tôi thì phải. Tôi đã nói rất rõ, bám bên phải là nguyên tắc chung, khi mà cả làn trái và phải đều trống thì phải đi ở làn phải; còn khi làn phải đã có xe thì đi ở làn trái để vượt lên. Tôi nghĩ tôi đã giải thích rất kỹ mà sao bác và một số người nữa (luckyme chẳng hạn) cứ hiểu thành "luôn luôn phải bám sát bên phải" nhỉ?
Mà tại sao khi đường trống bác cứ thích đi ở làn trái nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
30,971
Động cơ
969,401 Mã lực
Em chẳng hiểu nổi cái điều 9 này có j mà cãi nhau nhỉ? Đơn giản nó là quy định đi bên phải, như 1 số nước như ở Anh, Hongkong thì nó quy định sẽ là đi về bên trái chiều mình đi. Ko quy định thế, gặp đường 2 chiều ko có phân cách cứng, ko có biển cấm đi ngược chiều,các cụ phi hẳn sang phần đường ngược chiều thì căn cứ vào đâu phạt các cụ. ok xxx bắt lỗi đi sang phần đường ngược chiều, nhưng cái nào quy định??? Chính là cái điều 9 này đây. Nó gần như 1 câu khẳng định, ở VN đi bên phải. Đơn giản thế thôi. Chứ ko phải cùng 1 chiều đường, phải đi về bên phải chiều mình đi. Còn điều 13 đã quy định rõ đi như thế nào khi có nhiều làn đường trên 1 chiều đường đi.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Bác vẫn cố tình hiểu sai ý tôi thì phải. Tôi đã nói rất rõ, bám bên phải là nguyên tắc chung, khi mà cả làn trái và phải đều trống thì phải đi ở làn phải; còn khi làn phải đã có xe thì đi ở làn trái để vượt lên. Tôi nghĩ tôi đã giải thích rất kỹ mà sao bác và một số người nữa (luckyme chẳng hạn) cứ hiểu thành "luôn luôn phải bám sát bên phải" nhỉ?
Mà tại sao khi đường trống bác cứ thích đi ở làn trái nhỉ?
Em ko nói bác sai hay đúng, mà cách diễn giải này vô cùng nguy hại cho dân khi bọn xxx cố tình lạm dụng để thịt dân chứ ko phải vì ATGT (trong đó có bác luôn, nếu theo cách hiểu đó, bất cứ lúc nào bên phải đường bác đang đi còn khoảng trống xxx sẽ thịt bác).
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,471
Động cơ
356,562 Mã lực
Em ko nói bác sai hay đúng, mà cách diễn giải này vô cùng nguy hại cho dân khi bọn xxx cố tình lạm dụng để thịt dân chứ ko phải vì ATGT (trong đó có bác luôn, nếu theo cách hiểu đó, bất cứ lúc nào bên phải đường bác đang đi còn khoảng trống xxx sẽ thịt bác).
Mợ lưu ý nầy, trong H.pháp 2013, đã sử dụng từ Nhân dân thay cho nhân dân trong bản 1992. Ở đây mợ lại bớt đi hẳn một từ. Thậm chí còn viết thường.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Em ko nói bác sai hay đúng, mà cách diễn giải này vô cùng nguy hại cho dân khi bọn xxx cố tình lạm dụng để thịt dân chứ ko phải vì ATGT (trong đó có bác luôn, nếu theo cách hiểu đó, bất cứ lúc nào bên phải đường bác đang đi còn khoảng trống xxx sẽ thịt bác).
Chuyện nguy hại hay không lại là chuyện khác, và ta sẽ có cách khắc chế sự lạm dụng của xxx. Không phải tự nhiên mà từ trước đến nay xxx hầu như không xử phạt lỗi này, dẫn đến thói quen lái xe (ô tô) của người Việt (phần lớn mới từ nông thôn ra, chưa có văn minh đô thị) đã trở thành bám bên trái, bất kể đường nội thành hay đường cao tốc, ngược hẳn với nguyên tắc chung là bám bên phải. Lỗi này là một trong các lỗi khó có bằng chứng, do xe cộ di chuyển không ngừng, tại bất cứ thời điểm nào, dù xe đang chạy ở làn sát bên trái, nhưng cũng có thể lúc đó nó đang có xu hướng đi về phía bên phải. XXX chỉ xử phạt được khi có bằng chứng xe đó chạy trên một đoạn đường dài, làn bên phải trống mà vẫn bám làn bên trái.
Quan điểm của tôi là, chúng ta đã tham gia giao thông theo kiểu bừa bãi, lạc hậu (luôn bám sát bên trái ngay cả khi làn bên phải trống không) quá lâu rồi. Mặc dù đã muộn nhưng vẫn phải thay đổi thói quen lái xe bám bên trái, để bộ mặt giao thông VN dần dần cũng được như các nước văn minh: Xe cộ luôn có xu thế đi ở phía bên phải, chỉ đi sang (các) làn bên trái khi vượt (đi nhanh hơn xe ở (các) làn bên phải).
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
30,971
Động cơ
969,401 Mã lực
Chuyện nguy hại hay không lại là chuyện khác, và ta sẽ có cách khắc chế sự lạm dụng của xxx. Không phải tự nhiên mà từ trước đến nay xxx hầu như không xử phạt lỗi này, dẫn đến thói quen lái xe (ô tô) của người Việt (phần lớn mới từ nông thôn ra, chưa có văn minh đô thị) đã trở thành bám bên trái, bất kể đường nội thành hay đường cao tốc, ngược hẳn với nguyên tắc chung là bám bên phải. Lỗi này là một trong các lỗi khó có bằng chứng, do xe cộ di chuyển không ngừng, tại bất cứ thời điểm nào, dù xe đang chạy ở làn sát bên trái, nhưng cũng có thể lúc đó nó đang có xu hướng đi về phía bên phải. XXX chỉ xử phạt được khi có bằng chứng xe đó chạy trên một đoạn đường dài, làn bên phải trống mà vẫn bám làn bên trái.
Quan điểm của tôi là, chúng ta đã tham gia giao thông theo kiểu bừa bãi, lạc hậu (luôn bám sát bên trái ngay cả khi làn bên phải trống không) quá lâu rồi. Mặc dù đã muộn nhưng vẫn phải thay đổi thói quen lái xe bám bên trái, để bộ mặt giao thông VN dần dần cũng được như các nước văn minh: Xe cộ luôn có xu thế đi ở phía bên phải, chỉ đi sang (các) làn bên trái khi vượt (đi nhanh hơn xe ở (các) làn bên phải).
Trích Luật GTĐB 2008.
Điều 9. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Chỗ chữ đỏ có nghĩa là đường 2 chiều, bên phải là chiều đi của mình, bên trái là đường của xe ngược chiều. Em trích dẫn lại còm của em, cụ xem sai chỗ nào mời cụ chỉ ra.
Em chẳng hiểu nổi cái điều 9 này có j mà cãi nhau nhỉ? Đơn giản nó là quy định đi bên phải, như 1 số nước như ở Anh, Hongkong thì nó quy định sẽ là đi về bên trái chiều mình đi. Ko quy định thế, gặp đường 2 chiều ko có phân cách cứng, ko có biển cấm đi ngược chiều,các cụ phi hẳn sang phần đường ngược chiều thì căn cứ vào đâu phạt các cụ. ok xxx bắt lỗi đi sang phần đường ngược chiều, nhưng cái nào quy định??? Chính là cái điều 9 này đây. Nó gần như 1 câu khẳng định, ở VN đi bên phải. Đơn giản thế thôi. Chứ ko phải cùng 1 chiều đường, phải đi về bên phải chiều mình đi. Còn điều 13 đã quy định rõ đi như thế nào khi có nhiều làn đường trên 1 chiều đường đi.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Trích Luật GTĐB 2008.
Điều 9. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Chỗ chữ đỏ có nghĩa là đường 2 chiều, bên phải là chiều đi của mình, bên trái là đường của xe ngược chiều. Ở Anh hay Hongkong thì ngược lại. Đơn giản thế thôi mà suy diễn nhiều quá vậy cụ.
Bác có comment thì chịu khó đọc kỹ một chút để biết vấn đề đang tranh luận. Bác mới hiểu một góc nhỏ của vấn đề, và cái đó không bàn đến nữa, vì nó rõ ràng rồi.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
30,971
Động cơ
969,401 Mã lực
Em chẳng hiểu nổi cái điều 9 này có j mà cãi nhau nhỉ? Đơn giản nó là quy định đi bên phải, như 1 số nước như ở Anh, Hongkong thì nó quy định sẽ là đi về bên trái chiều mình đi. Ko quy định thế, gặp đường 2 chiều ko có phân cách cứng, ko có biển cấm đi ngược chiều,các cụ phi hẳn sang phần đường ngược chiều thì căn cứ vào đâu phạt các cụ. ok xxx bắt lỗi đi sang phần đường ngược chiều, nhưng cái nào quy định??? Chính là cái điều 9 này đây. Nó gần như 1 câu khẳng định, ở VN đi bên phải. Đơn giản thế thôi. Chứ ko phải cùng 1 chiều đường, phải đi về bên phải chiều mình đi. Còn điều 13 đã quy định rõ đi như thế nào khi có nhiều làn đường trên 1 chiều đường đi.
Bác có comment thì chịu khó đọc kỹ một chút để biết vấn đề đang tranh luận. Bác mới hiểu một góc nhỏ của vấn đề, và cái đó không bàn đến nữa, vì nó rõ ràng rồi.
Em đọc thấy các cụ đang bàn đến vấn đề bám phải trên 1 chiều đường đi, đúng ko nhể? Và viện dẫn cái điều 9 này ra để tranh luận phải bám phải??? Thế em hỏi cụ, điều nào quy định xe phải bám phải khi đi??? Đường trống thênh thang em đi bên trái thì sao??? XXX nào dám thịt em??? Căn cứ vào đâu để phạt??? Miễn có xe muốn vượt, em vẫn nhường đường nếu có khả năng, thì sao lại ko có VHGT??? Xe đi tốc độ thấp đi bên phải chiều mình đi, nhưng chỉ mình em đi thì biết thế nào là thấp??? Hay các xe dẹp hết sang bên phải, để các xe phóng nhanh đi băng băng, ko cần xin vượt???
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Em đọc thấy các cụ đang bàn đến vấn đề bám phải trên 1 chiều đường đi, đúng ko nhể? Và viện dẫn cái điều 9 này ra để tranh luận phải bám phải??? Thế em hỏi cụ, điều nào quy định xe phải bám phải khi đi??? Đường trống thênh thang em đi bên trái thì sao??? XXX nào dám thịt em??? Căn cứ vào đâu để phạt??? Miễn có xe muốn vượt, em vẫn nhường đường nếu có khả năng, thì sao lại ko có VHGT??? Xe đi tốc độ thấp đi bên phải chiều mình đi, nhưng chỉ mình em đi thì biết thế nào là thấp??? Hay các xe dẹp hết sang bên phải, để các xe phóng nhanh đi băng băng, ko cần xin vượt???
