- Biển số
- OF-335282
- Ngày cấp bằng
- 18/9/14
- Số km
- 5,149
- Động cơ
- 330,294 Mã lực
Vâng, mạn phép cụ để thể hiện quan điểm lần cuối cùng về việc này, em nhặt nhiều quote để đưa vào một cho gọn:1. Hoan nghênh tư tưởng thượng tôn pháp luật của bác, nhưng đáng tiếc...
Cụ: Hoan nghênh tư tưởng thượng tôn pháp luật của bác, nhưng đáng tiếc, vừa thượng tôn pháp luật xong bác lại hạ bệ nó ngay lập tức. Điều 9 quy định "Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.” là quy định mang tính nguyên tắc, cực kỳ quan trọng của Luật GTĐB, thế mà bác lại phán ngay một câu "trong trường hợp đường một chiều, quy tắc này không áp dụng". Xin hỏi bác, căn cứ vào đâu, vào quy định nào của luật để phán rằng đường 1 chiều không phải tuân theo điều 9 của Luật GTĐB? Hay vì trên đường 1 chiều, khái niệm trái - phải không còn nữa?
Em: “Đây là quy tắc có tính bao quát, với ý nghĩa là: lái xe đi ở phía bên phải của đường, theo đó, tim đường, nếu có, sẽ ở bên trái người lái xe. Chữ tim đường ở đây thể hiện là đường hai chiều, và phía bên kia của tim đường sẽ là nơi lưu thông của chiều ngược lại. “Thế có nghĩa là, trong trường hợp đường một chiều, quy tắc này không áp dụng.”, có nghĩa là ở chiều giao thông này không còn khái niệm tim đường, giao thông trên đường một chiều được tách biệt với giao thông của chiều ngược lại.
Điều này là quy định cần và đủ của pháp luật. Nó giống như phạm vi áp dụng của một quy định nào đó, nếu không thuộc diện điều chỉnh đó thì không phải tuân thủ. Em nói ví dụ, quy định “trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập; trẻ em được y tế cơ sở quản lý sức khoẻ, được tiêm chủng phòng bệnh, phòng dịch, được khám bệnh chữa bệnh.”. Thế nhưng nhà em toàn người đã lớn cả rồi thì cái quyền này còn tồn tại nữa hay chỉ để hô khẩu hiệu ạ? Vì nhà em ko còn ai có cái điều kiện đủ là phải dưới 6 tuổi.
Cách nói của cụ có tính quy chụp, gây nhầm lẫn.
Cụ: ” 2. Về quy định tại điều 13, bác nên nhớ điều 13 không phải là quy định duy nhất của luật đối với đường có nhiều làn đường. Tuân thủ điều 13, đồng thời vẫn phải tuân thủ tất cả các quy định khác của luật, chứ không phải chỉ cần tuân thủ điều 13 là xong. Về suy luận của bác về khoản 3 của điều 13, bác hoàn toàn nhầm lẫn khi gắn tốc độ cho phép vào đây. Ở đây là tốc độ thực tế trên đường. Xe đua công thức 1, nếu chạy chậm vẫn phải đi về phía bên phải của xe matiz, nếu xe matiz chạy nhanh hơn bác nhé. Ô tô đi với tốc độ 20km/h vẫn phải đi ở bên phải, còn xe máy đi 40km/h vẫn đi ở bên trái nhé.
Em: ở một chừng mực nào đó, ý em ở trên, có khác gì đâu cụ: “Tuy nhiên, theo suy luận logic thì căn cứ vào tốc độ được phép lưu hành mà tùy chọn làn đường theo hướng: xe được đi với tốc độ thấp hơn thì đi về bên phải, ví dụ: trong khu dân cư, xe mô tô được đi với tốc độ tối đa là 40km thì đi sát bên phải hơn so với xe ô tô con được đi tối đa là 50km. Cùng là ô tô con, xe nào đi thấp hơn 50km/h thì đi gần hơn về phía phải.”
Cụ: Với đặc thù nhiều xe máy, VN cần có giải pháp giải quyết vấn đề một cách triệt để, chứ không thể dùng những quy định mập mờ, không có trong luật (ô tô đi bên trái, xe máy đi bên phải), lợi dụng sự thiếu hiểu biết về luật GTDB của người dân để áp đặt ý đồ của mình. Và đó là chuyện khác hẳn, không liên quan đến nguyên tắc ở điều 9 nhé.
Em: Một cách tự nhiên, khi người ta quy định khung tốc độ, giả thiết 50/40 nội thành, nếu chấp hành đúng quy định về tốc độ thì mặc nhiên xe con sẽ bám làn trái, mô tô/xe máy cũng sẽ mặc nhiên ở làn phía cận phải hơn. Nếu xe ô tô chậm hơn 50, đi vào làn cận phải hơn, mô tô đi nhanh hơn 40 để ra ngoài? Vi phạm tốc độ rồi cụ (ở trên, em nói “ở một chừng mực nào đó là theo nghĩa này, cụ nói em vô lý khi gắn tốc độ vào, mà cụ dựa vào tốc độ thực tế, vậy ý cụ là xe máy có thể đi 50 hoặc hơn, và vì thế cụ đi làn áp trái? Sai luật ạ, thế nếu cụ đi đúng 40 hay thấp hơn, cụ đi làn cận phải hơn, trong làn ô tô, như vậy thì có nên nói là quy định mập mờ ko đây?)…
Điều này phù hợp với quy định xe đi chậm hơn đi về bên phải.
Cụ: Về đặc thù giao thông ở VN, đúng là rất khó để áp dụng đúng nguyên tắc này. Ngay cả ở các nước văn minh cũng không có căn cứ rõ ràng để áp lỗi này. Thế nhưng, không phải vì thế mà chấp nhận giao thông thiếu văn minh mãi mãi.
Em: Nếu không có căn cứ rõ ràng để áp lỗi, thì em xin phép được nhắc cụ đọc lại ý em trình bày về chuyện “phải làm” hay “nên làm”.
Em e rằng nhiều trường hợp xxx cũng lạm dụng chuyện “nên” thành “phải”.
Cụ: Cuối cùng, nhắc lại với bác lần nữa: Bám bên phải ở đây là nguyên tắc, là xu hướng, là phải đi ở làn phải khi làn phải bỏ trống, chứ không ai nói là phải chen lấn để tranh lấy làn phải nhé. Có vẻ bác (và cả bác luckyme nữa) đang cố tình hiểu sai vấn đề thì phải.
Em: Có khi nào trên thực tế có điều kiện lý tưởng này không cụ?
Xét cho cùng, lập luận của cụ có thể hoàn toàn đúng ở đường cao tốc hoặc nơi phương tiện tương đối đồng nhất. Nhưng cái chúng ta đang bàn là môi trường giao thông phổ quát, giao thông hỗn hợp, nơi không có điều kiện lý tưởng như chúng ta nghĩ.
Kính cụ, em có một ước ao, em có một khát khao, bên cạnh làn da nâu,... là một xã hội hành xử đẹp, đúng luật, văn minh, trong đó, các cơ quan thực thi pháp luật phải hiểu đúng, làm đúng. Chứ không thể sểnh ra là lòe bịp được. Mục đích tranh luận là để tìm ra cách hiểu chuẩn xác nhất, với công dân, đó là cách bảo vệ mình. Chứ em "cố tình hiểu sai" để đạt được cái lợi ích gì hả cụ?
Chỉnh sửa cuối: