Em nghĩ cụ nên đọc lại mới là chuẩn đấy, chức năng của vạch liền là để ko cho xe đè qua, vẫn cố tình đè qua thì đó là ko tuân thủ theo cái vạch liền đó, chứ trong luật thì ko có cái vạch liền nào có chức năng dùng để phân làn hay phân chia phần đường đc.
Còn lỗi đi sai "phần đường quy định" tại Điểm c Khoản 4 Điều 5 phạt 800-1,2tr thì cái "phần đường quy định" ở đây có nghĩa là xe cơ giới đi vào phần đường của xe thô sơ hoặc ngược lại xe thô sơ đi vào phần đường của xe cơ giới thì mới bị phạt lỗi đi sai "phần đường quy định"
Luật còn mập mờ và nhiều thiếu xót, em cũng ko khuyến khích các cụ đi kiểu thế, nhưng để cho các cụ chưa hiểu luật nhất là các cụ ở tỉnh lên đi lớ ngớ lại bị xxx thịt.
Nếu lỡ đi như thế thì đó là sai về ý thức tham gia giao thông và sai lỗi đè vạch 150k, chứ xxx phạt lỗi đi sai phần đường, làn đường là chưa đủ căn cứ.
Đọc đi cụ:
Điều 46. Ý nghĩa, tác dụng của vạch kẻ đường
46.1. Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe;
46.2.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập và có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông;
46.3. Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.
Điều 47. Phân loại vạch kẻ đường
47.1. Vạch kẻ đường chia làm hai loại: Vạch nằm ngang (bao gồm vạch trên mặt đường: vạch dọc đường, ngang đường và những loại vạch tương tự khác) và vạch đứng;
47.2.
Vạch nằm ngang dùng để quy định phần đường xe chạy có màu trắng trừ một số vạch quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H có màu vàng;
47.3. Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường. Loại vạch này kết hợp giữa vạch trắng và vạch đen.
Lưu ý "phần đường quy định" không phải là phần đường bộ có tên là "phần đường quy định"