Tất cả các ??? đều được trả lời trong Điều 9. Trừ trường hợp không không biết bên phải của mình là đâu (lưu ý là "của mình" chứ không phải "của đường").
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Em đọc thấy các cụ đang bàn đến vấn đề bám phải trên 1 chiều đường đi, đúng ko nhể? Và viện dẫn cái điều 9 này ra để tranh luận phải bám phải??? Thế em hỏi cụ, điều nào quy định xe phải bám phải khi đi??? Đường trống thênh thang em đi bên trái thì sao??? XXX nào dám thịt em??? Căn cứ vào đâu để phạt??? Miễn có xe muốn vượt, em vẫn nhường đường nếu có khả năng, thì sao lại ko có VHGT??? Xe đi tốc độ thấp đi bên phải chiều mình đi, nhưng chỉ mình em đi thì biết thế nào là thấp??? Hay các xe dẹp hết sang bên phải, để các xe phóng nhanh đi băng băng, ko cần xin vượt???
Vấn đề nó ở chỗ ấy đấy. Điều 9 chính là quy định phải bám bên phải, là nguyên tắc chung của hệ thống giao thông bên phải, từ nó đẻ ra các quy định khác, kể cả điều 13, Nghị định 171 cũng có điều khoản xử phạt lỗi này.
Đường trống thênh thang mà cứ bên trái mà đi không những thiếu VHGT, thiếu văn minh, mà còn phạm luật, phạm luật một cách hồn nhiên mà nhiều người không biết.
Xe đi tốc độ thấp hơn phải đi ở phía bên phải, đó là quy định của điều 13, nhưng "tốc độ thấp hơn" và "bên phải" ở đây chỉ là so sánh tương đối với xe bên cạnh. Còn so sánh tuyệt đối (bên phải nói chung, bên phải chiều đi của mình) thì vẫn phải tuân thủ điều 9.
Câu cuối của bác hiểu gần đúng, đây cũng có thể coi chính là quy định ở điều 13 khi mở rộng ra toàn bộ mặt đường, đó là khi đường rộng thênh thang, các xe chạy chậm hơn đều phải có xu hướng đi dẹp về 1 bên (các làn bên phải) để những xe đi nhanh hơn đi ở các làn bên trái, sao cho các xe đi chậm nhất đi ở làn sát bên phải, các xe đi nhanh hơn một chút đi ở làn bên cạnh...và xe đi nhanh nhất sẽ đi ở làn sát bên trái.
Xe cộ ở các nước văn minh đi lại thế nào:
- Nếu có một mình trên đường, họ sẽ đi ở làn sát bên phải (không tính làn dừng khẩn cấp), nếu gặp xe đi chậm hơn ở phía trước họ sẽ chuyển sang làn trái để vượt lên. Nếu phía trước không còn xe họ lại chuyển sang bên phải và đi ổn định ở làn này.
- Nếu trên đường có khá nhiều xe, làn sát bên phải có nhiều xe chạy chậm hơn đang đi, họ sẽ đi ở làn ngay bên cạnh làn sát bên phải, nếu vẫn vướng xe chạy chậm hơn, họ lại tiếp tục chuyển sang làn bên trái của làn đó... Ngay khi thấy phía bên phải đường trống (trong một đoạn đường đủ dài) họ sẽ lại chuyển sang bên phải.
- Trên đường nhiều làn, hầu như không có chuyện phải xin vượt, xe nào đi làn xe ấy, cứ thế mà băng băng, các xe đi chậm hơn đều đi dẹp về bên phải. Xe đi nhanh nhất đi ở làn sát bên trái, làn này thường chỉ cho phép xe vượt nhau, vượt xong lại phải quay trở lại các làn bên phải, không được đi ổn định ở làn này
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Vấn đề nó ở chỗ ấy đấy. Điều 9 chính là quy định phải bám bên phải, là nguyên tắc chung của hệ thống giao thông bên phải, từ nó đẻ ra các quy định khác, kể cả điều 13, Nghị định 171 cũng có điều khoản xử phạt lỗi này.
Đường trống thênh thang mà cứ bên trái mà đi không những thiếu VHGT, thiếu văn minh, mà còn phạm luật, phạm luật một cách hồn nhiên mà nhiều người không biết.
Xe đi tốc độ thấp hơn phải đi ở phía bên phải, đó là quy định của điều 13, nhưng "tốc độ thấp hơn" và "bên phải" ở đây chỉ là so sánh tương đối với xe bên cạnh. Còn so sánh tuyệt đối (bên phải nói chung, bên phải chiều đi của mình) thì vẫn phải tuân thủ điều 9.
Câu cuối của bác hiểu gần đúng, đây cũng có thể coi chính là quy định ở điều 13 khi mở rộng ra toàn bộ mặt đường, đó là khi đường rộng thênh thang, các xe chạy chậm hơn đều phải có xu hướng đi dẹp về 1 bên (các làn bên phải) để những xe đi nhanh hơn đi ở các làn bên trái, sao cho các xe đi chậm nhất đi ở làn sát bên phải, các xe đi nhanh hơn một chút đi ở làn bên cạnh...và xe đi nhanh nhất sẽ đi ở làn sát bên trái.
