Xã hội pháp quyền là thượng tôn pháp luật, luật nói thế nào, làm đúng như thế: kể cả người dân và người thực thi pháp luật. Nghĩ như thế để khỏi tranh cãi giữa hai khái niệm: phải làm hay nên làm. Em trình bày quan điểm nhận thức như này ạ.
1. Quy định tại điều 9:
“Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.”
Đây là quy tắc có tính bao quát, với ý nghĩa là: lái xe đi ở phía bên phải của đường, theo đó, tim đường, nếu có, sẽ ở bên trái người lái xe.
Thế có nghĩa là, trong trường hợp đường một chiều, quy tắc này không áp dụng.
2. Quy định tại điều 13:
“Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải…”
Cụ thể:
- Khoản 1: Quá rõ nghĩa, không có gì buộc ta phải dính với một làn nào cụ thể.
(Quy tắc giao thông của Tây khi nói về làn cũng chỉ dùng những từ như “nên”, “có thể” chứ không nói “phải” đâu ạ.
http://www.icbc.com/driver-licensing/Documents/drivers4.pdf)
- Khoản 2: Đây là khoản duy nhất quy định rõ làn bắt buộc mà các xe phải chấp hành: xe thô sơ đi làn trong cùng, xe cơ giới đi làn phía ngoài làn đó. Nếu xe thô sơ đi ra ngoài, xe cơ giới đi vào làn này thì bị bem là đúng.
- Khoản 3: cái này là rất dễ bị suy diễn vô căn cứ. Tuy nhiên, theo suy luận logic thì căn cứ vào tốc độ được phép lưu hành mà tùy chọn làn đường theo hướng: xe được đi với tốc độ thấp hơn thì đi về bên phải, ví dụ: trong khu dân cư, xe mô tô được đi với tốc độ tối đa là 40km thì đi sát bên phải hơn so với xe ô tô con được đi tối đa là 50km. Cùng là ô tô con, xe nào đi thấp hơn 50km/h thì đi gần hơn về phía phải.
Như vậy có thể hiểu, nếu phương tiện đi đúng tốc độ, đúng các quy định liên quan nhưng không có biển 412 thì không thể phạt lỗi sai làn.
Hết ý kiến về việc phải đi như thế nào.
Giờ là ý kiến nhà em về việc nên đi như thế nào. Mà cái nên hay không nên này không thể là cơ sở cho việc phạt hay không phạt. Nhà em xin gửi kèm các cụ mấy cái ảnh để làm cái tham chiếu.
Ảnh giao thông ở Mỹ…
Ở điều kiện giao thông gần như tiêu chuẩn, loại phương tiện đồng nhất, điều kiện đường xá chuẩn, việc nên đi làn phía phải hay bám trái quá đơn giản để thực hiện. Ở đó, cái “nên” của họ là bám phải. Tuy nhiên, cái việc bám phải này-cũng từ yếu tố giao thông đồng nhất ấy-nó khiến cho việc lái xe dễ dàng, không có gì phải băn khoăn cả.
Ảnh giao thông ở Việt Nam
Ở VN, do rất nhiều yếu tố, nó tạo nên rất nhiều thứ “đặc thù”, trong đó có giao thông: theo số liệu tương đối thì hiện ta có khoảng trên 2 triệu ô tô, nhưng tới hơn 40 triệu mô tô/xe gắn máy, chưa tính nhiều loại phương tiện khác tham gia giao thông. Như vậy, thành phần chi phối điều kiện giao thông là mô tô/xe máy chứ không phải là ô tô. Với số xe mô tô/xe máy chiếm tuyệt đối trên đường, liệu có ai dám tưng bừng phán rằng em đề cao ý thức văn hóa giao thông bằng cách cứ bám làn phải? Liệu bác ô tô nào đủ dũng cảm bám phải, đi sát những xe mô tô đang di chuyển đủ hướng xung quanh? Do đó, điều nên làm là: ô tô nên bám trái, nhường phần đường còn lại cho mô tô/xe máy, còn mô tô/xe máy thì nên di chuyển ổn định (không chen lấn, đổi làn liên tục) an toàn gọn về phía bên phải, giảm thiểu nguy cơ va chạm.
Chấm hết ạ.