Xe cộ ở các nước văn minh đi lại thế nào:
- Nếu có một mình trên đường, họ sẽ đi ở làn sát bên phải (không tính làn dừng khẩn cấp), nếu gặp xe đi chậm hơn ở phía trước họ sẽ chuyển sang làn trái để vượt lên. Nếu phía trước không còn xe họ lại chuyển sang bên phải và đi ổn định ở làn này.
- Nếu trên đường có khá nhiều xe, làn sát bên phải có nhiều xe chạy chậm hơn đang đi, họ sẽ đi ở làn ngay bên cạnh làn sát bên phải, nếu vẫn vướng xe chạy chậm hơn, họ lại tiếp tục chuyển sang làn bên trái của làn đó... Ngay khi thấy phía bên phải đường trống (trong một đoạn đường đủ dài) họ sẽ lại chuyển sang bên phải.
- Trên đường nhiều làn, hầu như không có chuyện phải xin vượt, xe nào đi làn xe ấy, cứ thế mà băng băng, các xe đi chậm hơn đều đi dẹp về bên phải. Xe đi nhanh nhất đi ở làn sát bên trái, làn này thường chỉ cho phép xe vượt nhau, vượt xong lại phải quay trở lại các làn bên phải, không được đi ổn định ở làn này
Chuẩn. Hãy cố gắng hiểu Điều 9 để có VHGT tốt hơn.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
30,971
Động cơ
969,401 Mã lực
Vấn đề nó ở chỗ ấy đấy. Điều 9 chính là quy định phải bám bên phải, là nguyên tắc chung của hệ thống giao thông bên phải, từ nó đẻ ra các quy định khác, kể cả điều 13, Nghị định 171 cũng có điều khoản xử phạt lỗi này.
Đường trống thênh thang mà cứ bên trái mà đi không những thiếu VHGT, thiếu văn minh, mà còn phạm luật, phạm luật một cách hồn nhiên mà nhiều người không biết.
Xe đi tốc độ thấp hơn phải đi ở phía bên phải, đó là quy định của điều 13, nhưng "tốc độ thấp hơn" và "bên phải" ở đây chỉ là so sánh tương đối với xe bên cạnh. Còn so sánh tuyệt đối (bên phải nói chung, bên phải chiều đi của mình) thì vẫn phải tuân thủ điều 9.
Câu cuối của bác hiểu gần đúng, đây cũng có thể coi chính là quy định ở điều 13 khi mở rộng ra toàn bộ mặt đường, đó là khi đường rộng thênh thang, các xe chạy chậm hơn đều phải có xu hướng đi dẹp về 1 bên (các làn bên phải) để những xe đi nhanh hơn đi ở các làn bên trái, sao cho các xe đi chậm nhất đi ở làn sát bên phải, các xe đi nhanh hơn một chút đi ở làn bên cạnh...và xe đi nhanh nhất sẽ đi ở làn sát bên trái.
Xe cộ ở các nước văn minh đi lại thế nào:
- Nếu có một mình trên đường, họ sẽ đi ở làn sát bên phải (không tính làn dừng khẩn cấp), nếu gặp xe đi chậm hơn ở phía trước họ sẽ chuyển sang làn trái để vượt lên. Nếu phía trước không còn xe họ lại chuyển sang bên phải và đi ổn định ở làn này.
- Nếu trên đường có khá nhiều xe, làn sát bên phải có nhiều xe chạy chậm hơn đang đi, họ sẽ đi ở làn ngay bên cạnh làn sát bên phải, nếu vẫn vướng xe chạy chậm hơn, họ lại tiếp tục chuyển sang làn bên trái của làn đó... Ngay khi thấy phía bên phải đường trống (trong một đoạn đường đủ dài) họ sẽ lại chuyển sang bên phải.
- Trên đường nhiều làn, hầu như không có chuyện phải xin vượt, xe nào đi làn xe ấy, cứ thế mà băng băng, các xe đi chậm hơn đều đi dẹp về bên phải. Xe đi nhanh nhất đi ở làn sát bên trái, làn này thường chỉ cho phép xe vượt nhau, vượt xong lại phải quay trở lại các làn bên phải, không được đi ổn định ở làn này
Bác có comment thì chịu khó đọc kỹ một chút để biết vấn đề đang tranh luận. Bác mới hiểu một góc nhỏ của vấn đề, và cái đó không bàn đến nữa, vì nó rõ ràng rồi.
Khi em giải thích điều 9 cụ bảo cái này đã thông, h cụ lại lôi điều 9 ra??? Cụ ở nước ngoài được bao lâu, cái việc đi tốc độ thấp đi bên phải, là điều 13 quy định rùi cụ nhé. Chứ bên tây nó cũng chẳng quy định, đường thênh thang, cụ phải đi làn phải trong cùng. Cụ đừng đánh đồng điều 9 này để nói về VHGT, việc 1 làn đường có thể đi được 2 xe, xe đi chậm hơn sẽ đi bên phải, nếu vẫn bám trái, ko cho xe khác vượt khi có đủ điều kiện, thì đã có luật cho lỗi này, chứ ko phải lấy cái điều 9 này ra để áp lỗi ko đi bên phải chiều đi.
Tất cả các ??? đều được trả lời trong Điều 9. Trừ trường hợp không không biết bên phải của mình là đâu (lưu ý là "của mình" chứ không phải "của đường").
Trả lời trong điều 9 chỗ nào vậy cụ, cụ đọc còm trước của em thì sẽ hiểu, đó là quy định ở VN, đi bên phải, bên trái là hướng ngược lại( áp đối với đường 2 chiều ko có phân cách cứng, ko có biển báo ngược chiều). Chứ cái điều 9 ko áp vào đường 1 chiều. 1 chiều, nhiều làn đường thì áp vào điều 13, hướng dẫn cách đi và sử dụng làn đường. Ko có cái điều 9 này, đường 2 chều, em phi sang bên trái đi, ai cấm được em? Luật nào quy định phần đường đó là phần đường ngược chiều??? Điều 9 đó cụ ợ. Điều 9 nôm na, ở VN khác ở Anh hay Hongkong, ko đi bên trái chiều đi, mà đi bên phải. Đơn giản thế thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Khi em giải thích điều 9 cụ bảo cái này đã thông, h cụ lại lôi điều 9 ra??? Cụ ở nước ngoài được bao lâu, cái việc đi tốc độ thấp đi bên phải, là điều 13 quy định rùi cụ nhé. Chứ bên tây nó cũng chẳng quy định, đường thênh thang, cụ phải đi làn phải trong cùng. Cụ đừng đánh đồng điều 9 này để nói về VHGT, việc 1 làn đường có thể đi được 2 xe, xe đi chậm hơn sẽ đi bên phải, nếu vẫn bám trái, ko cho xe khác vượt khi có đủ điều kiện, thì đã có luật cho lỗi này, chứ ko phải lấy cái điều 9 này ra để áp lỗi ko đi bên phải chiều đi.

Trả lời trong điều 9 chỗ nào vậy cụ, cụ đọc còm trước của em thì sẽ hiểu, đó là quy định ở VN, đi bên phải, bên trái là hướng ngược lại( áp đối với đường 2 chiều ko có phân cách cứng, ko có biển báo ngược chiều). Chứ cái điều 9 ko áp vào đường 1 chiều. 1 chiều, nhiều làn đường thì áp vào điều 13, hướng dẫn cách đi và sử dụng làn đường. Ko có cái điều 9 này, đường 2 chều, em phi sang bên trái đi, ai cấm được em? Luật nào quy định phần đường đó là phần đường ngược chiều??? Điều 9 đó cụ ợ. Điều 9 nôm na, ở VN khác ở Anh hay Hongkong, ko đi bên trái chiều đi, mà đi bên phải. Đơn giản thế thôi.
Thì ra bác chưa hiểu vấn đề. Tôi nói cái mà bác hiểu chỉ là một phần nhỏ, đó là trên đường có 2 làn xe cho xe đi 2 chiều ngược nhau, có đường tim ở giữa, lấn qua đường tim tức là không đi về bên phải theo chiều đi của mình. Đó là 1 trong rất nhiều trường hợp không đi về bên phải theo chiều đi của mình, và cái đó đã thông không còn vấn đề. Ngày nay có rất nhiều loại đường, rất nhiều trường hợp giao thông, và đều phải tuân thủ nguyên tắc chung: Bám bên phải.
Việc đi tốc độ thấp HƠN phải đi về bên phải, tôi đã nhấn mạnh chữ HƠN mà bác vẫn không để ý, mà bên phải ở đây là bên phải của xe đi nhanh hơn chứ không phải bên phải của đường (không phải trên đời này chỉ có 1 loại đường 2 làn nhé). Quy định này chỉ là một trường hợp cụ thể được suy ra từ nguyên tắc chung ở điều 9 mà không thể thay cho điều 9 được. Mặc dù có 2 xe, xe chạy chậm hơn vẫn đi ở bên phải (xe kia), nhưng cả 2 xe vẫn phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình (bám bên phải).
Về quy định của Tây, có lẽ bác chưa đọc kỹ nên nghĩ thế. Tiếng Anh họ thường dùng từ Keep right hoặc keep left để chỉ nguyên tắc giao thông bên phải hay bên trái, và luật của họ có ghi rõ những quy định: Bám bên phải (hoặc trái), trừ khi vượt; Không được đi ở làn giữa khi làn phải trống...và thực tế cũng như vậy. Cái này tôi đã có dẫn chứng ở một thớt khác, nếu muốn bác có thể tìm đọc.
Còn về VHGT và văn minh trong giao thông, không có nước văn minh nào mà xe cộ cứ đi tùy tiện bất cứ làn nào, để rồi xe muốn vượt lại phải giảm tốc độ, bấm còi bim bim, nháy đèn lia lịa để đòi lại làn của mình (dành cho xe đi nhanh hơn).
Tôi ở nước ngoài không lâu, lần lâu nhất cũng chỉ 1 tháng: Đã từng đi một mạch (không phải tự lái) 500km mà không hề phải xin/đòi vượt (còi, đèn) bất kỳ xe nào, mà chỉ có chuyển làn ra/vào mà thôi
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Khi em giải thích điều 9 cụ bảo cái này đã thông, h cụ lại lôi điều 9 ra??? Cụ ở nước ngoài được bao lâu, cái việc đi tốc độ thấp đi bên phải, là điều 13 quy định rùi cụ nhé. Chứ bên tây nó cũng chẳng quy định, đường thênh thang, cụ phải đi làn phải trong cùng. Cụ đừng đánh đồng điều 9 này để nói về VHGT, việc 1 làn đường có thể đi được 2 xe, xe đi chậm hơn sẽ đi bên phải, nếu vẫn bám trái, ko cho xe khác vượt khi có đủ điều kiện, thì đã có luật cho lỗi này, chứ ko phải lấy cái điều 9 này ra để áp lỗi ko đi bên phải chiều đi.

Trả lời trong điều 9 chỗ nào vậy cụ, cụ đọc còm trước của em thì sẽ hiểu, đó là quy định ở VN, đi bên phải, bên trái là hướng ngược lại( áp đối với đường 2 chiều ko có phân cách cứng, ko có biển báo ngược chiều). Chứ cái điều 9 ko áp vào đường 1 chiều. 1 chiều, nhiều làn đường thì áp vào điều 13, hướng dẫn cách đi và sử dụng làn đường. Ko có cái điều 9 này, đường 2 chều, em phi sang bên trái đi, ai cấm được em? Luật nào quy định phần đường đó là phần đường ngược chiều??? Điều 9 đó cụ ợ. Điều 9 nôm na, ở VN khác ở Anh hay Hongkong, ko đi bên trái chiều đi, mà đi bên phải. Đơn giản thế thôi.
- Điều 9 là Quy tắc chung thế mà theo cách hiểu của cụ phạm vi đã bị loại bớt đường 1 chiều. Đã là quy tắc chung thì loại đường nào cũng áp dụng được. Cụ đọc các quy định khác của Điều 9 xem nó có được loại bỏ khỏi loại đường nào không?
- Cụ hiểu "nôm na" nên mới chỉ hiểu một phần của Điều 9.
- "Ko có cái điều 9 này, đường 2 chều, em phi sang bên trái đi, ai cấm được em? Luật nào quy định phần đường đó là phần đường ngược chiều???". Luật đã nói bên phải của mình thì cụ cứ thích hiểu thành bên phải của cái đường. Luật không quy định phần đường "bên trái của mình" là phần đường ngược chiều. Nhưng lại quy định phải đi vào phần đường "bên phải của mình".
 

luckyme

Xe buýt
Biển số
OF-198284
Ngày cấp bằng
12/6/13
Số km
761
Động cơ
332,510 Mã lực
Thì ra bác chưa hiểu vấn đề. Tôi nói cái mà bác hiểu chỉ là một phần nhỏ, đó là trên đường có 2 làn xe cho xe đi 2 chiều ngược nhau, có đường tim ở giữa, lấn qua đường tim tức là không đi về bên phải theo chiều đi của mình. Đó là 1 trong rất nhiều trường hợp không đi về bên phải theo chiều đi của mình, và cái đó đã thông không còn vấn đề. Ngày nay có rất nhiều loại đường, rất nhiều trường hợp giao thông, và đều phải tuân thủ nguyên tắc chung: Bám bên phải.
Việc đi tốc độ thấp HƠN phải đi về bên phải, tôi đã nhấn mạnh chữ HƠN mà bác vẫn không để ý, mà bên phải ở đây là bên phải của xe đi nhanh hơn chứ không phải bên phải của đường (không phải trên đời này chỉ có 1 loại đường 2 làn nhé). Quy định này chỉ là một trường hợp cụ thể được suy ra từ nguyên tắc chung ở điều 9 mà không thể thay cho điều 9 được. Mặc dù có 2 xe, xe chạy chậm hơn vẫn đi ở bên phải (xe kia), nhưng cả 2 xe vẫn phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình (bám bên phải).
Về quy định của Tây, có lẽ bác chưa đọc kỹ nên nghĩ thế. Tiếng Anh họ thường dùng từ Keep right hoặc keep left để chỉ nguyên tắc giao thông bên phải hay bên trái, và luật của họ có ghi rõ những quy định: Bám bên phải (hoặc trái), trừ khi vượt; Không được đi ở làn giữa khi làn phải trống...và thực tế cũng như vậy. Cái này tôi đã có dẫn chứng ở một thớt khác, nếu muốn bác có thể tìm đọc.
Còn về VHGT và văn minh trong giao thông, không có nước văn minh nào mà xe cộ cứ đi tùy tiện bất cứ làn nào, để rồi xe muốn vượt lại phải giảm tốc độ, bấm còi bim bim, nháy đèn lia lịa để đòi lại làn của mình (dành cho xe đi nhanh hơn).
Tôi ở nước ngoài không lâu, lần lâu nhất cũng chỉ 1 tháng: Đã từng đi một mạch (không phải tự lái) 500km mà không hề phải xin/đòi vượt (còi, đèn) bất kỳ xe nào, mà chỉ có chuyển làn ra/vào mà thôi
Thì ra cụ đi nước ngoài nhiều nhưng chưa biết rõ người ta cắm cái biển KEEP RIGHT/KEEP LEFT để làm gì mà chỉ đoán thôi. Người ta chỉ cắm biển đó ở những đường 2 chiều nhỏ chỉ có 1 làn hoặc đang chuyển từ đoạn đường 1 chiều sang đường 2 chiều để báo cho các phương tiện biết đó là đường 2 chiều, các phương tiện phải đi về đúng bên phải/bên trái theo chiều đi của mình để tránh đối đầu với phương tiện đi theo chiều ngược lại.
Giờ tôi hỏi cụ đường cho phép xe của tôi chạy 80 km/h và tôi đã đạt giới hạn đó thì về nguyên tắc và đúng luật giao thông không ai có thể và nên đi tốc độ cao hơn nữa nên tôi có thế đi ở làn trái còn nếu phương tiện nào muốn vượt thì cứ báo hiệu tôi sẽ nhường hoặc họ có thể đi vào làn trong nếu còn làn chứ không nhất thiết cứ phải xin vượt đúng như như cụ nói ở đoạn cuối đấy.
Nói theo kiểu các cụ là bám bên phải có nghĩa là gì: tất cả các loại đều phải cố gắng bám bên phải nhất có thể, không còn đường nữa thì chui sang bên trái dẫn tới ô tô đi sát lề đường, 2b thì bon chen chui ra ngoài và về nguyên tắc thì nếu còn chỗ để lưu thông phía bên phải thì các phương tiện cứ phải bon chen vào đó dù bên trái còn làn đường trống. Đó mới chính là cách lưu thông thiếu văn minh và thiếu hiệu quả.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Thì ra cụ đi nước ngoài nhiều nhưng chưa biết rõ người ta cắm cái biển KEEP RIGHT/KEEP LEFT để làm gì mà chỉ đoán thôi. Người ta chỉ cắm biển đó ở những đường 2 chiều nhỏ chỉ có 1 làn hoặc đang chuyển từ đoạn đường 1 chiều sang đường 2 chiều để báo cho các phương tiện biết đó là đường 2 chiều, các phương tiện phải đi về đúng bên phải/bên trái theo chiều đi của mình để tránh đối đầu với phương tiện đi theo chiều ngược lại.
Giờ tôi hỏi cụ đường cho phép xe của tôi chạy 80 km/h và tôi đã đạt giới hạn đó thì về nguyên tắc và đúng luật giao thông không ai có thể và nên đi tốc độ cao hơn nữa nên tôi có thế đi ở làn trái còn nếu phương tiện nào muốn vượt thì cứ báo hiệu tôi sẽ nhường hoặc họ có thể đi vào làn trong nếu còn làn chứ không nhất thiết cứ phải xin vượt đúng như như cụ nói ở đoạn cuối đấy.
Nói theo kiểu các cụ là bám bên phải có nghĩa là gì: tất cả các loại đều phải cố gắng bám bên phải nhất có thể, không còn đường nữa thì chui sang bên trái dẫn tới ô tô đi sát lề đường, 2b thì bon chen chui ra ngoài và về nguyên tắc thì nếu còn chỗ để lưu thông phía bên phải thì các phương tiện cứ phải bon chen vào đó dù bên trái còn làn đường trống. Đó mới chính là cách lưu thông thiếu văn minh và thiếu hiệu quả.
- Điều 9 là quy tắc chung không nên áp một cách máy móc mà bỏ qua các điều khác. Chỉ vi phạm điều 9 khi không có lý do gì để đi bên trái.
- Cụ đi 80 mà các xe làn phải (có khoảng cách an toàn) cũng đi 80 hoặc cao hơn thì không lý do gì cụ đi bên trái.
- Nếu bám bên phải thì việc chuyển làn là cụ chủ động không đợt đề nghị của người sau.
- Cụ biết bên bển cắm KEEP RIGHT/KEEP LEFT để làm gì chắc cũng biết họ đi thế nào.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,149
Động cơ
330,294 Mã lực
Xã hội pháp quyền là thượng tôn pháp luật, luật nói thế nào, làm đúng như thế: kể cả người dân và người thực thi pháp luật. Nghĩ như thế để khỏi tranh cãi giữa hai khái niệm: phải làm hay nên làm. Em trình bày quan điểm nhận thức như này ạ.
1. Quy định tại điều 9:
“Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.”

Đây là quy tắc có tính bao quát, với ý nghĩa là: lái xe đi ở phía bên phải của đường, theo đó, tim đường, nếu có, sẽ ở bên trái người lái xe.
Thế có nghĩa là, trong trường hợp đường một chiều, quy tắc này không áp dụng.

2. Quy định tại điều 13:
“Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải…”
Cụ thể:
- Khoản 1: Quá rõ nghĩa, không có gì buộc ta phải dính với một làn nào cụ thể.
(Quy tắc giao thông của Tây khi nói về làn cũng chỉ dùng những từ như “nên”, “có thể” chứ không nói “phải” đâu ạ. http://www.icbc.com/driver-licensing/Documents/drivers4.pdf)
- Khoản 2: Đây là khoản duy nhất quy định rõ làn bắt buộc mà các xe phải chấp hành: xe thô sơ đi làn trong cùng, xe cơ giới đi làn phía ngoài làn đó. Nếu xe thô sơ đi ra ngoài, xe cơ giới đi vào làn này thì bị bem là đúng.
- Khoản 3: cái này là rất dễ bị suy diễn vô căn cứ. Tuy nhiên, theo suy luận logic thì căn cứ vào tốc độ được phép lưu hành mà tùy chọn làn đường theo hướng: xe được đi với tốc độ thấp hơn thì đi về bên phải, ví dụ: trong khu dân cư, xe mô tô được đi với tốc độ tối đa là 40km thì đi sát bên phải hơn so với xe ô tô con được đi tối đa là 50km. Cùng là ô tô con, xe nào đi thấp hơn 50km/h thì đi gần hơn về phía phải.
Như vậy có thể hiểu, nếu phương tiện đi đúng tốc độ, đúng các quy định liên quan nhưng không có biển 412 thì không thể phạt lỗi sai làn.
Hết ý kiến về việc phải đi như thế nào.
Giờ là ý kiến nhà em về việc nên đi như thế nào. Mà cái nên hay không nên này không thể là cơ sở cho việc phạt hay không phạt. Nhà em xin gửi kèm các cụ mấy cái ảnh để làm cái tham chiếu.
Ảnh giao thông ở Mỹ…



Ở điều kiện giao thông gần như tiêu chuẩn, loại phương tiện đồng nhất, điều kiện đường xá chuẩn, việc nên đi làn phía phải hay bám trái quá đơn giản để thực hiện. Ở đó, cái “nên” của họ là bám phải. Tuy nhiên, cái việc bám phải này-cũng từ yếu tố giao thông đồng nhất ấy-nó khiến cho việc lái xe dễ dàng, không có gì phải băn khoăn cả.

Ảnh giao thông ở Việt Nam






Ở VN, do rất nhiều yếu tố, nó tạo nên rất nhiều thứ “đặc thù”, trong đó có giao thông: theo số liệu tương đối thì hiện ta có khoảng trên 2 triệu ô tô, nhưng tới hơn 40 triệu mô tô/xe gắn máy, chưa tính nhiều loại phương tiện khác tham gia giao thông. Như vậy, thành phần chi phối điều kiện giao thông là mô tô/xe máy chứ không phải là ô tô. Với số xe mô tô/xe máy chiếm tuyệt đối trên đường, liệu có ai dám tưng bừng phán rằng em đề cao ý thức văn hóa giao thông bằng cách cứ bám làn phải? Liệu bác ô tô nào đủ dũng cảm bám phải, đi sát những xe mô tô đang di chuyển đủ hướng xung quanh? Do đó, điều nên làm là: ô tô nên bám trái, nhường phần đường còn lại cho mô tô/xe máy, còn mô tô/xe máy thì nên di chuyển ổn định (không chen lấn, đổi làn liên tục) an toàn gọn về phía bên phải, giảm thiểu nguy cơ va chạm.
Chấm hết ạ.





 
Chỉnh sửa cuối:

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
30,971
Động cơ
969,401 Mã lực
Thì ra bác chưa hiểu vấn đề. Tôi nói cái mà bác hiểu chỉ là một phần nhỏ, đó là trên đường có 2 làn xe cho xe đi 2 chiều ngược nhau, có đường tim ở giữa, lấn qua đường tim tức là không đi về bên phải theo chiều đi của mình. Đó là 1 trong rất nhiều trường hợp không đi về bên phải theo chiều đi của mình, và cái đó đã thông không còn vấn đề. Ngày nay có rất nhiều loại đường, rất nhiều trường hợp giao thông, và đều phải tuân thủ nguyên tắc chung: Bám bên phải.
Việc đi tốc độ thấp HƠN phải đi về bên phải, tôi đã nhấn mạnh chữ HƠN mà bác vẫn không để ý, mà bên phải ở đây là bên phải của xe đi nhanh hơn chứ không phải bên phải của đường (không phải trên đời này chỉ có 1 loại đường 2 làn nhé). Quy định này chỉ là một trường hợp cụ thể được suy ra từ nguyên tắc chung ở điều 9 mà không thể thay cho điều 9 được. Mặc dù có 2 xe, xe chạy chậm hơn vẫn đi ở bên phải (xe kia), nhưng cả 2 xe vẫn phải đi về phía bên phải theo chiều đi của mình (bám bên phải).
Về quy định của Tây, có lẽ bác chưa đọc kỹ nên nghĩ thế. Tiếng Anh họ thường dùng từ Keep right hoặc keep left để chỉ nguyên tắc giao thông bên phải hay bên trái, và luật của họ có ghi rõ những quy định: Bám bên phải (hoặc trái), trừ khi vượt; Không được đi ở làn giữa khi làn phải trống...và thực tế cũng như vậy. Cái này tôi đã có dẫn chứng ở một thớt khác, nếu muốn bác có thể tìm đọc.
Còn về VHGT và văn minh trong giao thông, không có nước văn minh nào mà xe cộ cứ đi tùy tiện bất cứ làn nào, để rồi xe muốn vượt lại phải giảm tốc độ, bấm còi bim bim, nháy đèn lia lịa để đòi lại làn của mình (dành cho xe đi nhanh hơn).
Tôi ở nước ngoài không lâu, lần lâu nhất cũng chỉ 1 tháng: Đã từng đi một mạch (không phải tự lái) 500km mà không hề phải xin/đòi vượt (còi, đèn) bất kỳ xe nào, mà chỉ có chuyển làn ra/vào mà thôi
Hóa ra cụ mới chỉ đi được vài lần. Cụ đi cao tốc bên đó thì đi đúng như vậy được. Cụ xem cao tốc nhà mình có cái nào được như thế ko? Cụ đã đi vào giờ cao điểm bên đó chưa? Lấy đâu ra cái nguyên tắc bám phải??? Còn e đã giải thích điều 9 rồi, chẳng có cái nghĩa hẹp hay rộng nào ở đây cả. Còn cái định nghĩa tốc độ thấp hơn của cụ thì càng mơ hồ. Luật luôn quy định rõ ràng, chứ ko thể chung chung. Điều 13 đã nói rõ, xe tốc độ thấp đi làn bên phải. Ko nhường đường khi đủ điều kiện thì phạt. Chứ ko có kiểu đi tốc độ thấp mà ko bám phải thì phạt đâu nhé. E thách xxx nào phạt lỗi đó đấy. Luật ko có quy định tốc độ bao nhiêu là thấp, cao nhé
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top